Tóm tắt. Lý thuyết học tập kết nối ra đời như là sự phát triển lý thuyết học tập trong
kỷ nguyên số hóa với sự bùng nổ của tri thức dựa trên nền tảng phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập động trong một thế giới
phẳng và nền kinh tế tri thức. Trong bài viết này, tác giả không đi sâu trình bày về
lý thuyết kết nối, mà chỉ đưa ra một số khái niệm cơ bản trên bề mặt với các trích
dẫn trực tiếp, các phần khác là sự phát triển của tác giả dựa vào tinh thần của lý
thuyết này, cùng với khái niệm hệ sinh thái học tập và sự vận động của tri thức làm
cơ sở cho các đề xuất ứng dụng công nghệ trong giáo dục, với mục đích góp phần
nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong một xã hội học tập.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ lý thuyết học tập kết nối gợi mở cho việc ứng dụng công nghệ trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 68-77
TỪ LÝ THUYẾT HỌC TẬP KẾT NỐI GỢI MỞ CHO VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HỌC TẬP
Nguyễn Mạnh Hùng
Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: hungnm@hnue.edu.vn
Tóm tắt. Lý thuyết học tập kết nối ra đời như là sự phát triển lý thuyết học tập trong
kỷ nguyên số hóa với sự bùng nổ của tri thức dựa trên nền tảng phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập động trong một thế giới
phẳng và nền kinh tế tri thức. Trong bài viết này, tác giả không đi sâu trình bày về
lý thuyết kết nối, mà chỉ đưa ra một số khái niệm cơ bản trên bề mặt với các trích
dẫn trực tiếp, các phần khác là sự phát triển của tác giả dựa vào tinh thần của lý
thuyết này, cùng với khái niệm hệ sinh thái học tập và sự vận động của tri thức làm
cơ sở cho các đề xuất ứng dụng công nghệ trong giáo dục, với mục đích góp phần
nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong một xã hội học tập.
Từ khóa: Lý thuyết học tập, tri thức kết nối, E-learning, hệ sinh thái học tập.
1. Mở đầu
Trong khoảng vài chục năm gần đây, khi khoa học giáo dục phát triển ngày càng
rõ nét hỗ trợ cho nền công nghiệp giáo dục đang hình thành, thì các lý thuyết học tập đã
tập hợp lại và phát triển thành hệ thống lý luận về nhận thức luận, phương pháp luận. Các
lý thuyết học tập ra đời sớm (lý thuyết học tập hành vi) hay muộn hơn (lý thuyết học tập
nhận thức) hay gần đây hơn (lý thuyết học tập kiến tạo) đều xoay quanh cách thức xây
dựng các hệ thống giáo dục và phương pháp giáo dục để con người - cá nhân tiếp nhận tri
thức một cách tốt nhất, ở đây các tri thức (kiến thức, kỹ năng) được đóng khung tương đối
rõ ràng theo từng cấp học, hình thức học phục vụ cho nhu cầu tối thượng của xã hội công
nghiệp là làm việc với hiệu quả cao nhất. Nói một cách ngắn gọn, các lý luận xoay quanh
việc dạy (truyền kiến thức) và học (nhận kiến thức) hiệu quả nhất cho từng cá nhân.
Rõ ràng việc học tập hợp tác, giao lưu với nhau kiến thức sẽ được tăng nhanh hơn.
Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông tin và truyền thông phát triển, thế giới trở
nên phẳng hơn, điều kiện để con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tri thức với nhau
càng được mở rộng hơn. Học tập kết nối càng có điều kiện để thực hiện. Bài báo này sẽ
trình bày những cơ sở của việc học tập kết nối và phân tích những khả năng ứng dụng
công nghệ trong việc kết nối tri thức, hỗ trợ cho học tập kết nối.
68
Từ lý thuyết học tập kết nối gợi mở cho việc ứng dụng Công nghệ trong học tập
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lý thuyết học tập kết nối - Học tập hướng nội dung hay học tập hướng
kết nối
Các lý thuyết học tập đi theo các hướng khác nhau, có thể trùng nhau ở một số mặt
nhưng bổ sung và hoàn thiện cho nhau, hướng tới việc đem đến cho cá nhân con người
một nền tảng tri thức tốt nhất dựa trên nội dung học tập có thể từ ngoài vào trong con
người (lý thuyết hành vi), hay các quá trình học tập nội tại (lý thuyết nhận thức), hoặc theo
nhu cầu/động lực thực dụng của cá nhân con người (lý thuyết kiến tạo).
Để có bức tranh tổng thể về các lý thuyết học tập theo các chủ nghĩa triết học,
Driscoll (2000, [3;17]) đã đưa ra một bảng các dạng của tri thức như sau:
Bảng 1. Các dạng tri thức
Chủ nghĩa khách
quan Objectivism
Chủ nghĩa thực dụng
Pragmatism
Chủ nghĩa kiến giải
Interpretivism
Nhận thức
luận
Chủ nghĩa kinh
nghiệm
(Empiricism)
Học thuyết bẩm sinh
(Nativism)
Chủ nghĩa duy lý
(Rationalism)
Nguồn tri
thức
Thực nghiệm/trải
nghiệm
Luận chứng/Suy luận
và thực nghiệm
Luận chứng/suy
luận
Cách thức
tiếp nhận
tri thức
Thực tế khách quan,
bên ngoài, trải
nghiệm bằng cảm
nhận
Tri thức được diễn giải,
các thực tế đang tồn tại,
và được biểu diễn hình
thức bởi hệ thống ký
hiệu và dấu hiệu
Thực tại là quá trình
nội tại và tri thức
được tạo ra thông
qua suy ngh
Tri thức
tiếp nhận ở
đâu?
Trong cá nhân con
người, nhưng phản
ánh qua các hoạt
động quan sát bên
ngoài
Trong cá nhân con
người
Trong cá nhân con
người, nhưng phụ
thuộc vào tình
huống môi trường
Các nhà lý
thuyết học
tập
Skinner, Thorndike,
Pavlov, Watson
Vygotsky, Bandura,
Bruner, Ausubel,
Gadne
Bandura, Piaget,
Bruner, Dewey
Lý thuyết
học tập Hành vi Nhận thức/Kiến tạo Kiến tạo
Trong tất cả các lý thuyết học tập này, trọng tâm của việc học tập là nội dung của
trí thức. Từ xưa tới nay, việc học là sự ghi nhớ/lặp lại/suy diễn các nội dung cụ thể được
truyền tải từ người thày (nguồn tri thức) tới trò (người tiếp nhận tri thức). Việc học cũng
có thể là từ sách vở, tài liệu, hình ảnh, các dạng hình nghệ thuật, vv (các nguồn tri thức)
trong các dạng tự học, tham khảo, bổ trợ cho việc học chính thông qua các hoạt động học
69
Nguyễn Mạnh Hùng
tập chính thống. Nội dung là quan trọng, thế nên sách thánh hiền ngày xưa, sách giáo khoa
ngày nay được coi là kinh điển, là quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục.
Theo Siemens [6; 5], các quan điểm chi phối việc học tập hàn lâm là hướng nội
dung, hướng cá nhân, tĩnh, và không theo tình huống sẽ là các nguyên nhân khai thác lý
thuyết học tập kết nối sẽ được trình bày dưới đây.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số của vài chục năm gần đây, tri thức đã được số hóa,
được công bố và quảng bá rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dựa
trên công nghệ. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như Internet,
mạng WWW, đã diễn ra sự bùng nổ về tri thức, theo Siemens (2004) toàn bộ tri thức đã
gấp đôi trong 10 năm và sẽ gấp đôi với chu kỳ 18 tháng tiếp theo [5, tr. 1]. Vòng đời của
tri thức cũng ngắn hơn, hàng loạt các tri thức trở nên lạc hậu trong một thời gian rất ngắn
bởi sự ra đời của các tri thức mới tiếp nối không ngừng.
Với xu hướng bùng nổ tri thức hiện nay, việc học tập sẽ phải diễn ra suốt đời, từ khi
sinh ra tới khi chết đi, từ việc học ở trường lớp tới học ở nơi làm việc, học trong xã hội, vv.
Các tri thức (kiến thức, kỹ năng) hàn lâm tiếp thu ở trường lớp sẽ chỉ các nền tảng căn bản
của cá nhân con người, không thể chỉ dùng mãi trong cuộc đời. Thậm chí một số nội dung
học tập ở các cấp học khác nhau sẽ trở nên lạc hậu, hoặc không dùng đến trong tương lai.
Con người càng ngày càng thay đổi cách sống, làm việc và suy nghĩ theo sự phát triển
của công nghệ. Con người hiện nay sống với Internet, với WWW, với các mạng xã hội, sử
dụng Google để tìm kiếm nguồn tri thức, dùng Wikipedia để tra cứu và tiếp nhận tri thức,
dùng các công cụ phần mềm để tư duy và suy nghĩ. Với các nền tảng công nghệ di động
và không dây hiện nay, con người có thể truy cập vào kho tri thức khổng lồ của nhân loại
bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào. Việc học tập diễn ra một cách tự nhiên, không ngừng.
Với xu hướng phát triển của xã hội hóa dựa trên công nghệ/tri thức hiện nay, cá nhân
con người hòa nhập với các cộng đồng, tổ chức đan xen và phức hợp, kể cả các hệ thống
ảo trên Internet. Do đó việc học tập cũng mang tính xã hội hóa, hình thành các cộng đồng,
tổ chức, hệ thống học tập. Tri thức được trao đổi, chia sẻ, kết nối giữa các nhóm học tập
khác nhau. Vai trò người học, người thày cũng trở nên đa dạng, đa chiều hơn: người học
tiếp thu kiến thức, đồng thời cũng sẽ chia sẻ, công bố tri thức của mình và trở thành nguồn
tri thức cho các cá nhân/tập thể khác tham gia chung trong hệ thống học tập; người thày
từ vai trò là nguồn tri thức chính (lecturer), có thể trở thành người hướng dẫn (instructor)
cung cấp kết nối tới nguồn tri thức. Nhu cầu đào tạo theo tổ chức/công ty/xí nghiệp cũng
trở nên mạnh mẽ và là mới mẻ với các phương thức đào tạo trước đây và các lý thuyết học
tập truyền thống.
Một số điểm trình bày trên là nguyên nhân dẫn tới những luận điểm mới trong lý
thuyết học tập. Trong bối cảnh của sự vận động liên tục của tri thức, của kỷ nguyên công
nghệ số, lý thuyết học tập kết nối ra đời như là những sự phát triển tiếp theo của ba lý
thuyết học tập phổ biến nói trên. Ý tưởng ban đầu về lý thuyết học tập kết nối do George
Siemens đưa ra năm 2004 [5], và được hoàn thiện hơn trong bài viết tranh luận với Plen
Verhagen [7] (Siemens, 2006, [6]). Các cơ sở lý luận về triết học, phương pháp luận, nhận
thức luận cho lý thuyết học tập kết nối được Stephen Downes phát triển và được tập hợp
70
Từ lý thuyết học tập kết nối gợi mở cho việc ứng dụng Công nghệ trong học tập
thành tuyển tập (Downes, 2012, [2]).
Theo Siemens, lý thuyết kết nối mô tả mạng học tập, dựa trên các nguyên lý các
hệ thống hỗn mang (chaos), hệ thống mạng (network), các hệ thống phức hợp tự tổ chức
(self-organization) [5; 4]:
- Học tập và tri thức dựa trên sự da dạng phong phú của các ý tưởng.
- Học tập là quá trình kết nối các nút chuyên môn (tri thức) hoặc các nguồn thông
tin.
- Học tập có thể thực hiện trong các môi trường ngoài con người (công nghệ).
- Khả năng nhận biết tiếp theo là quan trọng hơn những điều đã biết.
- Khai thác và duy trì "kết nối" là cần thiết cho việc học tập liên tục.
- Khả năng nhận biết sự nối kết giữa các lĩnh vực, ý tưởng, khái niệm là kỹ năng cốt
lõi.
- Sự cập nhật tri thức là mục tiêu của mọi hoạt động học tập kết nối.
- Khả năng ra quyết định tự thân là một quá trình học tập. Chọn lựa cái gì cần học
và ý nghĩa của thông tin đang tiếp cận được nhìn nhận thông qua lăng kính của thực tại
chuyển dịch.
Bảng 2: Tính chất của lý thuyết học tập
Tính chất Lý thuyết hành vi Lý thuyếtnhận thức
Lý thuyết
kiến tạo Lý thuyết kết nối
Học tập
diễn ra như
thế nào
Thông qua hộp
đen - chỉ thông
qua hành vi quan
sát
Một cách
có cấu trúc
và dựa trên
tính toán
Mang tính
xã hội, ý
nghĩa tạo ra
bởi từng
người học
(cá nhân)
Học diễn ra trong
hệ thống mạng,
được tăng cường
bởi công nghệ và
xã hội hóa; thông
qua nhận biết và
giải nghĩa các mẫu
tình huống
Các yếu tố
ảnh hưởng
Khen thưởng,
khích lệ, hình
phạt
Sơ đồ các
trải nghiệm
đã có
Sự tham
gia, đăng
nhập, tính
xã hội, văn
hóa
Tính đa dạng của
hệ thống mạng
Vai trò của
bộ nhớ
Nhớ là sự lặp lại
các trải nghiệm,
trong đó phần
thưởng và hình
phạt có ảnh
hưởng nhất
Mã hóa,
lưu trữ,
phục hồi
Tri thức đã
có kết hợp
với tình
huống hiện
tại
Các mẫu tình
huống thích nghi,
sự biểu diễn trạng
thái hiện tại trong
hệ thống mạng
71
Nguyễn Mạnh Hùng
Sự truyền
tri thức
diễn ra như
thế nào?
Kích thích và
phản ứng
Nhân đôi
cấu trúc tri
thức của
người biết
Xã hội hóa Kết nối tới nútmạng
Dạng học
nào là tốt
nhất?
Học tập như là
nhiệm vụ
Suy luận,
giải quyết
vấn đề, có
các mục
tiêu rõ ràng
Mang tính
xã hội
Học tập phức hợp,
trong môi trường
thay đổi nhanh, các
nguồn tri thức đa
dạng
Bản thân kết nối quan trọng hơn nội dung. Khả năng học tập cho ngày mai là quan
trọng hơn những cái đã biết hôm nay. Khả năng kết nối đúng tới nguồn tri thức cần thiết
trở thành kỹ năng mạnh mẽ. Lý thuyết kết nối đưa ra một mô hình học tập với sự chuyển
dịch của việc học tập không còn chỉ là các hoạt động nội tại và mang tính cá nhân ([5; 8]).
Stephen cho rằng về bản chất, lý thuyết kết nối là luận điểm cho rằng tri thức vận
động thông qua mạng các kết nối, do đó học tập là khả năng xây dựng và vận hành các
mạng đó [3; 85].
Để làm rõ hơn các tính chất xác định một lý thuyết học tập theo Mergel (1998) [4],
chúng ta có bảng so sánh sau đây (Siemens [6; 36]):
Lý thuyết học tập kết nối phản ánh một xu thế học tập trong môi trường hiện đại của
thời kỳ công nghệ, xã hội hóa, bùng nổ tri thức và sự đa dạng của các hình thức học tập,
sự đa dạng của các nhóm người học, người dạy. Đó là học tập là sự kết nối các nguồn tri
thức trên mạng (xã hội, công nghệ); học tập là quá trình định hướng kết nối thay vì định
hướng nội dung.
2.2. Tri thức kết nối - Liên kết, chia sẻ, công bố, các dạng vận động của
tri thức
Tri thức là mục tiêu của việc học tập. Có rất nhiều khoa học giải thích bản chất của
tri thức, cách biểu diễn, vv. Từ thời xa xưa, các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, Ả rập
sau đó và thời Phục hưng, đã có hai loại tri thức chính: định tính và định lượng.
Với sự liên kết tới lý thuyết học tập kết nối, Stephen Downes đã đưa ra một khái
niệm cho một dạng tri thức thứ ba (không phủ nhận 2 dạng trên, không tách riêng), đó là
tri thức kết nối.
Tri thức kết nối được mô tả mang tính phân tán, được vận chuyển tới nhiều hơn một
thực thể. Tính chất của một thực thể phải dẫn đến hoặc trở thành tính chất của thực thể
khác nhằm mục đích kết nối các thực thể với nhau, và tri thức-kết quả của kết nối này là
tri thức kết nối [2; 299].
Như vậy, tri thức kết nối yêu cầu phải có sự kết nối/tương tác, và tri thức kết nối
chính là tri thức của mối liên kết/tương tác đó [2; 299].
Khái niệm này đưa ra ý tưởng của sự vận động của tri thức.
72
Từ lý thuyết học tập kết nối gợi mở cho việc ứng dụng Công nghệ trong học tập
Thời xa xưa, trí thức là tài sản quý giá của một số đẳng cấp cao quý trong xã hội,
ví dụ tầng lớp tăng lữ trong xã hội Ấn Độ cổ đại nhờ có kinh đạo Hindu/Phật giáo mà trở
thành tầng lớp cao nhất trong xã hội bấy giờ. Các thày tế ở các xã hội khác cũng vậy do
đọc được các sách kinh và thuộc các bài kinh cho các buổi tế tôn giáo. Thày giáo từ xa
xưa cũng luôn được trọng vọng vì có tri thức, và dạy tri thức cho người khác.
Cho đến gần đây, các nguồn tri thức có thể liệt kê ra như sau: sách vở, tài liệu lưu
trữ tại nhà riêng, tại các thư viện, các loại hình văn hóa dân gian, các tri thức trong các cá
nhân, đặc biệt là các thày giáo, thày tu, nhà khoa học với các tri thức chuyên ngành.
Tri thức vận động thông qua chủ yếu là quá trình học tập - từ thày tới trò, từ sách vở
tới người học, vv. Tri thức dạng kết nối hầu như không được đề cập tới. Sự vận động của
tri thức là rất chậm, hoặc là không vận động. Do đó, sự phát triển của tổng tri thức loài
người diễn ra lúc bình lặng, lúc mạnh mẽ nhưng tựu trung là chậm; như trên đã chỉ ra, 10
năm gần đây tổng tri thức nhân loại bằng cả thời gian trước đó. Vậy tại sao trong thời gian
gần đây, sự phát triển của tri thức trở nên mạnh mẽ và bùng nổ?
Dễ dàng thấy rằng, như phần trên đã trình bày, quá trình gấp đôi tri thức trong 10
năm gần đây diễn ra nhờ kỷ nguyên số hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin (mạng Internet, WWW), dẫn đến sự kết nối tri thức để tạo ra các tri thức mới.
Ngày nay, một nhà khoa học có thể tìm kiếm các kết quả nghiên cứu về một lĩnh vực nào
đó rất nhanh chóng và đầy đủ chỉ dựa vào một cú nhấn chuột trong Google trên máy tính,
sau đó anh có thể kết nối tới các tác giả của các kết quả để trao đổi, chia sẻ tri thức, hoặc
tham gia nhóm/tập thể những người quan tâm tới nghiên cứu này trên mạng thông qua các
diễn đàn mở, thông qua các mạng xã hội, các hệ thống nhóm tin, vv. Sau khi nghiên cứu
và có những kết quả nhất định, anh lại có thể công bố, chia sẻ các tri thức mới của mình
cũng qua các kênh kết nối trên. Quá trình này được tiếp diễn không ngừng tạo ra sự phát
triển bùng nổ của tri thức.
Thông qua các hoạt động như liên kết, chia sẻ, công bố, quảng bá, tri thức kết nối
trong mạng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân và tổ chức, tạo nên sự vận
động của tri thức.
Sự vận động càng nhanh, yếu tố nội dung của tri thức càng trở nên ít quan trọng
hơn sự kết nối, và liên kết tới nguồn tri thức. Chúng ta đa phần không cần phải quá chú ý
tới việc ghi nhớ hoặc hiểu kỹ các tri thức, thay vào đó, chúng ta lại rất cần biết nguồn tri
thức và các liên kết để hiểu/nhận biết khi cần thiết.
Để có thể khai thác tốt nhất các tri thức kết nối, chúng ta cần phải có năng lực đánh
giá các nguồn tri thức, các liên kết nào là tốt, phù hợp nhất với mục tiêu của mình. Năng
lực đánh giá nhanh chóng, chính xác là kỹ năng quan trọng như các tác giả của lý thuyết
học tập đã chỉ ra. Một số lĩnh vực nghiên cứu trong lĩnh vực biểu diễn tri thức như mạng
ngữ nghĩa, web ngữ nghĩa (web 3.0) đã cho ra những kết quả lý thuyết, làm cơ sở cho việc
ra đời các công cụ thực tế giúp nâng cao năng lực này.
Trong phần 4 của bài viết này, người viết sẽ đề cập sơ lược một số giải pháp công
nghệ liên quan, và là bộ phận của hệ thống học tập kết nối.
73
Nguyễn Mạnh Hùng
2.3. Học tập của cá nhân và hệ sinh thái học tập (learning ecosystem)
Hệ sinh thái (ecosystem) là thuật ngữ của ngành sinh vật học, nhấn mạnh sự trao
đổi chất giữa các sinh vật và môi trường. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác, như một hệ thống đầy đủ, với sự liên kết hữu
cơ giữa các thành phần, với vòng đời và chu kỳ sản phẩm nằm trong hệ sinh thái (ví dụ
Oracle Ecosystem). Bài viết này không dùng thuật ngữ Learning Ecology mà một số tác
giả sử dụng để mô tả hệ thống giáo dục nói chung, mà dùng ecosystem với nhấn mạnh tới
tính hệ thống và môi trường công nghệ của một hệ thống học tập.
Bài viết này mô tả sơ bộ khái niệm hệ sinh thái học tập với ý tưởng của một hệ
thống học tập với các mối liên kết chặt chẽ giữa các thành phần học tập với nhau, và với
môi trường học tập bên ngoài (hệ sinh thái học tập lớn hơn) thông qua sự vận động của tri
thức kết nối và môi trường công nghệ.
Hình thức học tập đơn giản nhất và truyền thống là lớp học với 1 thày giáo và các
học trò, thày giáo dạy cho học trò bằng cách quảng bá (broadcasting) tri thức tới các học
trò bằng cách đọc; học trò tiếp nhận tri thức bằng cách ghi nhớ, hoặc ghi chép. Lớp học tổ
chức theo từng môn học, với một học kỳ nhất định. Nguồn tri thức là tri thức của thày giáo.
Hệ sinh thái học tập lớp học này bao gồm thày giáo, các học trò, tri thức của môn học.
Sau này để nâng cao việc học tập của học trò, dạy một môn học, các thày giáo thêm
vào các bài kiểm tra, hoặc thêm vào các tiết học thực hành hoặc buổi thảo luận giữa các
học trò. Ngoài bài giảng ở lớp, thày giáo cung cấp cho học trò sách học hoặc các sách
tham khảo, học trò đọc sách để thêm vào nguồn tri thức. Thày giáo cũng có thể yêu cầu
từng học trò hoặc nhóm học trò viết tiểu luận và trình bày trước lớp. Tri thức ở đây được
vận động nhiều hơn thông qua các kết nối, liên kết, chia sẻ và quảng bá/công bố tri thức
học được. Càng về sau, các hoạt động học tập trong lớp càng được thêm vào nhằm nâng
cao hiệu quả học tập của cá nhân.
Hệ sinh thái học tập trường học là có mức độ phức tạp hơn nhiều, bao gồm các hệ
sinh thái con là các lớp học, các thày giáo chia thành các tổ bộ môn, các học trò chia thành
các lớp, thư viện sách, các hệ thống phụ trợ gồm các bài giảng mẫu, các giáo án môn học.
Các kết nối có thể giữa học trò với thày giáo, giữa học trò với nhau, các lớp với nhau, giữa
các thày giáo, giữa các bộ môn với nhau, vv. cùng với sự kết nối tri thức tạo ra sự vận động
tri thức giúp cho hiệu quả học tập được nâng cao.
Như vậy hệ sinh thái học tập bao gồm:
- Các cá nhân người học, có thể đóng vai trò là người công bố tri thức.
- Các nhóm người học.
- Các thầy giáo, các nhóm thầy giáo với các tri thức
- Các hệ sinh thái con.
- Các nguồn tri thức: sách vở, tài liệu, bài giảng, vv.
- Các kết nối tri thức giữa các thành phần bên trong hệ sinh thái và các kết nối ra
bên ngoài với hệ sinh thái lớn hơn.
- Môi trường công nghệ (tin học, truyền thông) cho việc kết nối tri thức.
74
Từ lý thuyết học tập kết nối gợi mở cho việc ứng dụng Công nghệ trong học tập
Với sự phát triển của công nghệ, có thêm các thành phần công nghệ giúp cho sự kết
nối tri thức bên trong và bên ngoài hệ sinh thái học tập.
Mở rộng khái niệm hệ sinh thái học tập, chúng ta có thể coi cá nhân học tập là một
hệ sinh thái nhỏ nhất và toàn xã hội học tập là hệ sinh thái lớn nhất. Như vậy, sự học tập
của từng cá nhân như là mục tiêu của các lý thuyết học tập truyền thống sẽ là bộ phận
hữu cơ của việc học tập trong các hệ sinh thái học tập lớn hơn, và sự kết nối, mối quan hệ
tương tác giữa cá nhân với các hệ sinh thái này sẽ nâng tầm học tập của cả cá nhân và hệ
thống lên tầng cao mới.
2.4. Những gợi mở ứng dụng công nghệ trong học tập theo cơ sở lý thuyết
kết nối
Với sự phát triển của công nghệ thông tin mạnh mẽ trong thời gian gần đây, có rất
nhiều các cách ứng dụng trong đào tạo. Một số hướ