TÓM TẮT
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, ở thời kì lịch sử nào, người thầy cũng cần có những
phẩm chất cần thiết. Phẩm chất của người thầy là gốc rễ chi phối đến tư duy, hoạt động
giảng dạy và làm nên thành công của người thầy. Từ việc tìm hiểu về phẩm chất nhà giáo
qua nghiên cứu thực tiễn của Ken Bain trong cuốn sách Phẩm chất của những nhà giáo ưu
tú, bài viết nêu suy nghĩ về phẩm chất cốt yếu của nhà giáo Việt Nam hiện nay: đam mê
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ “Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú” của Ken Bain, nghĩ về phẩm chất của nhà giáo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014
50
TỪ “PHẨM CHẤT CỦA NHỮNG NHÀ GIÁO ƯU TÚ”
CỦA KEN BAIN, NGHĨ VỀ PHẨM CHẤT CỦA NHÀ GIÁO VIỆT NAM
HÀ MINH CHÂU
(*)
TÓM TẮT
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, ở thời kì lịch sử nào, người thầy cũng cần có những
phẩm chất cần thiết. Phẩm chất của người thầy là gốc rễ chi phối đến tư duy, hoạt động
giảng dạy và làm nên thành công của người thầy. Từ việc tìm hiểu về phẩm chất nhà giáo
qua nghiên cứu thực tiễn của Ken Bain trong cuốn sách Phẩm chất của những nhà giáo ưu
tú, bài viết nêu suy nghĩ về phẩm chất cốt yếu của nhà giáo Việt Nam hiện nay: đam mê
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng.
Từ khoá: phẩm chất, năng lực, nhà giáo ưu tú, đam mê nghề nghiệp, tinh thần trách
nhiệm, lòng tự trọng.
ABSTRACT
To accomplish educational objects, in any historical period, the teacher should have
indispensable qualities. The teachers’ quality is the root that rules thinking, teaching and
makes the success. From the courting of The teachers’ quality through practical research
in What the best college teachers do of Ken Bain, article raised thinking about essential
qualities of Vietnam teachers: passion for the profession, sense of responsibility, self-
respect wealthy.
Keywords: quality, ability, the best colloege teachers, passion for the profession, sense
of responsibility, self-respect wealthy.
(*)Là cuốn sách đoạt giải thưởng
Virginia & Warren Stone – giải thưởng
dành cho tác phẩm xuất sắc về đề tài giáo
dục và xã hội do Harvard University Press
trao tặng hàng năm – Phẩm chất của
những nhà giáo ưu tú (What the best
college teachers do) của giáo sư sử học
Ken Bain thể hiện cái nhìn sâu sắc về
những gì làm nên một nhà giáo lỗi lạc. Từ
các phẩm chất cốt yếu của những người
thầy, Ken Bain đã đưa ra những bài học cụ
thể, khoa học, đầy sức thuyết phục về nghề
nghiệp cho những người làm thầy.
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn
1. BÀI HỌC KHOA HỌC VÀ THIẾT
THỰC TỪ CUỐN SÁCH PHẨM CHẤT
CỦA NHỮNG NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Theo quan niệm chung, “ưu tú” được
hiểu là phẩm chất tốt đẹp, được đánh giá
cao hơn cả. Trong tác phẩm của Ken Bain,
“ưu tú” không giới hạn ở một cách hiểu,
cách nghĩ. Nó được cụ thể hoá bằng những
thành công có được từ các hoạt động nghề
nghiệp của những nhà giáo ưu tú giảng dạy
ở bậc đại học.
Đặt ra sáu câu hỏi mang tính tổng quát
để khảo sát, Ken Bain không yêu cầu ở
người thầy sự hoàn hảo, lỗi lạc, xuất
chúng. Ông chú ý đến những suy nghĩ và
phương pháp thực hành dẫn đến thành
51
công của họ:
- Các nhà giáo ưu tú hiểu và biết
những gì?
- Các nhà giáo ưu tú chuẩn bị việc
giảng dạy như thế nào?
- Các nhà giáo ưu tú trông đợi gì ở
sinh viên của mình?
- Các nhà giáo ưu tú làm gì trong lúc
dạy học?
- Các nhà giáo ưu tú đối xử với sinh
viên của mình như thế nào?
- Các nhà giáo ưu tú kiểm tra sự tiến
bộ và thẩm định những nỗ lực của mình
như thế nào?
Nhìn chung, đó là những câu hỏi về
vấn đề kiến thức, sự chuẩn bị, niềm mong
mỏi về người học, hoạt động trên lớp, cách
ứng xử và cách thức tự đánh giá của người
thầy. Kết quả khảo sát, nghiên cứu của Ken
Bain trong mười lăm năm chính là các câu
trả lời mới mẻ và quan trọng về những điều
tưởng chừng như đơn giản ấy.
Hiểu và biết ở đây là sự hiểu biết thấu
đáo lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ sự
hiểu biết ấy, người thầy ưu tú suy nghĩ để
“biết cách đơn giản hoá và làm rõ những
vấn đề phức tạp, biết đào sâu vào cốt lõi
của vấn đề” nhằm hỗ trợ người học nắm
được những ý tưởng và thông tin (không
phải là cung cấp kiến thức càng nhiều càng
tốt theo quan niệm truyền thống) và cho
quyền sinh viên kiểm tra những suy nghĩ
của chính mình.
Chuẩn bị việc giảng dạy được hiểu là
sự định hình cách thức chuẩn bị giảng dạy.
Cách thức ấy phản ánh quan niệm giảng
dạy của người thầy. Sự chuẩn bị của những
nhà giáo ưu tú thể hiện ở những mối quan
tâm về công việc họ phải nỗ lực làm nhằm
hỗ trợ và khuyến khích một cách tích cực
nhất để sinh viên học tập một cách tốt nhất.
Kết quả tìm hiểu về sự trông đợi ở sinh
viên của các nhà giáo ưu tú cho thấy họ chú
ý đến mục tiêu học tập rộng lớn của sinh
viên, về những điều họ mong muốn sinh
viên phát triển. Thoát khỏi quan niệm xem
giảng dạy là công việc giảng viên phải thực
hiện (“phân phát”, “chuyển giao” kiến thức
cho sinh viên), những gì nhà giáo ưu tú
mong đợi ở sinh viên không phải là khả
năng ghi nhớ, sự tỉ mỉ, ngăn nắp, kỉ luật,
mà là khả năng nhận thức, suy luận và
những hiểu biết sâu sắc.
Những nguyên tắc và những kĩ thuật
giảng dạy của các nhà giáo ưu tú mà Ken
Bain khám phá là đáp án của câu hỏi: “Các
nhà giáo ưu tú làm gì trong lúc dạy học?”.
Trong hoạt động giảng dạy, các nhà giáo
ưu tú thống nhất thực hiện đúng mức các
nguyên tắc: tạo một môi trường học tập tự
nhiên và có tính phê phán; thu hút và duy
trì sự chú ý của sinh viên; bắt đầu với sinh
viên thay vì bắt đầu với ngành học; tìm
kiếm những cam kết; dẫn dắt sinh viên vào
việc suy nghĩ có tính cách chuyên môn và
tạo ra những kinh nghiệm học tập phong
phú. Để việc thực hiện các nguyên tắc hữu
hiệu, cần kết hợp với kĩ thuật giảng dạy –
những kĩ thuật vốn thuộc về kĩ năng. Từ
khả năng nói lưu loát, ngôn ngữ nhiệt
thành, người thầy cần có nghệ thuật thực
hiện việc giải thích thấu đáo, biết cách
khuyến khích sinh viên phát biểu. Có thể
nói, việc chú tâm thực hiện nguyên tắc và
kĩ thuật ấy bắt nguồn từ sự quan tâm đến
người học của những người thầy.
Từ niềm tin mạnh mẽ vào người học,
các nhà giáo ưu tú đối xử với sinh viên của
mình bằng sự quan tâm, trân trọng. Một nhà
giáo ưu tú đã nói: “Tôi muốn làm cho lớp
học của mình trở nên thân thiện vì tôi quan
tâm đến việc các sinh viên học được trong
lớp đó. Nếu sinh viên không học, tôi là một
giáo sư thất bại” [1,tr.285]. Từ mong muốn
52
ấy, người thầy đầu tư mạnh mẽ vào vào
cuộc đời, sự nghiệp và sự phát triển của sinh
viên. Sự tin tưởng, cởi mở của người thầy
tác động tới những mối quan hệ, tạo ra bầu
không khí có tính tương tác mà từ đó, sinh
viên có thể đặt ra nhiều câu hỏi và có thể
trao đổi một cách tự do về những quan
điểm, phương pháp khác nhau.
Kiểm tra sự tiến bộ và thẩm định
những nỗ lực của mình, các nhà giáo ưu tú
không sử dụng các phương pháp kiểm tra
và cho điểm sinh viên theo truyền thống,
mà họ xây dựng những cách tiếp cận khác
biệt đem lại lợi ích cho việc học tập. Theo
Ken Bain, “khi đánh giá sinh viên, họ đánh
giá từng phần để kiểm chứng những nỗ lực
của chính họ trong việc thúc đẩy việc học.
Và khi thẩm định hoạt động giảng dạy của
mình, họ thẩm định bằng cách nhìn lại việc
học của sinh viên, cả về phương diện mục
tiêu lẫn kết quả” [306]. Từ quan điểm “việc
thẩm định và việc đánh giá nhấn mạnh đến
việc học thay vì thành tích”, những nhà
giáo ưu tú chú ý đến các kĩ năng thực hành,
sử dụng các kì thi với mục tiêu là giúp đỡ
sinh viên; chú ý đến việc đánh giá mục tiêu
học tập của khoá học, những đánh giá xếp
hạng của sinh viên và hướng tới một hệ
thống thẩm định công tác giảng dạy để có
thể thường xuyên tự thẩm định, suy ngẫm
và thay đổi cho phù hợp.
Không phải lúc nào các nhà giáo ưu tú
mà Ken Bain đưa vào công trình nghiên
cứu của ông cũng thành công trong tất cả
các hoạt động. Không phải bao giờ họ cũng
làm được những điều họ mong muốn. Họ
cũng có lúc thiếu sót, thất bại, bất toàn
nhưng họ đã sẵn sàng đương đầu với khó
khăn, thất bại ấy. Ken Bain khẳng định:
“Ngay cả những nhà giáo ưu tú cũng đã
từng có những ngày tệ hại, khi họ phải khổ
sở lắm mới tiếp cận được với sinh viên (về
phương diện giáo dục)” [1,tr.49]. Dẫu thế,
bằng sự tận tâm sâu sắc, bằng niềm tin
mãnh liệt vào khả năng học tập của sinh
viên, họ đã nỗ lực không ngừng để đưa ra
các phương cách và đã đạt được sự thành
công, dù không bao giờ hoàn toàn hài lòng
với những gì đã đạt được.
Ấn tượng mà Phẩm chất của những
nhà giáo ưu tú tác động tới người đọc
không phải là những ấn tượng tức thời. Bởi
lẽ, những phẩm chất ấy đã được các nhà
giáo tích luỹ trong quá trình lâu dài, làm
nên những thành công xuất phát từ việc
quan tâm và hướng tới mục tiêu học tập
của sinh viên. Cũng chính vì thế, Phẩm
chất của những nhà giáo ưu tú cuốn hút
người dạy vì đã đưa ra những bài học có
giá trị và thú vị về nghề dạy học. Làm được
những điều cốt yếu mà các nhà giáo ưu tú
đã làm; học được những phẩm chất lí
tưởng mà các nhà giáo ưu tú đã rèn luyện
quả không phải là điều đơn giản. Tuy
nhiên, từ quyển sách, độc giả - nhà giáo
học được nhiều điều về việc giảng dạy thấu
đáo để tự điều chỉnh, cải thiện việc giảng
dạy của mình như: niềm tin yêu, lòng nhiệt
thành, cách tư duy, sự lựa chọn phương
pháp giảng dạy, xử lí công việc giảng
dạy, Quyển sách còn có ý nghĩa khơi gợi
cảm hứng để người dạy thể hiện ý tưởng,
sáng tạo các phương cách cần thiết và có
thể áp dụng được. Tất nhiên, những điều
chúng ta tham khảo, học hỏi và áp dụng
không chỉ dành cho các nhà giáo giảng dạy
ở môi trường đại học với đối tượng là sinh
viên.
2. NGHĨ VỀ PHẨM CHẤT CỦA
NHÀ GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY
Ở nước ta, các thầy giáo, cô giáo được
Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu
tú không phải là ít. “Họ giống nhau ở chỗ
53
tất cả đều dốc hết tài năng, trí tuệ và sức
lực của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo
dục và đào tạo” [3,tr.3]. Mỗi thầy cô là một
tấm gương sáng về tài năng, công lao và
đức độ cho bao thế hệ học tập, noi theo. Có
thể kể những tấm gương tiêu biểu như: GS.
Tạ Quang Bửu – người thầy công tâm và
thông thái; GS. Hồ Đắc Di – người thầy
của lương tâm và trí tuệ; GS. Nguyễn Thúc
Hào – người gieo hạt chuyên cần trên cánh
đồng đại học; GS. Nguyễn Lân – người
thầy mẫu mực của nhiều thế hệ; Nhà giáo
nhân dân Nguyễn Đức Thìn – người đi
thắp lửa; Nhà giáo nhân dân Nguyễn Xuân
Trạc – cả đời cống hiến cho việc học của
dân tộc Hmông;
Kể sao cho hết những nhà giáo Việt
Nam cả đời tận tâm và tận tuỵ trong nghề
dạy học. Ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất
nước, sự đóng góp của mỗi người thầy có
những ý nghĩa khác nhau. Và mỗi giai
đoạn phát triển của ngành giáo dục nước
nhà cũng đòi hỏi ở người thầy những đổi
mới cho phù hợp. Tất nhiên, có những suy
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của nhiều thầy cô đã
ra đời rất lâu nhưng đến nay vẫn để lại ấn
tượng sâu sắc, vẫn còn có ý nghĩa thiết
thực. Đó là GS. Hồ Đắc Di mà ngay từ
năm 1947, đã chỉ rõ: “Trường đại học là
một cộng đồng trong đó thầy và trò cùng
có chung một niềm khao khát học hỏi, qua
tự do trao đổi ý kiến, để đạt tới chân lí, để
thấu hiểu một cách đúng đắn giá trị của sức
mạnh trí tuệ: đó chính là bí quyết của tinh
thần đại học. Thầy giảng dạy với niềm ước
mong thức tỉnh ở trò những hoài bão khoa
học lớn lao, với thái độ tôn trọng nhân
phẩm và tính độc lập, tự chủ của trò, với
lòng tin chỉ có tự mình nêu lên một tấm
gương sống mới chứng minh được lời nói
và mới có sức thuyết phục” [Dẫn theo 3,
tr.47]. Đó là GS. Tạ Quang Bửu từ đầu
những năm bảy mươi, với tầm nhìn toàn
cầu, đã coi trọng chất lượng đào tạo, luôn
suy nghĩ về việc cải cách phương pháp ở
bậc đại học: cho dịch các sách về toán học,
kinh tế học, tin học của các nhà nghiên
cứu phương Tây; đề ra chủ trương kiểm tra
trình độ nghiên cứu sinh trước khi gửi ra
nước ngoài; tổ chức các buổi cemina cho
sinh viên. Và còn nhiều những đóng góp có
ý nghĩa của các nhà giáo khác trên khắp
các vùng miền của đất nước
Với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI,
việc định hướng những bước chuyển đổi có
ý nghĩa chiến lược là vô cùng quan trọng.
Theo các nhà giáo dục, những bước chuyển
cụ thể cần được định hướng là:
- Bước chuyển từ quá trình giáo dục
chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học.
- Bước chuyển từ phát triển chủ yếu
theo số lượng sang chú trọng chất lượng,
hiệu quả với số lượng hợp lí.
- Bước chuyển từ hệ thống giáo dục
còn khép kín, cứng nhắc, biệt lập sang hệ
thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông.
1
Trong đó, bước chuyển thứ nhất là
bước chuyển có ý nghĩa đối với người thầy.
Nó yêu cầu ở người thầy sự thay đổi về ý
thức, tư duy, phương pháp thực hiện, Từ
đó, người thầy cần thay đổi việc xác định
mục tiêu lâu dài đối với người học, phải
khác với mục tiêu theo quan điểm truyền
thống trước đây. Thực hiện việc phát triển
năng lực của người học, người thầy sẽ
chuyển từ vai trò truyền thụ những tri thức
cụ thể thành người chuyển giao phương
pháp, cách thức nắm bắt, vận dụng tri thức.
Điều đó cũng “đặt người học ở vị trí chủ
thể trung tâm của quá trình giáo dục, chủ
54
động, năng động biến quá trình đào tạo
thành một quá trình tự đào tạo một cách
thực chất” [2,tr.4]. Để phát triển phẩm chất
người học, người thầy cần chú ý đến việc
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo
dục phẩm chất, nhân cách người học. Hơn
nữa, tạo môi trường văn hoá, dân chủ, giúp
người học định hình và hoàn thiện các giá
trị cá nhân là thật sự cần thiết.
Những năm gần đây, để thực hiện yêu
cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của đất
nước, hầu như những người thầy đều chú
trọng đến việc thay đổi phương pháp giảng
dạy và đề xuất thay đổi chương trình nhằm
phát huy tính tích cực học tập của người
học. Đó là sự thay đổi cần thiết. Tuy nhiên,
để phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học, điều quan trọng là người
thầy phải có được những phẩm chất cốt
yếu của một nhà giáo Từ yêu cầu đổi
mới về giáo dục, từ những tấm gương cống
hiến của nhiều nhà giáo và cũng từ thực tế
xảy ra nhiều chuyện đau lòng về cách hành
xử đáng bị lên án của một số giáo viên đối
với học sinh, thiết nghĩ, những phẩm chất
cần thiết của nhà giáo là:
- Đam mê nghề nghiệp
- Có tinh thần trách nhiệm
- Giàu lòng tự trọng
Niềm đam mê nghề nghiệp của người
thầy thể hiện ở khát vọng được cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục, không chỉ xem dạy
học là nghề nghiệp. Niềm đam mê nghề
nghiệp là động lực giúp người thầy gắn bó
với nghề, nỗ lực trong việc dạy học. Nó
thúc đẩy người thầy có ý thức trau dồi kiến
thức để hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực
chuyên môn của mình; luôn tư duy để có
những ý tưởng sáng tạo, chuyển biến về
phương pháp giảng dạy, truyền đạt một
cách hữu hiệu và luôn mong đợi những
thành quả tốt đẹp mà sinh viên, học sinh
gặt hái được. Nền tảng giáo dục mà người
thầy dày công tạo nên từ niềm đam mê
nghề nghiệp có ý nghĩa không nhỏ đến sự
phát triển của người học trong tương lai.
Có tinh thần trách nhiệm, người thầy sẽ
nhiệt tình giảng dạy thấu đáo để giúp người
học đạt được mục tiêu học tập. Có tinh thần
trách nhiệm, người thầy sẽ tận tâm với học
sinh, sinh viên; gắn bó với họ và thể hiện
niềm tin mạnh mẽ ở họ. Từ đó, người thầy
sẽ vạch kế hoạch làm những điều có thể hỗ
trợ và khuyến khích, thúc đẩy người học
đào sâu chuyên môn như tạo môi trường
học tập, giúp đỡ cách học, duy trì sự tương
tác, Sự tin yêu, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ
của người thầy sẽ góp phần giúp người học
phát triển hết khả năng của họ.
Giàu lòng tự trọng, người thầy sẽ coi
trọng và giữ gìn phẩm cách của chính
mình. Vì thế, người thầy chú trọng đến
việc tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không
làm điều xấu, điều ác, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp để tạo nên một hình ảnh đẹp
đối với người học. Mặt khác, họ sẽ có thái
độ rõ ràng trước cái xấu, cái ác. Giàu lòng
tự trọng, người thầy luôn muốn mình được
tôn trọng thì đồng thời, họ cũng sẽ tôn
trọng người học; tránh thể hiện quyền lực
mà luôn đối xử công bằng; tránh việc đổ
lỗi, phán xét tuỳ tiện; tránh làm tổn thương
học sinh, sinh viên của mình.
Đó là những phẩm chất, theo chúng
tôi, những nhà giáo bình thường (chứ
không dành riêng cho những nhà giáo ưu
tú) cần có khi thực hiện “bước chuyển từ
quá trình giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”.
Mục tiêu giáo dục ở nước ta gắn liền
với mỗi thời kì lịch sử và quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi mục
tiêu giáo dục thay đổi, người thầy cần có
55
những đổi mới cho phù hợp. Những
chuyển biến về nhận thức, đổi mới về tư
duy, phương pháp giảng dạy, thiết nghĩ, để
thực hiện được và có hiệu quả thì điều đầu
tiên mà bất kể nhà giáo nào cũng cần phải
có là những phẩm chất cốt yếu của người
thầy được trau dồi, rèn luyện từ việc học
tập những phẩm chất của các nhà giáo thế
hệ trước và từ sự nỗ lực, rèn luyện của bản
thân theo yêu cầu mới.
Những phẩm chất mà Ken Bain nêu
lên trong quyển sách là phẩm chất của
những nhà giáo ưu tú. Dẫu rằng khi nghiên
cứu về những người thầy, Ken Bain đưa ra
những câu hỏi mang tính chất thông
thường về công việc giảng dạy; dẫu rằng
Ken Bain không đặt ra sự hoàn hảo, xuất
chúng ở họ nhưng chính những gì các nhà
giáo làm được đã khẳng định sự vượt trội,
lỗi lạc của họ. Nghĩ về phẩm chất của
những nhà giáo Việt Nam, chúng tôi nghĩ
rằng đó là những phẩm chất vốn đã thành
phẩm chất truyền thống của những người
làm thầy được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác, ngày càng được bồi đắp phong
phú hơn. Một mặt, những phẩm chất ấy
giúp người thầy trở thành tấm gương đẹp,
mặt khác, nó giúp người thầy đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục theo yêu cầu của thời
đại. Lòng nhiệt tâm, sự nỗ lực để đạt được
những thành công khi thực hiện mục tiêu
giáo dục của một nhà giáo bình thường khi
ấy, trong mắt người học và những người
đặt niềm tin vào người dạy, họ chính là nhà
giáo ưu tú.
Chú thích:
1
Theo Phùng Hữu Phú trong bài Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục đại học
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8
khoá XI (tr.3,4,5) – Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc gia “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8
khoá XI” của Hội đồng Lý luận TW tổ
chức tại Trường Đại học Sài Gòn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ken Bain (2009), Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú (Nguyễn Văn Nhật dịch), Nxb
Văn hoá Sài Gòn.
2. Nhiều tác giả (1995), Nửa thế kỉ những gương mặt nhà giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nhiều tác giả (1995), Thầy đã sưởi ấm trái tim em (Như Soan biên dịch), Nxb Trẻ,
TP.HCM.
4. Nhiều tác giả (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đại học ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI”, Trường Đại học
Sài Gòn.
* Ngày nhận bài: 20/10/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014