Tóm tắt
Lựa chọn con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã đặt sự quan tâm hàng đầu vào việc
thay đổi và phát triển nền giáo dục nước nhà, xem đó là nền tảng cơ bản nhằm
thay đổi tư tưởng, thức tỉnh ý thức dân tộc trong nhân dân, làm cho cách mạng đạt
được sự thành công triệt để. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là kết quả của sự
kế thừa, vận dụng và phát triển các quan điểm về giáo dục của cha ông, của nhân
loại và đặc biệt là quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bài viết này đề cập đến một số quan
điểm về giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo
của Hồ Chí Minh trong xây dựng nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
đồng thời, nêu rõ ý nghĩa của những quan điểm giáo dục ấy đối với việc đào tạo,
phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã
hội của đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh".
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|382
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC - SỰ VẬN DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VÀO ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM
TS. Lưu Mai Hoa
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Lựa chọn con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã đặt sự quan tâm hàng đầu vào việc
thay đổi và phát triển nền giáo dục nước nhà, xem đó là nền tảng cơ bản nhằm
thay đổi tư tưởng, thức tỉnh ý thức dân tộc trong nhân dân, làm cho cách mạng đạt
được sự thành công triệt để. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là kết quả của sự
kế thừa, vận dụng và phát triển các quan điểm về giáo dục của cha ông, của nhân
loại và đặc biệt là quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bài viết này đề cập đến một số quan
điểm về giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo
của Hồ Chí Minh trong xây dựng nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
đồng thời, nêu rõ ý nghĩa của những quan điểm giáo dục ấy đối với việc đào tạo,
phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã
hội của đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh".
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục, nguồn nhân
lực, cách mạng công nghiệp 4.0.
I. MỞ ĐẦU
Khi đi tìm con đƣờng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã xác định mục đích cao
cả là làm sao cho dân tộc đƣợc độc lập, nhân dân đƣợc tự do, đồng bào đƣợc có cơm
ăn, áo mặc, đƣợc học hành. Do đó, Ngƣời đã bôn ba khắp các nƣớc nhằm tìm kiếm con
đƣờng phù hợp nhất đối với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Đến tháng 7/1920, khi
bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp cận đƣợc triết lý giáo dục mới,
triết lý giáo dục cho con ngƣời và vì con ngƣời, tất cả hoạt động giáo dục đều nhằm
đào tạo ra những con ngƣời hữu ích, phục vụ cho sự nghiệp kiến thiết và xây dựng chế
độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa trên mảnh đất hiện thực là Liên Xô. Những tiền đề
nêu trên, trong đó quan trọng nhất là quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin,
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
383|
đã giúp Hồ Chí Minh định hình nên tƣ tƣởng giáo dục mới. Ngƣời đã nêu ra những
quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về một nền giáo dục toàn diện.
II. NỘI DUNG
2.1. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục
Khi bàn về giáo dục, Mác, Ăngghen và Lênin đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của
chủ nghĩa cộng sản”, Ăngghen đã khẳng định: “nền công nghiệp do toàn xã hội thực
hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực
phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất”1. Theo ông, “công
tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn
bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản
xuất này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở thích
của bản thân họ. Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một
chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo”2. Nền
giáo dục mà chủ nghĩa Mác - Lênin hƣớng đến là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền
giáo dục toàn diện, đào tạo nên những con ngƣời phát triển toàn diện cả về thể chất,
năng lực, đạo đức, thẩm mỹ. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu ra những quan điểm cơ
bản về một giáo dục mới xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục
2.1.2.1. Dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Nhận thức một cách sâu sắc tính chất đô hộ của nền giáo dục thực dân, Hồ Chí
Minh đã thẳng thắn phê phán, đó là nền giáo dục nhằm đào tạo nên những kẻ làm tay
sai, làm tôi tớ cho bọn thực dân ngƣời Pháp. Đó là nền giáo dục đồi bại và xảo trá, vì
nó làm cho con ngƣời Việt Nam trở nên bạc nhƣợc, hèn nhát, vong bản. Do đó, Hồ Chí
Minh chủ trƣơng, cần phải tẩy sạch ảnh hƣởng giáo dục nô dịch của chế độ thực dân,
phong kiến: thái độ thờ ơ, xa rời đời sống lao động, đấu tranh của nhân dân, học để làm
quan, phát tài, dạy theo lối nhồi sọ, máy móc. Từ đó, Ngƣời xác định, cần thiết xây
1
C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.474.
2
C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.475.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|384
dựng tƣ tƣởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Theo đó, dạy học
không đƣợc theo lối từ chƣơng, sách vở, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền
với thực tiễn, phục vụ thực tiễn cuộc sống và sản xuất của quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ngƣời luôn chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, hƣớng
dẫn nhân dân cách "làm ăn có ngăn nắp". Nhân dân nắm vững tri thức sẽ "bớt mê tín
nhảm"; biết rèn luyện thân thể sẽ "bớt đau ốm"; xác định đƣợc tƣ tƣởng đúng đắn sẽ
"nâng cao lòng yêu nƣớc" và "thành ngƣời công dân đứng đắn”. Ngƣời chỉ rõ, trình độ
văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển
dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây
dựng Việt Nam thành một nƣớc hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị chia cắt, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
chiến lƣợc, hoàn cảnh vừa có chiến tranh, vừa có hòa bình, Hồ Chí Minh càng coi trọng
vai trò của giáo dục. Ngƣời khẳng định: “không có giáo dục, không có cán bộ, thì cũng
không nói gì đến kinh tế, văn hóa”3. Với vai trò đó, giáo dục góp phần đắc lực vào
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Một quốc gia muốn khẳng định vị thế của
mình, không bị lệ thuộc và sự chèn ép của các quốc gia khác, trƣớc hết phải làm cho
nhân dân có trình độ tri thức nhất định. Do đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn thể
Quốc dân Việt Nam, muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nƣớc giàu,
phải có kiến thức mới, để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nƣớc nhà và trƣớc
hết, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ4, đó là điều cơ bản để thiết lập tinh thần vị
quốc vị dân.
Mục đích trọng tâm và xuyên suốt trong tƣ tƣởng giáo dục của Hồ Chí Minh là vì
con ngƣời, hƣớng đến xây dựng con ngƣời mới. Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau đều
đặt ra yêu cầu khác nhau đối với giáo dục. Do đó, Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ giáo
dục khác nhau cho phù hợp.
Giáo dục theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có nội dung toàn diện, bao gồm: giáo dục lí
luận chính trị; giáo dục văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; giáo dục phong cách, đạo dức
cách mạng. Trong đó, giáo dục phong cách, đạo đức cách mạng là yêu cầu đầu tiên
phải có, bởi một ngƣời thụ hƣởng nền giáo dục, đƣợc đào tạo ra để phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân, điều đầu tiên cần có là phong cách và đạo đức cách mạng. Theo Hồ
3
Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.345.
4
Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.40.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
385|
Chí Minh, ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng thì mới bền gan, mới hy sinh,
trung thành, tận tụy, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang mà Đảng và
nhân dân giao phó.
Về phƣơng pháp giáo dục, Hồ Chí Minh luôn coi trọng nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn, lấy đó làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phƣơng
pháp giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, cần có phƣơng pháp phù hợp với điều kiện giáo dục
và đối tƣợng giáo dục. Trong từng môi trƣờng, điều kiện, hoàn cảnh và đối tƣợng giáo
dục khác nhau, cần có phƣơng pháp giáo dục phù hợp để đạt hiệu quả giáo dục. Hoạt
động giáo dục cần phải có sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, vì giáo dục
trong nhà trƣờng có tốt mấy nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết
quả cũng không hoàn toàn nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, phƣơng pháp đƣợc Hồ Chí
Minh quan tâm sử dụng nhiều nhất là phƣơng pháp nêu gƣơng, đó là biểu hiện hữu
hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Ngƣời nhắc nhở những ngƣời
làm công tác giáo dục, những ngƣời cách mạng phải biết làm gƣơng, cố gắng làm
gƣơng trong công việc, trong quan hệ với nhân dân. Việc nêu gƣơng phải đƣợc thực
hiện ở cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa.
Những nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục Hồ Chí Minh nêu ra đều nhằm
mục đích nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tƣ tƣởng cho nhân dân, nâng cao
nhận thức của nhân dân về mọi lĩnh vực, bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
Nhƣ vậy, việc dạy và học mới thực sự trở thành những hoạt động phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân.
2.1.2.2. Giáo dục - một nội dung không thể thiếu trong chiến lược xây dựng và phát
triển con người
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã xác định con ngƣời vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Do đó, con ngƣời phải đƣợc đặt vào vị trí
trung tâm của sự phát triển, phải thƣờng xuyên đƣợc giáo dục, đào tạo, và rèn luyện.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con ngƣời cũ,
xây dựng con ngƣời mới. Một mặt, giáo dục tác động có mục đích, có hệ thống, có tính
tổ chức chặt chẽ, theo mô hình nhân cách cần đạt đến. Mặt khác, giáo dục truyền lại
những thành tựu của nền văn minh nhân loại theo con đƣờng ngắn nhất, hiệu quả nhất.
Con đƣờng đƣa đất nƣớc thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu nhanh và bền vững nhất là con
đƣờng phát triển giáo dục. Ngƣời chỉ rõ, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”5 và kêu
gọi mọi ngƣời dân thi đua học tập để đƣa Việt Nam trở thành một dân tộc văn minh,
tiến bộ. Giáo dục phải tạo ra đƣợc những ngƣời lao động mới. Đó là những ngƣời có
5
Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.7.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|386
lòng yêu nƣớc nồng nàn, trung với nƣớc, hiếu với dân, có đạo đức trong sáng, có chí
khí hăng hái vƣơn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm,
khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khỏe để trở
thành những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, những ngƣời kế thừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục toàn diện. Nền
giáo dục đó phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa đức dục, trí dục, thể dục, mỹ
dục. Ngƣời nhấn mạnh: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt:
đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động
và sản xuất”6. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển sản xuất, phát triển
khoa học kỹ thuật và giáo dục - đào tạo luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển sản xuất, tạo nền tảng vật chất cho
xã hội mới. Muốn phát triển sản xuất thì phải có khoa học kỹ thuật tiên tiến. Muốn ứng
dung thành tựu khoa học kỹ thuật tốt thì phải có trình độ văn hóa, có tri thức. Muốn
vậy, phải phát triển giáo dục - đào tạo. Hồ Chí Minh khẳng định, dân tộc thịnh hay suy,
nƣớc nhà mạnh hay yếu, một phần quan trọng trực tiếp quyết định là do sự nghiệp giáo
dục phát triển hay lạc hậu. Giáo dục phát triển, dân trí nâng cao sẽ xuất hiện nhiều nhân
tài tham gia xây dựng đất nƣớc. Trong sự nghiệp giáo dục ấy, Hồ Chí Minh xem thầy
cô giáo là lực lƣợng đặc biệt, là những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục. Không có thầy
cô giáo thì hoạt động giáo dục không thể diễn ra. Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề
nhƣng rất đỗi vẻ vang là đào tạo cán bộ cho đất nƣớc, cho mọi ngành hoạt động, rộng
hơn nữa là diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng tinh thần của nhân dân Muốn
đƣợc nhƣ vậy, các thầy cô giáo, trƣớc hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không
ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phải là tấm gƣơng sáng để các thế hệ
học sinh noi theo, phải thƣơng yêu, chăm sóc học sinh nhƣ con em của mình... Hồ Chí
Minh luôn căn dặn, Đảng và Nhà nƣớc cần quan tâm, tạo điều kiện tốt cho các thầy cô
giáo đứng vững trong vị trí và trách nhiệm của mình, để họ yên tâm hoàn thành nhiệm
vụ trong sự nghiệp trồng ngƣời.
2.2. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với công cuộc đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.2.1. Chính sách giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh
Ngày nay, thế giới đang vận động trong nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức
đã đƣợc hình thành và phát triển. Chỉ có con đƣờng phát triển giáo dục, phát triển năng
6
Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.647.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
387|
lực trí tuệ sẵn có trong mỗi con ngƣời, Việt Nam mới có thể đi tắt, đón đầu để phát
triển. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nƣớc Việt
Nam hoạch định chính sách giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã xác định, cùng
với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, đóng vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là một động lực quan trọng
đƣa Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vƣơn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
Các đại hội lần thứ VIII (năm 1996), lần thứ IX (năm 2001), lần thứ X (năm 2006), lần
thứ XI (năm 2011), lần thứ XII (năm 2016), tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách
hàng đầu”, “đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển”. Phát triển giáo dục và đào
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản, thiết yếu để phát
triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững7.
Ngày 14/1/2019, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì cuộc họp với Hội đồng
tuyển chọn đề tài nghiên cứu xây dựng Khung chiến lƣợc phát triển Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, chiến lƣợc phải đáp ứng nguyên tắc, phản ánh
định hƣớng, mục tiêu, hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trong đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với xu hƣớng quốc tế, đồng thời xây
dựng chỉ số phát triển con ngƣời Việt Nam phải có những điểm chung với chỉ số phát
triển con ngƣời của thế giới và mang đầy đủ những đặc thù, bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nhƣ thế, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ra sẽ mang đầy đủ những tố chất về năng lực,
đạo đức, phong cách, thể lực, thẩm mỹ, không những đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mà còn tiệm cận đƣợc trình
độ nguồn nhân lực khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
2.2.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 (khóa XII) nhấn mạnh, phải "phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của cuộc
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.108-109.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|388
cách mạng công nghiệp 4.0"8. Đây là chủ trƣơng đúng đắn và phù hợp với xu thế phát
triển chung của đất nƣớc và thế giới. Ở đây, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhƣ sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc tổng thể về phát triển nguồn nhân
lực trong thời kỳ mới phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần khắc phục đƣợc thực trạng thiếu hụt về số
lƣợng, hạn chế về chất lƣợng, cũng nhƣ tính bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo. Đây là
nhiệm vụ then chốt, là giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất
lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, muốn đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo đạt hiệu
quả, phải quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao năng lực và chất lƣợng của đội ngũ thầy
cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vì đây là lực lƣợng nắm giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong thực hiện sứ mệnh “trồng ngƣời”.
III. KẾT LUẬN
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục là kết quả của quá trình kế thừa truyền thống
quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại và vận dụng sáng tạo, phát triển
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục. Tƣ tƣởng của Ngƣời đã trở thành
kim chỉ nam cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo
của Đảng và Nhà nƣớc. Với những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục,
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã định ra những chính sách đúng đắn, phù hợp để từng
bƣớc phát triển nền giáo dục nƣớc nhà, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng ngày càng
cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao càng trở nên bức thiết. Vận
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng
trong đào tạo nguồn nhân lực vừa có năng lực chuyên môn vững vàng, vừa có phẩm
chất đạo đức cao đẹp, không những đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, mà còn đƣa Việt Nam ngày càng tiến nhanh vào tiến trình hội nhập, khẳng
định vị thế của mình trên trƣờng quốc tế.
8
Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2017), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
389|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2017), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội
nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.