Từ Hán Việt trong tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm

Tóm tắt: Hán Nôm là chữ Hán và chữ Nôm được người Việt sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhờ đó mà đã để lại cho ngày nay một kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ và quý giá, trong đó có từ Hán Việt và văn hóa Hán Nôm. Bài viết này giới thiệu khái quát về từ Hán Việt trong tiếng Việt và di sản văn hóa Hán Nôm, cũng như vấn đề giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm trong nhà trường hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ Hán Việt trong tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 636 TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA HÁN NÔM Đinh Kh c Thuân Viện Nghiên cứu Hán Nôm Tóm t t: Hán Nôm là chữ Hán và chữ Nôm được người Việt sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhờ đó mà đã để lại cho ngày nay một kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ và quý giá, trong đó có từ Hán Việt và văn hóa Hán Nôm. Bài viết này giới thiệu khái quát về từ Hán Việt trong tiếng Việt và di sản văn hóa Hán Nôm, cũng như vấn đề giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm trong nhà trường hiện nay. Abstract: Sino-Nom is made by Sino and Nom letters and used by Vietnamese throughout the history of the nation. This has left a bulky and valuable heritage treasure of Sino-Nom including Sino- Vietnamese words and Sino-Nom culture. This article introduces an overview of Sino- Vietnamese vocabulary in the Vietnamese and and Sino-Nom culture in colleges and universities. 1. Khái quát về từ Hán Việt trong tiếng Việt Chữ Hán và tiếng Hán được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc ở những năm đầu Công nguyên. Sau đó, chữ Hán tiếp tục được người Việt sử dụng làm văn tự của mình. Khoa thi chữ Hán cuối cùng ở Việt Nam mặc dù được tổ chức vào năm 1919, song việc học tập, ghi chép bằng chữ Hán vẫn kéo dài đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đành rằng phạm vi và mức độ có thu hẹp hơn nhiều so với trước. Song hành với chữ Hán là chữ Nôm được người Việt Nam sử dụng trong suốt tiến trình lịch sử. Nhờ đó mà đã để lại một kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ và quý giá. Một trong những thành phẩm của kho tàng di sản Hán Nôm này là từ Hán Việt trong tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm trong di sản văn hóa dân tộc. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt. Có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc (trước thế kỷ thứ X) song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Từ năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển, nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, nên chúng ta có âm Hán Việt. Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình. Vì thế, chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Từ Hán Việt không chỉ góp phần làm cho tiếng Việt phong phú thêm về số lượng từ vựng mà còn làm phong phú thêm các sắc thái ý nghĩa trừu tượng, sắc thái biểu cảm trong phong cách. Bởi lẽ những yếu tố tiếng Hán khi du nhập vào tiếng Việt thành từ Hán Việt không những được Việt hóa về âm đọc mà được Việt hóa cả ý nghĩa và sắc thái biểu cảm, tạo nên những đặc tính mới mà trong nghĩa gốc của từ Hán không có. Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn trong từ vựng tiếng Việt hiện nay. Thể hiện nhiều lớp từ khác nhau, như một số trường hợp sau: - Lớp từ đã Việt hóa: cổ Hán Việt: chè (trà), tìm (tầm), mùa (vụ), mùi (vị). Việt hóa ngữ âm: gan (can). - Lớp từ có yếu tố Hán Việt được hình thành trong lòng tiếng Việt kết hợp với 1 hay 2 yếu tố thuần Việt, như: học trò, nhà giáo, chung cuộc. Từ thuộc ngôn ngữ đồng văn: cán bộ, phục vụ, đại bản doanh, điều chế (nguồn gốc từ Nhật Bản). Phiên âm Hán Việt từ chữ Hán: châu Âu, ba lô, Mạc tư khoa. Nguồn gốc từ chữ Phạn: bát nhã, xá lị, Niết bàn, Bồ đề. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 637 Sản sinh yếu tố mới trong tiếng Việt do kết hợp từ Hán Việt, như: y sĩ, bộ đội, công an, giáo viên, đồng chí, thập kỷ, vĩ mô, vi tính. Thuật ngữ Hán Việt có ưu thế mạnh khi sử dụng không thể thay từ thuần Việt, như: bình luận, thẩm mỹ, di truyền, lạm phát, thặng dư, môi sinh. Thuật ngữ Hán Việt thuộc phong cách viết như bác học, trang trọng như phu nhân/vợ, công chúa/con gái,... Thuật ngữ Hán Việt có ưu thế sử dụng khi là từ Hán Việt mà tiếng Việt không có từ thay thế, chẳng hạn các từ: đạo đức, văn hiến, xã hội, kinh tế, nhân dân, tổ quốc,... Do tính chất cố định, đa nghĩa và trừu tượng của từ Hán Việt, mà tiếng Việt được phong phú thêm. Trong kho từ vựng tiếng Việt, thì từ Hán Việt không những không thể bỏ đi được, mà ngược lại còn là kho dự trữ ứng phó khái niệm mới như vi mô, sinh quyển, hóa thân, hoàn vũ, kích cầu,... Đồng thời còn thường trực tạo ra từ mới: học đường - ma túy học đường, nhà đất - địa ốc, xâm thực (sạt lở, xói mòn) - sóng biển làm lở, lâm tặc, đinh tặc, v.v.. Đó là ưu thế và lợi ích do từ Hán Việt góp phần làm phong phú hơn từ tiếng Việt. Trái lại, cũng có những trở ngại khi sử dụng từ Hán Việt. Đó là trường hợp một số từ ghép Hán Việt vào tiếng Việt đã biến đổi ý nghĩa vốn có của chúng, sắc thái tu từ cũng thay đổi, chẳng hạn như: Từ Hán Việt Nghĩa gốc Hán Nghĩa được hiểu trong tiếng Việt tử tế tỉ mỉ tốt bụng khốn nạn khó khăn xấu xa thiết tha gọt mài tình cảm đáo để đến cùng xấu vấn nạn vặn hỏi lẽ khó khăn vấn đề nan giải (như vấn nạn tham nhũng) Từ Hán Việt giống nhau ý nghĩa thuần Việt, nhưng sắc thái biến cải, như: chết-hy sinh/tạ thế-từ trần, xác chết/thi hài, giặc lái Mỹ/phi công Mỹ. Trong tiếng Việt còn có không ít thành ngữ Hán Việt, trong đó có khá nhiều thành ngữ sử dụng các điển cố văn học, là các tích truyện xưa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chẳng hạn thành ngữ “Mài sắt nên kim”, vốn được diễn dịch từ thành ngữ “Ma chử thành châm” (Mài chầy nên kim) của Trung Quốc. Thành ngữ này có xuất xứ từ truyện xưa: Lý Bạch hồi nhỏ rất lười học, ham chơi. Một buổi đi chơi thấy một bà lão suốt ngày ngồi cặm cụi cầm chiếc chày sắt mài đi mài lại. Lý hỏi làm thế để làm gì, bà lão trả lời rằng, mài cho thành chiếc kim khâu. Nhân đó, Lý Bạch tỉnh ngộ và chăm chỉ học hành, về sau trở thành nhà thơ lớn của Trung Quốc cổ đại. Thành ngữ Hán Việt thường được sử dụng nguyên bản từ gốc Hán nếu đó là thành ngữ có những từ Hán Việt tương đối dễ hiểu, phổ thông với đa số, như tâm đầu ý hợp, bách chiến bách thắng, chiêu hiền đãi sĩ, vạn sự khởi đầu nan, trường sinh bất lão, vô danh tiểu tốt, tứ hải giai huynh đệ, tham quyền cố vị, v.v.. Cũng không hiếm khi thành ngữ Hán Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo. Những thành ngữ Hán Việt chuyển hóa thành thành ngữ thuần Việt tuy thường xuyên được sử dụng trong tiếng Việt, nhưng nếu không dịch ra thì rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn: Kính chẳng bất phiền, nghĩa là Cung kính chẳng bõ phiền; Cung kính bất như tòng mệnh, nghĩa là Cung kính không bằng tuân lệnh; Tri kỉ tri bỉ, nghĩa là Biết mình biết người, v.v.. Những đặc điểm trên về từ Hán Việt vừa mang lại lợi ích to lớn cho tiếng Việt, song cũng để lại biết bao trở ngại cho việc sử dụng tiếng Việt, nhất là việc giảng dạy, học tập tiếng Việt, cũng như lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam, khi mà chữ Hán đã lùi xa vào dĩ vãng. Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 638 2. Từ Hán Việt trong sách vở và giao lưu hàng ngày Lượng từ Hán Việt xuất hiện nhiều trong sách vở, kể cả trong sách giáo khoa dạy tiếng Việt và dạy văn cho học sinh người Việt và người nước ngoài, đồng thời xuất hiện khá phổ biến trong giao tiếp hàng này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được giải thích đầy đủ, đúng với ý nghĩa của nó. Xin điểm ra một vài trường hợp sau đây. Từ Hán Việt trong sách giáo khoa được đề cập ở đây không chỉ ở bậc phổ thông trung học mà còn ở cả bậc phổ thông cơ sở. Từ Hán Việt không phải chỉ xuất hiện ở bài văn, thơ chữ Hán mà ngay trong bài thơ văn tiếng Việt. Chẳng hạn, sách Văn học lớp 6 (Phổ thông cơ sở) tập 1 trích giảng bài “Dế mèn phiêu lưu kí” có tới 372 từ Hán Việt. Các từ Hán Việt thường xuất hiện các trường hợp sau: - Các từ đồng âm: chư quân (các ông, các ngài, quân đội, chư hầu), thiên tư (lệch theo tình cảm riêng, tính chất sinh ra vốn có). - Các từ liên hệ đến điển tích, điển cố, phong tục xưa: thu không, tang hải, can qua, lữ thứ, quan lang, thủ xướng. - Các câu cách ngôn, thành ngữ Hán Việt: nhất nhật tại tù, thâm sơn cùng cốc, khổ tận cam lai,... Việc giải thích những từ ngữ này không hề đơn giản. Chính vì thế mà học sinh từng hiểu sai dẫn đến làm bài lạc đề. Đó là từ cam lai trong khổ tận cam lai, đã bị nhầm lẫn sang thuật ngữ cam lai, cam ghép. Canh gà Thọ Xương, cũng bị bàn luận thành món canh thịt gà của làng Thọ Xương, thì thật quả là không thể không suy nghĩ. Ngoài ra là không ít từ tiếng Việt thường dùng, nhưng rất khó hiểu như: vong quốc, ai hoài, nhũng lạm. Trường hợp khác, cũng rất khó giải thích như: lâu đài, tài chính, bổ nhiệm, sĩ quan. Đô hộ, chính kiến, Lạc Việt, bộ lạc, di chúc. Xứ, nhuệ khí, tương phùng, công đường, hoa lợi, sĩ tốt, tiếm quyền, ngụ cư, bi kịch, bác sĩ,... Trường hợp đặt quốc hiệu Đại Ngu của nhà Hồ không phải không gây phiền hà cho không ít người ngày nay khi lý giải từ này. Thậm chí hai từ trí sĩ   và chí sĩ   ai cũng biết, nhưng hiểu cho đúng nghĩa gốc và ý nghĩa hai từ này thì không phải ai cũng lí giải được. Trong cụm từ Trí sĩ, thì “trí”  nghĩa gốc là đến, còn “sĩ”  nghĩa là làm quan, chỉ việc làm quan đã đến lúc nghỉ, và nghĩa của hai từ này là nghỉ quan, tức nghỉ hưu, tương đương từ Hưu trí: hưu là nghỉ, trí là đến, tức là đến lúc nghỉ hưu. Còn Chí sĩ, thì “chí”  là chí hướng, “sĩ”  là người, ý chỉ người có chí hướng, như Chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... Vì thế mà từ “Hưu trí” trong tiếng Việt không được viết là “Hưu chí”. Trong nghiên cứu gần đây của chúng tôi về hai chữ Hoa Lư, thấy rằng đã có hai chữ Hoa Lư được viết bằng chữ Hán khác nhau. Một là Hoa Lư  , trong đó Lư là làng xóm, còn Hoa là Hoa Hạ, ý chỉ nơi đây có nhiều làng xóm, cư dân văn minh, nơi đây cũng vốn từng có nhiều người Hoa sinh sống trước khi nhà Đinh xây dựng kinh đô Hoa Lư. Hai là Hoa Lư  , trong đó Lư là lau, cỏ lau, còn hoa là hoa lá, ý chỉ nơi có nhiều hoa cỏ lau. Điều đặc biệt là từ Hoa Lư là hoa lau này lại xuất hiện ở trên văn bia và thần tích các làng xã quê nội và quê ngoại của Đinh Bộ Lĩnh, nơi gắn với câu chuyện cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh khi còn là trẻ trâu. Nơi đây hiện còn nhiều địa danh, truyền ngôn như Thung Lá, Thung Lau, Cầu Mổ (nơi mổ trâu khao quân),... gắn với câu chuyện này. Ngược lại từ Hoa Lư có nghĩa là nơi làng xóm phồn vinh thì chủ yếu sử dụng ở khu cố đô Hoa Lư. Điều này nếu không nghiên cứu sâu chữ Hán thì khó có thể phân biệt được như vậy. Một số giải thích từ tiếng Việt trong Từ điển tiếng Việt cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, Từ điển tiếng Việt giải thích từ Ngu dân là đần độn là chưa đủ bởi nó có ý là làm dân ngu đi. Hoa liễu: giải thích là bệnh lậu, nhưng là hoa và liễu. Dân túy không phải thuần túy là túy là say mà túy tinh hoa. Từ "Vi điện tử" được dịch là hạt điện tử rất nhỏ, là không ổn. Bởi từ "micro-éléctronique" trong tiếng Pháp chỉ vai trò tính từ nha mạch vi điện tử, thiết bị vi điện tử để chỉ mạch điện tử, hoặc thiết bị điện tử có kích thước cực nhỏ. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 639 Những từ Hán Việt khác được giải thích hoàn toàn sai, như yếu điểm: điểm mạnh, yếu nhân (người quan trọng), giải thích thành nhược điểm. Báo cáo thành bá cáo, giả thiết với giả thuyết, chân tu với trân tu, bàng bạc với bàn bạc, bàng hoàng với bàn hoàn, bàng quan với bàng quang. Khi viết cũng sai, như huyên thiên thành huyên thuyên, phong thanh thành phong phanh, xán lạn và sáng lạng, câu kết và cấu kết, vô hình trung và vô hình chung, v.v.. Dùng từ Hán Việt ghép sai vị trí âm tiết dẫn đến lẫn nghĩa: yếu điểm/điểm yếu, công lao/lao công, sính lễ/sinh lý. Môn đăng hộ đối thực ra là Môn đăng hậu đối. Trong các di tích ở làng xã được tu bổ, viết lại chữ Hán thì viết nhầm do chữ đồng âm, như: lệ lâm nghĩa là rừng vải thì viết lệ nghĩa là rơi nước mắt. Thánh cung vạn tuế viết thành Thánh cung cùng tuế. Lạc Việt: chim lạc viết thành lạc: khoái lạc, phong châu phong viết chữ phong là gió. Khu tưởng niệm nhà Mạc ở Hải Phòng viết câu đối tiểu nhi đồng , nghĩa là các chi nhỏ nhưng cùng gốc, thì viết nhi đồng là trẻ con. Một trở ngại phổ biến hiện nay là từ Hán Việt đồng âm. Hiện tượng đồng âm cho thấy tính chất phức tạp về quan hệ ngữ nghĩa của từ trong khi sử dụng. Đặc biệt hiện tượng đồng âm giữa các âm tiết Hán Việt như: công (thợ), công  (không tư vị, chung), công  (sức bỏ ra, sự khó nhọc), công  (đánh, trừng trị) tham gia cấu tạo các từ Hán Việt có yếu tố công: công an, công bố, công binh, công bộc, công chúa, công chức, công đoàn, công hiệu, công hàm, công nghệ, công nhận, công nhật, công kích, phản công, phi công, công thành, công thần, công ty, công bố v.v.. Các yếu tố gốc Hán “công” nêu trên là hiện tượng chữ Hán đồng âm, khác dạng chữ nên nghĩa của chúng khác nhau. Đối với người Việt không học chữ Hán khó mà phân biệt, giải nghĩa các từ Hán Việt có cùng yếu tố “công” một cách rành mạch và có sức thuyết phục. Trong Hoàng thành Thăng Long xưa có điện Long Trì   với nghĩa là thềm rồng thì được giải thích là đầm rồng do hiểu nhầm chữ trì là thềm thành trì  là ao đầm. Hiện tượng xung khắc từ đồng âm giữa âm Hán Việt và âm thuần Việt cũng là rào cản đối với việc hiểu và sử dụng tiếng Việt. Ở đây thường xảy ra tình trạng khó có thể phân biệt được đâu là yếu tố gốc Hán, đâu là từ đơn tiếng Việt, chẳng hạn: đông (Hán Việt: hướng đông), đông (Hán Việt - mùa đông), đông (Hán Việt: đông trùng) và đông trong tiếng Việt (đông đúc, đông đặc, máu đông, số đông); hay lang (Hán Việt - con trai), lang (Hán Việt - chó sói), lang (Hán Việt: chái nhà, đường đi trong nhà), lang (Hán Việt - lang thang) và lang trong tiếng Việt (lang ben, lang sống, khoai lang, thầy lang). Trong trường hợp này, người biết chữ Hán sẽ khu biệt những từ đồng âm trên một cách dễ dàng. Người dạy văn, cũng như dạy tiếng Việt ngày nay khi gặp những bài thơ, văn chữ Hán, thì chủ yếu đi sâu phân tích nội dung, nghệ thuật tác phẩm thông qua phần dịch nghĩa tác phẩm đó, chứ hiểu đúng tinh thần ý nghĩa câu, chữ Hán nguyên văn còn rất hạn chế. Vì thế mà đã hiểu sai lệch nội dung và ý nghĩa nguyên bản. Tiêu biểu trong đó là câu thơ “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ       ” trong bài thơ “Khán thiên gia thi hữu cảm” trong “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu thơ này được dịch trong các sách giáo khoa dạy văn học là “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp”. Qua lời dịch câu thơ có thể hiểu đúng là thơ xưa của các nhà Nho chỉ thuần tuý miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, gắn với núi sông, trăng gió, khói mây, hoa lá mà hoàn toàn không đả động đến nhân sinh, ý chí, hiện thực xã hội. Cái chính là đã không nắm được cái cốt lõi nhất của câu thơ chính văn là chữ “thiên” (nghĩa là nghiêng, thiên lệch, chứ không phải “thiên”  là thiên nhiên). Và như vậy cần hiểu đúng là: thơ xưa nghiêng về việc tả cảnh thiên nhiên đẹp, chứ không thuần nhất chỉ có thiên nhiên không thôi. Câu thơ của vua Lê Thánh Tông thế kỷ XV viết về Nguyễn Trãi là “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”, được dịch là “Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng” hoàn toàn không đúng, mà phải hiểu là “Ức Trai trong lòng rạng vẻ văn chương”, bởi “khuê tảo”   chỉ văn chương, chứ không phải chỉ ngôi sao buổi sáng . Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 640 Ngoài ra, còn không ít trường hợp đã dịch ra tiếng Việt rồi, nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa sâu xa của nó. Chẳng hạn, ở đền Ngọc sơn có chữ: Ngọc ư tư (được giải thích là: ngọc ở đây, hiểu ra là ở hồ Hoàn Kiếm có ngọc), thực ra nghĩa của nó là “ngọc ở trong hòm, bán hay không bán” điển tích từ học trò Khổng Tử là Tử Cống, ý chỉ không muốn để tài đức người hiền mai một, không phí hoài nguyên khí quốc gia. Tại Văn Miếu cũng có từ “Văn tại tư”, nghĩa là: văn ở đây, câu chữ của Khổng Tử có ý trấn an tinh thần môn sinh lúc bị người Khuôn vây hãm. Tại đền Hùng, có bức đại tự: “Cao sơn cảnh hàng”, được đọc và giải thích khác nhau, thực ra là lấy chữ trong Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hàng hành chỉ (Núi cao thì có thể ngẩng trông lên. Con đường lớn thì có thể đi được). Ý chỉ ân đức vua Hùng khiến người sau càng ngước lên càng thấy lớn lao. Tại đình làng Mỹ Hạ xã Gia Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình thờ Đinh Tiên Hoàng có bức đại tự: “Đế thế như Hạ”, ý chỉ các đời vua (ở Việt Nam) sánh với thời vua Hạ (Trung Hoa). Thật là tràn đày lòng tự cương tự cường dân tộc. Chữ Khuê tảo với ý nghĩa chỉ văn chương như vừa nêu trên được cha ông ta thể hiện bằng Khuê văn các ở Văn miếu Hà Nội, như một biểu trưng về văn hiến của Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những biểu trưng di sản văn hóa Hán Nôm vô cùng quý giá, song cũng khá phức tạp và khó khăn trong việc lí giải cặn kẽ ý nghĩa của chúng. Điều đó khiến thế hệ trẻ ngày nay gặp không ít trở ngại trong việc trích tuyển tác phẩm Hán văn để dạy văn hoặc dạy tiếng Việt, cũng như tìm hiểu về di sản văn hóa Việt Nam khi không chú trọng đến nghĩa chữ Hán, văn hóa Hán, thậm chí chỉ là từ gốc Hán Việt. 3. Một số giải pháp Giải pháp khắc phục những bất cập về kiến thức Hán Nôm của giáo viên dạy tiếng Việt và văn học ở bậc phổ thông, cũng như đối với người nước ngoài, đó là phải nhấn mạnh mảng kiến thức hết sức quan trọng là hệ thống từ Hán Việt mà trọng tâm là những yếu tố gốc Hán. Đây là vốn kiến thức bắt buộc mà người dạy học cần hiểu chúng một cách thấu đáo. Các yếu tố gốc Hán được xác định là một âm tiết có vai trò như những mắt xích, có khả năng liên kết với các yếu tố khác tạo nên nhiều từ mới, ví dụ: yếu tố tặc: giặc > không tặc, hải tặc, thuỷ tặc, lâm tặc, tin tặc Mặt khác, trong tiếng Việt nếu thiếu chúng sẽ không thể phiên dịch những thuật ngữ từ ngoại lai mà trong tiếng Việt không có từ tương ứng. Cần nhất mạnh rằng, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thế giới, số lượng thuật ngữ, từ mới nhập vào tiếng Việt khá nhiều. Đó chính là cơ hội cho những yếu gốc Hán phát huy tác dụng của chúng, làm phong phú thêm cho kho tàng tiếng Việt. Những yếu tố gốc Hán đã, đang và sẽ chiếm vị trí đáng kể trong sự vận động phát triển của tiếng Việt. Chính vì vậy, việc giáo viên dạy Văn và tiếng Việt bậc phổ thông, kể cả việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần tích luỹ vốn chữ Hán (yếu tố gốc Hán) có vị trí tích cực trong tiếng Việt được tiếng Việt tiếp nhận và hoạt động theo qui luật của tiếng Việt. Đó là nhu cầu bức thiết, nghiêm túc và thực sự khách quan. Vấn đề ở chỗ cần xác định chính xác số lượng yếu tố gốc Hán đưa ra để người học cần nắm được là bao nhiêu từ thực tế vốn có trong tiếng Việt. Thông qua việc học từ Hán Việt, góp phần tăng cường nhận thức cho người học khi tiếp cận với hệ thống thuật ngữ, khái niệm có âm đọc Hán Việt, chẳng hạn: Hằng đẳng thức, định lí, hình học không gian, đáp số (toán), vật lí, điện trường, từ trường, li tâm (vật lí), môi trường, địa mạo, thổ nhưỡng, địa chất (địa lý); lưỡng tính, thực vật, noãn bào, chủng loại (sinh vật); công thức, bão hoà, phản ứng, hoá chất (hoá học); y lí, dược lý, mạch, nam dược, thảo quả, phẫu thuật, nha khoa, nhãn khoa, lão khoa (y dược); chứng