Truyện dân gian 3

Hạt lúa thần Tục truyền, hạt lúa thời vua Hùng mới dựng nước to như cái thuyền con, khi chín thì tự lăn về nhà. Chỉ vì chị vợ của quan lang lười biếng và nóng nảy đã làm thần lúa giận bỏ đi. Từ đấy, những hạt lúa ngày càng bé đi và mỗi lần lúa chín, người dân lại phải gặt lúa về. Tục truyền ngày xưa khi vua Hùng mới dựng nước, ven các con sông Thao, sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Cư dân Văn Lang vẽ chàm vào người xuống đồng bắt cá về ăn. Vùng đồng kẻ Gáp, kẻ Vầy cá nhiều vô kể, ăn cá mãi cũng chán. Các cụ già làng thường thấy trên những bãi bồi hàng năm nở lên những vạt cây tốt nhanh, lá giống lá mía, thân như thân lau, nở từng bụi sum suê, bông trĩu, quả to, có quả như cái thuyền con, khi quả chín rụng xuống đất, chim sóc cứ mổ mà ăn không xuể. Các già làng liền rủ nhau lấy rìu bổ ăn thử, ăn vào đến đâu thấy dễ chịu đến đấy, nếu đem cho vào ống nứa đốt như nấu khoai mài, ăn thấy càng thơm ngon. Thấy vậy, dân làng rủ nhau đi nhặt về để dành ăn vào mùa đông rét mướt. Nhưng có năm cây vẫn tốt, lúc ra hoa trời nắng bóng lại lép kẹp, bông thì to nhưng cứ giơ thẳng lên trời như những mũi mác, cả làng cả bản tha hồ đốt cây trầm hương gọi là vía, gọi hồn hạt cũng không to, bông vàng không trĩu xuống. Vua Hùng thấy vậy, cùng các già làng tìm một ngọn núi cao im lặng trèo lên trên đỉnh, đốt hương khấn vái bốn phương mong Long Quân về phù hộ. Vua Hùng cùng các già làng cầu khấn mãi từ sáng đến hết đêm. Sáng hôm sau, bỗng nhiên trời nổi sấm sét, mưa từ đâu như trút nước xuống, rồi từ trong đám mưa có vị thần nói to lên rằng: "Từ nay trở đi cứ sáng mồng một Tết, nhà nào cũng phải quét sạch nhà cửa cổng ngõ sân bãi đến giờ "dần" sẽ có lúa thần về mới được ăn, bằng trái ý là lúa bay đi". Tan cơn mưa, vua Hùng và các già làng như tỉnh giấc mộng, nhìn thấy ngay trước mắt mình một hạt lúa thần thật to bằng chiếc thuyền ba cắng.

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Truyện dân gian 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạt lúa thần Tục truyền, hạt lúa thời vua Hùng mới dựng nước to như cái thuyền con, khi chín thì tự lăn về nhà. Chỉ vì chị vợ của quan lang lười biếng và nóng nảy đã làm thần lúa giận bỏ đi. Từ đấy, những hạt lúa ngày càng bé đi và mỗi lần lúa chín, người dân lại phải gặt lúa về. Tục truyền ngày xưa khi vua Hùng mới dựng nước, ven các con sông Thao, sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Cư dân Văn Lang vẽ chàm vào người xuống đồng bắt cá về ăn. Vùng đồng kẻ Gáp, kẻ Vầy cá nhiều vô kể, ăn cá mãi cũng chán. Các cụ già làng thường thấy trên những bãi bồi hàng năm nở lên những vạt cây tốt nhanh, lá giống lá mía, thân như thân lau, nở từng bụi sum suê, bông trĩu, quả to, có quả như cái thuyền con, khi quả chín rụng xuống đất, chim sóc cứ mổ mà ăn không xuể. Các già làng liền rủ nhau lấy rìu bổ ăn thử, ăn vào đến đâu thấy dễ chịu đến đấy, nếu đem cho vào ống nứa đốt như nấu khoai mài, ăn thấy càng thơm ngon. Thấy vậy, dân làng rủ nhau đi nhặt về để dành ăn vào mùa đông rét mướt. Nhưng có năm cây vẫn tốt, lúc ra hoa trời nắng bóng lại lép kẹp, bông thì to nhưng cứ giơ thẳng lên trời như những mũi mác, cả làng cả bản tha hồ đốt cây trầm hương gọi là vía, gọi hồn hạt cũng không to, bông vàng không trĩu xuống. Vua Hùng thấy vậy, cùng các già làng tìm một ngọn núi cao im lặng trèo lên trên đỉnh, đốt hương khấn vái bốn phương mong Long Quân về phù hộ. Vua Hùng cùng các già làng cầu khấn mãi từ sáng đến hết đêm. Sáng hôm sau, bỗng nhiên trời nổi sấm sét, mưa từ đâu như trút nước xuống, rồi từ trong đám mưa có vị thần nói to lên rằng: "Từ nay trở đi cứ sáng mồng một Tết, nhà nào cũng phải quét sạch nhà cửa cổng ngõ sân bãi đến giờ "dần" sẽ có lúa thần về mới được ăn, bằng trái ý là lúa bay đi". Tan cơn mưa, vua Hùng và các già làng như tỉnh giấc mộng, nhìn thấy ngay trước mắt mình một hạt lúa thần thật to bằng chiếc thuyền ba cắng. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, cứ khoảng tháng bảy, tháng tám khi nước các con sông rút đi là tất cả cư dân Văn Lang, cùng với vua Hùng nghe theo lời thần dạy, ra những bãi bồi ven sông cày bừa vun xới, chăm chút nâng niu những cây lúa thần. Từ đấy năm nào lúa cũng về đều đặn, dân cư no lành, vui mừng ca hát, nhảy múa. Nhưng bỗng một năm có hai vợ chồng nhà quan lang còn trẻ, chị vợ ngủ trưa, khi mở mắt ra những tia sáng của thần trời đã le lói chiếu qua khe liếp nhà, mới vội vàng cầm chổi đi quét sân. Chị vợ đang quét thì lúa tới giờ đã lăn từ ngoài bãi bồi lăn về. Hạt lúa thật to, thật đẹp, nhưng cổng nhà rác quá, lúa không vào được, chị vợ sợ chồng mắng mới quay ra mắng lúa: "Lúa gì mà chưa đến giờ đã mò về". Lúa giận rồi bỏ đi. Trước khi đi, lúa còn bảo: "Nhà chị lười quá, từ nay cứ lấy ngoèo tre, lưỡi sắt cắt từng bông chứ đừng hòng ta lăn về cho mà ăn nữa". Chị vợ hối hận chạy theo van nài, nói thế nào cũng không được. Lúa thần bay đi, cư dân Văn Lang lại lao đao vì thiếu cái ăn. Vua Hùng lại phải cùng các già làng lên đỉnh núi cầu khấn trời đất, thắp hương suốt ngày đêm, gọi vía lúa, lúa thần vẫn không về. Còn những cây lúa hằng năm vẫn chăm sóc ở bãi bồi ven sông thì lá bé đi, bông nhỏ lại chỉ bằng phần nghìn, phần vạn hạt lúa thần và phải lấy cái ngoèo tre, đóng một miếng sắt (gọi là liềm) đi cắt từng bông một mang về. Từ đó, hằng năm cứ sắp đến mùa lúa nở, cư dân Văn Lang và vua Hùng lại cầu khấn thần lúa. Và mỗi khi nước sông rút đi, lại ra sức chăm sóc những cây lúa ven sông rồi mang ngoèo tre, lưỡi sắt đi cắt từng bông lúa mang về. Nàng Cu Pên (Truyện cổ dân tộc Tà Ôi) Ngày xửa, ngày xưa ở trên một vùng núi cao phía bắc dãy Trường Sơn có chàng Đào Lu dũng mãnh, tuấn tú và nàng Cu Pên xinh đẹp thuỳ mị nết na. Hai người ở cách nhau một ngọn đèo cao quanh năm mây phủ, không một dấu chân người. Ngọn gió thổi qua ngọn đèo cao luôn kể cho họ nghe về nhau, nhưng không được thấy mặt nhau, vì thế ngày đêm họ ao ước được gặp nhau và mong sao sẽ nên vợ nên chồng. Ao ước mãi không được, chàng Đao Lu bèn giắt tên nỏ, xách gươm đi tìm nàng Cu Pên. Ngay lúc ấy, nàng Cu Pên cũng mặc váy đẹp nhất, đeo gùi chứa đầy lương khô, tay mang dao rừng lên đường đi tìm chàng Đào Lu. Họ phạt cây mở lối, vượt qua ngọn đèo chưa bao giờ có dấu chân người để tìm nhau. Đào Lu khoẻ hơn, dũng mãnh hơn, nên đi nhanh hơn, đã vượt qua được ngọn đèo và tiến về phía quê hương Cu Pên. Vô tình hai người gặp nhau bên bờ một dòng suối lớn. Tuy không ai biết ai nhưng vừa gặp nhau cả hai đã bàng hoàng e thẹn. Chàng hỏi: Ta đi tìm nàng Cu Pên nên rạch rừng đi lối này, tại sao lại gặp nàng ở đây? Nàng nói: Em chính là Cu Pên, em cũng phát rừng mở lối đi tìm chàng Đào Lu phải chăng chàng chính là Đào Lu? Hai người nhận ra nhau, tay cầm tay, mặt nhìn mặt, nghẹn ngào sung sướng. Vừa lúc đó có một chiếc thuyền của tên chúa từ xa tới. Thấy nàng Cu Pên xinh đẹp, tên chúa sai quân lên mời nàng xuống thuyền ăn với hắn miếng trầu. Nàng Cu Pên tưởng chúng thực tình, vừa bước xuống thuyền tên chúa liền sai rút ván chèo thuyền chạy như bay. Đào Lu đuổi theo bắn tên phóng lao nhưng không kịp. Chàng chỉ biết nhìn theo con thuyền đã cướp Cu Pên mà khóc. Thuyền trôi hết suối đến sông. Nàng Cu Pên không khóc nữa, vì biết có khóc cũng không thoát khỏi tay lũ người ác. Phải nghĩ ra một kế gì mới mong thoát nạn về với Đào Lu. Nhìn thâý giống cây Gơ rên mọc bên dòng sông nàng Cu Pên tự nhủ: Cái cây Gơ rên lá xanh quả chín vàng giống quả xoài rừng thơm ngon này sẽ cứu ta đây. Nàng nói: Ai muốn cứu ta thì hái cho ta một quả Gơ rên chín nhất. Nghe Cu Pên nói vậy, tất cả binh lính quan quân của chúa ác đều tranh táp thuyền vào bờ và tranh nhau leo lên cây như một lũ khỉ. Cả tên chúa ác cũng leo lên. Thấy vậy nàng Cu Pên nói thêm: Không kể quan quân, không kể chúa và nô lệ, hễ ai ngắt được quả Gơ rên chín nhất thì được nắm tay ta và được ăn đời ở kiếp với ta. Nghe thấy thế bọn giặc rút kiếm chém nhau để giành bằng được quả chín nhất hòng được kết duyên cùng nàng Cu Pên xinh đẹp. Nhân cơ hội ấy nàng Cu Pên cướp lấy tay lái thuyền, cho thuyền lách bến trôi theo dòng sông cuồn cuộn chảy. Thuyền trôi trong đêm thâu, một mình nàng Cu Pên ôm mặt khóc. Tiếng khóc của nàng vẳng đến tận trời. Trời động lòng thương sai hai người con trai xuống hạ giới xem ai khóc. Hai chàng trai bay xuống con thuyền trôi vô định, thấy một cô gái khóc, tưởng nàng khóc vì những người cùng đi đã chết dưới gốc cây Gơ rên. Hai chàng bèn biến thành hai con vượn, nhẩy nhót reo hù trên cây Gơ rên. Một con giả vờ ngã từ trên ngọn cây xuống chết. Con kia bèn cắn vỏ cây Gơ rên nhai, lấy nước phun vào con vượn chết. Lập tức con vượn kia sống dậy khoẻ mạnh như thường, rồi hai con cùng biến mất. Nàng Cu Pên đoán biết vượn bầy cách cứu người bèn bỏ thuyền leo lên cây bóc vỏ cây quý chất đầy thuyền, rồi lấy xà tích của chúa ác mặc vào giả làm đàn ông, nhổ sào thuyền trôi theo dòng. Thuyền đến làng kia. Cu Pên chợt nghe tiếng khóc của dân làng đang làm lễ chôn cất một cô gái vừa mới chết. Cu Pên bảo họ: Dân làng đừng khóc nữa, tôi có phép làm cô gái xinh đẹp này sống lại. Dứt lời, Cu Pên nhai vỏ cây thần phun vào mặt cô gái, lập tức cô gái hồng hào đôi má và chớp chớp mắt tỉnh dậy. Dân làng vui mừng có giữ người thầy thuốc nhân hậu tài ba ở lại. ở với dân làng nhưng Cu Pên không nguôi nhớ người mình yêu. Một hôm nàng lập một cái chòi cao giữa ngã ba đường, đặt cái lược mà Đào Lu tặng nàng lúc gặp nhau lên chòi rồi bảo dân làng rằng: Nếu có ai cầm cái lược này mà khóc thì giữ lại mang đến cho tôi ngay. Sau vài tuần trăng, quả thật có một chàng trai dừng lại bên chòi uống nước, trông thấy cái lược ngà liền cầm lấy ngắm nghía rồi than khóc. Dân làng bèn giữ lại và đem đến cho vị thần y của làng mình, nhưng vừa đến nơi, dân làng lạ quá, vị thầy thuốc đã biến thành con gái từ lúc nào. Nàng chạy ra và reo lên. Chàng Đào Lu, em biết thế nào chàng cũng tìm ra. Chàng nắm tay Cu Pên mà nói rằng: Anh đi khắp trời cuối đất tìm em vì tin là em chờ anh. Dân làng biết tình yêu của hai người đều cảm động rơi nước mắt. Họ chúc cho hai người gắn bó đời đời trong tình yêu thắm thiết. Hai người dẫn nhau về làng xưa ra mắt xin bố mẹ được làm lễ thành hôn. Nhưng bố mẹ nàng Cu Pên giầu có không bằng lòng cho con gái lấy chàng Đào Lu nghèo khó. Cu Pên khóc mấy đêm liền xin cha mẹ thương cho mối tình của mình nhưng cha mẹ nàng một mực không ưng. Buồn quá nàng ra gốc dừa và khóc rằng: Dừa ơi, dừa rủ lá xuống đây che cho thân ta. Lá dừa rủ xuống, nàng Cu Pên nhân hậu và xinh đẹp nhắm mắt xuôi tay chết. Cha mẹ nàng vô cùng hối hận nhưng đã quá muộn. Họ làm lễ cúng linh đình, một con trâu, một cái chiêng và một cái gùi, chôn nàng theo nghi lễ sang trọng. Từ phía núi bên kia hay tin nàng Cu Pên không thắng nổi cha mẹ đã tự tìm đến cái chết, chàng Đào Lu cũng tìm đến cây dừa mà khóc rằng: Dừa ơi hãy rủ lá xuống đưa ta đi theo người yêu của ta. Chàng Đào Lu chết theo người yêu. Hồn chàng bay qua suối sâu, bay trên núi xanh vào làng mây trắng. Vừa đi chàng vừa gọi: ơ làng mây trắng ơi, có thấy nàng Cu Pên xinh đẹp đeo gùi đi qua đây không? ơ làng mây vàng ơi có thấy nàng Cu Pên nết na đeo chiêng đi qua đây không? ơ làng mây xanh ơi, có thấy nàng Cu Pên chung tình dắt trâu đi qua đây không?... Dân làng mây trắng, mây vàng, mây xanh đều đồng thanh trả lời chàng Đào Lu rằng: Nàng Cu Pên chờ chàng ở đây không được, vì nàng đã làm lễ gội đầu cho hồn nàng lên làng trời... còn chàng chàng chưa làm lễ gội đầu làm sao chàng vào cửa trời để gặp nàng Cu Pên xinh đẹp nết na chung tình. Vừa lúc ấy nàng Cu Pên từ trên làng trời gọi xuống rằng: Em vẫn đợi anh ở của làng trời, anh về bảo với mẹ cha làm lễ gội đầu cho hồn anh, anh lên đây ở với em mãi mãi. Hồn chàng Đào Lu lại vọng xuống trần gian xin cha mẹ làm lễ gội đầu. Nhà cha mẹ chàng nghèo không có trâu, không có chiêng để làm lễ. Cuối cùng hai ông bà già chỉ còn cách đan một cái gùi thật đẹp. Lệ trời không khe khắt như lệ trần gian, cái gùi đẹp cũng đủ làm lễ cho Đào Lu rồi, thế là Đào Lu được đi qua cửa nhà trời. Mãi đến lúc này, sau khi đã đi qua cửa nhà trời, nàng Cu Pên và chàng Đào Lu mới có thể sống đời đời bên nhau, gắn bó không gì có thể chia cắt được. Nàng Tô Thị Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi. Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không còn dám ngoái cổ lại. May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Đến khi người mẹ đi mò cua về thì thấy con gái đã ngồi dậy được. Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy thằng bé trở về, tìm khắp nơi cũng không thấy. Người mẹ nhớ con, sinh ra buồn phiền, ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi chết, bỏ lại Tô Thị một mình. Đứa con gái nhỏ được mấy người láng giềng cho ăn trong ít ngày, rồi hai vợ chồng người chủ hàng cơm đem đứa bé về nuôi để sai vặt. Sau đó, hai vợ chồng người chủ hàng cơm lên xứ Lạng mở hàng nem, đem Tô Thị đi theo. Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp, lại nết na, siêng năng, nên được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng nghĩ cách tự làm ăn lấy. Bấy giờ hai vợ chồng người chủ hàng cơm đã có con cái đỡ đần, nên khi nàng xin ra ở riêng, bố mẹ nuôi đều ưng thuận. Đã học được nghề làm nem, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở Háng Cưa() tại Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến để thưởng thức nem ngon, cũng có người vừa thích nem vừa mê bóng mê gió cô hàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng cô hàng rất đứng đắn, làm cho mọi người đều vị nể. Thấm thoắt Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào. Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi, vẻ người tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Háng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon, lại có chỗ trọ rộng rãi, chàng liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một lần, hai lần, rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau, sau yêu nhau... Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang, sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực, lại được thêm mụn con, mối tình càng khăng khít. Một hôm, người chồng về nhà, thì vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Chàng vừa bế con ngồi trên bực cửa xem vợ gội đầu, vừa kể chuyện cho vợ nghe. Chợt thấy đầu vợ có cái sẹo to, chàng nói: - Đầu mình có cái sẹo to, thế mà bây giờ tôi mới biết. Thấy chồng hỏi một cách ân cần, nhân vui câu chuyện, Tô Thị kể tỉ mỉ cho chồng nghe những chuyện xảy ra hồi nàng còn bé. Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên xứ Lạng, rồi ở luôn đây cho đến bây giờ... Biết bao đau thương, buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm: "Sao mình lại không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn! Thôi mình đã lấy lầm em ruột mình rồi!... Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết, nên đã chạy trốn, đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người Trung Quốc buôn thuốc Bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là họ Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng, Cao Bằng - Lạng Sơn, chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình mình ở miền xuôi không còn một ai nữa; quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn tưởng nhớ để làm gì!... Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên không biết chồng mình đang ở vào những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế, Tô Văn càng không muốn để nàng biết sự thực. Ai lại để cho người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết một việc loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm gỡ mối cho xong. Thôi hay là lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác, Văn nghĩ thế, rồi anh nghĩ cách để đi. Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường anh mới nói với vợ: - Anh đã đăng lính rồi, em ạ. Sớm mai thì lên đường. Đi chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về, và cũng có khi lâu hơn... Mình ở nhà nuôi con; còn về phần mình, mình cứ tự định liệu, nếu nhỡ ra... Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách kỳ lạ như thế! Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm, cho việc mình đi như vậy là giải thoát. Từ ngày chồng đi rồi, Tô Thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng. Ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng được tai qua nạn khỏi, chóng được trở về, cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ phao tin là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào tiếng là hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại, không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân, chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng đành hẹn với nó một kỳ hạn, để về sau tìm kế khác. "Biết đâu đến ngày ấy, chồng mình lại chả về!" - Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đỏ cả mắt mà chàng vẫn không về cho. Nàng ôm con lên chùa Tam Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót, nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp lòe khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một to. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót. Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Nàng Tô Thị bế con đã hóa đá tự bao giờ(). Ngày nay, còn truyền lại câu ca: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh... Nghè hóa cọp Ngày xưa, ở một làng kia, có một thanh niên bố chết từ hồi hắn còn nhỏ và để lại cho hắn một gia sản khá lớn. Hắn dư của ăn học, thường nói với mọi người trong làng: "Thầy tôi khi xưa làm một chức quan nhỏ; tôi nhất định sẽ làm to hơn". Rồi đối với những người không ưa, hắn nói: "Ông mà đỗ ông nghè thì chúng bay chết với ông". Đến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Đỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Đối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được. Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Đỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước. Đường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Đến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được người võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ "chí thanh cao" của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay... Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh. Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người... Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính thú được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng t
Tài liệu liên quan