Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu học phần Ngữ pháp tiếng Việt của
sinh viên Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
tiến hành tuyển chọn một số công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố
trong vài thập niên gần đây để đưa vào tập tài liệu tham khảo này.
Tập tài liệu được chúng tôi sắp xếp theo trình tự như sau:
-Những vấn đề chung về ngữ pháp tiếng Việt, -
Những vấn đề thuộc về từ loại tiếng Việt,
-Những vấn đề thuộc về cụm từ và câu tiếng Việt, -
Phụ lục, gồm một số vấn đề của ngữ pháp học nói chung.
Đây là tập tài liệu có tính chất mở rộng kiến thức, bổ sung cho nội dung các bài
giảng mà chúng tôi đã trực tiếp trình bày trên lớp. Vì vậy, sinh viên không thể xem
là tập tài liệu này có thể thay thế cho giáo trình cũng như các tài liệu tham khảo
cần thiết khác.
Tập tài liệu tham khảo này cũng rất có ích cho các học viên đang theo học bậc
Sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học.
190 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tham khảo về ngữ pháp Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỀU TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VỀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Ο
Tuyển chọn : TRẦN HOÀNG
(Khoa Ngữ Văn)
TP. HỒ CHÍ MINH - 2001
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu học phần Ngữ pháp tiếng Việt của
sinh viên Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
tiến hành tuyển chọn một số công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố
trong vài thập niên gần đây để đưa vào tập tài liệu tham khảo này.
Tập tài liệu được chúng tôi sắp xếp theo trình tự như sau:
− Những vấn đề chung về ngữ pháp tiếng Việt,
− Những vấn đề thuộc về từ loại tiếng Việt,
− Những vấn đề thuộc về cụm từ và câu tiếng Việt,
− Phụ lục, gồm một số vấn đề của ngữ pháp học nói chung.
Đây là tập tài liệu có tính chất mở rộng kiến thức, bổ sung cho nội dung các bài
giảng mà chúng tôi đã trực tiếp trình bày trên lớp. Vì vậy, sinh viên không thể xem
là tập tài liệu này có thể thay thế cho giáo trình cũng như các tài liệu tham khảo
cần thiết khác.
Tập tài liệu tham khảo này cũng rất có ích cho các học viên đang theo học bậc
Sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Do dung lượng có hạn của một tập sách, còn nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị khác chưa xuất hiện trong tập tài liệu tham khảo này; chúng tôi hy vọng sẽ được
giới thiệu đầy đủ trong các tuyển tập tiếp theo.
Tôn trọng quyền tác giả, trong tập tài liệu này, chúng tôi vẫn giữ đúng cách thức
trình bày, phiên âm tiếng nước ngoài và chính tả của nguyên bản.
Những sai sót về mặt kỹ thuật ắt hẳn khó lòng tránh khỏi. Chúng tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để tập sách được hoàn thiện trong lần tái bản.
Xin chân thành cảm ơn.
Người tuyển chọn
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 03
Thành tựu nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay Lưu Vân Lăng 05
Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong nửa thế kỷ quaDiệp Quang Ban 16
Một số suy nghĩ bước đầu về các phương pháp nghiên cứu ngữ pháp tiếngViệt
Nguyễn Kim Thản 21
Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân
Lưu Vân Lăng 27
Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt Đinh Văn Đức 37
Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng Việt Đinh Văn Đức 43
Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển từ loại trong tiếng Việt Hà Quang Năng 49
Thử trở lại câu chuyện loại từ Phan Ngọc 54
Về một số đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của “những” và “các” Bùi Mạnh Hùng 59
Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hướng được dùng ở dạng động từ trong tiếng Việt hiện đại
Nguyễn Lai 68
Vai trò của các từ được, bị trong câu bị động tiếng Việt Nguyễn Minh Thuyết 85
Về tiêu chí phân loại tiểu từ tiếng Việt Phan Mạnh Hùng 87
Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt
Nguyễn Văn Hiệp 89
Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt Hồng Dân 99
Về vấn đề phân định hư từ trong tiếng Việt Nguyễn Anh Quế 105
Bàn về khái niệm và phạm vị phụ vị từ trong tiếng Việt Trần Hoàng 176
Khái lược về đoản ngữ Nguyễn Tài Cẩn 110
Mấy nhận xét về các phương tiện tổ hợp cú pháp trong tiếng Việt Lê Xuân Thại 135
Quán ngữ tiếng Việt Nguyễn Thị Thìn 139
Về giới ngữ trong tiếng Việt Dư Ngọc Ngân 146
Các cấp thể và các chỉ tố tình thái – thể trong tiếng Việt V.X.Panfilof 155
Nghĩa của những từ như “ra-vào; lên–xuống” trong các tổ hợp kiểu đi vào,đẹp lên Vũ Thế
Thạch 161
Phân loại các loại phụ từ trong đoản ngữ vị từ tiếng Việt hiện đại Trần Hoàng 168
Chung quanh việc xác định các quan hệ ngữ pháp liên hợp và chính phụ trong các chuỗi động
từ Bùi Minh Toán 181
Đơn vị cú pháp nhỏ nhất trong tiếng Việt Hoàng Trọng Phiến 186
Đơn vị tạo câu và thành phần câu của câu đơn tiếng Việt Nguyễn Cao Đàm 191
Về vấn đề thành phần câu Hoàng Tuệ 199
Các kiểu loại cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt Lê Xuân Thại 205
Phân biệt định ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt Trần Hoán 211
Về câu chủ vị có từ nối là trong tiếng Việt Lê Xuân Thại 216
Bàn về cấu trúc câu “Danh + là + Danh” và các mối quan hệ của nó Lê Xuân Thại 222
Trở lại vấn đề “câu đặc biệt” trong tiếng Việt Hồng Dân 230
Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt Phan Mậu Cảnh 233
Đảo ngữ và vấn đề phân tích thành phần câu Phan Thiều 253
Câu không chủ ngữ với tân ngữ đứng đầu Nguyễn Minh Thuyết 258
Vị ngữ phụ trong câu tiếng Việt : bình diện ngữ nghĩaBùi Minh Toán,Ngô Thị Bích Hương 263
Vấn đề quan hệ đẳng lập ở bậc câu và trật tự các thành tố của nó Đỗ Thị Kim Liên 270
Từ nối với vấn đề câu phức trong tiếng Việt Võ Văn Thắng 276
Cặp phụ từ và cặp đại từ hô ứng với các kiểu quan hệ giữa hai vế câu
Diệp Quang Ban, Lù Thị Hồng Nhâm 282
Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ đối thoại)
Nguyễn Hồng Cổn 289
Tìm hiểu một số trường hợp dùng dấu phẩy để tách biệt chủ ngữ, vị ngữPhan Thị Thạch 301
Các dấu câu Uûy ban KHXH VN 306
Phụ lục: Một số vấn đề của ngữ pháp học V.B.Kasevichû 314
THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ TRƯỚC TỚI NAY (*)
LƯU VÂN LĂNG
Trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt thì việc nghiên cứu ngữ pháp được bắt đầu sớm nhất với những
công trình của Lê-ông đờ Rôx-ni (23). Ô-ba-rê (1). Trương Vĩnh Ký (54), Trương Vĩnh Tống Nhưng từ giữa
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ngữ pháp tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngữ pháp tiếng Pháp. Có
thể nói đây là thời kỳ “bắt chước, mô phỏng”. Vào khoảng đầu thế kỷ này, mới xuất hiện dần một số công
trình nghiên cứu có ít nhiều nét riêng, do đặc điểm của tiếng Việt. (M. Gram-mông và Lê Quang Trinh (14).
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (52).
Từ cách mạng tháng 8 trở đi, nước nhà được độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của nhà
nước, ngữ pháp tiếng Việt ngày càng được nhiều người trong và ngoài nước, nhất là ở Liên Xô, Mỹ, Pháp
quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh những công trình theo ngữ pháp lô-gích, truyền thống như tác phẩm của
Phạm Tất Đắc, Bùi Đức Tịnh (4), còn có khuynh hướng cú bản vị như Phan Khôi (41), Nguyễn Lân (34),
khuynh hướng cấu trúc luận với những tác phẩm của Lê Văn Lý (25). M. Ê-mơ-nô (10). J. Hô-nây (19)
Từ sau hòa bình được lập lại ở Đông Dương (1954) các bộ môn ngữ học các trường đại học, cao đẳng
được thành lập, việc nghiên cứu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt được đẩy mạnh. Các giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt ở đại học (của Lưu Văn Lăng, Nguyễn Kim Thản) vào nửa cuối thập kỷ 50, cũng như các giáo trình
ngữ pháp (của Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ) khoảng đầu những năm 60, đều muốn tiếp thu những thành
tựu lý luận của nhiều khuynh hướng, cố gắng vận dụng cả nội dung ý nghĩa lẫn hình thức cấu trúc vào việc
nghiên cứu ngữ pháp, dù ở nhiều mức độ khác nhau, đã đặt cơ sở bước đầu cho một giai đoạn mới. Tuy
nhiên cũng phải đến khoảng cuối những năm 60 trở đi mới hình thành dần những hệ thống ngữ pháp riêng,
với những quan điểm riêng, ít nhiều có tính sáng tạo, mặc dù giữa các nhà nghiên cứu có không ít những ý
kiến khác nhau.
1. VỀ BÌNH DIỆN – Xuất phát từ học thuyết của F. đờ Xốt-xuya đối lập ngữ ngôn (langue) có tính chất xã
hội, với lời nói (parole) mang tính chất cá nhân, với sự lưu ý “cái ngành thực sự là ngữ học với đối tượng
duy nhất là ngữ ngôn” (44, 39), cho “câu thuộc về lời nói, chứ không thuộc về ngữ ngôn”, vì “ tính tiêu
biểu của lời nói là sự tự do trong cách kết hợp..., một số lớn trong cách biểu đạt thuộc về ngữ ngôn, đó là
những thành ngữ có sẵn” (44, 172, 173), nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng như nhiều nhà
ngữ học trên thế giới, đều chia các đơn vị ngữ pháp thành hai loại : một loại thuộc ngữ ngôn, một loại
thuộc lời nói.
Một số cho hình vị, từ thuộc ngữ ngôn, câu thuộc lời nói (NKT, 32b, 47, 64; HL, 18, 77, 80; HT, 17, 152,
153; cũng có chỗ Hoàng Tuệ lại nói từ cũng như mệnh đề là những đơn vị của lời nói, 17, 141). Nhiều người
cho từ tổ hoặc cụm từ thuộc diện ngữ ngôn, nhưng có tác giả cho đây chỉ là cụm từ cố định (HL, 18, 80).
Trong khi đó Nguyễn Tài Cẩn cho tổ hợp cố định bao gồm từ ghép và tổ hợp tự do bao gồm đoản ngữ, mệnh
đề là những đơn vị thuộc hệ thống đơn thuần tổ chức (cấu trúc), còn từ, cú vị, câu là những đơn vị thuộc hệ
thống nửa tổ chức tổ chức năng, và riêng hình vị đứng ở điểm giao nhau của hai hệ thống nhỏ này (NTC, 36,
368). Nhưng theo Lưu Vân Lăng thì tất cả các đơn vị ngữ pháp từ thấp đến cao: tiếng (ở ngôn ngữ Ấn – Âu
là hình vị) từ, ngữ, cú, câu đều nằm ở cả hai mặt của ngôn ngữ: cơ cấu bên ngoài, cụ thể, và cơ cấu bên
trong, trừu tượng (LVL. 27a, 60).
(*) In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, GS Lưu Văn Lăng chủ biên (1988), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr .05 – 32.
2. ĐƠN VỊ GỐC – Ngữ học truyền thống cho từ kết hợp với nhau lại thành câu. Lý luận “cụm từ là trung
tâm của ngữ pháp tiếng Việt” cũng chủ trương lấy từ làm đơn vị gốc để tập hợp lại thành cụm từ (NKT,
32b, 48; LXT, 26, 32). Nhưng lí luận hạt nhân tầng bậc cho tiếng cũng như hình vị ở ngôn ngữ Ấn – Âu,
là đơn vị gốc để tập hợp những đơn vị bé lại thành ngữ đoạn, được phân chia thành nhiều cấp khác nhau
(LVL, 27a, 50 ; 27c, 79). Có quan niệm muốn chia tổ hợp tiếng (hình tiết) thành tổ hợp cố định (bao gồm
từ ghép) và tổ hợp tự do (bao gồm đoản ngữ) cũng là tổ hợp từ (NTC, 36, 369).
3. ĐƠN VỊ NHỎ NHẤT – Cũng như nhiều nhà ngữ học trên thế giới, hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt
đều muốn tìm một đơn vị cơ sở, nhỏ nhất, có ý nghĩa, đơn vị cấu tạo từ chung cho cả từ vựng lẫn ngữ
pháp. Nó mang nhiều tên gọi khác nhau: hình vị (Xônxep, 46; HT, 17, ngữ vị (NKT), nguyên vị (HL, 18)
bằng một hoặc nhiều âm tiết: dịu/, dàng/, thằn lằn, a-pa-tít. Nhưng trong nhiều trường hợp cụ thể ở đây
vẫn có những ý kiến bất đồng. Số ít cho dấu vết, quốc gia là một ngữ tố (TVC, 53), quốc kỳ là một hình vị
(ĐXN, 9), còn mâu thuẫn gồm hai ngữ tố (TVC), hoặc hai từ tố (NKT, 32a) trong khi đa số giải quyết
ngược lại. Có quan niệm cho hình vị hoặc dạng vị trong tiếng Việt có loại bé hơn âm tiết: đ – (đâu, đó), ao
(nào, bao) (L. Tôm-xơn, 48, 119; TNN, 50, 196). Một số tác giả đã cố gắng chứng minh loại hình vị
khuôn vần này: - ấp (bập bùng), – ăn (thẳng thắn) (Nguyễn Đức Dương 31, Phi Tuyết Hinh, Hoàng Văn
Hành). Có người muốn đưa thêm vào đây loại hình vị có liên kết: nh – (trong nhỏ nhắn). Nó khác loại
hình vị gián đoạn như ch – v – (trong chon von) là hình vị không lớn hơn, không nhỏ hơn, mà là khác
âm tiết (Trần Ngọc Thêm).
Theo M. Ê-mơ-nô thì trong tiếng Việt âm tiết và hình vị trùng nhau (12, 2). Nguyễn Tài Cẩn cho bất kỳ
tiếng vô nghĩa nào cũng mang trong mình khả năng trở thành hình vị có nghĩa (36, 23). Có tác giả gọi
hình vị trùng âm tiết là từ tố – morph (Nguyễn Cao Đàm). Một số thừa nhận có loại tiếng đứng tách riêng
không có nghĩa (LVL, 27a, 50; NP-UB, 56, 21). Và theo Lưu Vân Lăng thì ở những bình diện khác nhau, có
thể lập những đơn vị cơ sở khác nhau. Do đó nên phân biệt đơn vị nhỏ nhất trong ngữ pháp là tiếng, trùng
với âm tiết trên bình diện ngữ âm, khác với hình là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong từ vựng, ngữ nghĩa học.
“Hình” có thể bằng âm tiết (lánh), có thể lớn hơn (ễnh ương) hoặc bé hơn âm tiết, như – ấp trong “lấp
lánh”. Loại hình tiết trùng với tiếng có nghĩa, và loại tiếng có nghĩa, tự do lại trùng với từ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều chia đơn vị cơ sở này thành nhiều loại như: từ tố hoặc ngữ vị thật,
giả (NKT), tính hiệu độc lập tính (HT), hình tiết độc lập, không độc lập (NTC), tiếng tự do có loại hạn chế và
không hạn chế, tiếng bị ràng buộc trong đó có loại lâm thời độc lập, tiếng không nghĩa khi tách riêng trong
đó có loại mất nghĩa (LVL), hoặc chia thành các loại hình vị: thực, ngữ pháp, hệ thống, tiềm tàng, tình cảm,
mục đích... (HL), hình vị có nghĩa từ vựng, biểu cảm, hình vị ngữ pháp, kết cấu (HQ). Nhưng ở một số tác
giả, việc phân chia này không gắn chặt với việc xác định đơn vị trực tiếp trên nó là từ.
Nhiều người cho quan niệm về tiếng nêu được đặc điểm về loại hình tiếng Việt, và giúp cho việc giảng
dạy, học tập ngữ pháp được dễ dàng. Vấn đề đặt ra là có nhất thiết đơn vị nhỏ nhất trong ngữ pháp phải có ý
nghĩa hay không? Và nghĩa ở đây phải được hiểu như thế nào?
4. ĐƠN VỊ TỪ – Trừ ít ý kiến nghi ngờ hoặc phủ nhận đơn vị từ tiếng Việt, việc xác định ranh giới từ ở đây
xưa nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. M. Ê-mơ-nô nhận định rằng trong tiếng Việt đơn vị âm học
trùng với đơn vị cơ bản của hình thái học, từ và hình vị trùng nhau (13, 3). Nguyễn Tài Cẩn cho tiếng
(hình tiết) là đơn vị trung gian giữa hình vị và từ (36, 39). Từ đó, Nguyễn Thiện Giáp cho “tiếng” của Việt
ngữ có đủ tư cách để được coi là “từ”, vì từ là đơn vị tâm lý – ngôn ngữ học (NTG, 38,39), và theo Cao
Xuân Hạo, trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ (7, 51).
Khác hẳn với quan niệm trên, nhiều người chủ yếu dựa vào ý nghĩa, khái niệm hoàn chỉnh (HT, 17),
thêm vào đó là chức năng ngữ pháp (LV Ly, 25, NKT, 32), khả năng sử dụng độc lập về cú pháp (Xôn-xep,
45), khả năng giao hoán (TNN, 50), tính vững chắc về cấu tạo (HL, 18a) đã đưa vào phạm trù từ rất nhiều
tổ hợp tự do kết hợp theo quan hệ thuận cú pháp như: người làm vườn, cháy nhà, bán phá giá, thợ may,
nhà soạn kịch, hiệu trồng răng, máy bay lên thẳng, vợ hai, đánh hỏng, dễ thương, chú rể, chén con, nhà
chơi ra-đi-ô... Tuy nhiên, đi vào giải quyết cụ thể, xu hướng này đã để lại nhiều ý kiến bất đồng. Những tổ
hợp tiếng như nhà ở, dễ làm, người này coi là từ (HT, 17), thì người khác cho là từ tổ (NKT, 32a), nhưng đối
với trường hợp chủ nghĩa xã hội, cái đẹp, trắng tinh thì quan niệm ngược lại. Nguyên nhân chính là do tiêu
chí đưa ra chưa rõ ràng. Bởi thế, quốc kỳ, quốc ca, người cho là từ một hình vị (ĐXN, 9, 10), số khác lại cho
là ngữ, cũng như trường hợp thợ đồng hồ, học như vẹt (TVC, NHL, 53, 120). Dựa đồng thời vào cả một tổng
hợp nhiều diện kiểm nghiệm, nhiều tiêu chí, Nguyễn Tài Cẩn cũng xem là từ cả những tổ hợp như tranh
đấu, thành bại, áo quần, phòng bệnh (36). Và tác giả đã thừa nhận rằng phân biệt từ ghép với tổ hợp tự do
là “một trong những vấn đề mập mờ, gay go nhất của ngữ pháp” (36, 62). Đinh Văn Đức, một mặt tán thành
quan niệm “âm tiết = tiếng = hình vị = từ”, nhưng mặt khác vẫn coi những tổ hợp như việc làm, đóng
góp, ao hồ, nhà cửa, là từ (11, 37, 54, 196).
Với quan niệm từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất, chưa làm thành tố cú pháp, Lưu Văn Lăng căn cứ vào bản
chất yếu tố cấu tạo và mối quan hệ giữa chúng, cho trong từ không có quan hệ cú pháp, nên mọi tổ hợp
gồm 2 tiếng tự do trở lên kết hợp theo quan hệ thuận cú pháp đều là ngữ, có thể là ngữ định danh, ngữ cố
định ở nhiều mức độ chặt lỏng khác nhau như: nhà nước, đất nước, xe đạp, áo quần, (LVL, 27c). Đây là
những đơn vị trung gian nằm giữa từ kép và ngữ tự do.
Xét về mặt kiến trúc, từ được chia thành nhiều loại. Một số tác giả căn cứ vào số lượng âm tiết hoặc
tiếng, cho những từ đa tiết như đười ươi, a-xít đều là từ ghép (TTK,, 52, TVC 53, LVLy, 25, NTC, 36).
Có quan niệm dựa vào bản chất yếu tố cấu tạo từ. Một số dựa vào số lượng hình vị độc lập, xếp riêng từ
láy, vừa phân biệt láy bộ phận có lý do với láy bộ phận không có lý do (I. I. Glebova, A. N. Barinova) hoặc từ
phức, trong đó có loại từ ghép giả và phái sinh (L. Tôm-xơn). Theo Trương Đông San, từ phức gồm một hình
vị độc lập và một hình vị không độc lập như bạn bè, lạnh lùng, (55, 2) thì tất nhiên phải xem học trò, trẻ em
là cụm từ cố định, nhưng phải chăng tổ hợp gồm hai vị không độc lập như quốc gia, giáo sư lại được xem là
từ đơn?
Có quan niệm, một mặt xét hình thức, phân biệt từ đơn tiết với từ đa tiết, mặt khác, căn cứ vào nội
dung, số lượng tiếng có nghĩa (LVL, 27a) hoặc hình vị thực (NPP, 35) để xác định từ kép, xem từ láy cũng
chỉ là một kiểu từ đơn. Có sách chia thành: từ một tiếng, từ láy, từ ghép và từ nhiều tiếng (UB, 56, 49 – 64).
Có tác giả còn chia thêm từ pha: sẵn sàng, từ chắp : vôi hóa (NKT, 32a) và từ nhánh: văn sĩ (ĐXN 9). Có
người dựa vào số lượng nguyên vị, phân biệt từ đơn lấp láy (ba hoa) với từ ghép lắp láy như đẹp đẽ (HL, 18a,
261). Có quan niệm cho đây cũng là từ ghép song song (30). Có người dựa vào mức độ biến đổi của các nét
nghĩa, phân biệt từ ghép chân chính như mát tay, cắt, giặt, [sic] chán chê, dưa hấu, nhà cửa, hỏi han, quà
cáp với từ ghép láy âm như người người, đẹp đẽ (Quế Lai).
Về từ loại, trừ một số ít học giả (Đi-ghê, Ju-li-ăng) nghi ngờ hoặc muốn phủ nhận (như Gram-mông, Lê
Quang Trinh, Hồ Hữu Tường), hầu hết đều cố gắng phân chia thành nhiều loại. Khuynh hướng truyền thống
chủ yếu dựa vào ý nghĩa lô gích, thường rập khuôn hệ thống từ loại tiếng Pháp, cho me ï trong quê mẹ cũng
là tính từ, “mà” không những là liên từ, giới từ, mà còn có thể là phó từ và thuộc đại từ tức đại từ quan hệ,
tập hợp vào từ loại trạng từ (tức tính từ) nhiều loại như tính trạng từ (lớn), chỉ thị trạng từ (ấy), số trạng từ
(bốn), vấn trạng từ (gì), phiếm chỉ trạng từ (nấy), v.v... (BĐT, 4, 148, 177).
Xu hướng này thể hiện rõ ở các học giả Pháp, từ Ô-ba-rê, Va-liê, Sê-ông đến Bun-tô, Ca-đi-e cùng một số
tác giả Việt như Trương Vĩnh Ký, Trương Vĩnh Tống đến Phạm Tất Đắc Khuynh hướng cú bản vị dựa vào
chức năng cú pháp để xác định từ loại (PK, 41), thừa nhận hiện tượng chuyển loại một cách