Đổi mới là một yêu cầu khách quan , có tính quy luật đối với một cuộc cách mạng . Nó là bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa . Nó khác hẳn với các cuộc đảo chính chính trị, mà thực chất của đảo chính là sự tranh giành quyền lực chứ không thay đổi quan hệ sản xuất, không thay đổi sở hữu về tư liệu sản xuất.
Trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ, đạc điểm và trình độ lực lượng sản xuất thay đổi không ngừng, đòi hỏi quan hệ sản xuất luôn đổi mới phù hợp. vậy, đổi mới tư duy tất yếu phải đi trước một bước , đóng vai trò dẫn dắt tiến trình đổi mới đi theo đúng hướng. Nhận thức đúng, đầy đủ các quy luật tác động và vận dụng chúng một cách chủ động, sáng tạo và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể là một yêu cầu hết sức quan trọng của đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế .
Ngay sau khi tiến hành tổng khởi nghĩa thành công, giành chính quyền về tay giai cấp công – nông, và trong bối cảnh phải đương đầu với thù trong giặc ngoài , phải giải quyết những vấn đề cấp bách chống lại giặc đói, giặc dốt với một nền tài chính rỗng tuếch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong chào toàn dân “thực hiện đời sống mới” với mục đích xuyên suốt: bảo vệ nền độc lập non trẻ và bắt tay vào xây dựng một xã hội mới. Tư tưởng dổi mới của Hồ Chí Minh xuất phát từ quyền lợi của dân tộc và của nhân dân. Thay mặt Chính phủ lâm thới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng :
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy ”.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đời sống mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đời sống mới
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN ĐỜI SỐNG MỚI
Đổi mới là một yêu cầu khách quan , có tính quy luật đối với một cuộc cách mạng . Nó là bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa . Nó khác hẳn với các cuộc đảo chính chính trị, mà thực chất của đảo chính là sự tranh giành quyền lực chứ không thay đổi quan hệ sản xuất, không thay đổi sở hữu về tư liệu sản xuất.Trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ, đạc điểm và trình độ lực lượng sản xuất thay đổi không ngừng, đòi hỏi quan hệ sản xuất luôn đổi mới phù hợp. vậy, đổi mới tư duy tất yếu phải đi trước một bước , đóng vai trò dẫn dắt tiến trình đổi mới đi theo đúng hướng. Nhận thức đúng, đầy đủ các quy luật tác động và vận dụng chúng một cách chủ động, sáng tạo và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể là một yêu cầu hết sức quan trọng của đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế .Ngay sau khi tiến hành tổng khởi nghĩa thành công, giành chính quyền về tay giai cấp công – nông, và trong bối cảnh phải đương đầu với thù trong giặc ngoài , phải giải quyết những vấn đề cấp bách chống lại giặc đói, giặc dốt với một nền tài chính rỗng tuếch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong chào toàn dân “thực hiện đời sống mới” với mục đích xuyên suốt: bảo vệ nền độc lập non trẻ và bắt tay vào xây dựng một xã hội mới. Tư tưởng dổi mới của Hồ Chí Minh xuất phát từ quyền lợi của dân tộc và của nhân dân. Thay mặt Chính phủ lâm thới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng :“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy ”.Sau ngày đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”, ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng Chính Phủ, Chủ Tịch Hồ Chí minh nêu lên sáu nhiệm vụ cấp bách cùng những biện pháp thực hiện rất cụ thể. Về “ vấn đề thứ tư”, người nói: “ chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện.Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác.chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho nhân dân chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động. Một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.Tôi đề nghị mở lại một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính”Hiểu đầy đủ lời “đề nghị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: tinh thần cần, kiệm, liêm, chính của nhân dân ta đã có truyền thống lâu đời, tinh thần ấy là tài sản quý báu của dân tộc, nó thẩm thấu vào con Hồng cháu Lạc, nó không bị đánh mất trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng và nó tiếp tục có giá trị to lớn trong sự nghiệp cách mạng để đưa dân tộc phát triển trên con đường mới, dẫn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân. Tinh thần ấy phải được “giáo dục lại” vì chế độ thực dân đã làm tổn hại và làm thoái hóa, biến chất trong những con người phải chịu cuộc đời của kiếp nô lệ. việc “giáo dục lại” tinh thần ấy cũng có nghĩa là làm cuộc giải phóng nhân dân, trước hết là giải phóng tư tưởng để họ nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và tự do; cho nên người cũng kêu gọi “ phải có giáo dục đạo đức công dân”.Trong cuộc vận động: “thực hiện đời sống mới”, Hồ Chí Minh rất coi trọng chữ đức. người viết :“ trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc.Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.Thiếu một mùa, thì không thành trời.Thiếu một phương, thì không thành đất.Thiếu một đức, thì không thành người.Thiên (trời) – Địa (đất)- Nhân(người), đối với người phương Đông là một quan hệ khít( tam tài), thể hiện một vũ trụ quan và một nhân sinh quan rất đặc trưng và có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống lao động sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày.coi người là yếu tố chủ đạo, có tính quyết định trong mối quan hệ với hai yếu tố trời và đất, là một quan niệm vừa mang tính truyền thống( trong câu “nhân định thắng thiên”) vừa có tính biện chứng (con người là tiểu vũ trụ), bởi người là chủ thể trong việc nhận thức và tác động vào các quy luật của tự nhiên, thông qua quá trình lao động và cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình.Trong tác phẩm “Cần Kiệm Liêm Chính” Hồ Chí minh giải thích rất rõ ý nghĩa giá trị của bốn đức này và mối quan hệ giữa chúng. Người nhấn mạnh: “ Cần, Kiệm, Liêm,Chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”; và: “ Từ ngày Cách mạng thành tháng Tám thành công lập nền dân chủ cộng hòa,cho đến mấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính mà đánh thắng được giặc đói, giặc dốt, giặc thực dân và giặc lụt.Tuy vậy, đồng bào ta có người đã hiểu rõ, có người chưa hiểu rõ. Có người thực hành nhiều, có người thực hành ít. Cho nên cần phải giải thích rõ ràng, để cho mọi người hiểu rõ, mọi người đều thực hành”.Thời gian và thực tiễn cuộc sống, ngày càng chứng minh sự cảm nhận của Hồ Chí Minh là đúng khi người nói: “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều”. cảm nhận đó xuất phát từ lịch sử và chính từ sự từng trải của Người.Do vậy, tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh là tư tưởng khoa học, tư tưởng cách mạng triệt để, được Người cụ thể hóa bằng các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm tuyên truyền, giáo dục nhân dân chuyển biến nhận thức phù hợp với những đổi thay của xã hội cách mạng đem lại.Bởi, không có sự chuyển biến đó, từ mỗi người dân cho đến toàn xã hội, thì khó có thể tiến hành sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa cá nhân – con đẻ của các chế độ phong kiến va thực dân, với nhiêu thói hư tật xấu trong lới sống, nếp sống, tạo nên sức ì trong tâm lý mỗi ngươi, lan truyền ra khắp cộng đồng , lâu ngay trở nên “thâm căn cố đế”, la vật cản nguy hiểm đối với cuộc cách mạng. Thực hiện đời sống mới là nhằm phá cách I thâm căn cố đế đó đi. Song, điều đó không dễ, không phải ngày một ngày hai đã làm được. Thế mà Hồ Chí Minh đã khẳng định là phải làm bằng được nếu quyết tâm làm và có biện pháp đúng để làm . Dưới dạng hỏi – đáp, trong tác phẩm “Đời sống mới” (V, 91-110), Người phân tích, lý giải và chỉ ra cho mọi tầng lớp nhân dân cách mạng thực hiện nội dung, ý nghĩa của đời sống mới một cách giản dị, chân xác và thuyết phục . Trả lời câu hỏi :Đời sống mới là gì?, Người viết :“Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới “. Người phân tích:”Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ”,” cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý”, “cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm”,”cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”. Nội dung tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh nằm trong những câu – chữ hết sức bình dị, ai cũng có thể hiểu và đều thực hiện được, bởi đổi mới chính là sự kế thừa có chọn lọc truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. cách tư duy này tránh được sự không tưởng; tránh được sự lãng phí sức lực, tiền của, thời gian không cần thiết; tránh được sự vòng vo, lặp lại vô ích. Điều căn bản là lam thế nào để phân biệt, xác định được cái xấu, cái không xấu, cái tốt hay và cái hay; để làm gì ? – Để “làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới”.Mục đích đời sống mới, theo cách nói của Hồ Chí Minh, cũng là mục đích của cách mạng – cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa – mà Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta thực hiện suốt chiều dài hơn bảy mươi năm qua.Người nói rõ hơn: Đời sống mới “Nó chỉ sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại,cách làm việc.Sửa đổi được những điều đó, thì mọi người đều được hưởng hạnh phúc. Mà chắc sửa đổi được, vì nó không có gì là gay go, khó làm”.Tuy việc sửa đổi có tính chất phổ thông như vậy, nhưng lại là sự sửa đổi căn bản, sửa đổi tận gốc gác ý thức con người.Nó là nền tảng cho sự nhận thức mới. Vì vậy, đổi mới là một quá trình sửa đổi liên tục sự nhận thức (đổi mới tư duy), không cho phép thỏa mãn với những gì đã đạt được. Nó phù hợp với quy luật phát triển xã hội, với chính nhu cầu ( vật chất và tinh thần) của bản thân mỗi cá nhân con người trong quá trình tự hoàn thiện mình.Do hoàn cảnh thực tế của cách mạng và cũng do trình độ dân trí ở thời điểm đó, Hồ Chí Minh đã lựa chọn hình thức diễn đạt phổ thông nhất nội dung và cách thực hiện đời sống mới.Thực chất, tác phẩm “ Đời sống mới” và những bài viết , bài nói của Hồ Chí Minh về đời sống mới , là học thuyết về đổi mới, bao gồm trong đó cả phương pháp luận và cả phương pháp khoa học, được phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách độc lập và sáng tạo . Trong bài”Khổng Tử” viết ngày 20 tháng 2 năm 1947, đăng trên báo thanh niên số 80, Người phê phán chính phủ Trung Hoa dân quốc ra quyết định xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử - một nhà tư tưởng vĩ đại, Người viết: “ Với việc xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử, chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của LêNin”.Tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh thật là sâu sắc và có bề rộng của mọi thời đại. kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại từ cổ chí kim, cả đông và tây, Người chỉ ra cách “tự hàn thiện mình” cho người Việt Nam.Sự vận dụng những cái hay cái đẹp của học thuyết Khổng Tử và học thuyết Lênin là một sáng tạo độc đáo, chỉ có ở Hồ Chí Minh, đã nâng tư tưởng đổi mới của Người lên tầm thời đại, ở chỗ việc sửa đổi bao quát toàn bộ đời sống kinh tế và xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của toàn bộ các tầng lớp dân cư, không phân biệt già trẻ, nam nữ, thành phần xuất thân, tôn giáo, dân tộc, trình độ nhận thức, miễn là ai ai cũng hưởng ứng “Thi đua ái quốc”vì độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với ý nghĩa đó, “đời sống mới” do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đề xướng đã trở thành cái gốc,cái nền của một nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và một nền đạo đức xã hội chủ nghĩa – hai nhân tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mỗi người phải có đủ bốn đức: Cần, Kiệm,Liêm, Chính thi mới có thể thực hiện được mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – đó là một nguyên lý ngày càng được thực tế cuộc sống chứng minh là xác đáng. Hồ Chí Minh viết: “ một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”; và “Một người phải cần Kiệm, Liêm nhưng còn phải chính mới là hoàn toàn”.Như vậy, Cần, Kiệm, Liêm, Chính không chỉ có ý nghĩa đạo đức đơn thuần,mà có giá trị to lớn trong đời sống lao động sản xuất về mọi phương diện: tổ chức và quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và phân bố sản phẩm.Cũng vì lẽ đó mà Người nói: “ không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, một cách nói rất Việt Nam và cũng là nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin: ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai không làm không hưởng.Nhưng, để thực hiện được sự công bằng đó thì trước tiên cán bộ cách mạng phải tự nguyện là “công bộc của dân” với tinh thần: “ Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.Việc gi hại đến dân, ta phải hết sức tránh.Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.Tư tưởng “toàn dân toàn diện” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh. Sức dân là sức nước, nên mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân là mối quan hệ giữa cá và nước, giữa thuyền và nước.Đó là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và khác xa với tư tưởng của Khổng Tử. Thừa nhận Khổng giáo không phải là một tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm về đạo đức và phép ứng xử, nhưng Hồ Chí Minh phê phán: “những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải là người cách mạng, mà còn là vì ông tiến hành một cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ. Họ hai thác Khổng giáo như bọn đế quốc đang khai thác kitô giáo”; và “Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha của tai ác” và “những hoàng tử thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức.”Tính chất phản động của Khổng giáo còn thể hiện rõ ở ba cặp quan hệ: quân – thần (vua – tôi), phụ - tử (cha – con), và phu – phụ (vợ - chồng), dẫn đến khái niệm “trung quân” mù quáng (vua bắt chết là phải chết), đặc biệt đưa người phụ nữ đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn: khi ở nhà phải phục tòng cha, lấy chồng phục tòng chồng, chồng chết phải phục tòng con trai (tam tòng). Đạo đức Hồ Chí Minh hoàn toàn khác. Người vận động và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, giáo dục đạo đức công dân cho toàn dân trên cơ sở “trung với nước, hiếu với dân” và luôn tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân bằng bốn đức cân, kiệm, liêm, chính . (Khổng giáo đưa ra năm đức căn bản:nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tiếp thu và chọn lọc những cái tốt, cái hay từ khổng giáo và cuộc vận động nhân dân thực hiện đời sống mới và sáng tạo nó trong hoàn cảnh của cách mạng, Hô Chí Minh thấu hiểu gắng: trong tâm thức người Việt Nam bao đời nay chịu ảnh hưởng rất sâu sắc học thuyết của Khổng Tử, trong đó có cả những yếu tố kìm hãm sự phát triển cá nhân và xã hội. Việc tẩy rửa những tâm lý hủ nho cùng những thói xấu do thực dân đế quốc gieo rắc trong suốt tám mươi năm đô hộ bằng rượu và thuốc phiệ, là việc làm tất yếu . Song, như vậy chưa đủ . Muốn có một xã hội mới thi phải giáo dục, bồi dưỡng những con người mới – chuyên cần lao động (lao đông chân tay và lao động trí óc, kể cả học tập);biết chân giá trị và tiết kiệm những thanh quả lao động của chính mình và của toàn xã hội(kể cả thời gian, sức lực, tiền bạc va của cải);biết đặt lợi ích của quốc gia, của tập thể trên lợi ích cá nhân, không tự tư, tự lợi;phải thẳng thắn, trung thực, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác, luôn luôn hướng thiện. Để trở thành một con ngươi mới trong xã hội mới, duy nhất chỉ có con đường là học, mà tự học, tự rèn luyện, tự cải tạo mình là cốt yếu, tức là “tu thân”(tu thân, tề gia, trị quốc,bình thiên hạ) và cũng là”cách mệnh tiên cách tâm”. Học để làm người, học để biết minh có những trách nhiệm và nghĩa vụ gì đối với xã hội . Có học thi mớ biết đấu tranh cho cái tốt, cái đẹp. Hồ Chí Minh nói:”Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đót, thì “quan”dù là không liêm cũng phải hóa ra liêm”.Sau khi từ pháp về, gửi thư cho các cháu thiếu nhi (ngày 24 tháng 10 năm 1946), điều đầu tiên Bác Hồ khuyên các cháu là”phải siêng học”. Trước đó, nhân ngày khai trương đâu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người viết:“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính la nhờ một phần lớn công học tập của các em”.Đối với chị em phụ nữ, Người cũng khuyên:“Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”.“Chống giặc dốt” là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra tại phiên họp đầu tiên của hội đông Chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nó chỉ đứng sau nhiệm vụ “chống giặc đói”. Vận động toàn dân “chống nạn thất học”, hơn ai hết và hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử, Hồ Chí Minh coi “việc học” là một nhân tố quan trọng đầu tiên của tiến trình đổi mới, coi tri thức là một lực lượng vật chất thực sự của cách mạng, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự chinh phục toàn diện thế giới, đưa thế giới đến đại đồng. Ngày nay, khi thế giới bước vào thời kì của kinh tế tri thức, ý nghĩa của “việc học” càng có giá trị to lớn. Trước lúc đi xa, Người di chúc cho toàn đảng, toàn dân ta:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”; và Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”.Đối với Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế và văn hóa luôn luôn là nhiệm vụ song hành trên con đường cách mạng ở Việt Nam. Một mặt là do lịch sử để lại; mặt khác cũng Do lịch sử yêu cầu – phải “sửa đổi” những cái cũ và từng bước xây dựng cái mới, cả về vật chất lẫn tinh thần, cho một xã hội có đủ những điều kiện để phát triển.Khi xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến cũng là lúc nhà nước dân chủ nhân dân phải giải quyết một loạt những nhiệm vụ để đưa đất nước và nhân dân nhanh chóng thoát khỏi sự bần cùng, lạc hậu. Phân tích nền kinh tế cách mạng Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: với một trình độ phát triển cao, chỉ đứng sau nước Anh thời đó, nước Pháp có đủ tiềm lực để giúp đỡ và khai hóa Việt Nam, đồng thời nước Pháp cũng có quyền uy rất mạnh để thực hiện thống trị Việt Nam. Cả hai nhân tố đã đưa nước Pháp đến chỗ “nhập nhằng” hay “mập mờ”, như cách nói của các nhà sử học Pháp,trong chính sách cai trị Việt Nam. Thực chất, thực dân Pháp tiến hành chính sách “khai hóa” ở Việt Nam là để khai thác – mọi sự kiến tạo là để khai thác, chứ không phải khai thác là để kiến tạo. điều này khác với chủ nghĩa thực dân Anh, vì chủ nghĩa thực dân Pháp bủn xỉn, hẹp hòi và ích kỉ hơn – những “đức tính” xấu đến nỗi nhà cách mạng Pháp jean jaures, sáng lập viên của tờ L’Humanite`, đã phải tuyên bố từ năm 1911 rằng: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, thì ở trên xứ sở đó chúng ta chỉ còn gặt hái được hận thù và thất bại” – một lời cảnh báo có tính chất tiên tri. Trên thực tế, trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã có nhận xét về những “đức tính” xấu của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, ở Đông Dương và ở nhiều nước thuộc địa khác mà người đã tận mắt chứng kiến; và người đã tố cáo đanh thép tội ác của chủ nghĩa thực dân nói chung, chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng, bằng một loạt những bài báo đậm chất chính luận pha chất hài hước sâu ca. người viết:“còn như chính phủ thuộc địa Pháp thì vẫn ngoan cố một cách ngây thơ cho rằng ở Đông Dương này muốn ràng buộc những người bản xứ thì chỉ cần vỗ về họ mãi mãi bằng những bài diễn văn long trọng, những luận điệu tuyên truyền gian ngoan và bằng những lời thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ nguời ta đặt vào đấy: trong cái xứ này do thiếu sót hay nói cho đúng hơn, là do ý định của Chính phủ, nên đâu đâu tử trên xuống dưới cũng đều có cái nạn tham nhũng mua quan bán chức, những bọn người mua bán được bằng tiền thì không phải là thứ hàng hóa hiếm. Và để nhồi sọ những người da vàng, Chính phủ thuộc địa đã sẵn sàng những biện pháp và phương tiện cực kỳ mạnh”.Sự “khai hóa” của chủ nghĩa thực dân Pháp bằng những “đức tính” xấu – bủn xỉn, hẹp hòi và ích kỷ - và “phương tiện cực kỳ mạnh” là rượu và thuốc phiện, cộng với sự già cỗi của chế độ phong kiến, đã đẩy người dân bản xứ đến tình trạng dốt nát. Nguyễn Ái Quốc viết về tình trạng đó như sau:“Trong tất cả các nước thuộc địa, ở cái xứ Đông Dương già cỗi kia cũng như ở xứ Đahomay trẻ trung này, người ta không hiểu đấu tranh giai cấp là gì, lực lượng giai cấp vô sản là gì cả, vì một lẽ đơn giản là ở đó không có nền kinh doanh lớn về thương nghiệp hay công nghiệp, cũng không có tổ chức công nhân”, và “Nói chung, quần chúng căn bản là có tinh thần nổi dậy, nhưng còn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng, nhưng họ chưa biết làm cách nào để đạt được mục đích ấy”.Những con số thống kê và sự phân tích sau đây cho thấy nhận định của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn có căn cứ. trong 80 năm đô hộ Pháp đã đầu tư vào Đông Dương 1/5 tổng số vốn đầu tư vào các nước thuộc địa Pháp (trong đó đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 1/3, còn 2/3 là đầu tư của tư nhân), trong khi Đông