1. Lí do chọn đề tài
Chữ Hán là một trong ba hệ thống văn tự cổ xưa nhất thế giới còn được tiếp tục
sử dụng cho đến ngày nay. Chữ Hán đã xuyên suốt lịch sử mấy ngàn năm của Trung
Quốc, do đó, nó mang bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa và có những ảnh hưởng
nhất định đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa động vật, do Trung Quốc cũng là
một đất nước nông nghiệp, cuộc sống con người từ xưa đến nay vẫn có mối quan hệ
khăng khít với các loại động vật, các đặc trưng, tập tính của động vật dường như đã
được khắc họa trong từng con chữ. Trong kho tàng thành ngữ tiếng Trung thì các thành
ngữ liên quan đến động vật chiếm một con số đáng kể. Do vậy, chúng tôi muốn xuất
phát từ góc độ chữ Hán để tìm hiểu văn hóa động vật, nghiên cứu phân tích mối tương
quan về văn hóa giữa chữ Hán và thành ngữ động vật, từ đó ứng dụng trong việc dạy và
học thành ngữ động vật trong tiếng Trung.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ góc độ chữ Hán tìm hiểu văn hóa động vật để ứng dụng trong việc dạy và học thành ngữ động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017
279
TỪ GÓC ĐỘ CHỮ HÁN TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐỘNG VẬT
ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC THÀNH NGỮ ĐỘNG VẬT
Giang Huệ Binh,
Diệp Bữu Bữu,
Huỳnh Tiểu Ngọc,
Phan Tạ Thanh Duyên
(Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Trung)
GVHD: TS Trương Gia Quyền
1. Lí do chọn đề tài
Chữ Hán là một trong ba hệ thống văn tự cổ xưa nhất thế giới còn được tiếp tục
sử dụng cho đến ngày nay. Chữ Hán đã xuyên suốt lịch sử mấy ngàn năm của Trung
Quốc, do đó, nó mang bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa và có những ảnh hưởng
nhất định đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa động vật, do Trung Quốc cũng là
một đất nước nông nghiệp, cuộc sống con người từ xưa đến nay vẫn có mối quan hệ
khăng khít với các loại động vật, các đặc trưng, tập tính của động vật dường như đã
được khắc họa trong từng con chữ. Trong kho tàng thành ngữ tiếng Trung thì các thành
ngữ liên quan đến động vật chiếm một con số đáng kể. Do vậy, chúng tôi muốn xuất
phát từ góc độ chữ Hán để tìm hiểu văn hóa động vật, nghiên cứu phân tích mối tương
quan về văn hóa giữa chữ Hán và thành ngữ động vật, từ đó ứng dụng trong việc dạy và
học thành ngữ động vật trong tiếng Trung.
2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi mười hai con giáp, hướng đến
mối quan hệ giữa mười hai con giáp với chữ Hán, từ đó sử dụng những thành ngữ liên
quan để làm cầu nối cho bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu của chúng tôi không đề cập
đến nguồn gốc, văn hóa cũng như mối liên hệ giữa thiên can địa chi và mười hai con
giáp.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lí luận
Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này có thể làm cầu nối để tiếp cận với văn hóa
chữ Hán, trong một mức độ nào đó có thể bổ sung vào khoảng trống mà những người
nghiên cứu trước đó đã bỏ qua, đồng thời cũng có thể trở thành luận cứ cho những
nghiên cứu liên quan đến chữ Hán và động vật.
Ý nghĩa thực tiễn
Thành ngữ về động vật là cụm từ cố định được tạo thành do sự tổ hợp của các
chữ Hán, đo đó hiểu rõ được hình tượng động vật ẩn chứa trong chữ Hán sẽ có tác dụng
quan trọng trong việc học thành ngữ: Đầu tiên là từ góc độ của chữ Hán để có cái nhìn
tổng quát về văn hóa, sau đó liên hệ với những thành ngữ có liên quan đến động vật,
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
280
làm cho người học có thể hiểu thấu đáo mối quan hệ giữa từ vựng có liên quan đến
động vật và văn hóa ẩn trong chữ Hán, đạt đến tính đồng bộ giữa từ - ngữ - văn hóa
trong việc học, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả trong quá trình học. Đồng thời,
người học có thể thông qua chữ Hán để phân tích sắc thái tình cảm có trong những
thành ngữ liên quan đến động vật, phân biệt rõ ràng nghĩa tốt và xấu của thành ngữ về
mười hai con giáp, từ đó không chỉ làm giảm lỗi trong việc sử dụng thành ngữ, mà còn
có thể phát huy khả năng tư duy của người học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bước đầu chúng tôi thu thập những tài liệu, bao gồm sách, các bài luận văn, v.v
có liên quan đến phương pháp tạo chữ Hán, nét văn hóa ẩn bên trong chữ Hán và
những thành ngữ liên quan đến động vật ở thư viện và các trang mạng, sau đó tiến hành
phân tích các tài liệu. Kế tiếp, chúng tôi thu thập những thành ngữ có liên quan đến
mười hai con giáp rồi tiến hành phân tích nghĩa xấu, nghĩa tốt và nghĩa trung tính của
những thành ngữ đó, sau đó thống kê lại số lượng của từng loại nghĩa và tỉ lệ mỗi loại
nghĩa chiếm trong từng con giáp. Kế đến chọn ra những thành ngữ thường dùng trong
bảng thống kê thành ngữ, từ đó phân tích hình tượng mười hai con giáp trong những
thành ngữ thường dùng.
Cuối cùng xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát những sinh viên năm ba, năm
tư Khoa Trung của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM. Chúng tôi đã tiến hành
hai lần khảo sát, lần một khảo sát cách học thành ngữ cũng như những kiến thức về
thành ngữ của các bạn sinh viên thuộc chuyên ngành tiếng Trung trong hai trường đại
học nêu trên, lần hai chúng tôi đã thêm vào kết quả nghiên cứu của mình để tiến hành
kiểm chứng cách học thành ngữ động vật thông qua việc tìm hiểu văn hóa động vật
trong chữ Hán sẽ mang lại hiệu quả như thế nào cho các bạn sinh viên. Sau hai lần
khảo sát chúng tôi tiến hành rút ngẫu nhiên 90 bảng hỏi cho mỗi lần khảo sát, sau đó
chúng tôi chỉnh lí và thống kê số liệu, để cho ra tỉ lệ làm đúng trong hai lần khảo sát
của các bạn sinh viên.
5. Nội dung nghiên cứu
Phần nội dung của đề tài chủ yếu được chia làm ba chương chính, nội dung của
từng chương lần lượt như sau:
5.1. Đôi nét về văn hóa động vật trong chữ Hán
Người Trung Quốc xưa thông qua việc quan sát môi trường xung quanh để tạo ra
chữ viết, thế nên trong những con chữ về động vật sẽ mang đậm văn hóa động vật. Văn
hóa động vật khi ứng dụng vào việc dạy và học thành ngữ động vật, thì sẽ có thể giúp
cho người học phân biệt rõ sự khác biệt về nghĩa văn hóa trong thành ngữ động vật
giữa tiếng Trung và tiếng Việt.
5.2. Từ góc độ chữ Hán tìm hiểu về văn hóa động vật
Năm học 2016 - 2017
281
Xuất phát từ hình dạng của chữ Hán (tham khảo quyển “Thuyết Văn Giải Tự” của
Hứa Thận thời Đông Hán, đây là quyển từ điển đầu tiên sắp xếp các chữ Hán theo bộ
thủ, và cũng là một trong những quyển từ điển xuất hiện sớm nhất trên thế giới), tìm
hiểu về văn hóa động vật bên trong đó, từ đó đúc kết ra cách nhìn của người xưa đối
với động vật, tiếp sau đó móc nối với các thành ngữ có mang hình ảnh động vật, nhằm
xác định nét văn hóa động vật trong chữ Hán và trong thành ngữ, sau khi nghiên cứu
phân tích thì chúng tôi có được kết luận về văn hóa động vật trong tiếng Trung như
sau:
Chuột đa phần được ví với những sự vật xấu, thường mang nghĩa “thấp
kém”, “thấp hèn”, “xấu xí”.
Trâu được dùng để biểu thị sự “cao to khỏe mạnh”, “cần cù siêng năng”,
nhưng bên cạnh đó cũng mang nghĩa “cố chấp”, “ngu đần”.
Hổ được xem như loại chúa tể trong rừng xanh nên mang nghĩa “dũng
mãnh”, “oai hùng”, nhưng do đặc trưng của loại thú dữ nên cũng mang nghĩa “hung
ác”, “tàn bạo”.
Thỏ trong quan niệm người Trung Quốc mang nghĩa “nhanh nhẹn”, “nhu
nhược” và “gian xảo”.
Rồng là loại động vật mà dân tộc Trung Hoa sùng bái, thế nên rồng trong
tiếng Trung thường mang nghĩa “cao quý”, “quyền uy” và “sức mạnh”.
Rắn cũng đa phần được dùng để biểu thị nghĩa xấu như là “nhẫn tâm”, “gian
ác”, “độc ác”.
Ngựa đóng vai trò quan trọng trong những cuộc chiến tranh vào thời xưa, do
đó khi nhắc đến ngựa người ta thường liên tưởng đến nghĩa “nhanh chóng”, “phóng
nhanh” và “sức chiến đấu”.
Dê là loại gia súc dễ nuôi thế nên trong văn hóa động vật dê thường mang
nghĩa “ngoan ngoãn”, “dè dặt”, “yếu ớt”.
Khỉ tuy thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại vô cùng tinh nghịch, thế nên khỉ
tượng trưng cho sự “hấp tấp”, “xấu xí” và “nghịch ngợm”.
Gà thuộc loại gia cầm, do kích thước và thể trọng kém xa so với các loại gia
súc khác, thế nên gà được dùng để biểu thị sự “nhỏ bé”, “tầm thường”, “nhỏ nhặt”.
Chó tuy gắn liền với cuộc sống con người, nhưng trong quan niệm của người
Trung Quốc thì cho rằng chó đồng nghĩa với “thấp hèn”, “tầm thường”, thậm chí mang
nghĩa “sỉ nhục”.
Heo được đánh giá thấp nhất trong tất cả mười hai con giáp, chúng thường
được dùng để chửi mắng người khác, mang những nghĩa như “đê tiện”, “vô dụng”.
5.3. Ứng dụng văn hóa động vật trong việc dạy và học thành ngữ
Sau hai lần khảo sát chúng tôi tổng cộng chọn ngẫu nhiên 180 bảng hỏi (mỗi lần
90 bảng), sau đó tiến hành thống kê số liệu, cụ thể như sau:
STT Động vật
Tỉ lệ trả lời đúng (>30%) Tỉ lệ trả lời đúng (<80%)
Khảo sát L1 Khảo sát L2 Khảo sát L1 Khảo sát L2
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
282
1 Chuột
60 19 8 39
66.67% 21.11% 8.89% 43.33%
2 Trâu
52 14 0 7
57.78% 15.56% 0.00% 7.78%
3 Hổ
65 44 3 10
72.22% 48.89% 3.33% 11.11%
4 Thỏ
47 29 5 9
52.22% 32.22% 5.56% 10.00%
5 Rồng
50 25 1 9
55.56% 27.78% 1.11% 10.00%
6 Rắn
19 1 33 69
21.11% 1.11% 36.67% 76.67%
7 Ngựa
32 12 5 25
35.56% 13.33% 5.56% 27.78%
8 Dê
35 8 18 51
38.89% 8.89% 20.00% 56.67%
9 Khỉ
31 14 13 46
34.44% 15.56% 14.44% 51.11%
10 Gà
33 12 19 31
36.67% 13.33% 21.11% 34.44%
11 Chó
24 9 19 65
26.67% 10.00% 21.11% 72.22%
12 Heo
49 20 41 70
54.44% 22.22% 45.56% 77.78%
Từ đó quy nạp những nguyên nhân gây nên lỗi của sinh viên khi học thành ngữ
động vật trong tiếng Trung, bao gồm các nguyên nhân:
+ Chịu ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ;
+ Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt – Trung;
+ Chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tâm lí về văn hóa của dân tộc;
+ Không nắm rõ về văn hóa động vật Trung Quốc;
+ Bị hạn chế bởi chữ xưa và nay (ví dụ như con heo vào thời xưa được viết như
vậy “豕”, nhưng dần dần đã được thay thế bởi chữ “猪”).
6. Kết luận
Năm học 2016 - 2017
283
Bất kì một ngôn ngữ nào cũng thừa hưởng nét văn hóa riêng của dân tộc mình,
nên khi học ngoại ngữ ngoài việc chú trọng cái yếu tố quan trọng như là từ vựng, ngữ
âm, ngữ pháp, thì còn phải tìm hiểu văn hóa của ngôn ngữ đó, như thế mới có thể giảm
lỗi sai, từ đó có thể học ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu của chúng
tôi xuất phát từ góc độ chữ Hán, tìm hiểu văn hóa động vật trong chữ Hán, sau đó ứng
dụng trong việc dạy và học thành ngữ về động vật.
Sau khi nghiên cứu và phân tích chúng tôi phát hiện học sinh đối với thành ngữ
có một tâm lí ngại khó, có tổng 56% học sinh cho rằng thành ngữ khó, theo thống kê
cho thấy học sinh đa phần không nắm rõ nghĩa văn hóa trong thành ngữ động vật, dẫn
đến sự nhầm lẫn về sắc thái tình cảm của nó. Theo số liệu trong bảng hỏi (khảo sát lần
1) cho thấy vẫn có rất nhiều bạn học thành ngữ về 12 con giáp bằng cách học thuộc
lòng, có 28 bạn là học thành ngữ bằng cách đó, chiếm 31% trên tổng số người, ngoài ra
còn có 33 bạn học thành ngữ bằng cách thông qua các câu chuyện thành ngữ, chiếm
đến 37%, nhưng theo như kết quả khảo sát lần một, thì điều hiển nhiên là hai cách học
nêu trên không đem lại hiệu quả cao cho người học, người học vẫn chưa nắm rõ nghĩa
văn hóa trong thành ngữ về động vật. Và kết quả khảo sát trong lần hai, tỉ lệ trả lời
đúng đã tăng lên rõ rệt, sau khi người học nắm rõ văn hóa động vật, thì có thể phân biệt
nghĩa tốt và nghĩa xấu của thành ngữ một cách chính xác hơn, từ đó có thể chứng minh
hướng nghiên cứu của chúng tôi là khả thi, xuất phát từ góc độ văn hóa thật sự có giúp
ích cho người học trong việc học thành ngữ, có thể giảm thiểu tỉ lệ sai sót trong việc
học thành ngữ do chịu sự ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, sự khác biệt giữa văn hóa hay
những nhân tố cá nhân khác. Văn hóa động vật trong việc dạy và học thành ngữ có tác
dụng khá quan trọng, có thể giúp giáo viên truyền đạt,cũng như có thể giúp cho người
học học thành ngữ về động vật một cách nhanh chóng, hiệu quả.
7. Kiến nghị về việc dạy và học thành ngữ động vật trong tiếng Trung
7.1. Xuất phát từ góc độ giáo viên
7.1.1. Từ hình dạng chữ Hán gợi ra văn hóa động vật, tiến hành việc dạy học
theo hướng đồng bộ giữa học chữ - văn hóa - ngữ nghĩa
Trước tiên, giáo viên có thể viết lên bảng hay sử dụng phương pháp trực quan
như là video, hình ảnh để giảng dạy kết cấu hình dạng chữ Hán, như là chữ "牛 ngưu"
(trâu) là được vẽ như hình dạng đầu trâu, chữ này nổi bật với cái sừng hướng ra ngoài
của " "(trâu), cũng như là chữ"虎 hổ" (cọp) hình dạng ban đầu của nó như là con cọp
nằm ngửa ( ), bật lên cái răng và móng vuốt sắc bén của loài chúa tể, vậy cái sừng trâu
cong ra ngoài có thể liên tưởng đến đặc tính cố chấp, siêng năng cần cù của "牛 ngưu"
(trâu), răng và móng vuốt của con cọp thì thể hiển sự oai hùng, hung dữ của con "虎
hổ", từ đó tạo hứng thú cho người học, đồng thời cũng có thể khiến người học hiểu rõ
văn hóa động vật trong chữ Hán. Sau đó giáo viên sẽ giải thích rõ ý nghĩa văn hóa của
động vật trong tiếng Trung cho học sinh, như là "虎 hổ" trong tiếng Trung mang các
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
284
nghĩa là "dũng mãnh", "hung dữ", "tàn nhẫn", "oai hùng", rồi kế đến sẽ nêu các ví dụ
về văn hóa của "虎 hổ" trong các thành ngữ tương ứng để học sinh dễ dàng nắm bắt ý
nghĩa văn hóa trong đó: ví dụ như"如虎添翼 như hổ thiên dực" (như hổ thêm cánh) là
chỉ những người ở thế mạnh nhận được sự giúp đỡ trở nên càng mạnh hơn, "为虎作伥
vi hổ tác trương" (nối giáo cho giặc) là ví trở thành người tiếp tay cho kẻ ác, như thế thì
có thể khiến người học có nhận biết sâu hơn đối với các thành ngữ liên quan đến con
"虎 hổ", tiếp theo thì sẽ hướng dẫn học sinh căn cứ theo văn hóa động vật và ngữ cảnh
hay đoạn văn trên dưới để phân biệt sắc thái tình cảm của thành ngữ. Xuất phát từ
hướng đi này, thì có thể đem việc dạy chữ hán và dạy thành ngữ kết hợp thành một,
dùng nghĩa - hình dạng chữ Hán để tìm hiểu cách nhìn nhận của người xưa đối với
động vật, sau đó là gợi ra văn hóa động vật trong tiếng Trung, đây không những khơi
gợi sự ham học hỏi của người học, mà còn có thể khiến người học nhớ lâu hơn, tiếp
theo là hướng dẫn người học đem kiến thức về văn hóa chuyển hóa thành công cụ để
học thành ngữ động vật, như thế thì người học ngoài việc có thể trút bỏ sự nhàm chán
khi học bằng phương pháp học thuộc lòng, bên cạnh đó còn có thể giảm nhẹ tâm lí ngại
khó của người học đối với việc học thành ngữ, người học sẽ cảm thấy hứng thú hơn và
hiệu quả hơn, từ đó làm cho người học có thể nắm rõ nghĩa văn hóa trong thành ngữ
động vật một cách nhanh chóng.
7.1.2. Căn cứ theo nghĩa văn hóa của động vật tiến hành phân loại thành ngữ
Giáo viên có thể căn cứ theo nghĩa văn hóa trong động vật tiến thành quy loại các
thành ngữ động vật một cách hệ thống, chia các thành ngữ thành từng nhóm nhỏ, ví dụ
như là các thành ngữ về "牛 ngưu" (trâu) có các nghĩa "cao to", "cần cù", "cố chấp",
"đần độn", giáo viên có thể xếp các thành ngữ như là "牛高马大 ngưu cao mã đại" (cao
to khỏe mạnh), "牛刀小试 ngưu đao tiểu thí" (dùng dao mổ trâu để làm thịt gà : ví sử
dụng nhân lực, tài năng không đúng nơi đúng chỗ.); vào nhóm nghĩa "cao lớn", giải
thích cho người học rằng "牛 ngưu" (trâu) trong hai câu đó đều có nghĩa là "lớn",
tương tự như vậy cũng đem các thành ngữ như là "对牛弹琴 đối trưu đàn cầm" (đàn
gảy tai trâu), "气壮如牛 khí tráng như ngưu" (cao to như trâu nhưng cho người ta cảm
giác vụng về) liệt kê vào nhóm nghĩa "ngu đần". Sau đó giáo viên sẽ giảng dạy văn hóa
bên trong đó, ví dụ như "牛 ngưu" (trâu) là loài gia súc có thân hình cao to, trong văn
minh nông nghiệp có cống hiến cực kì to lớn, nên người xưa đánh giá rất cao về "牛
ngưu" (trâu), đem nó ví với sự cao to, thậm chí phái sinh ra nghĩa ẩn dụ là năng lực
vượt trội, tuy nhiên con "牛 ngưu" (trâu) có thân hình cao to cường tráng, nên sẽ cho
người ta cảm giác vụng về chậm chạp, những cuộc chiến tranh vào thời xưa "牛 ngưu"
(trâu) chỉ được dùng để vận chuyển đồ vật, từ đó có thể thấy được người xưa cũng nhận
xét rằng"牛 ngưu" (trâu) mang nghĩa "ngu đần". Giáo viên xuất phát từ góc độ văn hóa
động vật để quy loại các thành ngữ động vật vào các nhóm nhỏ, tiếp đó dùng các nghĩa
văn hóa để giảng dạy sắc thái tình cảm của thành ngữ, như thế thì học sinh có thể nắm
rõ hơn ngữ nghĩa và văn hóa được ẩn chứa trong thành ngữ động vật, có thể làm cho
Năm học 2016 - 2017
285
người học không những hiểu nghĩa mà còn biết cả ngọn ngành bên trong, và sau này
khi người học gặp những thành ngữ động vật tương tự thì sẽ có thể áp dụng văn hóa
động vật để phân biệt nghĩa tốt nghĩa xấu. Phương pháp này thích hợp dùng trong các
thành ngữ động vật có nghĩa nửa tốt nửa xấu, không những truyền dạy mặt tốt mặt xấu
của động vật đó cho người học một cách toàn diện có hệ thống, mà còn giúp cho người
học sau này có thể phân biệt thành ngữ động vật tương tự dựa trên kiến thức văn hóa đã
biết, đạt được hiệu quả học một mà biết đến mười.
7.1.3. Tăng cường giảng dạy văn hóa trong ngoại ngữ
Do ngôn ngữ là công cụ truyền đạt văn hóa dân tộc, nên văn hóa đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong ngôn ngữ, do đó giáo viên trong quá trình dạy thì nên tăng
cường việc giảng dạy văn hóa cho người học, đem những yếu tố văn hóa áp dụng vào
việc dạy thành ngữ. Giáo viên có thể thiết kế môn học hay là tiết dạy về văn hóa, để
giúp cho người học có thể hiểu rõ hơn về văn hóa động vật trong tiếng Trung, sau khi
người học nắm rõ nghĩa văn hóa thì có thể ứng dụng trong việc học thành ngữ về động
vật. Giáo viên nên đứng trên lập trường văn hóa Trung Quốc, tiếp đó tận dụng phương
pháp đối chiếu để so sánh văn hóa động vật giữa hai nước Việt - Trung, từ đó giảm đi
việc hiểu sai nghĩa văn hóa động vật trong tiếng Trung bởi sự ảnh hưởng văn hóa dân
tộc của người học, đồng thời cũng giúp người học hiểu rõ bản sắc văn hóa Trung Quốc,
tiếp đó tạo hứng thú, thúc đẩy nhu cầu tìm tòi học hỏi của người học.
7.2. Xuất phát từ góc độ người học
7.2.1. Chủ động tìm hiểu văn hóa động vật để ứng dụng trong việc học
Người học nên tự mình thu thập những thành ngữ liên quan đến động vật. Tuy
nhiên trong quá trình tự học, người học không cần học thuộc lòng các thành ngữ về 12
con giáp, có thể xuất phát từ góc độ văn hóa: trước tiên người học có thể thông qua các
công cụ như sách vở, báo chí, mạng để tra cứu vai trò của động vật trong văn hóa
Trung Quốc, chẳng hạn như xem video dạy học về nguồn gốc chữ Hán từ trên mạng,
một mặt có thể hiểu rõ kết cấu hình dạng chữ Hán, từ đó có thể phân biệt các chữ có
hình dạng gần giống nhau, như là chữ "兔 thỏ" với chữ "免miễn", hai chữ này chỉ khác
nhau một phết, nếu như có thể hiểu được nét phết đó chính là đuôi của con thỏ, vậy thì
sẽ không lẫn lộn chữ "兔 thỏ" với chữ "免miễn". Mặt khác cũng có thể thông qua chữ
Hán tìm hiểu văn hóa động vật, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện, tiếp theo là sẽ thử dùng
văn hóa động vật đã tìm hiểu áp dụng trong việc phân biệt nghĩa xấu nghĩa tốt của
thành ngữ động vật. Hoặc là có thể sử dụng các nghĩa văn hóa động vật đã phân tích
trong bài nghiên cứu của chúng tôi, sau đó thu thập các thành ngữ về động vật từ trong
từ điển hay trên mạng, trước hết hãy căn cứ theo văn hóa động vật tiến hành sắp xếp
phân loại nghĩa tốt nghĩa xấu của thành ngữ động vật, tiếp sau đó tra cứu xem nghĩa
trong sách hay trên mạng để kiểm định sự quy loại của mình có chính xác hay không,
như thế thì trong quá trình kiểm định có thể đối chiếu so sánh ngữ nghĩa và nghĩa văn
hóa của thành ngữ, từ đó nắm rõ cách dùng của thành ngữ, đồng thời có thể thúc đẩy
động lực học bằng một phương pháp mới mẻ, phán đoán chính xác có thể làm cho
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
286
người học cảm thấy thỏa mãn, nếu phán đoán sai thì có thể thúc đẩy người học tiếp tục
tìm hiểu sâu vào để có kết quả như mong muốn.
Nói chung thì đem văn hóa động vật ứng dụng vào việc dạy và học thành ngữ về
động vật, trước tiên có thể thay thế cách học “cần cù miệt mài” để quá trình dạy và học
thành ngữ trở nên sinh động hơn. Thứ hai có thể kết hợp việc học văn hóa với thành
ngữ, nhất cử lưỡng tiện, từ đó có thể để người học sử dụng thành ngữ động vật một
cách chính xác trong việc giao tiếp bằng tiếng Trung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cốc Diễn Khuê (2010), Từ điển về nguồn gốc diễn biến Hán tự, Nxb Ngữ văn.
2. Đoàn Thạch Vũ (2007), Động vật trong chữ Hán, Nxb Nhân dân Tân Cương.
3. Đoàn Thạch Vũ (2008), Sự kì diệu trong Hán tự, Nxb Nhân dân Tân Cương.
4. Đường Dịch (2014), Thuyết văn giải tự chú giải, Nxb Quản lí Doanh nghiệp.
5. Đường Hán (2003), Đường Hán giải thích về Hán tự - Hán tự và thế giới động vật,
Nxb Thư Hải.
6. Hứa Thận (2014), Thuyết văn giải tự, Nxb Dệt may Trung Quốc.
7. La Trúc Phong chủ biên (2003), Từ điển Hán ngữ, (gồm 12 quyển), Nxb Từ điển
Hán ngữ.
8. Lâm Tây Lợi (1999), Lý Chi Nghĩa (dịch), Vương quốc Hán tự, Nxb Tạp chí ảnh
Sơn Đông.
9. Liêu Văn Hào (2015), Cây Hán tự 4 – nét đẹp của các loại thú trong Hán tự, Nxb
Mỹ thuật Nhân dân Cam Túc.
10. Lí Phạn (2011), Những câu chuyện về Hán tự, Nxb Đại h