Trò chơi lô tô và người làm nghề hát lô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua nhận định của người dân

Lô tô là một trò chơi, có nguồn gốc là trò chơi Bingo của các nước phương Tây, được người dân Nam Bộ cải biến thành trò chơi gần gũi hơn với đời sống thường nhật bằng những điệu lý, câu hò, bài vè Lô tô phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam vào những thập niên 80, 90 của thế kỉ 20 và gắn liền với hình ảnh các đoàn hội chợ lô tô cùng với những người đồng tính và người chuyển giới. Một năm trở lại đây, trò chơi lô tô sống lại tại những tụ điểm, sân khấu lô tô ở thành phố Hồ Chí Minh thu hút rất nhiều người chơi. Với nghiên cứu về nhận định của người dân về trò chơi lô tô và những người biểu diễn lô tô, chúng tôi mong muốn khai thác góc nhìn và ý kiến của người dân về những người làm nghề này (đa số là những người đồng tính và chuyển giới) và của chính những người trong nghề nghề thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (Qui mô mẫu: 300 người) và định tính (Phỏng vấn sâu 3 người làm nghề hát lô tô, là người đồng tính và chuyển giới). Kết quả nghiên cứu cho thấy lô tô được xem là một loại hình giải trí, người hát lô tô được đánh giá tốt và không có sự khác biệt lớn trong nhận định của người dân theo các nhóm nhân khẩu (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, ) và giữa những khán giả xem lô tô và người dân nói chung.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi lô tô và người làm nghề hát lô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua nhận định của người dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 109 Trò chơi lô tô và người làm nghề hát lô tô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua nhận định của người dân Nguyễn Trọng Nhân1*, Lê Tấn Phát1, Đặng Thị Anh Thơ1 1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ, Email: mrnhan1998tn@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 25/05/2020 Ngày nhận lại: 21/07/2020 Duyệt đăng: 23/08/2020 Từ khóa: lô tô, người làm nghề hát lô tô Lô tô là một trò chơi, có nguồn gốc là trò chơi Bingo của các nước phương Tây, được người dân Nam Bộ cải biến thành trò chơi gần gũi hơn với đời sống thường nhật bằng những điệu lý, câu hò, bài vè Lô tô phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam vào những thập niên 80, 90 của thế kỉ 20 và gắn liền với hình ảnh các đoàn hội chợ lô tô cùng với những người đồng tính và người chuyển giới. Một năm trở lại đây, trò chơi lô tô sống lại tại những tụ điểm, sân khấu lô tô ở thành phố Hồ Chí Minh thu hút rất nhiều người chơi. Với nghiên cứu về nhận định của người dân về trò chơi lô tô và những người biểu diễn lô tô, chúng tôi mong muốn khai thác góc nhìn và ý kiến của người dân về những người làm nghề này (đa số là những người đồng tính và chuyển giới) và của chính những người trong nghề nghề thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (Qui mô mẫu: 300 người) và định tính (Phỏng vấn sâu 3 người làm nghề hát lô tô, là người đồng tính và chuyển giới). Kết quả nghiên cứu cho thấy lô tô được xem là một loại hình giải trí, người hát lô tô được đánh giá tốt và không có sự khác biệt lớn trong nhận định của người dân theo các nhóm nhân khẩu (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập,) và giữa những khán giả xem lô tô và người dân nói chung. 1. Giới thiệu Đã từ lâu, trò chơi lô tô trở thành một trò chơi phổ biến đối với người dân miền sông nước Tây Nam Bộ nói riêng, người dân Nam bộ nói chung. Theo loạt bài phóng sự của Báo Tuổi trẻ về những người chuyển giới làm nghề hát lô tô: “Lô tô là loại hình nghệ thuật hát vần để gọi số. Người cầm tờ vé (có 60 con số) mà có một hàng trúng đủ bốn con số được kêu sẽ có quà. Trò kêu số này được du nhập và cải biên từ trò chơi bingo của phương Tây vào miền Nam Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Những năm 1980 - 1990, lô tô phát triển cực thịnh ở miền Nam. Từ khoảng những năm 2000 trở lại đây thì có phần sa sút do cách làm lô tô ít cải tiến, nghệ sĩ không chịu hát mà chỉ kêu số nhanh gọn” (Me Thuan, 2019). Với nguồn gốc là trò chơi Bingo của các nước phương Tây, người dân Nam Bộ đã cải biến 110 Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 trò chơi ấy thành một bộ môn gần gũi hơn với đời sống thường nhật bằng những điệu lý, câu hò, bài vè, Trò chơi lô tô thường gắn liền với hình ảnh các đoàn hội chợ lô tô vào các dịp lễ hội hay Tết đến xuân về. Người quản trò sẽ bốc ngẫu nhiên một quả banh trong lồng cầu, sau đó họ sẽ hát một bài hát để gọi tên con số đó. Thông thường từ cuối cùng của bài hát sẽ là từ đồng âm với con số mà họ vừa bốc. Ví dụ: “Tề Thiên đại thánh. Đại náo thiên cung Bị đứt dây thun. Tuột quần chạy trốn”. Là con số bốn (số 04). Người chiến thắng sẽ là người đánh dấu đủ 4 số hàng ngang trên cùng một tấm vé được quản trò kêu trước đó. Với cách chơi lô tô này, ngoài sự thú vị của yếu tố may mắn thì cách rao con số cũng là một nghệ thuật vô cùng độc đáo. Từ những thể loại âm nhạc khác nhau, người hô sẽ biến tấu ca từ phù hợp để có thể diễn tả con số sao cho có vần, có điệu. Văn hóa lô tô đã đi vào lòng người và gắn liền với ký ức của nhiều người. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hát lô tô không đơn thuần là một hình thức giải trí mà chứa đựng những giá trị nhất định. Thông qua lời ca, tiếng hát, người rao có thể châm biếm những thói hư tật xấu của đời sống hằng ngày... bằng tư duy sáng tạo linh hoạt. Nhờ vào hình thức chơi hấp dẫn đó, nghề hát lô tô phát triển cực thịnh ở nước ta, theo các đoàn hội chợ lô tô đi tỉnh, nhất là Nam Bộ. Ở thời kì đầu của lô tô, những người hát lô tô là những người nam hoặc người nữ. Khác với thời điểm hiện tại, các đoàn hội chợ lô tô hay sân khấu lô tô là nơi biểu diễn của những người đồng tính và chuyển giới. Với sự phát triển của trò chơi lô tô và số lượng người làm nghề hát lô tô (đa phần là đồng tính và chuyển giới) tăng lên trong thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần tìm hiểu quan điểm của người dân về trò chơi lô tô và những người làm nghề hát lô tô mà đa phần là những người đồng tính và chuyển giới- bộ phận nhận nhiều định kiến từ xã hội cũng như ý kiến của chính những người trong nghề. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết Lý thuyết tương tác biểu tượng và lý thuyết không gian công cộng là hai lý thuyết chính, là cơ sở cho cuộc nghiên cứu. Lý thuyết tương tác biểu tượng: Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu tượng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kì hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó, để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó. Các giả thuyết của lý thuyết này cho rằng tư duy và sự trải nghiệm bên trong cũng là hành vi và mặc dù các hành vi bên trong khó quan sát nhưng vẫn tuân theo những quy luật của trò chơi bên ngoài (Le, 2008). Nhà xã hội học Erving Goffman (1922-1982) cũng từng ẩn dụ xã hội như sân khấu – nơi xảy ra các trình diễn – với các diễn viên, quần chúng và hậu trường. Trong tương tác, cá nhân muốn thể hiện một cái tôi được mọi người chấp nhận, nhưng đồng thời nhận thức rằng quần chúng khán giả có thể làm đảo lộn trình diễn của mình. Do đó, cần kiểm soát, tác động quần chúng. Mối quan tâm chính yếu này trong tương tác thể hiện qua thuật ngữ “quản lý ấn tượng” (impression management), bao gồm các kỹ thuật và phương pháp để duy trì ấn tượng nào đó của “bộ mặt”, của thể diện (face) (Nguyen, 2017). Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 111 Với những người làm nghề hát lô tô đặt trong ẩn dụ về sân khấu sẽ có phần tiền cảnh của sân khấu. Phần tiền cảnh này được hiểu như sân khấu của các đoàn hội chợ lô tô (hoặc tụ điểm sân khấu lô tô), là nơi mà những người đồng tính, người chuyển giới trình diễn theo những vai trò của mình, cho người khác biết vị thế xã hội của người trình diễn (ví dụ: người hát lô tô chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm lâu năm thường sẽ là người quản trò, điều phối, còn lại sẽ là nhân viên bán vé hoặc đứng ở các gian hàng trò chơi,...). Trên sân khấu, những người đồng tính, chuyển giới này đều sẽ cố gắng đưa ra những hình ảnh tốt nhất, lý tưởng nhất về mình, do đó họ sẽ phải che dấu đi mặt tiêu cực, những cái không tốt và khác hoàn toàn với những phần trình diễn của họ trên sân khấu (Ví dụ: Khi người đồng tính ở các sân khấu hội chợ lô tô muốn đóng giả thành nữ giới, họ sẽ phải sử dụng các dụng cụ hóa trang như độn ngực, nịch bụng, trang phục rồi trang điểm giống như một người phụ nữ. Cuối cùng, cái mà họ sẽ phơi bày cho khán giả thấy chính là hình tượng của một cô gái). Đối chiếu với tiền cảnh trên sân khấu là hậu trường, là nơi mà những sự kiện bị che dấu ở tiền cảnh hay các hành động phi chính thức có thể xuất hiện, vì những người trình diễn tin tưởng khán giả sẽ không xuất hiện ở hậu trường. Lúc này, những người đồng tính quay lại với hình tượng nam giới, không mặc trang phục biểu diễn, không trang điểm bắt mắt, có một đời sống bình thường. Lý thuyết không gian công cộng: Theo nhà triết học và xã hội học người Đức J. Habermas, không gian công cộng là không gian mà trong đó bất kì cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ bên ngoài. Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán, và do vậy đây chính là nơi kết tinh những ý kiến (công luận) và ý muốn của công chúng. Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp cho người ta vượt ra dần khỏi những lợi ích đặc thù để đạt đến một sự đồng thuận giữa những người có thiện chí với nhau. Habermas cho rằng tính duy lý mặc nhiên giả định rằng phải có sự truyền thông, bởi lẽ một cái gì đó chỉ mang tính duy lý khi nó hội đủ điều kiện đề tạo ra sự thông cảm với ít nhất một người khác (J. Habermas, 1962, as cited in Tran, 2006). Ở Việt Nam, những nhận định, ý kiến của các nhóm công chúng khác nhau về lô tô hầu như đều được diễn ra tại chính các đoàn hội chợ lô tô. Người ủng hộ những người hát lô tô sẽ bày tỏ sự cảm thông với giới tính, nghề nghiệp thông qua lời nói, hoặc hành động (mua vé). Sau này, khi lô tô phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, một không gian công cộng mới xuất hiện, hoạt động song song với hình thức cũ. Thay vì bày tỏ trực tiếp, những cá nhân (được hiển thị bằng tài khoản mạng xã hội) bày tỏ thái độ gián tiếp thông qua các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông bằng cách xem, bình luận và chia sẻ. 2.2. Khái niệm chính Trò chơi lô tô: Lô tô là một trò chơi, có 60 quả banh tương ứng với 60 con số được bỏ vào một lồng cầu (ở một số nơi là 90 con số), người quản trò sẽ bốc ngẫu nhiên một quả banh trong lồng cầu, sau đó họ sẽ hát một bài hát để gọi tên con số đó. Thông thường từ cuối cùng của bài hát sẽ là từ đồng âm với con số mà họ vừa bốc. Người làm nghề hát lô tô (hay người biểu diễn lô tô) tại các đoàn hội chợ lô tô được xem là người quản trò của trò chơi này, họ sẽ hát/ biểu diễn những bài hát, bài vè, điệu lý, trước khi kêu những con số lô tô được bốc ra từ lồng cầu, từ đó, người chơi lô tô sẽ dựa trên những con số được kêu mà đánh dấu vào vé. Những người hát lô tô sẽ đóng nhiều vai trò trong một đêm diễn như: điều phối nhân viên bán vé, làm người dẫn chương trình, hoạt náo, hay sẽ là người trình diễn các tiết mục văn nghệ trong lúc những nhân viên khác bán vé. 112 Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 3. Phương pháp và mẫu nghiên cứu 3.1. Phương pháp Để thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. 3.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu định lượng: Cuộc nghiên cứu về “Nhận định của người dân về những người làm nghề hát lô tô” được tiến hành với mẫu nghiên cứu bao gồm 300 người được lựa chọn theo phương pháp tình cờ tiện lợi, trong đó 150 người đang xem lô tô tại các tụ điểm sân khấu lô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Gọi chung: Khán giả tại sân khấu) và 150 người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Gọi chung: Người dân ngoài sân khấu). Mẫu nghiên cứu định tính: Chọn mẫu theo mục đích nghiên cứu: 03 người làm nghề hát lô tô (bao gồm người hát lô tô, trưởng đoàn lô tô) đang hoạt động tại các tụ điểm, sân khấu lô tô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có 01 người đã chuyển giới (độ tuổi trên 30 tuổi – đang hoạt động lô tô chuyên nghiệp), và 02 người đồng tính (trong đó có 01 người có độ tuổi dưới 30 và một người có độ tuổi lớn hơn 30). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu. Trong quá trình quan sát tại các tụ điểm, sân khấu lô tô, chúng tôi đưa ra kết luận rằng phần lớn những người biểu diễn lô tô đều là những người đồng tính (người đồng tính nam) hoặc chuyển giới nữ (người chuyển giới từ nam sang nữ). Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa 2 nhóm đối tượng này, theo đó số người chuyển giới chiếm tỷ lệ thấp hơn số người đồng tính. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu Về giới tính, đối với nhóm người dân (ngoài sân khấu) (N=150), tỷ lệ những người giới tính nam và nữ khá tương đồng, tương ứng là 52% và 46.7%. Còn lại 1.3% là người thuộc giới tính khác. Đối với nhóm khán giả tại sân khấu (N=150), có sự chênh lệch nhất định về mặt giới tính với tỷ lệ nam là 41.3%, nữ 54% và giới tính khác là 4.7%. Cũng theo khảo sát này, những người giới tính khác có 100% là đồng tính nam (Gay). Về tuổi, với nhóm khán giả theo dõi lô tô tại các sân khấu (N=150), có 30% người có độ tuổi từ 18-29 tuổi (N=45), những người có độ tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,7%. Với người dân (ngoài sân khấu), 51,3% người có độ tuổi từ 18-29 chiếm tỷ lệ cao nhất, 19,3% tuổi từ 30-39 và 29,3% tuổi từ 4o trở lên. Về nghệ nghiệp, những khán giả xem lô tô tại các tụ điểm sân khấu có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là kinh doanh-buôn bán 26%, lao động phổ thông 15,3%, nhân viên văn phòng 14,7%, học sinh-sinh viên 13,3%. Đối với người dân (ngoài sân khấu): đông nhất là học sinh-sinh viên chiếm tỷ lệ 22,7%, những người làm nghề kinh doanh-buôn bán và trí thức chiếm tỷ lệ 12,7%, những người có những ngành nghề khác không có sự khác biệt đáng kể. Về trình độ học vấn, 51,3% khán giả xem biểu diễn lô tô có trình độ Cao đẳng-Đại học, 25.3% trình độ THPT - TC. Đối với người dân (ngoài sân khấu), 53,3% người dân có trình dộ CĐ-ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất. Về thu nhập, khán giả có thu nhập khá: 46.7% từ 5-10 triệu, 23.3% từ 11-20 triệu. Người dân (ngoài sân khấu): 41,3% có thu nhập từ 5-10 triệu, 37,3% có thu nhập dưới 5 triệu. Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 113 4.2. Sự phổ biến của lô tô Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 99% người tham gia khảo sát đã “từng nghe qua” lô tô (N=299) và có đến 59.3% lượt người dân (người dân ngoài sân khấu) đã từng biết đến lô tô thông qua cách “từng đến xem lô tô ở các đoàn hội chợ lô tô” (N=124 lượt người) và 53,8% lượt người đối với nhóm khán giả xem lô tô (N=105). Ngày nay, khi các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển, mạng xã hội, truyền hình, báo chí,... trở thành những kênh thông dụng để người dân ở nhiều nơi dễ tiếp cận lô tô. Vì vậy, có đến 27.3% lượt người dân ngoài sân khấu (N=57 ý kiến) và 25.6% lượt khán giả tại sân khấu (N=50 ý kiến) có ý kiến cho rằng họ biết đến lô tô qua các phương tiện truyền thông (facebook, youtube, truyền hình,). Số ít còn lại biết lô tô qua lời giới thiệu của người khác hoặc có sự tìm hiểu, yêu thích. (Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát tháng 10/2019). 4.3. Lý do xem lô tô Bảng 1 Nhận định về lý do đến xem lô tô tại các đoàn hội chợ của khán giả tại sân khấu Nhận định Số ý kiến của khán giả tại sân khấu (N=150) % khán giả N % % Đến Đoàn lô tô chơi những trò chơi để nhận những phần thưởng 22 9.3 14,7% Giải trí 123 51.9 82% Giết thời gian 18 7.6 12% Để có thời gian bên gia đình, bạn bè, người thân 31 13.1 20,7% Để xem hát 40 16.9 26,7% Để thỏa mãn sự tò mò về người đồng tính, chuyển giới 3 1.2 2% Ý kiến khác 0 0 0% Tổng: 237 100 158% (Câu hỏi đa phương án trả lời ) Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát tháng 10/2019 51,9% ý kiến của khán giả tại sân khấu (N=123 ý kiến) cho rằng họ đến xem lô tô vì giải trí. Bản chất của nghề hát lô tô là khi lên kêu số, các nghệ sĩ sẽ phải hát một phần ca khúc, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc cho khán giả, sau đó mới gieo vần gọi ra con số. Chỉ có 1,2% khán giả có ý kiến xem “để thoả mãn sự tò mò về người đồng tính, chuyển giới (N=3 ý kiến). Như vậy, hiện tượng người đồng tính, chuyển giới hành nghề hát lô tô là một hiện tượng bình thường trong xã hội. Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu lý do người dân (nhóm người dân ngoài sân khấu) không đến xem lô tô. 114 Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 Bảng 2 Lý do người dân không đến xem lô tô Nhận định Số ý kiến của người dân (ngoài sân khấu) (N=150) % người dân N % % Vì người hát lô tô là người đồng tính, chuyển giới 10 5.9 6,7% Không quan tâm đến trò chơi này 27 15.9 18% Không có thời gian rảnh 58 34.1 38,7% Chưa có cơ hội đến xem, nhưng sẽ đến xem trong thời gian tới 18 10.6 12% Không ý kiến 46 27.1 30,7% Ý kiến khác 11 6.5 7,3% Tổng: 170 100 113,3% (Câu hỏi đa phương án trả lời ) Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát tháng 10/2019 Đối với nhóm người dân ngoài sân khấu (N=150), lý do không đến xem lô tô vì “không có thời gian rảnh” chiếm tỷ lệ 34.1% là cao nhất (N=58 ý kiến). Chỉ có 5.9% ý kiến “không đến xem lô tô vì người hát lô tô là người đồng tính, chuyển giới” (N=10 ý kiến). 4.4. Nhận định về loại hình lô tô Nhóm nghiên cứu so sánh quan điểm của người dân về loại hình của lô tô: là cờ bạc - kinh doanh-xổ số, giải trí hay là một bộ môn nghệ thuật. Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát, các nhóm trình độ học vấn, thu nhập và tuổi. Trên 50% người tham gia khảo sát cho rằng lô tô là “loại hình giải trí”. Tỷ lệ % người tham gia khảo sát cho rằng lô tô là “bộ môn nghệ thuật dân gian” cao hơn “Loại hình cờ bạc - kinh doanh-xổ số” ((Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát tháng 10/2019). Kết quả này cho thấy người dân có cái nhìn tích cực về lô tô. 4.5. Nhận định của người dân về người hát/biễu diễn lô tô Hát lô tô chưa phải là một bộ môn nghệ thuật mà đơn thuần vẫn là một trò chơi mang tính giải trí. Trò chơi cuốn hút người chơi vì được nghe những người hát lô tô hát rao con số một cách sôi động, độc đáo, uyển chuyển. Thông qua thông tin trên truyền thông đại chúng, nhóm nghiên cứu được biết có những người làm nghề hát lô tô đã đầu tư về ca từ, trang phục cũng như phấn đấu để lô tô trở thành một bộ môn nghệ thuật- và tương ứng với nó, người hát lô tô là nghệ sĩ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tìm hiểu ý kiến của người dân về người hát/biểu diễn lô tô. Vì cách rao con số cũng là một nghệ thuật. Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng khảo sát, thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi và tôn giáo, đa số đều cho rằng “nên xem” người biểu diễn lô tô là nghệ sĩ, ý kiến “không nên” chiếm tỷ lệ thấp. Cũng cần lưu ý có một số lượng tương đối trong những người tham gia khảo sát “không có ý kiến” (Nguồn: Kết quả cuộc khảo sát tháng 10/2019). Nhóm nghiên cứu phân tích những nhận định liên quan đến người biểu diễn lô tô và so sánh theo các nhóm đối tượng khảo sát, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 109-118 115 Bảng 3 Mức độ đồng ý về những nhận định của hai nhóm người dân đối với người hát lô tô theo đối tượng khảo sát Nhận định Đối tượng N Mean T Sig. Có tài năng, giọng hát hay, biết nhiều bài rao số thú vị, hấp dẫn, có duyên sân khấu Người dân (Ngoài sân khấu) 150 3.73 12.282 0.001 Khán giả tại sân khấu 150 4.29 Tổng 300 4.01 Biết nhiều môn biểu diễn khác như tạp kĩ, xiếc, múa lửa, Người dân (Ngoài sân khấu) 150 3.51 12.055 0.001 Khán giả tại sân khấu 150 3.84 Tổng 300 3.67 Trang phục chỉn chu, phong cách biểu diễn phóng khoáng, thu hút Người dân (Ngoài sân khấu) 150 3.55 18.204 0.000 Khán giả tại sân khấu 150 4.02 Tổng 300 3.79 Có thái độ yêu nghề, nghiêm túc với nghề (đúng giờ, tôn trọng khán giả, tương tác tốt với đồng nghiệp,) Người dân (Ngoài sân khấu) 150 3.69 5.541 0.019 Khán giả tại sân khấu 150 4.10 Tổng 300 3.90 Lời nói, hay cử chỉ của những người biểu diễn lô tô có phần chợ búa Người dân (Ngoài sân khấu) 150 2.86 2.000 0.158 Khán giả tại sân khấu 150 2.64 Tổng 300 2.75 Trang phục biểu diễn lố lăng, phản cảm, khiêu gợi và không đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam. Người dân (Ngoài sân khấu) 150 2.63 1.636 0.202 Khán giả tại sân khấu 150 2.25 Tổng 300 2.44 Tính cách của những hát lô tô dễ gần, thân thiện với tất cả mọi người Người dân (Ngoài sân khấu) 150 3.59 8.910 0.003 Khán giả tại sân khấu 150 4.25 Tổng 300 3.92 Trò chơi lô tô không phù hợp với văn hóa người Việt Nam Người dân
Tài liệu liên quan