Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) - Những nguyên tắc đạo đức cần tuân thủ

Tóm tắt. Cũng như với các đối tượng thân chủ khác, hoạt động trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (viết tắt là LGBT) cần thể hiện các giá trị cốt lõi của ngành nghề công tác xã hội (CTXH). Những giá trị này được thể hiện bằng các nguyên tắc đạo đức mà nhân viên CTXH cần tuân thủ trong quá trình trợ giúp thân chủ. Thông qua việc phân tích các nguyên tắc với những tình huống cụ thể mà nhân viên CTXH có thể gặp phải khi làm việc với LGBT, bài viết đã cung cấp những chỉ dẫn tương đối chi tiết, giúp nhân viên CTXH xác định rõ hơn hành vi đạo đức của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) - Những nguyên tắc đạo đức cần tuân thủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0032 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 62-68 This paper is available online at TRỢ GIÚP CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM, ĐỒNG TÍNH NỮ, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (LGBT) - NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CẦN TUÂN THỦ Ngô Thị Thanh Mai Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cũng như với các đối tượng thân chủ khác, hoạt động trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (viết tắt là LGBT) cần thể hiện các giá trị cốt lõi của ngành nghề công tác xã hội (CTXH). Những giá trị này được thể hiện bằng các nguyên tắc đạo đức mà nhân viên CTXH cần tuân thủ trong quá trình trợ giúp thân chủ. Thông qua việc phân tích các nguyên tắc với những tình huống cụ thể mà nhân viên CTXH có thể gặp phải khi làm việc với LGBT, bài viết đã cung cấp những chỉ dẫn tương đối chi tiết, giúp nhân viên CTXH xác định rõ hơn hành vi đạo đức của mình. Từ khóa: Công tác xã hội, nguyên tắc đạo đức, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới. 1. Mở đầu Trên thế giới, chủ đề đồng tính từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu, đặc biệt kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1990 trên cơ sở phân tích một cách khoa học về tính dục của con người. Tìm hiểu cuộc sống và những vấn đề mà người đồng tính đang gặp phải như tổn thương về sức khỏe, thể chất, tâm lí là chủ đề quan tâm của các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu Lesbian and Gay Psychology (Tâm lí của người đồng tính nam và đồng tính nữ) của tác giả Beverly Greene và Gregory M Herek hay Lesbian Health (Sức khỏe của người đồng tính nữ) của tác giả Andrea L. Solarz thuộc Viện Y học vào năm 1999. Đề cập đến các giải pháp trợ giúp cho người đồng tính, cuốn sách Understanding gay and lesbian youth (Hiểu về những thanh niên đồng tính nam và nữ) của tác giả David Campos được xuất bản năm 2005 giúp cho các giáo viên, lãnh đạo các trường học hiểu và có biện pháp quản lí phù hợp đối với những bạn trẻ là đồng tính nam và đồng tính nữ và tạo ra chấp nhận và bầu không khí học tập hỗ trợ. Là một tài liệu hữu ích đối với các nhân viên CTXH, cuốn sách với tên gọi Social Work Practice with Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender People (Thực hành công tác xã hội với người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới) của tác giả Gerald P. Mallon do nhà xuất bản Taylor & Francis phát hành 2008 đã cung cấp các nội dung mới về hướng dẫn thực hành công tác xã hội với những người thuộc nhóm LGBT. Ngày nhận bài:1/3/2016. Ngày nhận đăng:2/5/2016. Liên hệ: Ngô Thị Thanh Mai, e-mail: ntmai235@gmail.com. 62 Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới... Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận từ đầu những năm 2000. Từ sau năm 2003, chủ đề này đã không còn quá xa lạ đối với giới khoa học. Trong giai đoạn đầu nghiên cứu về đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam, các nghiên cứu thường tiếp cận vấn đề từ phương diện y tế công cộng và các chương trình định hướng phòng ngừa HIV, và chỉ đơn thuần liên quan tới nhóm MSM (nam có quan hệ tình dục với nam). Sau năm 2005, các nghiên cứu dần dần tập trung vào khía cạnh văn hóa - xã hội và lịch sử của tình dục đồng giới như Sống trong một xã hội dị tính: Câu chuyện của 40 người nữ yêu người nữ hay Khảo sát về cuộc sống của les và những người nữ yêu nữ khác do Viện nghiên cứu Xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) thực hiện. Trong thời gian gần đây, những phát hiện mới trong khoa học theo hướng vào tìm hiểu thái độ và nhận thức của xã hội đối tình dục đồng tính nói riêng và người đồng tính nói chung. Sự chuyển hướng này cũng đã được các thể hiện trong các nghiên cứu Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái thể hiện tình dục đồng giới trên một số báo in và báo mạng của ISEE thực hiện năm 2011 hay Nghiên cứu thực trạng cuộc sống của những trẻ em đường phố là đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới của tác giả Nguyễn Thu Hương. Như vậy có thể thấy, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới cách thức hỗ trợ cũng như các nguyên tắc trong hoạt động trợ giúp LGBT tại Việt Nam. Trong khi đó, cũng như với các đối tượng thân chủ khác, thực hành CTXH đối với những người LGBT cần thể hiện các giá trị cốt lõi của ngành nghề. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những nguyên tắc cơ bản được coi là kim chỉ nam cho hành động của nhân viên CTXH để đảm bảo hiệu quả trong quá trình trợ giúp LGBT. 2. Nội dung nghiên cứu Hiện nay Việt Nam chưa có bộ quy điều đạo đức chính thức cho nhân viên CTXH, song những nguyên tắc được giới thiệu dưới đây có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng tiếp cận đối với nhân viên CTXH khi làm việc với những người LGBT. 2.1. Hướng tới mục tiêu công bằng xã hội Với sứ mệnh chống lại bất công xã hội và tranh đấu cho quyền bình đẳng của mọi người, nhân viên CTXH giúp những người LGBT phục hồi, tăng cường sự tự tin, mạnh dạn chống lại các hình thức kì thị của xã hội, của bản thân, từ đó phát triển những khả năng cá nhân và vui sống. Đảm nhiệm vai trò của mình, nhân viên CTXH nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ ở các tầng bậc khác nhau bao gồm tầng cá nhân, tầng trung gian và tầng vĩ mô nhằm hướng tới sự công bằng cho những người LGBT. Vì xu hướng tính dục khác biệt so với với đa số, những người LGBT gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện những quyền cơ bản của mình. Sự kì thị, phân biệt đối xử là những bất công mà họ phải gánh chịu vì xu hướng tình dục bẩm sinh của mình. Những trải nghiệm và vấn đề của họ mang tính riêng biệt mà không phải nhân viên CTXH nào cũng có thể hiểu và vận dụng sự hiểu biết này trong quá trình can thiệp một cách thấu đáo. Chính vì vậy, trong rất nhiều tài liệu về CTXH với LGBT, các tác giả đã đề cập đến việc nhân viên CTXH và tổ chức của họ cần phải có những cách thức phù hợp để hiểu những trải nghiệm và văn hóa cá nhân của nhóm đối tượng mà họ cung cấp dịch vụ. Điều này được thể hiện qua cách bài trí không gian tổ chức, tranh ảnh, ấn phẩm tạo được sự thân thiện đối với LGBT. Ý thức về yếu tố này cũng ảnh hưởng đến mục đích và kĩ năng can thiệp của nhân viên CTXH đối với thân chủ LGBT. Ví dụ một nhân viên CTXH thiếu kinh nghiệm có thể làm gia tăng sự kì thị đối với một thân chủ đồng tính nam khi đặt ra câu hỏi “Bạn cảm thấy như thế nào khi phát hiện ra cảm xúc không bình thường này?”. Cùng với vai trò và sự hiểu biết của mình, nhân viên CTXH nỗ lực tác động đến nhận thức 63 Ngô Thị Thanh Mai của cộng đồng để xây dựng một xã hội tôn trọng sự đa dạng tính dục và không còn sự bất công, kì thị đối với LGBT. Nhân viên CTXH cũng ý thức về việc tạo ra các cơ hội cho những người LGBT được tiếp cận các dịch vụ xã hội trong nhà trường, bệnh viện, nơi làm việc... thông qua vai trò biện hộ và tham gia xây dựng, điều chỉnh chính sách. 2.2. Tôn trọng phẩm giá và giá trị của thân chủ Tôn trọng phẩm giá và giá trị của tất cả mọi người có lẽ là giá trị cơ bản nhất của công tác xã hội [3]. Dựa trên sự tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi con người, nhân viên CTXH đối xử với mỗi người theo cách quan tâm đến sự khác biệt của cá nhân và tính đa dạng về văn hóa. Giá trị cốt lõi này cũng đã được thể hiện rõ nét tại Điều 5, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền: “Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm”. Sự tôn trọng và chấp nhận của nhân viên CTXH với thân chủ LGBT không chỉ thể hiện việc đảm bảo quyền của họ mà còn là cơ sở quan trọng để tạo dựng lòng tin và cảm giác an toàn từ thân chủ, thiết lập nền tảng vững chắc cho mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ. Những trải nghiệm của người LGBT về quá trình nhận dạng giới hay sự khám phá về xu hướng tính dục của mình, hoặc những vấn đề mà họ gặp phải có thể rất khác biệt. Trong đó, có thể có những thể hiện đi ngược lại những mong đợi của cộng đồng hoặc những chuẩn mực xã hội thông thường và đó là lí do khiến cho thân chủ LGBT đã phải chịu sự cô lập, coi thường, phân biệt đối xử từ phía xã hội, cộng đồng hay gia đình. Và cũng chính những khác biệt này khiến thân chủ cảm thấy lúng túng, xấu hổ và khó khăn khi thổ lộ những trải nghiệm hay nhu cầu của mình với người khác, ngay cả đối với nhân viên CTXH. Lúc này, sự tôn trọng của nhân viên CTXH được thể hiện qua những kĩ năng như lắng nghe tích cực, thấu cảm ở mức độ cao đối với những cảm xúc, sự kiện, vấn đề và nhu cầu của thân chủ LGBT là yếu tố quan trọng để thân chủ LGBT cảm thấy được chấp nhận, được có giá trị, tăng cường lòng tự trọng, từ đó phát huy được những điểm mạnh của bản thân trong quá trình giải quyết những vấn đề của mình. Nhân viên CTXH khi tuân thủ nguyên tắc này có thể gặp những khó khăn khi phải đối mặt với những mâu thuẫn, sự khác biệt giữa niềm tin, những trải nghiệm của bản thân với những niềm tin, giá trị và trải nghiệm độc đáo của thân chủ về những vấn đề liên quan đến tính dục, trong khi vẫn cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn nghề nghiệp. Thực tế là, việc tôn trọng và đề cao phẩm giá và giá trị của một người là vấn đề nằm ở tư duy, cảm xúc và hành động [3]. Bởi vậy, nhân viên CTXH không chỉ thể hiện sự tôn trọng qua những ứng xử bề ngoài về mặt hành vi mà sâu thẳm bên trong, họ cần có năng lực để thể hiện sự tôn trọng từ trong nhận thức thông qua sự thấu hiểu, cởi mở tiếp nhận những trải nghiệm đa dạng từ người khác và có sự cam kết mạnh mẽ trong việc vận dụng nguyên tắc này. Với sự tôn trọng từ bên trong, nhân viên CTXH sẽ tránh khỏi những thể hiện bên ngoài có thể gây tổn thương tới thân chủ LGBT. Ví dụ như khi nghe thân chủ chia sẻ về xu hướng tính dục đồng giới của mình, một nhân viên CTXH chưa thực sự tôn trọng sự đa dạng về mặt tính dục có thể đặt ra một câu hỏi như “Bạn có cảm thấy xấu hổ về sự bất bình thường này?”. Mặc dù câu hỏi này được nhân viên CTXH đặt ra cùng ánh mặt và gương mặt đầy sự cảm thông với ánh mắt tôn trọng, nhưng hàm ý sau câu hỏi đã thể hiện sự kì thị của nhân viên CTXH đối với xu hướng tình dục của thân chủ. Và điều này có thể khiến thân chủ cảm thấy bối rối và băn khoăn rằng liệu nhân viên CTXH có thực sự tôn trọng xu hướng tính dục của mình. Sự tôn trọng thực sự cũng giúp nhân viên CTXH nhận diện vấn đề và nhu cầu của mỗi thân chủ LGBT một cách đúng đắn, thay vì tập trung vào những vấn đề mà nhân viên CTXH đang quan 64 Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới... tâm liên quan đến xu hướng tính dục thiểu số của họ. Ví dụ như một người đồng tính nữ tìm đến nhân viên CTXH vì vấn đề ghen tuông của bạn tình. Thay vì tập trung vào hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề mấu chốt là cách ứng xử trong mối quan hệ này, nhân viên CTXH lại đặt ra nhiều câu hỏi để khẳng định lại xu hướng tình dục của thân chủ này. 2.3. Bảo mật thông tin của thân chủ Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc quan trọng mà nhân viên CTXH khi làm việc với những người LGBT cần tuân thủ. Bảo vệ thông tin của thân chủ thể hiện sự tôn trọng của nhân viên CTXH đối với quyền riêng tư cá nhân của thân chủ và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình hỗ trợ. Hầu hết mọi thân chủ đều quan tâm đến sự riêng tư cá nhân và sự bảo mật những thông tin của bản thân, nhưng đối với những thân chủ LGBT thì dường như nguyên tắc này là yếu tố cam kết hàng đầu giúp họ xây dựng niềm tin với nhân viên CTXH và mạnh dạn chia sẻ về xu hướng tình dục của mình. Hơn nữa, trong một cộng đồng mà chưa có sự cởi mở để chấp nhận sự đa dạng tính dục và sự khác biệt về xu hướng tính dục của một người có thể dẫn đến những hậu quả phân biệt đối xử như bị đánh đập, đuổi việc hay chế nhạo,. . . thì những tiết lộ thông tin về xu hướng tính dục của một người LGBT nào đó có thể khiến cho họ gặp những vấn đề nghiêm trọng. Chính bởi vậy, trong quá trình trợ giúp, nhân viên Công tác xã hội phải luôn luôn phải thận trọng và cân nhắc kĩ những hậu quả và phải chịu trách nhiệm về việc chia sẻ những thông tin cũng như nội dung thông tin mà mình chia sẻ. Sự chia sẻ và những giới hạn thông tin sẽ được chia sẻ cần được sự đồng thuận của thân chủ. Trong những buổi đầu làm việc, nhân viên CTXH có trách nhiệm cung cấp thông tin về nguyên tắc này cho thân chủ và cần chắc chắn rằng họ đã hiểu và cùng phối hợp tuân thủ. Những thông tin liên quan đến LGBT cũng đặc biệt thu hút ngành truyền thông và việc sử dụng những thông tin này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức cũng như mục đích của những người đưa tin. Bởi vậy, nhân viên CTXH cần có trách nhiệm bảo mật thông tin về đời tư của thân chủ và thông báo với thân chủ những rủi ro khi tiết lộ thông tin cá nhân với ngành truyền thông. Bảo vệ thông tin của thân chủ cũng đòi hỏi nhân viên CTXH có những cách thức phù hợp trong việc quản lí hồ sơ dưới dạng tài liệu cứng hay các file mềm trong máy tính. Nhân viên CTXH cũng cần thận trọng khi chuyển thông tin của thân chủ qua email, điện thoại, máy nhắn tin hay các phương tiện truyền thông khác tới các bên liên quan đến quá trình trợ giúp. Đặc biệt hơn, điều này dường như không dễ dàng với nhân viên CTXH làm việc với những học sinh là LGBT trong bối cảnh trường học; khi mà những thông tin riêng tư của học sinh có thể được giáo viên hoặc phụ huynh đề nghị chia sẻ. Tuy vậy, thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của học sinh là cơ sở vững chắc để họ tin cậy mối quan hệ trợ giúp và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn đến với họ khi thông tin bị tiết lộ. Trong trường hợp này, nếu thân chủ đồng ý tiết lộ, nhân viên CTXH cần thảo luận rõ ràng với thân chủ về những nội dung thông tin sẽ được tiết lộ, đồng thời cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn. Trong trường hợp thân chủ có ý định “come out” để công khai bí mật về xu hướng tình dục của mình với gia đình hay bạn bè, nhân viên CTXH cần trao đổi chi tiết với thân chủ những hệ quả có thể xảy ra. Những cảnh báo về phản ứng tiêu cực của bố mẹ, người thân hay bạn bè khi tiếp nhận thông tin công khai là rất cần thiết để giúp thân chủ có sự chuẩn bị tâm lí và có phương án ứng phó phù hợp. Khi cung cấp dịch vụ tham vấn cho nhóm, nhân viên CTXH cần có sự thỏa thuận và thống nhất của các thành viên về quyền được tôn trọng và nghĩa vụ phải tôn trọng thông tin riêng tư của 65 Ngô Thị Thanh Mai các thành viên khác. Tuy vậy, nhân viên CTXH cũng cần thông báo trước rằng mình không thể đảm bảo rằng tất cả các thành viên sẽ tôn trọng và tuân thủ theo nguyên tắc này. Một số ngoại lệ của nguyên tắc như trường hợp hành vi của thân chủ có khả năng đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những người khác; yêu cầu của cơ quan thẩm quyền như toà án, . . . có thể được xem xét song cũng cần được trao đổi một cách rõ ràng với thân chủ. Khi sử dụng các tình tiết, sự kiện của thân chủ LGBT trong các buổi tư vấn chuyên môn, tham vấn giám sát hoặc giảng dạy, huấn luyện, nhân viên CTXH không được tiết lộ thông tin có tính căn cước trừ khi được thân chủ đồng ý. 2.4. Phát huy tính chủ động và tăng cường sự tham gia Trong một tài liệu truyền thông với nội dung Đưa sự đa dạng giới và tính dục vào chính sách để đảm bảo tự do và bình đẳng cho mọi công dân, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã đưa ra khuyến nghị: “Tăng cường năng lực cho các cá nhân, nhóm và tổ chức cộng đồng của người đồng tính, song tính và chuyển giới; tạo một môi trường thuận lợi để họ có thể thực sự tham gia đóng góp vào cải cách những luật và chính sách ảnh hưởng đến quyền được sống trong danh dự và bình đẳng của họ”. Đây có thể coi như một nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ và phương pháp tiếp cận hiệu quả khi hỗ trợ cho LGBT. Dựa trên niềm tin về điểm mạnh của mỗi cá nhân và thân chủ “là chuyên gia trong vấn đề của họ” (Carl Roger, 1961), nhân viên CTXH trong khi làm việc với LGBT phải dựa trên cách tiếp cận nhằm trao quyền cho họ và gia đình để họ có thể phát huy hiệu quả khả năng của mình. Các dịch vụ CTXH và phương án giải quyết vấn đề cần được xây dựng theo hướng tăng cường các điểm mạnh cá nhân và tạo cơ hội tối đa cho các thân chủ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện. Nhân viên CTXH quan tâm tới khả năng và tính riêng biệt của từng thân chủ, từ đó hỗ trợ họ lập kế hoạch riêng cho bản thân mình và thúc đẩy họ tự phát huy tiềm năng sẵn có. Phương pháp huy động sự tham gia cũng cần được nhân viên CTXH vận dụng một cách hiệu quả để thu hút gia đình và cộng đồng vào các hoạt động cụ thể, đồng thời khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân thân chủ. 2.5. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp Công cụ chính trong các hoạt động công tác xã hội là mối quan hệ giữa nhân viên CTXH và thân chủ. Nhân viên CTXH khi làm việc với thân chủ LGBT cần thể hiện hành vi đúng mực, có trách nhiệm trong việc duy trì mối quan hệ nghề nghiệp của mình. Mối quan hệ giữa nhân viên CTXH với LGBT, phụ huynh hay những người khác liên quan tới vấn đề của LGBT cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn. Nhân viên CTXH không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của thân chủ hay lợi dụng vị thế của mình để trục lợi cho bản thân cả về khía cạnh vật chất hay tình cảm [4]. Nguyên tắc này giúp cho nhân viên công tác xã hội đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi thân chủ. Trong quá trình trợ giúp thân chủ LGBT, nhân viên CTXH có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và phân tích những nhu cầu cũng như trải nghiệm của thân chủ, đặc biệt với những nhân viên CTXH chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc với LGBT. Trong trường hợp này, nhân viên CTXH cần ý thức về việc tự bồi dưỡng kiến thức của bản thân về lĩnh vực này. Tuy nhiên, thể hiện một cách chuyên nghiệp, nhân viên CTXH không được sử dụng những buổi làm việc với thân chủ với mục đích thu nhận kiến thức về LGBT cho bản thân. Nhân viên CTXH cần phải hiểu rằng những buổi làm việc như thế này là cơ hội để thân chủ giải quyết những vấn đề và mối quan tâm của họ, 66 Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới... KHÔNG PHẢI là cơ hội cho nhân viên CTXH, với tư cách là một người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tự đào tạo bản thân mình. Sử dụng thời gian của thân chủ với mục đích tự đào tạo bản thân được coi là một hình thức trục lợi từ thân chủ [5]. Tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với thân chủ của nhân viên CTXH cũng được thể hiện trong những trường hợp có những mâu thuẫn về quyền lợi có thể ảnh hưởng đến các quyết định và phán xét chuyên nghiệp. Nhân viên CTXH phải thông báo cho thân chủ khi có khả năng xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi và có hành động hợp lí để giải quyết các vấn đề để quyền lợi của thân chủ được ưu tiên và được bảo vệ ở mức tối đa. Trong một số trường hợp, bảo vệ quyền lợi của thân chủ có thể đòi hỏi phải chám dứt mối quan hệ nghề nghiệp và giới thiệu thân chủ đi nơi khác một cách thỏa đáng [5]. Trong những trường hợp nhân viên CTXH phải chấm dứt dịch vụ hỗ trợ hoặc chuyển gửi thân chủ tới dịch vụ khác như y tế, tâm lí, giáo dục,. . . nhân viên CTXH cần có những thảo luận phù hợp để tránh cảm giác lo lắng, bối rối nơi thân chủ. đồng thời cần trao đổi và phối hợp với đơn vị nhận chuyển gửi để đảm bảo thân chủ tiếp tục nhận được những hỗ trợ hiệu quả. 2.6. Tăng cường năng lực của bản thân Là một người trợ giúp chuyên nghiệp, nhân viên CTXH có trách nhiệm phát triển chuyên môn của bản thân để đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Nhân viên CTXH ý thức rõ về khả năng của mình và chỉ nhận những phần việc trong khả năng đáp ứng của mình. Ví dụ như nhân viên CTXH không can thiệp cho những trường hợp thân chủ LGBT có những vấn đề về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng trong khi bản thân chưa được đào tạo, huấn luyện có kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp này. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH luôn trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng của mình nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho thân chủ. Nhân viê