Tóm tắt
Gia đình là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, cùng với đó nó còn giữ vai trò
không chỉ duy trì nòi giống mà còn là nơi thực hiện các chức năng kinh tế, văn hóa và nuôi dạy các thế
hệ mai sau. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức mới như đề cao tự do cá nhân, lối sống thực dụng,. Để bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của gia đình thì việc nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo, cùng những
ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng. Bài báo đi sâu nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho giáo và những ảnh hưởng của nó
tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu này tác giả muốn
góp phần làm rõ hơn những ảnh hưởng của tư tưởng Đạo, Hiếu tới xây dựng gia đình văn hóa mới ở
Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới trong thời gian tới.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng “đạo, hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 103
TƯ TƯỞNG “ĐẠO, HIẾU” TRONG NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THE IDEOLOGY OF “PIOUSNESS” IN CONFUCIANISM AND ITS
INFLUENCE ON THE PROCESS OF BUILDING
A NEW CULTURAL FAMILY IN VIETNAM
Đặng Thị Minh Phương, Trần Hoàng Yến
Email: yendhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 20/10/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/12/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017
Tóm tắt
Gia đình là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, cùng với đó nó còn giữ vai trò
không chỉ duy trì nòi giống mà còn là nơi thực hiện các chức năng kinh tế, văn hóa và nuôi dạy các thế
hệ mai sau. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức mới như đề cao tự do cá nhân, lối sống thực dụng,... Để bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của gia đình thì việc nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho giáo, cùng những
ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng. Bài báo đi sâu nghiên cứu tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho giáo và những ảnh hưởng của nó
tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu này tác giả muốn
góp phần làm rõ hơn những ảnh hưởng của tư tưởng Đạo, Hiếu tới xây dựng gia đình văn hóa mới ở
Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới trong thời gian tới.
Từ khóa: Gia đình; gia đình văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa mới; tư tưởng Đạo, Hiếu trong Nho giáo.
Abstract
The family is the place to sustain the traditional ethical values, the family not only maintains the race but
also performs the economic, cultural and educational functions for future generations. However, in the
process of international economic integration today, the Vietnamese family is facing many challenges
together with new ideas and new ways of living. In order to preserve and develop the traditional values
of the Vietnamese family, the study of the content of “Piousness” in Confucianism and its effects on
Vietnamese family morality. It is important to build up family piousness as a necessary and important task
in the present time. In this article, the author of the research comes from the ideology of “Piousness” of
Confucianism and the good cultural values as well as the existence of the Vietnamese family nowadays,
thus finding out the influence of “Piousness” ideology in Confucianism in the process of building new
cultural families in Vietnam at this time.
Keywords: Family; cultural family; new culture family; confucianism; pious ideology.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển của gia đình Việt Nam
luôn đề cao đức tính “Đạo, Hiếu” của con người,
tuy vậy ngày nay với những tiến bộ về khoa học
và công nghệ, sự toàn cầu hóa về kinh tế đang
kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống
xã hội, đạo đức con người. Đạo đức gia đình cũng
đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện
đại. Gia đình Việt Nam là nơi duy trì bền vững các
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nhưng đang
đứng trước thách thức, tư tưởng mới, lối sống mới.
vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo tồn và phát huy
giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam
phù hợp với những giá trị văn hóa hiện đại. Điều đó
có ảnh hưởng không nhỏ từ việc phát huy những
giá trị tích cực từ tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho gia,
vì vậy trong giai đoạn ngày nay để xây dựng gia
đình văn hóa mới thì việc nghiên cứu nội dung tư
tưởng “Đạo, Hiếu” trong Nho gia, cùng những ảnh
hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình
Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng.
2. TƯ TƯỞNG “ĐẠO, HIẾU” CỦA NHO GIÁO
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra
đời và phát tiển theo chiều dài lịch sử của nước
104
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Trung Hoa. Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là
một phạm trù lớn, bàn về vai trò của gia đình chứa
đựng nhiều nội dung có giá trị, ý nghĩa sâu xa có
nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù khác như
đạo đức gia đình, các mối quan hệ “Hiếu - Đễ” và
cuộc sống con người trong gia đình. Nếu chúng
ta coi gia đình là tế bào của xã hội, thì Nho giáo
nêu cao nguyên lý thiên hạ quốc gia và dẫn giải
rằng: Gốc của thiên hạ là nước, gốc của nước là
nhà, gốc của nhà là bản thân.“Thiên hạ chi bản tại
quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân” [2].
Nho giáo rất chú trọng yếu tố giáo dục gia đình,
coi giáo dục gia đình là toàn bộ giáo dục xã hội,
xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong
gia đình, đó là quan hệ cha - con, chồng - vợ, anh
- em và làm nên quan điểm “gia đạo chính”, quan
hệ cha - con, anh - em được biểu hiện bằng tư
tưởng “Hiếu” và “Đễ”, tư tưởng này đã được Nho
giáo đề cao, đặt vào một vị trí đặc biệt quan trọng,
trở thành cốt lõi của các quan hệ trong toàn xã hội.
“Đạo, Hiếu” theo nghĩa hẹp: là chỉ sự hiếu thuận
đối với cha mẹ của con cái, đó là kính yêu, phụng
dưỡng cha mẹ, vâng theo di huấn của tổ tiên, thực
hiện đầy đủ giỗ kỵ, Lòng hiếu của những người
cùng huyết thống còn bao gồm “Hiếu, Đễ”, tức là
lòng kính yêu đối với anh chị. “Làm cha mẹ, ai
cũng lo cho con, sợ con phóng túng mà hư thân
mất nết, sợ con theo bạn xấu mà làm chuyện phi
pháp, mắc vòng tù tội. Cho nên đi chơi nhà ai thì
nên cho cha mẹ biết trước, phòng khi giao du với
kẻ chẳng xứng đáng thì cha mẹ khuyên can” [1].
“Đạo, Hiếu” theo nghĩa rộng: là trung hiếu, đó là
lòng kính yêu giữa người với người trong xã hội,
bao gồm lòng hiếu của trẻ đối với già, của kẻ dưới
với người trên, lòng trung của tôi thần với quân
vương, của dân đối với nước. “Trung Hiếu là đạo
hiếu được xã hội hóa, chính trị hóa, là người nào
nói lời chi cũng trung thành, tín thật, làm việc chi
cũng đối hậu, kính cẩn, dẫu cho đến xứ thô - tục
của người miền Nam hay miền Bắc, cũng được
thông hành” [1].
Sự hình thành và phát triển của Nho giáo từ thời
Tiên Tần gắn liền với tên tuổi của người sáng lập
là Khổng Tử và hai nhà tư tưởng lớn là Mạnh Tử
và Tuân Tử. Là thời đại suy tàn của chế độ nô
lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên, mệnh
lệnh “Thiên tử” nhà Chu không còn được tuân
thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn,
đạo đức suy đồi. Sau khi tiêu diệt nhà Tần và kết
thúc cục diện “Hán - Sở tranh hùng“, trước yêu
cầu củng cố chế độ phong kiến trung ương tập
quyền hùng mạnh với đường lối chính trị mềm
dẻo để an dân, giai cấp địa chủ phong kiến đã tìm
thấy ở Nho giáo khả năng cố kết và sức hướng
tâm mạnh mẽ để đáp ứng được đòi hỏi đó. Giai
đoạn này Đổng Trọng Thư nổi lên như một đại
Nho - người có công “chính thống hóa Nho giáo”
và biến nó thành công cụ sắc bén phục vụ cho
quyền thống trị của tập đoàn phong kiến Hán tộc
trong một quốc gia thống nhất rộng lớn. Sau thời
Mạc Đường và Thời Ngũ đại thập quốc, đến Bắc
Tống thì sự thống nhất được tái lập. Triệu Khuông
Dẫn lên ngôi quyết tâm thiết lập một chế độ quân
chủ tập trung cao nhất nhằm thủ tiêu tình trạng
cát cứ địa phương. Lúc này Nho giáo trở lại địa vị
quốc giáo và Tống Nho có thể được xem là trình
độ phát triển cao nhất của Nho giáo trong hơn
1000 năm tồn tại từ sau Khổng - Mạnh.
Vào thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV), Nho giáo có
những ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người
Việt nhưng không sâu sắc. Ở Việt Nam, Nho giáo
có ảnh hưởng mạnh mẽ từ thế kỷ XV đến thế kỷ
XIX, tuy vậy khi du nhập vào Việt Nam Nho giáo
không còn giữ nguyên vẹn như ở Trung Quốc,
nó đã được “Việt hóa”. Các nhà Nho Việt Nam vì
công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã
tiếp thu và khai thác những yếu tố Nho giáo cho
phù hợp với xã hội và đất nước mình, đã “bản địa
hóa” Nho giáo cho phù hợp với văn hóa và truyền
thống dân tộc.
Tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho giáo được hiểu ở
một số nội dung sau:
Nho giáo luôn đề cao chữ “Hiếu”, các bậc tiền nhân
của Nho giáo đã tốn rất nhiều công sức để làm rõ nội
dung, ý nghĩa của chữ “Hiếu“ theo yêu cầu tư tưởng
giáo dục của mình.
- Chữ “Hiếu” là tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ,
phận làm con phải cảm kích đối với công ơn sinh
thành, nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ, thực hiện
trách nhiệm và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ.
“Làm cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao
nhất, không làm nhục cha mẹ là bậc hiếu thứ hai,
có thể nuôi cha mẹ là bậc hiếu cuối cùng” [5].
- Hiếu đức là “nết đầu trong trăm nết”. Đạo đức
của người ta không gì lớn bằng chữ “Hiếu”, người
con có hiếu tức phải có ý thức đầy đủ về tình cảm
và bổn phận của mình đối với bậc sinh thành. Hiếu
là đức của người con tận tâm, thành kính với cha
mẹ khi còn sống và cả tình cảm, thái độ cư xử với
cha mẹ trong quan hệ với người khác khi cha mẹ
đã mất. “Sống thì phụng dưỡng thân thể, chết thì
an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ” (sanh, sự chi dĩ
lễ; tử, táng chi dĩ lễ; tế chi dĩ lễ) [1].
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 105
Tư tưởng của Nho giáo rất đề cao chữ “Hiếu” và
quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo hiếu cho mỗi
người (Nhân) trong gia đình. Bởi lẽ, trong các
phạm trù đạo đức của Nho giáo thì “Nhân” giữ vai
trò là chủ đạo. “Nhân” có nội dung rất phong phú,
sâu rộng nhưng nghĩa chính được nêu bật là lòng
thương người phải được thể hiện và xuất phát
trước hết từ trong phạm vi gia đình, sau đó được
mở rộng trong phạm vi họ tộc, làng, nước. Trong
gia đình nổi lên hai mối quan hệ cơ bản: Cha mẹ
với con cái đó là “Hiếu”, anh với em đó là “Đễ”. Từ
đó, “Hiếu, Đễ” trở thành gốc của Nhân.
Tư tưởng của Nho giáo chủ trương xây dựng
những quan hệ chặt chẽ trong gia đình với mục
đích mở rộng nó ra, phát triển lên thành những
tình cảm tốt đẹp trong đạo thờ vua, trị nước. Theo
quan niệm của Nho giáo, thì “Đạo nhà” tức là đạo
nước nhỏ, “Đạo nước” đạo tức là đạo nhà lớn.
Diễn đạt mối quan hệ giữa đạo nhà và đạo nước
trên bình diện đạo đức. Nho giáo đề cao phạm trù
hiếu - trung, phận làm con trong gia đình phải tận
hiếu với cha mẹ thì phận làm dân phải tận trung
với vua, Nho giáo đã đồng nhất tình cảm của phận
làm con đối với cha mẹ trong gia đình với đạo của
người dân đối với vua trong một nước.
Sự “Việt hóa” của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo
Việt Nam:
“Đạo, hiếu” vốn là một trong những nội dung quan
trọng của đạo đức gia đình truyền thống ở Việt
Nam, nó đã được hình thành và phát triển lâu dài
gắn với những tập quán người Việt như phong tục
thờ cúng tổ tiên, kính trọng người già, tôn trọng và
yêu quý anh, chị, em,... Nhưng khi giáo lý đạo Nho
xâm nhập vào Việt Nam trở thành luân lý xã hội,
các triều đại phong kiến đã vận dụng đưa đạo lý
Nho giáo vào Việt Nam. Vào thời Lý - Trần (thế kỷ
XI - XIV), Nho giáo có những ảnh hưởng đến đời
sống văn hóa người Việt nhưng không sâu sắc.
Từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều
đại phong kiến Lê - Nguyễn đều lấy Nho giáo làm
hệ tư tưởng chi phối xã hội. Trong việc cai trị và
quản lý đất nước, các triều Lê - Nguyễn đều đặc
biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức gia đình, coi gia
đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để thiết lập kỷ
cương, ổn định trật tự xã hội.
Khi tư tưởng “Đạo hiếu” của Nho giáo du nhập
vào Việt Nam, dân tộc ta đã “Việt hóa” phần nào
những giáo lý đó cho thích hợp với phong tục,
tập quán của xã hội ta, Nho giáo đã bị “Việt hóa”
bởi truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Các
nhà Nho Việt thời phong kiến tiếp thu tư tưởng
“Đạo hiếu”, đã đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên tư
tưởng “Đạo hiếu”của gia đình. Từ giai cấp phong
kiến, chữ “Hiếu” của Nho giáo đã ảnh hưởng đến
đời sống của nhân dân lao động, nhân dân ta đã
tiếp thu những mặt tích cực của chữ “Hiếu”, đó
là tình cảm cao quý biết ơn công sinh thành, dạy
dỗ của cha mẹ, có trách nhiệm, nghĩa vụ phụng
dưỡng cha mẹ đến khi qua đời. Hiếu là nhân cách
con người, là gốc của nhân tâm mang giá trị xã
hội cao quý. Kẻ bất hiếu với cha mẹ, bất kính với
anh, em được xem là xấu xa nhất, có tội danh
quy định trong luật pháp, đạo hiếu của giáo lý Nho
giáo được triều đại nào cũng đề cao. Đạo hiếu là
quan hệ thứ bậc trong gia đình và trong dòng họ.
Gia đình người Việt từ xưa tới nay với tam đại, tứ
đại đồng đường đã tạo nên một cộng đồng riêng
biệt. Trong gia đình quan hệ chiều ngang là anh
chị - em, còn quan hệ theo chiều dọc là cha,
mẹ - con, ông bà - cháu, chắt, quan hệ
trưởng - thứ. Quan hệ theo chiều ngang được
ứng xử theo nguyên tắc thứ đễ, lễ nghĩa, quan hệ
chiều dọc phải ứng xử theo nguyên tắc hiếu kính,
cả hai đều gắn chặt với nhau, không mâu thuẫn
mà bổ sung cho nhau, tạo nên một mối quan hệ
luân lý hoàn chỉnh.“Phát triển trong mối quan hệ
xoắn xuýt với Phật giáo và Lão giáo Nó thâm
nhập vào đời sống của nhân dân và ảnh hưởng
sâu sắc đến tâm lý của dân tộc. Nó để lại những
tàn dư dai dẳng ngay trong xã hội ta ngày nay” [6].
2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY
Từ những điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình
đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều
cơ hội, tuy vậy chúng ta cũng đứng trước nhiều
thách thức. Chiến lược xây dựng gia đình văn
hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc hình
thành các chuẩn mực đạo đức xã hội mới được
biểu hiện ngay trong đời sống của mỗi gia đình.
Tư tưởng, đạo đức của mỗi gia đình có nhiều thay
đổi dưới tác động của kinh tế thị trường, đạo đức
gia đình đang chuyển đổi từ truyền thống sang
hiện đại xuất hiện những yếu tố tiến bộ và cả
những hạn chế nhất định.
Những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt
Nam hiện nay:
Những truyền thống tốt đẹp của đạo đức, văn hóa
gia đình Việt Nam được bảo vệ, được lưu giữ và
phát huy, vẫn đang được truyền trong các thế hệ
gia đình. Cùng với cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc do Đảng lãnh đạo, văn hóa gia đình đã có
những bước phát triển lớn. Trước hết là cải tạo tư
tưởng lạc hậu của giai cấp phong kiến gia trưởng
đã hằn sâu từ ngàn xưa trong đời sống biết bao
thế hệ gia đình Việt Nam. Trong quan hệ giữa cha
mẹ và con cái hiện nay đã thiết lập được mối quan
hệ mềm dẻo hơn, bớt cứng nhắc hơn so với thế
hệ trước.
Tư tưởng gia trưởng đang thay đổi dần trong đời
sống gia đình, nhất là ở những gia đình thế hệ
trẻ, thay vào đó là vai trò bình đẳng về quyền lợi,
106
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Con cái trong gia đình
đã được nhìn nhận và được chăm sóc để phát
triển thích ứng với sứ mệnh của tương lai.
Những tồn tại trong văn hóa gia đình Việt Nam
hiện nay:
Bên cạnh những giá trị tiến bộ đạt được đạo đức,
văn hóa gia đình đã có nhiều biểu hiện trái chiều như
sự “dân chủ” và “bình đẳng” thái quá đã làm cho mối
quan hệ trong gia đình trở nên khô khan thiếu gắn
kết, thiếu vắng sự quan tâm, chia sẻ và trách nhiệm
đối với nhau trong mỗi thành viên trong gia đình.
Sự biểu hiện thái độ vô trách nhiệm của các bậc
cha mẹ đối với con cái trong gia đình ngày càng
đáng báo động. Họ không chỉ không quan tâm
chăm sóc, giáo dục con cái đúng mức mà còn để
mặc cho con cái chơi bời sa đọa trở thành những
nỗi lo cho gia đình và xã hội, làm cho tình cảm và
mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ với con cái bị
xem nhẹ.
Sự gia tăng tỷ lệ trẻ em hư hỏng và sự bất lực
của các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái là
do sự thiếu gương mẫu của bản thân mình. Họ
chẳng những không quan tâm đến giáo dục con
cái, mà còn làm hư hỏng con cái bằng các hành
động không gương mẫu của chính mình, sự mâu
thuẫn giữa vợ chồng, sự gia tăng của tình trạng
ly hôn cũng làm cho gia đình mất đi khả năng bảo
vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về đạo đức
và văn hóa đang diễn ra trong xã hội nói chung và
trong gia đình nói riêng đã đặt ra nhiều vấn đề bức
xúc mà chúng ta phải giải quyết.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG “ĐẠO, HIẾU”
TỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA MỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Những ảnh hưởng tích cực
Thứ nhất, việc giáo dục “Đạo, Hiếu” cho các thế hệ
trong gia đình luôn là yếu tố được quan tâm trong gia
đình ở Việt Nam. Trong khi tư tưởng “Đạo hiếu” của
Nho giáo luôn hướng tới giáo dục cho con cái thái
độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng
dưỡng đối với cha mẹ, vì vậy hiện nay tư tưởng này
vẫn còn có giá trị trong giáo dục đạo đức gia đình.
Thứ hai, giá trị truyền thống của dân tộc ta là lối
sống có tình, có nghĩa với mọi người. Hiếu thuận
với ông bà, cha mẹ, thương yêu anh, chị, em,
luôn vui mừng trước sự ra đời và trưởng thành
của thế hệ trẻ và sự cảm thương trước người
đã chết. Trong khi tư tưởng “Đạo hiếu” của Nho
giáo lại luôn giáo dục con người phải sống có hiếu
đạo với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ và hiếu đễ với
anh em.
Thứ ba, những yêu cầu xây dựng mối quan hệ bình
đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình ngày càng được đề cao. Trong khi
quan niệm về “Đạo, Hiếu” một cách mù quáng, một
chiều áp đặt với thế hệ sau như trong tư tưởng của
Nho giáo đã không còn nặng nề, không còn phép
tắc “người quân tử không hay gần con”.
Thứ tư, tư tưởng của Nho giáo vẫn còn giá trị
to lớn trong việc giáo dục con cái không chỉ có
trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ mà còn phải biết
kính trọng, mang đến cho cha mẹ những niềm
vui, không có những hành vi bất kính với cha mẹ,
đồng thời cũng phải biết hòa vào những niềm vui
cùng cha mẹ.
Thứ năm, trong tư tưởng “Đạo, Hiếu” của Nho
giáo cũng khẳng định vai trò của cha, mẹ, ông,
bà với các thế hệ sau. Vì vậy, ngày nay quan tâm
chăm sóc và nuôi dạy con cái, chăm lo đến tương
lai và sự nghiệp cho con là tình cảm, hành vi và
trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ phải nghiêm
khắc nuôi dạy và xây dựng hình ảnh của mình làm
tấm gương tốt về mọi mặt của cuộc sống để con
cái học tập. Trong gia đình, cha mẹ luôn gương
mẫu sẽ nhắc nhở và giáo dục được con cái chấp
hành pháp luật, thực hiện nếp sống có văn hóa,
biết kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, sẽ
hình thành lối sống văn hóa trong gia đình và xây
dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
Những ảnh hưởng trái chiều
Thứ nhất, lễ giáo của đạo Nho ăn sâu vào đời
sống đạo đức mỗi gia đình, những tập tục như ma
chay, cưới hỏi, lễ tết nhiều lúc biến thành những lễ
nghi phiền toái cổ hủ và hao tiền tốn của. Chính do
những ảnh hưởng lâu dài của quan niệm coi trọng
bề ngoài, coi đó là việc quan trọng hơn cả phụng
dưỡng, kính hiếu với cha mẹ lúc còn sống. Vì vậy,
đến ngày nay những tập tục ấy vẫn còn tồn tại để
lại nhiều hậu quả nặng nề gây tác hại không nhỏ
trong đời sống nhân dân, có nhiều hiện tượng khi
cha mẹ già yếu thì con cái chẳng quan tâm chăm
sóc nhưng khi cha mẹ mất đi thì tống táng ma
chay linh đình và coi như vậy là hiếu thảo, kính
hiếu với cha mẹ.
Thứ hai, do ảnh hưởng bởi tư tưởng con cái phải
tuyệt đối phục tùng cha mẹ một cách vô điều kiện
nên còn không ít trường hợp cha mẹ còn tư tưởng
gia trưởng áp đặt lên cuộc sống của con cái và
yêu cầu các con cháu phải phục tùng cha mẹ một
cách tuyệt đối, bắt ép con cái làm theo ý mình.
Thứ ba, do ảnh hưởng bởi tư tưởng người quân
tử là trụ cột trong gia đình, không gần con để giáo
dục con cái nên ở nhiều gia đình còn không ít
người làm cha có tư tưởng gia trưởng thiếu quan
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 107
tâm đến dạy dỗ con cái, người vợ phải có trách
nhiệm phục tùng theo chồng.
4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TƯ TƯỞNG
ĐẠO HIẾU VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thứ nhất: Gia đình Việt Nam cần đặc biệt chú ý
đến việc giáo dục tôn ti trật tự và thứ bậc trong gia
đình. Sự phân chia tôn ti trật tự và thứ bậc trong
gia đình căn cứ v