Tóm tắt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là sự kế thừa, vận
dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử
cụ thể của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo tư
tưởng của Người là yếu tố then chốt để củng cố, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững
mạnh và đó là cội nguồn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|344
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG
VỚI NHÂN DÂN - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NCS. Ngô Văn An
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là sự kế thừa, vận
dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử
cụ thể của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo tư
tưởng của Người là yếu tố then chốt để củng cố, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững
mạnh và đó là cội nguồn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Dân.
I. MỞ ĐẦU
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, là sự kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong
toàn bộ di sản tƣ tƣởng quý báu của Ngƣời để lại cho dân tộc Việt Nam, tƣ tƣởng về
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân có giá trị về lý luận và thực tiễn to lớn đối với quá
trình cách mạng của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện hiện nay.
II. NỘI DUNG
2.1. Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân
Quan hệ giữa Đảng với nhân dân là quan hệ xã hội, đƣợc hình thành và phát triển
trong điều kiện đã xuất hiện đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Nó dựa
trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch
sử; về chính đảng kiểu mới của giai cấp vô sản và trên cơ sở của vấn đề lợi ích. Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng khẳng định: Thành công của cách
mạng vô sản hoàn toàn phụ thuộc vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, ở khả năng
thu hút nhân dân vào việc đấu tranh phá vỡ chế độ cũ và xây dựng xã hội mới. Ngay
trong cách mạng Đức, C. Mác cho rằng “Toàn bộ vấn đề ở Đức sẽ phụ thuộc vào khả
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
345|
năng ủng hộ cuộc cách mạng vô sản bằng cách tái bản dƣới hình thức nào đó của cuộc
chiến tranh của nông dân. Khi đó sự việc sẽ tuyệt vời”1. Ông cũng chỉ ra rằng, Đảng vô
sản phải làm những gì để quần chúng hiểu rõ vì sao phải tự mình tham gia vào cuộc
đấu tranh đó. V.I. Lênin cũng đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân, coi
cách mạng là sự nghiệp quần chúng của nhân dân, nhân dân là ngƣời làm nên lịch sử,
Đảng là ngƣời tổ chức lãnh đạo nhân dân để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng
của Đảng. Theo V.I. Lênin, Đảng phải có quan hệ mật thiết với nhân dân, gắn bó với
nhân dân nhƣ máu thịt. Ông cho rằng nếu không có sự đồng tình, ủng hộ của quần
chúng nhân dân thì mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng không thể thực hiện đƣợc
“Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là để GIÀNH LẤY sự đồng tình, để GIÀNH LẤY
sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động”2. Gắn bó chặt chẽ với quần chúng nhân dân sẽ
phát huy đƣợc tính sáng tạo cách mạng của họ và sức mạnh to lớn của họ trong sự
nghiệp cách mạng. V.I. Lênin viết “Những ngƣời cộng sản chỉ nhƣ những giọt nƣớc
trong đại dƣơng mênh mông” và “ Chỉ riêng những bàn tay của những ngƣời cộng sản
thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. V.I. Lênin cũng chỉ ra rằng, cách
mạng vô sản ở mỗi nƣớc không chỉ cần có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân ở nƣớc
đó mà cần phải có sự ủng hộ quốc tế của nhân dân lao động bị áp bức và bóc lột, chỉ có
nhƣ vậy thì cách mạng vô sản ở mỗi nƣớc mới giành đƣợc thắng lợi.
2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân
Kế thừa, tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch
sử của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào”(3. Nhƣng nhân
dân cần phải giác ngộ, đƣợc tổ chức, đƣợc lãnh đạo thì mới thành lực lƣợng to lớn.
Muốn cách mạng thành công thì “trƣớc hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận
động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở
mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thì
thuyền mới chạy”4.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhân dân. Ngƣời khẳng định
“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
1
C. Mác - Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.681.
2
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.251.
3
Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.776.
4
Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.188 -189.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|346
lƣợng đoàn kết của nhân dân”5. Theo Ngƣời, trách nhiệm của Đảng Cộng sản là phải vì
quyền lợi của dân. Do đó, việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì hại đến dân
phải hết sức tránh; mọi công việc đều vì lợi ích của dân. “Tất cả đƣờng lối, phƣơng
châm, chính sách của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung”6.
“Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi
ích của nhân dân”7. Ngƣời coi nhân dân chính là động lực, mục đích của cuộc cách
mạng. Cách mạng xuất phát từ nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực về mọi mặt cho nhân
dân. Tính mục đích ấy chi phối đến toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Do vậy, Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển không phải vì mục đích tự thân mà
là vì nhân dân. Lợi ích của nhân dân đƣợc đảm bảo đến mức độ nào là thƣớc đo chính
xác cho hiệu quả của đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ trách nhiệm của Đảng cầm quyền là
người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm này đƣợc xuất
phát từ những cơ sở sau:
Một là, Ngƣời khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ, dân là chủ, và dân làm
chủ. Nhƣ vậy nhân dân chính là ngƣời chủ, hiểu về nghĩa chính trị. Trong lĩnh vực
ngƣời chủ ấy, nhân dân có quyền hạn lớn. Do cái đích, cái mục tiêu mà Đảng cầm
quyền phải phấn đấu là đƣa lại lợi ích cho nhân dân thì việc tất cả các tổ chức đảng,
Nhà nƣớc, tất cả cán bộ, đảng viên đều phải xác định mình ở vào vị trí “ngƣời phục
vụ”, “ngƣời đầy tớ” của nhân dân.
Hai là, cán bộ, đảng viên không phải là “làm quan cách mạng”, bởi vì “ Đảng
không phải là tổ chức làm quan phát tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ
Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng ăn trên ngồi trốc. Cán bộ
đảng cũng nhƣ cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của
nhân dân, phải hết sức hết lòng phục vụ nhân dân” (8). Cán bộ phải có thái độ kính yêu
nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, học hỏi quần chúng, thật thà, ngay
thẳng; không dấu dốt, giấu khuyết điểm, giấu sai lầm; khiêm tốn, gần gũi quần chúng;
không đƣợc kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị; không đƣợc chủ quan; kiên quyết dựa và
quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành thắng lợi mọi chủ trƣơng,
5
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 453.
6
Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.136.
7
Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.48.
8
Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.809.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
347|
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Trong vấn đề quan hệ với dân, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thƣờng xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải chăm lo tu dƣỡng, rèn luyện đạo
đức cách mạng, phải chí công vô tƣ, cần kiệm liêm chính và có tinh thần “lo trƣớc thiên
hạ, vui sau thiên hạ”.
Ba là, với trách nhiệm của một đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam phải
chăm lo đến đời sống của nhân dân lao động. Ngƣời khẳng định: “nếu dân đói, Đảng và
Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt Đảng và Chính
phủ có lỗi. Nếu dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì
chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện đƣợc” 9. Đảng chính là ngƣời
chịu trách nhiệm cuối cùng và chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự thành bại của cách
mạng nói chung và đối với cuộc sống thƣờng nhật của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cảnh tỉnh cho những tổ chức Đảng, chính quyền và
cán bộ, đảng viên về những nguy cơ xa rời dân, làm tổn hại đến mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng và dân. Sự phá vỡ mối quan hệ máu thịt gắn bó đó là hồi chuông báo hiệu
cho sự biến chất của Đảng Cộng sản cầm quyền. Vì vậy, phải coi mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng với dân là một trong những nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng.
Trong khi đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, Hồ Chí Minh đƣa ra
quan điểm là nhân dân tổ chức ra Đảng, do vậy, Ngƣời cũng đặc biệt nhấn mạnh phải
tạo điều kiện, khuyến khích nhân dân góp phần xây dựng Đảng. Đây thực sự là trách
nhiệm của nhân dân, đặc biệt là việc góp ý liến với Chi bộ trong việc tuyển chọn ngƣời
vào Đảng, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo.
Kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đảng ta
luôn khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Là đội tiên phong
chính trị, đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, Đảng lấy việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ giai cấp và nhân dân là mục đích
cao nhất của mình. Toàn bộ hoạt động của Đảng đều xuất phát từ tƣ tƣởng cơ bản của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân,
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đảng là người lãnh đạo, người đầy tớ thực sự
trung thành của dân.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong 90
năm qua luôn thể hiện rõ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ biện
chứng tác động qua lại lẫn nhau. Dân cần Đảng vì có Đảng lãnh đạo, dẫn đƣờng, chỉ lối
9
Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.260.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|348
thì nhân dân mới giành đƣợc thắng lợi trong công cuộc đấu tranh tự giải phóng, xây
dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đảng cần dân vì có dân thì Đảng mới có điều kiện
để tồn tại và phát triển, mới có lực lƣợng, sức mạnh và khả năng hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình. Bản chất cách mạng của Đảng chỉ đƣợc giữ vững, sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo chỉ có thể phát triển và đạt đƣợc những thành tựu vững chắc
khi Đảng có dân, đƣợc dân ủng hộ, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thƣờng xuyên
đƣợc củng cố. Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam là minh chứng sinh
động cho chân lý đó. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách
thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đƣa dân
tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm
lƣợc, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân
năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ
quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, tiếp tục đƣa đất nƣớc từng bƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận
thức và tƣ duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu
“dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hiện nay, để tiếp tục củng cố và
tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, chúng ta cần thực hiện tốt các giải
pháp sau:
Thứ nhất, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải phù hợp
với quy luật khách quan, với tình hình thực tế của đất nước và đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của dân, đem lại lợi ích thực tế cho nhân dân.
“Ý Đảng, lòng dân” phải luôn thống nhất với nhau. “Ý Đảng” là đƣờng lối chủ
trƣơng của Đảng, còn “lòng dân” tức là nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Ý Đảng,
lòng dân gặp nhau đƣợc thể hiện ở hiệu quả thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc.
Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công
cuộc đổi mới, xây dựng đất nƣớc. Xây dựng nền dân chủ XHCN là thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khơi dậy và
phát huy cao độ sự năng động sáng tạo của toàn dân. Đây là vấn đề quan trọng hàng
đầu để toàn đảng, toàn dân cùng đồng tâm hiệp lực, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
349|
Thứ ba, kiên định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng, tiếp tục xây dựng, chỉnh
đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh - nhân tố quyết định tăng cừong mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ mới.
Thực tiễn đã minh chứng: mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn liền với vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan hệ giữa Đảng và dân tốt hay xấu
trƣớc hết do Đảng quyết định. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ:
“Phải kiên định sự lãnh đạo của Đảng. Vì ở nƣớc ta không có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự của dân,
không có Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện đƣợc công bằng xã
hội, không thể có chủ nghĩa xã hội. Lúc bình thƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng đã rất
quan trọng; ở những bƣớc chuyển giai đoạn, vai trò đó lại càng quan trọng”(10). Khẳng
định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng hiện nay là vấn đề có tính nguyên tắc. Để giữ
vững vai trò lãnh đạo, Đảng luôn phải xây dựng và chỉnh đốn bản thân thật sự trong
sạch, vững mạnh. Đảng phải là một khối thống nhất, nòng cốt vững chắc cho khối đại
đoàn kết đoàn kết toàn dân, để thực hiện nhiệm vụ của Đảng, của dân tộc. Nâng cao
hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Tiếp tục đổi
mới công tác cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn kiên định
mục tiêu, lý tƣởng, có ý chí, hoài bão lớn, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đạo
đức trong sáng, thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ”, hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân. Mỗi tổ chức Đảng và mối cán bộ, đảng viên phải không ngừng xây
dựng phong cách công tác, đi sâu, đi sát quần chúng. Mọi cán bộ, đảng viên, mọi công
chức nhà nƣớc phải làm tốt công tác dân vận giữ mối liên hệ tốt với dân.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện
nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh
đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đòi hỏi Đảng ta phải luôn luôn tự đổi mới,
tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, Đảng phải thƣờng xuyên
liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Đây là vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu để đƣa cách mạng Việt Nam thành công trong sự nghiệp đổi mới.
Bối cảnh tình hình thế giới và trong nƣớc hiện nay mặc dù có nhiều biến đổi,
nhƣng chúng ta có thể khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng
10
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.47.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|350
với nhân dân vẫn mãi còn nguyên giá trị, tiếp tục là ánh sáng soi đƣờng cho công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. C. Mác - Ph. Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.