Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 5: Thuyết kiến tạo (constructivism)

HOÀN CẢNH RA ĐỜI: “Bóng ma” của Mác: (thuyết phản biện, chủ nghĩa hậu thực chứng, hậu cấu trúc) cuối những năm 80s và sau CTL. 1992: A. Wendt, Anarchy is What States Make of It: the social construction of power politics. 1999: A. Wendt, Social Theory of International Politics

ppt11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 5: Thuyết kiến tạo (constructivism), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT KIẾN TẠO (CONSTRUCTIVISM) Bài 5TÀI LIỆU THAM KHẢOAlexander Wendt, Social Theory of International Politics, (Cambridge: Cambridge University Press, 1999). Alexander Wendt, “Anarchy is What States Make of It: the social construction of power politics,”   International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring 1992) 391-425   Ted Hopt, “The promise of constructivism in international relations theory”, International Security, Vol.23, No.1 (Summer 1998), p. 171-200.Amitav Acharya, Constructing a Security Community in Southeast Asia: ASEAN and the Problem of Regional Order (London and New York: Routledge, 2001). HOÀN CẢNH RA ĐỜI:“Bóng ma” của Mác: (thuyết phản biện, chủ nghĩa hậu thực chứng, hậu cấu trúc) cuối những năm 80s và sau CTL.1992: A. Wendt, Anarchy is What States Make of It: the social construction of power politics.1999: A. Wendt, Social Theory of International PoliticsĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU:A. Wendt, Nicolas Onuf, Friedrich Kratotchwil, Richard Ashley, Peter Katzeinsten, Amitav Acharya, Alastair Ian Johnston LẬP TRƯỜNG BẢN THỂ HỌCLập trường bản thể học của chủ nghĩa kiến tạo dựa trên chủ nghĩa duy tâm (idealism) và cấu trúc (structuralism) đối lập với chủ nghĩa hiện thực vốn dựa trên chủ nghĩa duy vật (materialism) và chủ nghĩa cá nhân (individualism). Cầu nối trung gian giữa các lý thuyết?Thuyết duy lýCN hiện thực mớiCN tự do mớiThuyết phản biệnMác-xít mớiHậu hiện đạiThuyết nữ quyềnThuyết quy tắcThuyết phê phánXã hội học lịch sửThuyết kiến tạo xã hộiCÁC GIẢ ĐỊNH CHÍNHChủ nghĩa kiến tạo thống nhất với thuyết duy lý‎ rằng các quốc gia là đơn vị phân tích chính yếu của l‎‎ý thuyết QHQT. Tuy nhiên, thay vì coi nhà nước là mặc nhiên và giả định rằng nhà nước chỉ tìm cách để tồn tại, các học giả kiến tạo coi lợi ích (interest) và bản sắc (identity) của nhà nước là sản phẩm mà những tiến trình lịch sử cụ thể có thể dễ dàng tạo ra (tương tác, kiến tạo XH)Theo họ, các quốc gia quyết định liệu hệ thống quốc tế mang tính chất xung đột hay hợp tác, hay nói cách khác tình trạng vô chính phủ là do các quốc gia tạo nên (anarchy is what states make of it) chứ không phải là có sẵn và bất biến như các nhà duy lý. Các quốc gia kiến tạo và vận dụng các quy tắc (norms) như là phương tiện để đạt được mục tiêu cụ thể nào đó (ví dụ như quy tắc không can thiệp, can thiệp nhân đạo, phương cách ASEAN). 3. Chủ nghĩa kiến tạo thách thức quan điểm duy vật của chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng các cấu trúc chính của hệ thống quốc tế là thiên về yếu tố nhận thức (‎ý tưởng) hơn là vật chất. Nghĩa là tình trạng vô chính phủ, thế lưỡng nan về an ninh đều là những thể chế xã hội mà chỉ xuất hiện hoặc có ‎ ý nghĩa từ sự tương tác giữa các quốc gia. Tự cứu lấy mình và chính trị cường quyền cũng là những thể chế xã hội chứ không phải là đặc điểm của tình trạng vô chính phủ. 4. Về mặt bản thể luận, giống như các thuyết phản biện khác, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng bản sắc và lợi ích quốc gia được kiến tạo do những cấu trúc xã hội chứ không phải từ các yếu tố bắt nguồn từ hệ thống QHQT. Nói cách khác, theo các nhà kiến tạo, bản sắc, lợi ích và các thể chế không có bản chất định sẵn mà đều do quá trình kiến tạo xã hội mà ra. Chúng phát sinh và hỗ trợ lẫn nhau và các chủ thể có thể đạt được bản sắc và lợi ích chung thông qua quá trình tương tác hệ thống. Luận điểm này thách thức quan điểm của thuyết duy lý rằng lợi ích là nhân tố ngoại sinh.5. Do đó, thuyết kiến tạo rất quan tâm đến nguồn gốc của sự thay đổi và cách thức các chuẩn mực hành vi và bản sắc định hình lợi ích quốc gia như thế nào.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CHO LLQHQTVai trò của các thể chế: Xã hội hoá (Socialization) – các thể chế có thể thay đổi hành vi của các quốc gia thành viên thông qua quá trình tương tác xã hội (socialization) giữa các thành viên của thể chế. Vd: TQ-ASEANBản sắc chung & chuẩn mực hành viCộng đồng an ninh:+ Là tập hợp nước hoặc nhóm nước nơi mà chiến tranh giữa các nước thành viên là một điều không tưởng + Điều kiện: dựa trên những giá trị và bản sắc chung + Các giai đoạn: CĐAN sơ khai, tiến hoá và hoàn thiện+ Hoàn toàn loại bỏ được tình trạng lưỡng nan về an ninh do các nhà hiện thực mô tả.+ Ví dụ: NATO, EU, Bắc Mỹ, ASEAN?ĐÁNH GIÁPhần nào đã làm được vai trò kết nối các lý thuyết.Giải thích cho sự thay đổi và những vấn đề mới nổi lên sau CTL.+ Nguyên nhân kết thúc chiến tranh lạnh+ Sự trỗi dậy của Trung Quốc (sức mạnh mềm)+ Qúa trình nhất thể hoá châu Âu, ASC, NATOVẽ ra một bức tranh lạc quan cho QHQT đối lập với bức tranh ảm đạm mà các nhà hiện thực dự đoán PHÊ PHÁNThuyết kiến tạo gần với thuyết duy lý (hiện thực và tự do) hơn những gì họ nghĩ. Wendt: “In that sense, I’m a statist and a realist” + Thừa nhận quốc gia là chủ thể chính của QHQT + Thừa nhận tình trạng vô chính phủDuy tâm, ảo tưởng, bỏ qua các yếu tố vật chất Khoảng cách giữa các lý thuyết phản biện và duy lý là quá khác biệt nên thuyết kiến tạo khó có thể kết hợp được.Thuyết kiến tạo tối đa cũng chỉ là một phương pháp tiếp cận hơn là một học thuyết hoàn chỉnh? TỔNG KẾT “Thuyết kiến tạo đã thay thế cho chủ nghĩa Mác với tư cách là cách tiếp cận cấp tiến có ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu QHQT sau CTL” (nhà hiện thực Stephen Walt trong “1 thế giới, nhiều lý thuyết”) S.Walt “One world, many theories” or in “Walt’s world, many means three”? “Đây là một trong những phát triển đáng kể nhất về lý luận QHQT từ sau chiến tranh lạnh đến nay” (nhà lý thuyết phản biện Steve Smith) BÀI TẬP LỚNCNHTCNTDMác-xítĐảngThực tiễn ngày nayChủ thểBản chấtMục tiêuPhg tiệnQuá trìnhTương laiXP điểm
Tài liệu liên quan