Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên và vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Tóm tắt Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng phát huy nhân tố con người. Do vậy, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục về đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên để họ trở thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một việc rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức đúng đắn vai trò của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra chủ trương, đường lối giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên và vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 121Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên và vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Ho Chi Minh's thought on revolutionary ethics education, cultural lifestyle for young people and the application of our Party in the period of accelerating industrialization and modernization today Đặng Thị Dung, Trịnh Thị Chuyên, Nguyễn Thị Tình Email: dungdungdhsd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 10/10/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 4/3/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/3/2020 Tóm tắt Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng phát huy nhân tố con người. Do vậy, chĕm lo, bồi dưỡng, giáo dục về đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên để họ trở thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một việc rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức đúng đắn vai trò của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra chủ trương, đường lối giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ khóa:Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh niên; đạo đức; lối sống của thanh niên; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Abstract Young people are the mainstay of the country, the future owner of the country, are the assault force in the construction and defense of the Fatherland, placed at the center of the fostering and promoting human factor strategy. Therefore, taking care of, fostering and educating about revolutionary morality and cultural lifestyle for young people so that they become a class of “both pink and professional” according to Ho Chi Minh’s thought is a very important and necessary. Fully aware of the role of young people in the current period, our Party has applied Ho Chi Minh’s thought to devise guidelines and guidelines on ethical education and lifestyle for young people in accordance with practical requirements. In order to promote the strength of the great national unity bloc in the period of stepping up industrialization and modernization. Ho Chi Minh’s thought on revolutionary ethics education and cultural lifestyle for young people in the current period is still valid. Keywords: Ho Chi Minh’s thought on youth moral education; morality; lifestyle of young people; industrialization and modernization. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thanh niên Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải 2. TS. Phạm Vĕn Dự là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” [4]. Người cũng khẳng định, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là “lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới”, “nước nhà thịnh hay NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 122 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [4]. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, thanh niên hiện nay đã tỏ rõ vai trò, khả nĕng, sức sáng tạo của mình, không ngại khó khĕn, luôn có chí tiến thủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tác động đến thanh niên làm cho một bộ phận thanh niên Việt Nam giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống vĕn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Trong giai đoạn mới, thanh niên tiếp tục là đối tượng bị lôi kéo, chống phá của các thế lực thù địch, do vậy việc giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, LỐI SỐNG VĔN HÓA CHO THANH NIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng - lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất. Do vậy, theo Người, mỗi một người, đặc biệt là thanh niên cần phải có các chuẩn mực đạo đức: Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. 2.1. Giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân Trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu là giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh bổ sung và làm sâu sắc nội hàm của khái niệm. Trước kia là trung quân, là trung thành với vua, trung thành với vua có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước, hiếu với dân vì nước là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người dạy, đối với thanh niên trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, trung thành với lý tưởng, sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của những người dân lên trên hết, quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Để giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân cho thanh niên, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cốt nhất của nhà trường là dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [4]. Phải làm cho họ biết kính trọng sự cần lao, tập cho họ quen lao khổ. Dạy họ chí khí tự thực kỷ lực (tự làm lấy mà ĕn), không ĕn bám xã hội. Do đó, trong Huấn thị tại Đại hội sinh viên lần thứ II nĕm 1958, Người dạy thanh niên phải có 6 cái yêu: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật. Trong đó, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Theo Người, cách tốt nhất để giáo dục trung với nước, hiếu với dân cho thanh niên là giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Thông qua giáo dục truyền thống, những giá trị tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng xả thân bảo vệ độc lập và chủ quyền của quốc gia được củng cố, được nâng lên làm cho thanh niên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình tự do, độc lập. 2.2. Giáo dục phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì đây chính là các phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi con người. Chữ Cần theo Hồ Chí Minh là cần cù, siêng nĕng, chĕm chỉ, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có nĕng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại. Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức”. Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm hại một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 123Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 nhân dân. Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Người đã dạy thanh niên, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình - không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người - không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc - để công việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khĕn, nguy hiểm. Về Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”[5]. Đối lập với “chí công vô tư” là “dĩ công vi tư” đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại. Theo Hồ Chí Minh, các phẩm chất đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, làm chừng nào xào chừng ấy. Còn kiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có tĕng thêm, không có phát triển. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư, ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Đối với thanh niên, Người mong muốn: phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, ra sức cần kiệm. Ham làm những việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị và công danh phú quý. Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc. Quyết tâm làm gương về mặt: Siêng nĕng, tiết kiệm, trong sạch. Không kiêu ngạo tự mãn. Người nhấn mạnh: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khĕn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt, phải xung phong đến những nơi khó khĕn để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [4]. Người rất đề cao chữ Cần, Kiệm, Người đã dạy: Trong 20 triệu đồng bào ta, có 10 triệu là thanh niên và có sức làm việc. Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng hồ, thì mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ, mỗi nĕm lên 3.600 triệu giờ. Cứ tính mỗi giờ làm là đáng giá một đồng bạc, thì mỗi nĕm nước ta thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền đó vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công. Với thanh niên cần là siêng học, siêng làm. Vì thế, Người dạy thanh niên phải học tập tốt, lao động tốt, thật thà, ngay thẳng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nhưng đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày của mỗi người. Do vậy, Người cho rằng đối với thế hệ trẻ, trước hết là đoàn viên, thanh niên phải luôn nỗ lực, rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu và tự phê bình... để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2.3. Giáo dục lòng yêu thương con người Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Do vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn là giáo dục về lòng yêu thương con người. Theo Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người cùng khổ, bị áp bức, bóc lột, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo thể hiện trong các mối quan hệ: bạn bè, đồng chí, anh em, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Trong các mối quan hệ đó, Người đòi hỏi mỗi người phải luôn nghiêm khắc, chặt chẽ với mình và rộng rãi, độ lượng với người khác. Người dạy thanh niên phải luôn yêu thương con người, trước hết là tôn trọng nhân phẩm của con người, biết cách nâng con người lên, không hạ thấp, không vùi dập con người. 2.4. Giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung Thanh niên không chỉ có những phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người, mà còn phải có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Đối với thế hệ trẻ Người yêu cầu phải có ý thức xây dựng tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế giới. Đồng thời, phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, chủ trương, giải pháp về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng; tích cực, chủ động bồi dưỡng tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đây là các chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam. Bất cứ người nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 124 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 mình, những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới chân, thiện, mỹ của cuộc sống con người. Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lý luận đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xã hội. 2.5. Giáo dục lối sống vĕn hóa Nĕm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đời sống mới”, trong tác phẩm Người đã khẳng định việc xây dựng đạo đức phải gắn liền với việc xây dựng lối sống mới: “Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới. Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì mới cũng làm hết. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ, ví dụ: Ta phải bỏ hết những tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ ta phải giảm bớt đi. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm, thí dụ: Ĕn ở hợp vệ sinh, làm việc ngĕn nắp” [6]. Xây dựng lối sống vĕn hóa đòi hỏi phải sửa đổi cách ĕn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Theo Hồ Chí Minh, đó là nĕm cách phải sửa đổi đối với mỗi người, đặc biệt là với thanh niên - lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Người dạy: Cách ĕn, mặc, ở không phụ thuộc vào những thứ dùng để ĕn, mặc, ở nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản, mà lại phụ thuộc vào lối sống có hay không có vĕn hóa của mỗi con người. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. “Ai cũng làm như thế, thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước vĕn minh” [4]. Theo Người giáo dục cho thanh niên lối sống vĕn hóa là giáo dục cho họ sống có nghĩa, có tình, luôn trung thực, trách nhiệm với công việc được giao, ít ham muốn về vật chất, chức quyền, danh lợi, phải luôn khoan dung, độ lượng với mọi người. Đồng thời, phải giáo dục mỗi một thanh niên khi ở nhà thì siêng nĕng giúp đỡ cha mẹ, anh em, ĕn ở sạch sẽ, không gặp đâu nằm đó, không gặp gì ĕn nấy. Lúc đến trường thì phải siêng học, giữ kỷ luật, biết tiết kiệm giấy bút, yêu bạn bè, kính trọng thầy cô. Lúc ra đường biết giúp đỡ gia đình các chiến sĩ, an ủi đồng bào Nhận thức rõ vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh mong muốn thanh niên Việt Nam phải cố gắng vươn lên, tự mình không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, tĕng gia sản xuất, có lý tưởng, đạo đức, lối sống vĕn hóa để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống vĕn hóa cho thanh niên đã thể hiện rõ những giá trị lý luận và thực tiễn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là cơ sở để Đảng ta vận dụng giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 3. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên, Đảng ta đã luôn ghi nhận, đề cao vai trò của thanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đảng đã đưa ra các giải pháp giáo dục thanh niên về đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Từ khi đổi mới (nĕm 1986) đến nay, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chuyên đề về công tác thanh niên. Nĕm 1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII được ban hành đã khẳng định “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [1]. Tháng 7/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về Tĕng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cho thế hệ trẻ”[2]. Đặc biệt, Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương về tĕng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống vĕn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030 đã chỉ ra: Những nĕm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khĕn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Môi trường vĕn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Mặt trái của phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ. Do vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định (4/2019): LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 125Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 “Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm đến giữ gìn vĕn hóa, đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Chính vì thế, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống vĕn hóa cho thanh niên hiện nay là việc làm rất cấp bách. Hiện nay, thanh niên Việt Nam có trên 23,6 triệu, chiếm 25,2% dân số cả nước; thiếu niên nhi đồng có 12 triệu, chiếm 12,9% dân số cả nước. Đây chính là lực lượng to lớn để đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đoàn Thanh niên đã phát động nhiều phong trào để giáo dục đạo đức, lối sống vĕn hóa cho thanh niên hiện nay, điển hình như “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “Tiến quân vào khoa học kỹ thuật”, “Thanh niên tình nguyện” Đoàn viên thanh niên cả nước đang hĕng hái thi đua, thực hiện hai phong trào h