Tóm tắt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có đảng cách mạng” là một
bộ phận quan trọng trong hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh, được hình thành và phát
triển cùng với quá trình hoạt động thực tiễn của Người. Vận dụng tốt tư tưởng của
Người, trong suốt quá trình dẫn dắt cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đặc biệt chú
trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn
minh”1, là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vấn đề trên.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng” - Ý nghĩa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|302
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG “TRƯỚC HẾT
PHẢI CÓ ĐẢNG CÁCH MẠNG” - Ý NGHĨA TRONG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY
TS. Khuất Thị Thanh Vân
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có đảng cách mạng” là một
bộ phận quan trọng trong hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh, được hình thành và phát
triển cùng với quá trình hoạt động thực tiễn của Người. Vận dụng tốt tư tưởng của
Người, trong suốt quá trình dẫn dắt cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đặc biệt chú
trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn
minh”1, là hạt nhân lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vấn đề trên.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đảng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam, xây
dựng đảng.
I. MỞ ĐẦU
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, 90 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành đƣợc
nhiều thắng lợi vẻ vang trên con đƣờng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Cả lý luận và thực tiễn cách mạng đều đã chứng tỏ rằng: Sự lãnh đạo của Đảng là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ
mà cả hiện tại và tƣơng lai, cách mạng Việt Nam đã, đang và sẽ phải cần có Đảng lãnh
đạo - một vấn đề mang tính quy luật, tất yếu, một điều kiện tiên quyết cho cách mạng
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó, vấn đề về Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là mối quan tâm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngƣời đã để lại
những di sản tƣ tƣởng vô giá về Đảng và xây dựng Đảng. Một trong những nội dung tƣ
tƣởng đó là: Cách mạng “trƣớc hết phải có Đảng cách mạng”.
II. NỘI DUNG
2.1. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng “trước hết phải
có Đảng cách mạng”
Ngay từ năm 1925 trong tác phẩm Đường Kách mệnh (xuất bản 1927) Hồ Chí
1
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.6.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
303|
Minh chỉ rõ: Cách mạng “trƣớc hết phải có Đảng cách mạng”. Sự khẳng định này của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trƣớc hết, đƣợc dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Mác và Ph. Ăngghen là những ngƣời đầu tiên đã luận giải một cách đúng đắn
và khoa học về sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tƣ bản, chỉ ra vai trò sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân là ngƣời lật đổ chế độ đó, xây dựng một xã hội mới, xã hội xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Nhƣng theo các ông thì sứ mệnh lịch sử đó chỉ có
thể thực hiện đƣợc khi giai cấp công nhân tự tổ chức ra đƣợc chính đảng độc lập. Trong
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn thể Hội Liên hiệp họp ở La Hay ngày 27/9/1872, C. Mác
và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh của mình, chống quyền lực liên
hợp của các giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân, chỉ khi đƣợc tổ chức thành một chính
đảng độc lập với tất cả các chính đảng cũ do các giai cấp hữu sản lập nên, thì mới có
thể hành động với tƣ cách là một giai cấp. Việc tổ chức nhƣ vậy giai cấp công nhân
thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và thắng
lợi của mục đích cuối cùng là thủ tiêu các giai cấp”2.
Là ngƣời kế tục sự nghiệp vĩ đại của C. Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã phát triển
sáng tạo và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác. Ngƣời đã sáng
lập ra Đảng Bônsêvích Nga - một Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, một mẫu mực để
xây dựng các Đảng mácxít của giai cấp công nhân. Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai trò
quyết định của Đảng vô sản đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, coi đó là đòn
bẩy mạnh mẽ, có khả năng “đảo lộn nƣớc Nga”.
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam đứng trƣớc cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đƣờng
lối. Trƣớc cảnh “nƣớc mất nhà tan” do bị thực dân Pháp xâm lƣợc, hàng loạt cuộc đấu
tranh chống giặc cứu nƣớc, giành lại độc lập tự do cho dân tộc đã nổ ra. Tất cả các
phong trào cứu nƣớc theo các khuynh hƣớng, ý thức hệ khác nhau trƣớc khi có Đảng
Cộng sản ra đời đều thất bại, bị dìm trong bể máu. Nguyên nhân của những thất bại đó
là do chƣa có đƣờng lối cứu nƣớc đúng đắn, chƣa tìm ra đƣợc giai cấp tiên tiến nhất,
cách mạng nhất, đồng thời thiếu một chính đảng cách mạng đƣợc tổ chức chặt chẽ để đề
ra đƣờng lối chính trị đúng đắn, phƣơng pháp cách mạng thích hợp để tập hợp đông đảo
các lực lƣợng yêu nƣớc, tiến bộ đƣa cách mạng đi đến thắng lợi. Thực tiễn này của đất
nƣớc đã thôi thúc ngƣời thanh niên yêu nƣớc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đƣờng cứu
nƣớc, cứu dân.
2
C. Mác và Ph. Ănggen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.203.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|304
Qua hoạt đông thực tiễn, lăn lộn với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trên thế giới, Ngƣời đã gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin,
tìm thấy ở học thuyết Mác - Lênin con đƣờng giải phóng dân tộc, đƣa đất nƣớc phát
triển đi lên độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự kiện Ngƣời đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920) đã đánh dấu việc
Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đƣờng của cách mạng Việt
Nam. Từ đây, tƣ tƣởng về sự cần thiết phải thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp
công nhân ở nƣớc ta dần đƣợc hình thành. Tƣ tƣởng này đƣợc tiếp thêm cơ sở của thắng
lợi cách mạng tháng Mƣời Nga 1917 dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn Sê vích
Nga thành công rực rỡ. Từ chỗ tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho dân tộc, Hồ Chí
Minh đã tích cực chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trƣớc tiên là việc Ngƣời thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
tại Quảng Châu - Trung Quốc để tổ chức đào tạo cán bộ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác -
Lênin về nƣớc. Tại các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đặt vấn đề
“Cách mệnh trƣớc hết phải có cái gì?”. Ngƣời khẳng định: Cách mệnh “Trƣớc hết phải
có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”3.
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách
mạng” - ý nghĩa vận dụng trong xây dựng Đảng hiện nay
“Đảng cách mạng là một đảng phấn đấu để giải phóng dân tộc, giải phóng loài
ngƣời, giải phóng giai cấp cần lao”4. Theo Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng đối với cách
mạng Việt Nam là vô cùng quan trọng. Để cách mạng giành thắng lợi cần có những
nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, dân tộc và thời đại,... nhƣng
nhân tố quan trọng nhất, “trƣớc hết”, phải có đảng cách mạng. Sau từ “trƣớc hết” ở đây
Hồ Chí Minh dùng chữ “phải” có nghĩa là “bắt buộc”, “tuyệt đối”, “không có sự lựa
chọn nào khác!” Nhiệm vụ của Đảng là: “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với các dân tộc và giai cấp vô sản mọi nơi”.
Đảng ra đời là để lãnh đạo và tổ chức quần chúng nhân dân làm cách mạng. Cách
mạng là sự nghiệp chung của toàn thể dân chúng chứ không phải việc riêng của một,
hai ngƣời. Toàn dân ở đây là toàn thể dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, dân
3
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.280.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
305|
tộc, tôn giáo... Quan điểm tập hợp lực lƣợng này của Hồ Chí Minh đã vƣợt xa quan
điểm của các nhà cách mạng Việt Nam thời kỳ đó. Hơn ai hết, Ngƣời hiểu rằng để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng không có cách nào khác là phải dựa vào sức
mạnh của nhân dân. Bởi vì, theo Ngƣời, “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lƣợng đoàn kết của nhân dân”5 và “dân
khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”6.
Nhân dân có tiềm năng cách mạng to lớn nhƣ vậy, là “gốc cách mệnh”7 nhƣng
sức mạnh ấy chỉ đƣợc phát huy khi quần chúng nhân dân đƣợc giáo dục, đƣợc giác
ngộ, đƣợc tổ chức lại thành một khối thống nhất. Khi ấy sức mạnh của quần chúng
nhân dân sẽ là vô tận, vô địch. Đảng là ngƣời giáo dục, giác ngộ cách mạng cho nhân
dân, vận động toàn dân tham gia một cách tích cực nhất vào cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung của dân tộc. Đồng thời, Đảng tổ chức, bày sách lƣợc cho dân, đoàn kết dân
lại, gắn toàn dân vào một tập thể thống nhất với ý chí và quyết tâm sắt đá, tinh thần
chiến đấu kiên cƣờng. Cách mạng chỉ có thể giành đƣợc thắng lợi khi biết đoàn kết
nhân dân, biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đây là vấn đề cốt yếu của cách
mạng nƣớc ta đòi hỏi cần có sự lãnh đạo của Đảng.
Ngƣời chỉ rõ: “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một Đảng lãnh đạo. Đảng
phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột; phải dạy cho quần
chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu
tranh; chỉ rõ con đƣờng giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên
quyết cách mạng; làm cho quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi”8.
Những chỉ dẫn này của Hồ Chí Minh thật cụ thể. Trách nhiệm của Đảng là phải giáo
dục, giác ngộ cho quần chúng nhận rõ mục tiêu, lý tƣởng, con đƣờng và biện pháp cách
mạng, nhận rõ kẻ thù, nắm vững những quy luật phát triển của xã hội, xây dựng củng
cố lòng tin vào thắng lợi của cách mạng, cổ vũ, động viên quần chúng kiên quyết thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng.
Cách mạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh là phá cái cũ xây cái mới, phá cái
xấu xây cái tốt, là lật đổ chế độ thực dân phong kiến đã đè nén con ngƣời Việt Nam
nhiều thập niên để xây dựng nên một xã hội hoàn toàn mới, do đó, “Cách mạng là cuộc
5
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.453.
6
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.297.
7
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.288
8
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.274.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|306
đấu tranh rất phức tạp. Muốn khỏi đi lạc phƣơng hƣớng, quần chúng phải có Đảng lãnh
đạo để nhận rõ tình hình, đƣờng lối và định phƣơng châm cho đúng”9. Đây là một quá
trình đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài: “Đời này làm chƣa xong đời sau nối tiếp nhau
làm thì phải xong”. Sự nghiệp đấu tranh lâu dài gian khổ đó không tránh khỏi phải hy
sinh, mất mát nên cần đến Đảng lãnh đạo, để chớp thời cơ mà đề ra đƣờng lối thực hiện,
đƣa lại thắng lợi cho cách mạng. Nhân dân cần đến Đảng để chỉ đƣờng vạch lối cho dân,
chỉ bảo cách hành động. Đảng có đƣờng lối đúng đắn, có phƣơng pháp cách mạng thích
hợp quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng. Chỉ có Đảng - Đảng cách mạng mới bảo
đảm tính triệt để của cách mạng, mới đƣa sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con ngƣời đến thắng lợi cuối cùng.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trƣớc hết và cần thiết phải có Đảng để đề ra
đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc cho cách mạng - là những vấn đề then chốt của cách
mạng, nó quyết định sự thành bại của cách mạng. Ở trong nƣớc, Đảng làm nhiệm vụ
vận động, giác ngộ, tổ chức dân chúng tập hợp họ lại trong khối thống nhất để thực
hiện mục đích, nhiệm vụ của cách mạng. Đảng còn có vai trò đối với quốc tế, là cầu nối
giữa cuộc cách mạng giải phóng đất nƣớc, xây dựng xã hội mới của dân tộc với công
cuộc cách mạng của các dân tộc, các lực lƣợng tiến bộ trên thế giới để thực hiện mục
tiêu chung là: hòa bình, độc lập, dân chủ, hạnh phúc. Trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản
ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nƣớc đế quốc liên kết với nhau để đàn áp phong trào
giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế nên các dân tộc bị áp bức và giai cấp
vô sản mọi nơi phải liên hệ chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung. Hơn nữa, con
đƣờng cứu nƣớc của Việt Nam mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn gắn
liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời nên Ngƣời sớm khẳng định cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ngƣời đã gắn cách mạng nƣớc ta với phong
trào của các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc; và cả với cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nƣớc tƣ bản “chính quốc”, với vô sản giai cấp
mọi nơi. Cách mạng trƣớc hết là sự nghiệp của mỗi dân tộc, muốn giành thắng lợi phải
dựa vào sức mình là chính, song phải biết tranh thủ sức mạnh quốc tế, sức mạnh của
thời đại để đƣa cách mạng tiến lên. Chỉ có dƣới sự lãnh đạo của Đảng mới kết hợp
đƣợc sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Từ những lý do trên ta thấy, Đảng Cộng sản ra đời và tồn tại nhƣ là một tất yếu
lịch sử là vì tổ quốc, dân tộc có nhu cầu, vì Đảng đáp ứng đƣợc yêu cầu tất yếu của sự
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.274.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
307|
phát triển của cả dân tộc, vì nhân dân cần một Đảng tiên phong dẫn đƣờng. Để Đảng
thực hiện đƣợc vị trí vai trò của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy”10.
“Đảng có vững” ở đây theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng phải là Đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đó là Đảng cách
mạng mang bản chất giai cấp công nhân, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đảng
phải luôn tuân thủ những nguyên tắc của một đảng kiểu mới: Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển; Đảng phải có
kỷ luật sắt và kỷ luật tự giác; đảng viên phải tuân theo tôn chỉ mục đích của Đảng và hoạt
động trong tổ chức cơ sở của Đảng... Đảng là “ngƣời cầm lái”, vị trí vai trò của Đảng là
ngƣời lãnh đạo. Muốn vậy Đảng phải tiên phong về mọi mặt, cả chính trị, tƣ tƣởng, tổ
chức...cán bộ, đảng viên của Đảng phải gƣơng mẫu về đạo đức lối sống...
Ngƣời chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhƣ
ngƣời không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin”11. Nhờ có “chủ nghĩa làm cốt”- chủ nghĩa Mác - Lênin - mà Đảng trong
sáng về tƣ tƣởng, thống nhất ý chí và hành động, đề ra và thực hiện thắng lợi đƣờng lối,
nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo và phục vụ nhân dân. Do vậy mà Đảng “làm tròn nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sƣớng”12.
Khi đề cập tới tổ chức của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng không phải là
một tổ chức để làm quan phát tài”13. Đây là tiêu chí đánh giá, phân định rạch ròi giữa tổ
chức của một Đảng chân chính, một Đảng Cộng sản đích thực, với tất cả các đảng phái,
các tổ chức chính trị đã xuất hiện trong lịch sử, đƣợc diễn đạt rất Hồ Chí Minh. Ngƣời
còn yêu cầu Đảng “phải là ngƣời lãnh đạo sáng suốt, trung thành của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam”14. Tổ chức của Đảng phải bao
10
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.
12
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.
13
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289.
14
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|308
gồm những ngƣời ƣu tú trong công nhân và nhân dân lao động, tự nguyện hy sinh chiến
đấu vì mục tiêu lý tƣởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, Đảng phải đƣợc tổ
chức một cách chặt chẽ, từ dƣới lên trên “theo chế độ dân chủ tập trung” và “luật phát
triển là phê bình và tự phê bình”, Đảng phải có kỷ luật sắt nhƣng là kỷ luật tự giác. Sức
mạnh vô địch của Đảng là ở tính tự nguyện, tự giác, sự trung thực và trung thành của
mỗi đảng viên.
Đảng mạnh là bởi cái nền tảng của nó vững chắc. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến xây dựng chi bộ, các tổ chức cơ sở của Đảng và đảng viên.
Đảng viên, cán bộ phải là ngƣời có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Họ không
những phải có trí, có dũng, có mƣu mà còn phải biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tƣ. Đó là những ngƣời vừa phải có tài lại vừa phải có đức, phải “vừa hồng vừa
chuyên”, phải “vững về chính trị, giỏi về chuyên môn”. Xây dựng Đảng vững mạnh
không những tiêu biểu về mặt trí tuệ mà còn phải là biểu tƣợng về đạo đức, lƣơng tâm,
danh dự của dân tộc là một nét độc đáo của Hồ Chí Minh.
Cùng với đó, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với “quét sạch
chủ nghĩa cá nhân”. Ngƣời không chỉ vạch rõ nguồn gốc, bản chất, hình thức đa dạng,
tinh vi của chủ nghĩa cá nhân, mà còn chỉ ra hậu quả ghê gớm của nó, cảnh báo chủ
nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng
Cộng sản. Những cảnh báo của Hồ Chí Minh ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và có
tính thời sự sâu sắc. Chúng ta cần kiên quyết đẩy mạnh việc tẩy trừ và tiến tới quét sạch
chủ nghĩa cá nhân. Kết quả của nó liên quan đến uy tín, vai trò, thậm chí đến sự tồn
vong của Đảng và chế độ, đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội: “Chủ nghĩa cá nhân là
một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”15.
Theo Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”16. “Công việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”17. Uy tín, vai trò và việc thực hiện nhiệm
vụ của Đảng gắn liền với cán bộ và công tác cán bộ. Do đó, Đảng phải biết lựa chọn
cán bộ, huấn luyện họ kỹ càng, phải hiểu cán bộ, nuôi dạy, đối đãi, sử dụng, cất nhắc,
thƣơng yêu, phê bình cán bộ; “dụng nhân nhƣ dụng mộc”, vì việc mà dùng ngƣời, phải
trọng nhân tài, trọng mỗi ngƣời làm việc có ích cho nhân dân.
15
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609.
16
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 309.
17
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.313.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
309|
Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết tìm thấy
sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, đủ năng lực dẫn dắt nhân dân
biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đảng ra đời và tồn tại không có mục đích nào
khác hơn là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhân dân là tối thƣợng, là sức mạnh,
vì vậy, Đảng phải xây dựng mình thành một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân
dân, phải làm đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nghĩa là lãnh đạo và phục vụ nhân
dân. Và nhƣ vậy, mị dân, theo đuôi quần chúng, quan liêu, dối trá, cửa quyền, hống
hách với dân hay trù dập quần chúng đều trái với tƣ cách của ngƣời đảng viên, làm tổn
hại đến Đảng. Hồ Chí Minh căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc
gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới
yêu ta, kính ta”18. Hồ Chí Minh còn nói: Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nƣớc, đồng
thời nó gần gụi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta.
Từ