- Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình.
- Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến.
- Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự (Unicode), ký số.
- Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc một dấu gạch dưới hay dấu dollar.
- Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên.
- Trong java, biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi đâu trong chương trình.
- Tên biến không được trùng với các từ khóa trong Java. (Ví dụ từ khóa : abstract, assert, boolean, break, byte, case, catch, char, class, const, continue, default, do, double, else, enum, extends final, finally, float, for,goto, if , implements , import, instanceof, int, interface, long, native, new, package, private, protected, public, return, short , static, strictfp, super, switch, synchronized, this throw, throws, transient, try, void, volatile, while.)
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự học java, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự học java
Bài 3: Cách khai báo biến , hằng và các kiểu dữ liệu trong Java
1, Biến trong Java- Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình.
- Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến.- Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự (Unicode), ký số.- Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc một dấu gạch dưới hay dấu dollar.- Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên.- Trong java, biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi đâu trong chương trình.- Tên biến không được trùng với các từ khóa trong Java. (Ví dụ từ khóa : abstract, assert, boolean, break, byte, case, catch, char, class, const, continue, default, do, double, else, enum, extends final, finally, float, for,goto, if , implements , import, instanceof, int, interface, long, native, new, package, private, protected, public, return, short , static, strictfp, super, switch, synchronized, this throw, throws, transient, try, void, volatile, while.)- Ví dụ:Tên biến đúng: a , _a, A, _b, _B, $d, hoTen, _giaTri, sinhVien1, sinhVien2Tên biến sai: 5a , hoc sinh, 1gia tri, if, try- Lưu ý: Trong Java phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đặt tên cho các biễn, các đối tương dữ liệu cũng như các xử lý trong chương trình.2, Khai báo biến trong Java.Cấu trúc câu lệnh khai báo biến trong java như sau: [Kiểu dữ liệu] [tên biến];Ví dụ:
Mã:
int giaTri; // Khái báo biến có tên là “giaTri”, kiểu dữ liệu là int – kiểu số nguyên.
String hoTen; //Khai báo biến có tên là “hoTen”, kiểu dữ liệu là String – Là một chuỗi ký tự.
- Ngoài ra còn có thêm từ khóa (public, private, ….) trước dòng khai báo biến (vd: private String hoTen), phần này mình sẽ nói khi chúng ta sang phần hướng đối tượng trong Java.- Để gán giá trị cho biến ta chỉ việc dùng cú pháp Tên biến = giá trị, hoặc gán ngay trong quá trình khai báo ví dụ:
Mã:
int giaTri;
giaTri = 5;
Hoặc
Mã:
int giaTri = 5;
Để in một chuỗi văn bản hoặc giá trị ra màn hình Console ta dùng lệnh dạng như sau:
Mã:
System.out.print(“Giá trị của biến là: ”+ giaTri1 + giaTri2);
// giaTri1 và giaTri2 là 2 biến đã khai báo và gán giá trị.
3, Giới thiệu các kiểu dữ liệu trong JavaTrong Java có 2 nhóm kiểu dữ liệu, thứ nhất là kiểu dữ liệu nguyên thủy (dữ liệu cơ sở) và thứ 2 là nhóm kiểu dữ liệu mở rộng: (photo)
Ở trong bài này bài này mình sẽ chỉ giới thiệu các kiểu dữ liệu nguyên thủy, còn những kiểu mở rộng sẽ được viết vào bài hướng đối tượng trong Java.
a, Kiểu số nguyên:
b, Kiểu số thực:
c, Kiểu dữ liệu ký tự (char)-Đây là kiểu dữ liệu về kí tự mỗi biến char sẽ có giá trị là một kí tự Unicode.Ví dụ: ’a’,’b’, ‘d’,’$’,…-Chú ý, giá trị để gán cho các biến được đặt trong dấu nháy đơn ‘ ’, không phải là nháy kép “ ” nhé.Vd: char kyTu; // Khai báo biến kyTu kiểu charkyTu = ‘a’; // Gán giá trị biến kyTu là ký tự ‘a’- Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu char là nulld) Kiểu dữ liệu Boolean- Đây là kiểu dữ liệu chỉ nhận một trong 2 giá trị true hoặc false (đúng hoặc sai)- Giá trị khởi tạo mặc định của kiểu boolean là false4, Hằng- Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình- Tên hằng được đặt theo qui ước giống như tên biến.- Hằng số nguyên: trường hợp giá trị hằng ở dạng long ta thêm vào cuối chuỗi số chữ “l” hay “L”. (ví dụ: 1L, 5L, 3L)- Hằng số thực: truờng hợp giá trị hằng có kiểu float ta thêm tiếp vĩ ngữ “f” hay “F”, còn kiểu số double thì ta thêm tiếp vĩ ngữ “d” hay “D”.- Hằng Boolean: java có 2 hằng boolean là true, false.- Hằng ký tự: là một ký tự đơn nằm giữa nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn.Ví dụ: ‘a’: hằng ký tự aMột số hằng ký tự đặc biệt (photo)
- Hằng chuỗi: là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai dấu nháy kép “ ”. Một hằng chuỗi không có ký tự nào là một hằng chuỗi rỗng.Ví dụ: “Ban dang tham gia khoa hoc Java mien phi tai Android.Vn”Lưu ý: Hằng chuỗi không phải là một kiểu dữ liệu cơ sở nhưng vẫn được khai báo và sử dụng trong các chương trình.Cú pháp khai báo hằng: final + kiểu dữ liệu + tên hằng = giá trị cần gán, ví dụ:
Mã:
final int NAM_SINH = 1992;
Bài tập làm ngay khi đọc xong bài này, bạn thử làm bằng cách bình luận phía dưới, mình sẽ chấm điểm cho từng bài của từng bạn để đánh giá kết quả học bài này của mỗi bạn
Bài 1: Trong những tên biến sau, tên biến nào khai báo sai: a , c, _a, 3a, %s, *d, _e, class, _else, super, $super, ^void, $goTo, Public, Return, If, _case, New, $new;Bài 2: Khai báo 2 biến nguyên (int), gán giá trị bất kỳ cho 2 biến, tính tổng 2 số, gán tổng vào biến t, in giá trị biễn t ra ngoài màn hình.Bài 3: Khai báo hằng PI = 3.14 kiểu số thực, với biến r là bán kính đường tròn – kiểu số thực, được gán vào trong thân chương trình, hãy viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn, in kết quả ra màn hình.(Chú ý: Các bạn nên tự giác làm bài tập, hoàn thiện rồi đăng lên, các bài bạn đã làm, nên để code trong thẻ code - chọn thẻ PHP cho rõ ràng và để ẩn code trong thẻ ẩn spoiler, để khi click vào mới hiện code lên , trước khi thử sức tự làm, bạn không nên nhìn code của các bạn khác đã đăng nhé )
Bài 4: Toán tử và biểu thức, hàm toán học trong Java
1, Toán tử số học:
Ví dụ:
PHP:
public class SoHoc { public static void main(String[] args) { int a, b, du, nguyen; a = 10; b = 3; du = a % b; nguyen = a / b; System.out.println("Phần dư (a:b) là: " + du); System.out.println("Phần nguyên (a:b) là: " + nguyen); a++; System.out.println("Giá trị a đã tăng lên 1, giá trị mới là: " + a); b--; System.out.println("Giá trị của b đã giảm đi 1, giá trị mới là: " + b); System.out.println("Với 2 giá trị a, b mới trên, Tích (a x b) = " + a * b); }}
Lưu ý: Với 2 câu lệnh a= a+1 và a++ có kết quả là như nhau, nhưng về bản chất có sự khác biệt:a = a+1 là gán a bằng giá trị a+1, còn phép a++ là tăng a lên 1, phép a++ đỡ tốn tài nguyên hơn, cú pháp ngắn gọn, các bạn nên chọn cách này để chương trình tối ưu hơn 2, Toán tử trên quan hệ, logic:
Ví dụ:
PHP:
public class QuanHeLogic { public static void main(String[] args) { boolean soSanh; int a, b; a = 5; b = 10; soSanh = (a == b); System.out.println("Kết quả so sánh " + a + "=" + b + " không? " + soSanh); soSanh = (a = b); System.out.println("Kết quả so sánh " + a + ">=" + b + " không? " + soSanh); soSanh = (a < b)||(a==b); System.out.println("Kết quả so sánh " + a + "<=" + b + " không? " + soSanh); soSanh = !true; System.out.println("Biến soSanh được gán bằng giá trị phủ định của true, giá trị đó là: "+soSanh); }}
3, Toán tử trên bit:
- Ở kiến thức cơ bản, chúng ta chưa nghiên cứu sâu vào những toán tử này, mình chỉ chú ý tới 2 phép đó là dịch trái, dịch phải. Hiểu cơ bản thì dịch trái dịch phải n bit cho kết quả giống việc bạn nhân với 2^n và chia cho 2^n (dịch trái – nhân, dịch phải - chia)- Vd số 16:Dịch trái đi 2 bit thì kết quả là nhân 16 x 2^2 = 64Dịch phải đi 3 bit thì kết quả là chia 16 : (2^3) = 2- Vậy tại sao có phép nhân, phép chia rồi, chúng ta lại cần biết 2 phép này. Vì 2 phép này tiết kiệm tài nguyên hệ thống hơn là bạn dùng phép chia thông thường. Nói chung, khi có thể, bạn nên dùng 2 phép này để chương trình chạy nhanh hơn. Nó cũng thể hiện tính chuyên nghiệp trong cách lập trình của bạn! (Phần này đa số các bạn học CNTT cơ bản đều được học, mình sẽ không giải thích nhiều, bạn nào chưa hiểu có thể tìm trên mạng xem. Nếu thấy không ổn, mình sẽ viết 1 bài viết nói về phần này!)Để biết cú pháp và cách sử dụng 2 phép này, bạn tham khảo chương trình dưới đây:
PHP:
public class PhepDich { public static void main(String[] args) { int a, dichPhai1, dichPhai2, dichTrai1, dichTrai2; a = 16; dichTrai1 = a > 1; // Dịch phải 1 bit dichPhai2 = a >> 2; // Dịch phải 2 bit System.out.println("Giá trị a ban đầu: " + a); System.out.println("Khi a dịch phải 1 bit thì giá trị là: " + dichPhai1); System.out.println("Khi a dịch phải 2 bit thì giá trị là: " + dichPhai2); }}
4, Toán tử ép kiểu:- Ép kiểu rộng (widening conversion): từ kiểu nhỏ sangkiểu lớn (không mất mát thông tin)- Ép kiểu hẹp (narrow conversion): từ kiểu lớn sang kiểunhỏ (có khả năng mất mát thông tin) = (kiểu_dữ_liệu) ;Bạn hãy tham khảo chương trình nhỏ sau:
PHP:
public class EpKieu { public static void main(String[] args) { float soThuc; int soNguyen; soThuc = 10.6f; soNguyen = (int) soThuc; System.out.println("Số thực vào là: " + soThuc); System.out.println("Số nguyên ép kiểu từ số thực là: " + soNguyen); }}
5, Một số hàm toán học:Các bạn thao tác như sau, gõ “Math.” (có dấu chấm phía cuối), rồi ấn Ctrl + “cách”, IDE sẽ gợi ý cho bạn sẽ thấy rất nhiều hàm toán học có sẵn trong Java, bạn kéo xuống và chọn cái bạn cần.Vd: Math.min(a,b): tìm giá trị nhỏ nhất của 2 số a và bMath.sqrt(b): tính căn của số bBạn xem ví dụ để hiểu một số hàm này
PHP:
public class ToanHoc { public static void main(String[] args) { float a = -3.2f; float b = 16.4f; float triTuyetDoi; float can; float min; triTuyetDoi = Math.abs(a); System.out.println("Giá trị tuyệt đối của a là: "+triTuyetDoi); can = (float) Math.sqrt(b); System.out.println("Căn của b là: "+can); min = Math.min(a, b); // Hàm tìm giá trị nhỏ nhất của 2 số System.out.println("Giá trị nhỏ nhất của 2 số a và b là: "+min); } }
Bài tập về nhà:
Bài 1: Các biến a, b, c là các số nguyên. Gán giá trị cho các biến. Tìm phần nguyên khi chia các số này cho 2, tìm phần dư khi chia các số này cho 3, in kết quả ra màn hình. Tăng giá trị a, b, c mỗi biến lên 1, in giá trị 3 số ra màn hình.Bài 2: Giải phương trình 2ax+b = 8c với a, b, c là số thực – được gán giá trị trong chương trình, x cũng là số thực, là giá trị cần tìm. Sau khi tính x in kết quả ra màn hình, ép kiểu x về số nguyên, in kết quả ép kiểu của x ra màn hình!Bài 3: Cho a, b, c là độ dài 3 cạnh tam giác, a, b, c được gán giá trị trong chương trình. Viết chương trình tính diện tích s của tam giác, in kết quả ra màn hình. Tìm số đo 3 góc của tam giác đó, in kết quả ra màn hình.
Bài 5: Cấu trúc if ..else, biểu thức boolean và coding style trong Java
1, Cấu trúc điều kiện if … elseBây giờ, chúng ta bắt đầu vào chủ đề chính của bài viết này:Với những bạn đã từng học lập trình pascal, c, hoặc 1 ngôn ngữ nào đó, thì có lẽ quá quen thuộc với cấu trúc này. Chỉ có 1 chú ý nhỏ nếu như bạn nào mới chỉ học pascal đó là các khối lệnh trong Java được đặt trong 2 dấu ngoặc nhọn: { } thay vì Begin End như trong pascal.Dạng 1:
PHP:
if (){ ;}
Dịch ra ngôn ngữ nói thì nó là “Nếu ….thì….” ở đây là dạng logic, nghĩa là nó chỉ có thể là đúng hoặc sai.Ví dụ: Nếu số a chia hết cho 2 thì in ra thông báo đây là số chẵn. Chúng ta sẽ viết chương trình như sau:
PHP:
package javaandroidvn; public class JavaAndroidVn { public static void main(String[] args) { int a = 6; if (a % 2 == 0) { System.out.println("Thống báo: a là số chẵn"); } }}
Dạng 2:
PHP:
if (){ ;}else{ ;}
Dịch ra ngôn ngữ nói thì nó là: “Nếu ….thì…còn không thì ….”Ví dụ yêu cầu : Nếu số a chia hết cho 2 thì in ra thông báo đây là số chẵn, còn không thì báo đây là số lẻ. Chúng ta viết chương trình như sau:
PHP:
package javaandroidvn; public class JavaAndroidVn { public static void main(String[] args) { int a = 7; if (a % 2 == 0) { System.out.println("Thống báo: a là số chẵn"); }else{ System.out.println("Thông báo: a là số lẻ"); } }}
2, Biểu thức Boolean
Phần này, anh Việt bên Blog StudyAndShare nói rất kỹ rồi, các bạn tham khảo video nhé!
3, Coding style – Cách viết mã lệnh trong Java - Mình bổ sung thêm phần này vào trong bài này vì nó cũng ngắn gọn thôi, tuy vậy nó lại rất quan trọng, nó giúp code Java của bạn đẹp, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ sửa lỗi. Tất nhiên bạn có thể viết theo quy cách bạn thích nhưng dưới đây là quy cách mà nhiều lập trình viên áp dụng. Có đôi chỗ bạn thấy có những khái niệm chưa gặp bao giờ, bạn hãy bỏ qua, mai này quay lại đọc - Tên biến, tên phương thức: Bắt đầu bằng chữ cái thường, các từ liền nhau, trừ từ đầu tiên, những từ sau viết hoa chữ cái đầu. Ví dụ: ten, hoTen, lop, namSinh, maSinhVien, …v.v.- Tên hằng: Viết in hoa, các từ cách nhau bởi dấu “_”, ví dụ: PI , HANG_SO, NAM_SINH, …- Tên Object, tên class (lớp) viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ, viết liền nhau, ví dụ: QuanLySinhVien, HangHoa, ViDuDemo, …..
Ngoài ra, để hiểu kỹ, sâu hơn, bạn có thể đọc thêm 1 bài viết riêng về vấn đề này, nhưng khi mới bắt đầu, để đỡ bị rối do chưa biết nhiều khái niệm, bạn nên bỏ qua , nhưng mình vẫn liệt kê vì mai này chắc chắn bạn phải đọc lại , xem bài viết chi tiết về cách viết mã lệnh tại đây.
Bài tập về nhà: Bài 1: Gán giá trị cho biến a trong chương trình. a là số nguyên. Xét xem a có chia hết cho 5 không, nếu có báo ra màn hình là chia hết cho 5, nếu không, hãy tìm thương và số dư và in ra màn hình.Bài 2: Với a, b, c là các số thực được gán trong chương trình, kể cả số âm và dương. Hãy báo ra màn hình đây có phải là độ dài của 1 tam giác không, nếu có thì đó là của loại tam giác nào.Bài 3: Giải phương trình bậc 2: ax^2 + bx + c = 0 với a, b, c là các số thực được gán giá trị trong chương trình. In kết quả các nghiệm ra màn hình.(Nếu a = 0 báo ra màn hình đây không phải là phương trình bậc 2 và in nghiệm)
Bottom of Form
Bottom of Form
Bottom of Form
Bài 6: Cấu trúc Switch Case trong Java!
Top of Form
Cấu trúc Switch…Case:
Đơn giản, khi chúng ta cần xử lý các sự kiện liên quan tới nhiều trường hợp giá trị của biến, nếu dùng if - else nhiều thì code sẽ dài, lặp, không mạch lạc, nên chúng ta dùng cấu trúc Switch Case để thay thế! Nó không phải là cách tốt nhất nhưng là phù hợp với nhiều tình huống!Trong Java, cấu trúc Switch Case được viết như sau:
PHP:
switch () {case : ; break;case : ; break;….case : ; break;default: ;}
Và nó hoạt động như trong hình dưới:
Ví dụ: Với yêu cầu sau: Viết chương trình, gán biến nguyên a là 1 giá trị bất kỳ. Nếu a = 1 thì in ra màn hình là "Chủ nhật", a = 2 thì in ra "Thứ Hai", ..... a = 7 thì in ra "Thứ Bảy". Nếu a không trong khoảng [1 ; 7] thì báo "Bạn đã gán sai giá trị, chỉ được gán số nguyên từ 1 tới 7". Chương trình sử dụng Switch Case sẽ được viết như sau:
PHP:
public class SwitchDemo { public static void main(String[] args) { int a = 3; switch (a) { case 1: System.out.println("Chủ nhật"); break; case 2: System.out.println("Thứ Hai"); break; case 3: System.out.println("Thứ Ba"); break; case 4: System.out.println("Thứ Tư"); break; case 5: System.out.println("Thứ Năm"); break; case 6: System.out.println("Thứ Sáu"); break; case 7: System.out.println("Thứ Bảy"); break; default: System.out.println("Bạn đã gán sai giá trị, chỉ được gán số nguyên từ 1 tới 7"); break; } }}
Chú ý:
- Kiểu dữ liệu của biến trong switch chỉ hỗ trợ kiểu dữ liệu: int, byte, short,char, từ JDK 7, hỗ trợ thêm kiểu String và các giá trị truyền vào trong mỗi case thì phải trùng kiểu dữ liệu với biến trong switch.
- Lệnh "break" trong cấu trúc này không phải là bắt buộc phải có thì chương trình mới chạy, bạn có thể không dùng "break" với trường hợp nhất định, nhưng khi đó, chương trình sẽ chạy hết các khối lệnh trong các "case" tiếp theo sau, kể từ khi chương trình tìm được "case" có giá trị truyền vào thỏa mãn, tới khi hết "case" hoặc gặp lệnh "break".Bạn nên tham khảo 2 video của anh Việt bên Blog StudyAndShare để hiểu rõ hơn về cấu trúc này:
Bài tập về nhà:Bài 1: Gán biến a là 1 trong các số ngu yên từ 0 đến 9. Viết chương trình in ra tên các chữ số nhập vào bằng tiếng Anh. Ví dụ gán a bằng 1 thì chương trình chạy sẽ in ra “1 đọc là One”, gán a = 2 thì in ra “2 đọc là Two”Bài 2: Khai báo 2 biến nguyên “thang” và “nam” gán giá trị là tháng và năm.Yêu cầu “thang” thuộc tập hợp [1..12], năm không được âm.- Nếu gán sai tháng thì báo “Bạn đã nhập sai tháng”, nếu gán sai năm thì báo “Bạn đã gán sai năm”. Khi 1 trong 2 thông tin bị gán sai, những câu lệnh sau sẽ không chạy!- Nếu năm đó là năm nhuận thì in ra thông báo: Đây là năm nhuận. không thì báo ra là năm thường.- Dựa vào thông tin năm đó là năm nhuận hay không và giá trị của tháng đó là tháng nào để báo ra tháng đó có bao nhiêu ngày.
Bài 7: Nhập xuất dữ liệu trên giao diện Console
- Mặc dù nếu giới thiệu theo thứ tự này thì có vẻ hơi sớm, vì nó liên quan đến khái niệm đối tượng, input – output trong java (là 1 phần dài dài) nhưng do tiếp theo những bài liên quan tới mảng, các vòng lặp sắp tới, sẽ phải nhập nhiều dữ liệu, chúng ta không thể cứ gán giá trị trong chương trình.Nói đơn giản, thì việc nhập dữ liệu này nó giống như ở lập trình pascal, C cơ bản – thường thì nhập dữ liệu qua màn hình ms-dos (với java nếu bạn dùng câu lệnh java, javac trong cmd thì nó cũng sẽ giống như vậy, nhưng bất tiện) . - Ở đây, chúng ta có 1 giao diện tích hợp vào IDE, nơi mà ở những bài trước, các bạn in kết quả ra (lệnhSystem.out.println…), và bây giờ, chúng ta nhập dữ liệu vào bằng chính màn hình đó.- Có nhiều cách để làm được điều này, nhưng ở bài này, mình sẽ giới thiệu cách mà theo mình là ngắn gọn dễ hiểu nhất để nhập và lấy được các kiểu dữ liệu thông dụng : kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu chuỗi. (Đi sâu hơn, mình sẽ nói trong phần input – output , chắc là vài bài nữa mới tới).Đầu tiên là bạn phải thêm gói này vào ở đầu chương trình
PHP:
import java.util.Scanner;
Trong chương trình, bạn tạo 1 đối tượng Scanner, tên đối tượng bạn tự đặt, ở đây tên đối tượng mình đặt là “nhapDuLieu”
PHP:
Scanner nhapDuLieu = new Scanner(System.in);
Sau đó, để đọc cả dòng văn bản (dùng nó để đọc chuỗi ký tự) ta dùng lệnh nhapDuLieu.nextLine(), gán vào biến nào đó giá trị, vd mình dùng biến “ten” – kiểu String
PHP:
ten = nhapDuLieu.nextLine();
Tương tự, để đọc kiểu dữ liệu dạng số nguyên, số thực dùng lệnh :
PHP:
nhapDuLieu.nextInt();nhapDuLieu.nextFloat();
Bạn thử tự tìm hiểu thêm bằng cách gõ tên đối tượng Scanner rồi tìm gợi nhớ, ví dụ gõ nhapDuLieu. + Ctrl + Cách (space)Bài demo:
PHP:
package demo.android.vn; import java.util.Scanner; public class AndroidVn { public static void main(String[] args) { int tuoi; String ten; Scanner nhapDuLieu = new Scanner(System.in); System.out.print("Nhập Tên: "); ten = nhapDuLieu.nextLine(); System.out.print("Nhập Tuổi: "); tuoi = nhapDuLieu.nextInt(); System.out.println("\nTên Vừa Nhập:" + ten+"\n"); System.out.println("Tuổi Vừa Nhập: " + tuoi); }}
Kết quả màn hình Console:
Bài tập về nhà:
Bài 1: Từ màn hình console, nhập dữ liệu của 1 sinh viên là họ và tên, năm sinh, điểm toán, lý , hóa (kiểu số thực). Dựa vào điểm trung bình 3 môn in ra đó là học sinh giỏi, khá hay trung bình
Bài 8: Cấu trúc lặp while, do while, for trong Java!
Top of Form
Dạng 1: while(…)
while(điều_kiện_lặp){
khối_lệnh;
}
Xét điều kiện trước, đúng rồi mới thực hiện khối lệnh. Vd:
PHP:
public class AndroidVn { public static void main(String[] args) { int i; i = 0; while (i < 10) { System.out.print(" "+i++); } System.out.println("...i = "+i); i = 15; while (i < 10) { System.out.print(" "+i++); } System.out.println("...i = "+i);