Trường Đại học Xây dựng miền Trung: Chuẩn bị hành trang bước vào hội nhập giáo dục, khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới

Tóm tắt: Để định hướng và xác định con đường đúng trong quá trình phát triển của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung với hội nhập giáo dục, khoa học và công nghệ trong khu vực ASEAN và thế giới, bài báo này nhằm giới thiệu vị trí của các trường Đại học Việt Nam trên thế giới thông qua những tiêu chí đánh giá xếp hạng của các tổ chức uy tín, đặc biệt là mô hình đánh giá của Webometrics. Từ đó tác giả muốn tập trung nhìn nhận thực trạng, tồn tại về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường Đại học Xây dựng Miền Trung, cuối cùng là những giải pháp, đề xuất mà tác giả muốn gửi đến tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và Ban giám hiệu Nhà trường tham khảo để có một cách lựa chọn đúng đắn trong vai trò của mình đối với Nhà trường theo xu thế hội nhập hiện tại và tương lai.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Đại học Xây dựng miền Trung: Chuẩn bị hành trang bước vào hội nhập giáo dục, khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG BƢỚC VÀO HỘI NHẬP GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TS. Võ Thanh Huy Phó Trưởng phòng KH&HTQT, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Để định hướng và xác định con đường đúng trong quá trình phát triển của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung với hội nhập giáo dục, khoa học và công nghệ trong khu vực ASEAN và thế giới, bài báo này nhằm giới thiệu vị trí của các trường Đại học Việt Nam trên thế giới thông qua những tiêu chí đánh giá xếp hạng của các tổ chức uy tín, đặc biệt là mô hình đánh giá của Webometrics. Từ đó tác giả muốn tập trung nhìn nhận thực trạng, tồn tại về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường Đại học Xây dựng Miền Trung, cuối cùng là những giải pháp, đề xuất mà tác giả muốn gửi đến tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và Ban giám hiệu Nhà trường tham khảo để có một cách lựa chọn đúng đắn trong vai trò của mình đối với Nhà trường theo xu thế hội nhập hiện tại và tương lai. Từ khoá: Hội nhập quốc tế, xếp hạng Đại học, nghiên cứu khoa học, Webometrics 1. Vị trí KH&CN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới Trong năm 2015 đánh dấu sự tiến bộ của thành tựu Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học (ĐH) Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) vừa đưa ra chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII (Global Innovation Index) năm 2015, Việt Nam tăng 19 bậc, xếp thứ 52 trên 141 quốc gia có nền kinh tế được xếp hạng (trước đó, năm 2014 là 71/141 và năm 2013 là 76/141). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3 về chỉ số đổi mới sáng tạo, vượt qua Thái Lan (đứng thứ 55/141), chỉ thua Singapore (7/141) và Malaysia (32/141). Trong sự tiến bộ đó có đóng góp của nguồn nhân lực và nghiên cứu, sản phẩm chất xám và công nghệ và đặc biệt là thành tựu công bố khoa học quốc tế. Trong 5 năm qua (2011-2015), công bố khoa học Việt Nam tăng xấp xỉ 2,2 lần giai đoạn trước đó (2006-2010), cụ thể tổng công bố khoa học năm 2015 hơn 11738 bài (Bảng 1). Với thành tích này, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam vươn lên đứng thứ 59 trên thế giới về công bố quốc tế (trước đó, 2006-2010 là đứng thứ 66, 2001-2005 là vị trí 73). Ở Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4 về công bố khoa học trong năm 2015, đứng sau Singapore (32), Malaysia (38) và Thái Lan (43) [1]. Những dấu hiệu trên cho thấy Nhà nước và Chính Phủ Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động KH&CN rõ rệt, các trường ĐH/Viện ở Việt Nam có sự nhìn nhận và Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 2 đánh giá được tầm quan trọng trong công bố khoa học. Bằng chứng là đầu tư vào KH&CN của Việt Nam hằng năm gần 2% (tương đương 0,5% GDP)so với tổng chi ngân sách quốc gia, con số này bằng đầu tư chung của các nước trên thế giới, chỉ khác là GDP của mỗi quốc gia có giá trị khác nhau. Bảng 1: Số lượng công bố khoa học các quốc gia ASEAN từ 2011-2015. Nguồn: Web of Science. Quốc gia 2011 2012 2013 2014 2015 Việt Nam 1570 1942 2427 2699 2017 Thái lan 6977 7690 7728 8185 7063 Malaysia 8843 9574 10504 12193 10934 Singapore 11520 12977 13748 14681 13335 Indonesia 1513 1709 2041 2466 2088 Philippines 1229 1295 1434 1547 1346 Trước bức tranh chuyển màu có vẻ khả quan về lĩnh vực KH&CN của Việt Nam, nhưng nhìn chungthành quả đóng góp mang lại và thực tế vẫn là màu xám so với các nước trong Khu vực và thế giới. "Thời đại ngày nay cạnh tranh về khoa học công nghệ. Nước nào có trình độ khoa học công nghệ cao hơn thì có sức cạnh tranh cao hơn và sẽ chiến thắng trong cuộc đua về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng" (trích câu nói của TT. Nguyễn Tấn Dũng). Như vậy, trình độ KH&CN của Việt Nam trong khu vực không thua kém nhiều so với các nước, tri thức người Việt Nam đạt được nhiều thành tựu và vang danh khắp nơi, thế nhưng kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn tăng trưởng chậm, ứng dụng tiến bộ KHCN vẫn còn lạc hậu. Nhìn sâu vào bức tranh đó, trong lĩnh vực công bố khoa học, hơn 40% số lượng công bố của Việt Nam lại thuộc về các lĩnh vực cơ bản Toán, Lí, Hóa. Trong khi đó, những công bố khác phần lớn tác giả người Việt Nam đứngchungcác tác giả người nước ngoài của các Viện, trường Đại học trên thế giới. Các công bố trong lĩnh vực khoa học ứng dụng và kỹ thuật, vốn dĩ liên quan đến nhiều thành tựu phát triển của đất nước, không những chiếm tỷ trọng rất ít mà hệ số ảnh hưởng (IF, impact factor) và tỷ lệ tham chiếu (citations) chỉ đạt mức trung bình.Hiện nay Chính phủ Việt Nam chỉ có mỗi Quỹ NAFOSTED là hoạt động hiệu quả, nhưng chỉ tập trung các ngành khoa học cơ bản, thiếu các nguồn quĩ tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng và khoa học kỹ thuật. Năm 2015, Việt Nam có 122 trường Đại học trong số hơn 412 cơ sở Đại học trong toàn quốc được hệ thống xếp hạng Webometrics xếp hạng. Trong số đó, ĐH QGHN đứng thứ 1 Việt Nam vàđứng 1133 thế giới, tiếp theo là ĐH Bách khoa HN đứng thứ 2 và 2181 thế giới. Với đánh giá và xếp hạng như vậy, Việt Nam chưa có trường nào lọt vào TOP 1000 trong số hơn 25000 trường ĐH tham gia xếp hạng trên thế giới. Tại Châu Á, Việt Nam chí có 1 trường (ĐHQGHN) lọt vào TOP 200 trong số 6000 trường hiện có[6], [7], [8]. Xếp hạng các trường ĐH tại Việt Nam vẫn Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 3 còn là vấn đề xa lạ, các trường Top của Việt Nam trên sân chơi và xếp hạng của thế giới còn khoảng cách rất lớn.Thế nhưng, trong số các trường ĐH Việt Nam, có sự phân hóa rõ rệt. Ngoài các trường ĐH truyền thống (ĐHQGHN, ĐHQGTP HCM, ĐHBKHN, Đại học Y) và một số trường ĐH mới thành lập (ĐH Hoa Sen, Duy Tân, Quảng Bình, Tôn Đức Thắng) có cách tiếp cận quản trị đại học tốt nên có thứ hạng được đánh giá trong hệ thống Webometrics, số còn lại chiếm rất lớn vẫn còn đang mơ hồ và bỡ ngỡ trước sân chơi hội nhập Giáo dục, KHCN trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Trường ĐH Xây dựng Miền Trung. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả muốn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hội nhập Giáo dục và KHCN, mà chủ yếu là công bố khoa học quốc tế, qua đó cho thấy vị trí của Trường ĐH Xây dựng Miền Trung so với các trường ĐH cả nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Từ đó tìm hiểu và tiếp cận mô hình các hệ thống đánh giá và xếp hạng ĐH có uy tín trên thế giới để có những giải pháp và định hướng trong chiến lược phát triển chung của Nhà trường trong hội nhập GD và KHCN trong thời đại của cộng đồng ASEAN và hội nhấp thế giới. 2. Mô hình đánh giá Trƣờng Đại học và tiêu chí xếp hạng của Webometrics Các trường ĐH ở Việt Nam bước vào sân chơi khu vực. Trong 5 năm gần đây, thứ hạng các trường ĐH Việt Nam có cải thiện trên hệ thống xếp hạng ĐH quốc tế, nhưng con số còn rất ít và thua xa các nước trong khu vực.Bộ GD&ĐT Việt Nam đang nổ lực, cải thiện để hướng các trường ĐH trong nước hội nhập Giáo dục và KH-CN. Mới đây, năm 2015 Bộ KH&CN có đánh giá và công bố 20 tổ chức có năng lực công bố KH tốt nhất ở Việt Nam. Theo sự đánh giá này, số cơ sở nghiên cứu và đào tạo có trên 100 bài báo xuất bản trong năm trước đó chiếm tỉ lệ rất ít.Trong những năm tới, một số trường ĐH được Chính phủ quyết định thí điểm tự chủ dần, tiế tới tất cả các trường ĐH công lập trên cả nước sẽ phải tự chủ hoàn toàn vào năm 2018.Đây là một xu thế tất yếu, đã quy định và các trường ĐH sẽ phải thực hiện. Do vậy, các trường đang và sẽ chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc đua, cạnh tranh để nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ và công bố khoa học. Hơn nữa, kể từ ngày 25/10/2015, Nghị định 73 về Quy định tiêu chuẩn phân tầng, xếp hạng ĐH đã có hiệu lực. Theo đó, hệ thống ĐH được chia thành 3 tầng: định hướng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành. Các cơ sở giáo dục ĐH trong mỗi tầng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: Hạng 1, hạng 2, hạng 3. Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục ĐH có điểm cao nhất; hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục ĐH có điểm thấp nhất và hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục ĐH không thuộc hạng 1 và 3. Phân tầng cơ sở giáo dục ĐH được thực hiện theo chu kỳ 10 năm và xếp hạng cơ sở giáo dục được thực hiện theo chu kỳ 2 năm. Đây là bước đi khởi đầu cho các trường ĐH Việt Nam xác định được thứ hạng và phân tầng của mình trên con đường hội nhập GD và KH-CN trong khu vực và thế giới. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 4 Môhình và tiêu chí đánh giá của Webometrics. Hiện nay, có 4 hệ thống xếp hạng thế giới được các trường ĐH Việt Nam biết và quan tâm nhiều: (1) bảng xếp hạng đại học thế giới QS (Quacquarelli Symonds), Anh quốc; (2) xếp hạng năng lực công bố quốc tế của Scimago Lab; (3) xếp hạng cả về mức độ số hóa các thư tịch khoa học trên website năng lực công bố quốc tế của Webometrics Lab; (4) và xếp hạng về chất lượng học thuật URAP (University Ranking by Acdemic Performance) của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, xếp hạng theo độ đo Webometrics đã thể hiện được nhiều ưu điểm, vượt trội hơn các phương pháp khác và ngày càng được thừa nhận rộng rãi[2], [3], [4]. Về cơ bản, cơ sở của xếp hạng Webometrics dựa trên 4 chỉ số đo: S – V – R – Sc. Trong đó, S (Size, kích cỡ của website) là chỉ số thể hiện số lượng trang Web xuất hiện dưới cùng 1 tên miền trên 4 công cụ tìm kiếm: Google, Yahoo, Live search và Exalead; V (Visibility, khả năng nhận diện) là chỉ số thể hiện các đường dẫn từ bên ngoài liên kết đến các kết nối bên trong trên một tên miền được xác định dựa trên 3 công cụ tìm kiếm: Yahoo, Live search và Exalead; R (Rich file, độ phong phú các tập tin) là chỉ số thể hiện số lượng các loại file dạng .doc, .pdf, .ppt, .psđược xác định trên công cụ tìm kiếm Google; Sc (Scholar, công bố nghiên cứu trên mạng) là chỉ số các bài báo khoa học, cùng các trích dẫn trên một tên miền trường qua công cụ Google Scholar. Tỷ trong đánh giá của các chỉ số đo cũng khác nhau, nếu như trước đây phân bổ đánh giá của Webometrics là: S (25%), V (50%), R (12,5%) và Sc (12,5%) thì kể từ 31/7/2015 tỷ trong đánh giá đã thay đổi dựa trên yêu cầu thực tế, với S (10%), V (50%), R (10%) và Sc (30%). Theo thay đổi này, mức độ đánh giá độ số hóa của Website Nhà trường và công bố khoa học được đánh giá rất cao. Độ số hóa là 1 tiêu chí quan trong chiếm 50% điểm đánh giá của hệ thống Webometrics, xu hướng đánh giá công bố khoa học là yếu tố thứ 2 trong hệ thống này, điểm số thay đổi sau khi đổi mới để thích nghi với xu hướng phát triển hiện tại từ 12,5% lến đến 30%. 3. Thách thức và giải pháp áp dụng tại Trƣờng ĐHXD Miền Trung 3.1. Thực trạng hiện tại Kể từ khi thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung theo Quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3, tiền thân là Trường Trung học Xây dựng số 6, được thành lập vào ngày 14/02/1976, Nhà trường đã xác định trách nhiệm to lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý Nhà trường hướng mục tiêu xây dựng hình ảnh Nhà trường và nâng số lượng công bố khoa học, bước đầu hội nhập giáo dục và khoa học công nghệ trong khu vực và thế giới. Trong trách nhiệm đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển toàn diện của Nhà trường. Thế nhưng, trong 5 năm từ 2011-2015, thành tựu nghiên cứu khoa học vẫn dừng lại ở các nghiên cứu khoa học cấp trường dưới dạng biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 5 khảo(Hình 1), các đề tài, dự án khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh vẫn còn ít và hiệu quả ứng dụng vào giảng dạy, chuyển giao công nghệ chưa cao (Hình 2), các công bố khoa học trong nước và quốc tế đứng tên Trường ĐH Xây dựng Miền Trung còn ít, chủ yếu là giảng viên của Trường đạt được trong quá trình đào tạo sau đại học và liên kết cộng tác với các nhà khoa học Trường/Viện khác trong nước và quốc tế (Hình 3). Hình 1: Số lượng Giáo trình, tài liệu giảng day và bài thông báo KH&CN giai đoạn 2011-2015. Nguồn: Phòng KH&HTQT (ĐHXD Miền Trung) Hình 2: Đề tài NCKH cấp trường, cấp bộ giai đoạn 2011-2015. Nguồn: Phòng KH&HTQT (ĐHXD Miền Trung) Hình 3: Xuất bản và công bố quốc tế của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, tính đến thời điểm hiện tại. Nguồn: Phòng KH&HTQT (ĐHXD Miền Trung) 3.2. Thách thức& giải pháp Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triểncủa Nhà trường, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động khoa học và công nghệ Nhà trường, nâng cao Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 6 số lượng công bố khoa học và cải thiện hình ảnh trong nước và quốc tế, cụ thể như sau: Một là, Đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên không ngừng phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn và phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn liền và không tách rời giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy, lấy kết quả NCKH phục vụ cho công tác đào tạo và phục vụ thực tiễn. Điều này, từ trước đến nay, Nhà trường chưa thực hiện được; Hai là, Hội đồng khoa học Nhà trường phải xây dựng chiến lược, định hướng nghiên cứu khoa học cho từng năm và phương hướng hoạt động cho từng giai đoạn. Các đề tài NCKH của cán bộ, giảng viên phải đảm bảo về số lượng và chất lượng, tách rời nhiệm vụ KH&CN biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình với nhiệm vụ NCKH thực nghiệm, ứng dụng sản xuất. Sự phát triển NCKH thực nghiệm và sản xuất sẽ đảm bảo kết quả nghiên cứu, phục vụ viết báo khoa học xuất bản các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, ứng dụng chuyển giao công nghệ ra thực tế; Ba là, Để nâng cao trình độ chuyên môn và hướng đến các đề tài NCKH thực tế có chất lượng như hai giải pháp trên đây, cán bộ, giảng viên phải chủ động mở rộng phát triển nhóm nghiên cứu hoặc trong trường hoặc liên kết ngoài trường nhằm nâng cao năng lực NCKH, từ đó có cơ sở tiếp cận, thực hiện các dự án đề tài cấp tỉnh, cấp bộ và Nhà nước. Bởi hiện tại, các cá nhân nghiên cứu tại trường mang tính độc lập, chưa kết nối các nhà khoa học với nhau, do vậy, những dự án khoa học với nguồn kinh phí lớn từ Tỉnh và Trung ương chưa thể tiếp cận được. Đa số các dự án khoa học với nguồn kính phí lớn mới đảm bảo cho quá trình công bố khoa học quốc tế. Bên cạnh đó, dựa vào hoạt động của dự án, cán bộ, giảng viên có cơ hội tham gia các diễn đàn khoa học, hội thảo quốc tế về lĩnh vực chuyên môn phụ trách, tiếp cận các nhà khoa học thế giới và nhận thức được xu hướng phát triển lĩnh vực nghiên cứu, hạn chế các nghiên cứu ngõ cụt, khó ứng dụng và khó xuất bản; Bốn là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm nhiều vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sản phẩm công bố khoa học. Nhà trường tạo cầu nối cho Giảng viên tiếp cận với các Giáo sư, các nhà khoa học quốc tế từ đó mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học, dự án liên kết quốc tế. Nhà trường có thể lập Quỹ ủng hộ cho các dự án liên kết quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công bố khoa học. Nhà trường nâng cao số hóa các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ đưa lên website Nhà trường, đây là giải pháp giúp mang hình ảnh Nhà trường ra thế giới, giúp các hệ thống đánh giá, phân hạng các trường Đại học của các tổ chức uy tín có cơ sở đánh giá và đưa vào tiêu chí xếp loại; Năm là, Giảng viên phải tự nâng cao ngoại ngữ.Ngoại ngữ là một công cụ quan trọng trong thời kỳ thế giới đang xích lại gần nhau và hội nhập toàn cầu.Ngoại ngữ giúp giảng viên tiếp xúc được nền khoa học mới đang cập nhật trên phương tiện đại chúng hàng giờ, hàng ngày.Ngoại ngữ giúp kết quả Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 7 nghiên cứu của giảng viên và kết quả nghiên cứu của nhà khoa học thế giới được liên thông, kết nối nhau. Đơn giản hơn, ngoại ngữ giúp mang hình ảnh Nhà trường ra thế giới qua công bố khoa học và các hội thảo quốc tế. Do vậy, hội nhập giáo dục, khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới không thể không phủ nhận vài trò của ngoại ngữ. 4. Kết luận Trên cơ sở cung cấp những thông tin thành tựu khoa học và công nghệ, giáo dục của các trường Đại học của Việt Nam so với khu vực và thế giới, một hệ thống đánh giá trường Đại học theo tiêu chí của Webometrics đã được tìm nghiên cứu, tìm hiểu và giới thiệu. Bài báo cũng đưa ra nhìn nhận thẳng thắn vị trí của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, những tồn tại, hạn chế và thách thức hiện nay. Từ đó, tác giả đã nêu ra các giải pháp mà tập thể Nhà trường và cán bộ, giảng viên cần phải thực hiện để cùng nhau xây dựng năng lực nghiên cứu cá nhân, đưa sự phát triển của Nhà trường theo đúng hướng với các trường Đại học trong nước và quốc tế. Tuy các giải pháp đưa ra còn mang tính tổng quát, thực hiện và triển khai sẽ còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng cán bộ, giảng viên, cơ sơ vật chất, điều kiện địa lýhiện tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cơ sở dữ liệu Web of Knowledge của NXB Thomson Reuters.www.webofknowledge.com. [2] Đinh Ái Linh, Trần Trí Trinh. 2015. Bảng xếp hạng QS châu Á và khả năng hiện diện của các trường Đại học Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015), 50-57. [3] Nguyễn Văn Tuấn. Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn. [4] Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đánh giá và xếp hạng các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. Ban liên lạc cá trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. 2010. [5] Đỗ Đình Thái, Hồ Văn Bình và Lê Chi Lan. 2013. Một số công tác chuẩn bị cho một trường Đại học tham gia xếp hạng trên Webometrics. Tạp chí Khoa học- ĐHSP TPHCM, số 45, 194-200. [6] Acedemic Ranking of World Universities, [7] Times Higher Education Supplement, [8] Ranking Web of Universities,
Tài liệu liên quan