Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng trong đoàn kết dân tộc để xây dựng lực lượng cách mạng và giá trị định hướng hiện nay

Tóm tắt: Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu từ hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhờ có truyền thống đoàn kết mà dân tộc Việt Nam đã giữ vững được biên cương bờ cõi, xây dựng lên một quốc gia độc lập, tự chủ. Tiếp thu bài học truyền thống của dân tộc, sau khi xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng phải thực hiện trọng trách đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng để đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hệ thống quan điểm này của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng trong đoàn kết dân tộc để xây dựng lực lượng cách mạng và giá trị định hướng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology134 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẢNG TRONG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ĐỂ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ GIÁ TRỊ ĐỊNH HƯỚNG HIỆN NAY Nguyễn Chí Thiện1, Bùi Văn Hà2, Hoàng Thị Hồng Hạnh3 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 3 Học viện Tài chính Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 22/10/2018 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 16/11/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 23/11/2018 Tóm tắt: Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu từ hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhờ có truyền thống đoàn kết mà dân tộc Việt Nam đã giữ vững được biên cương bờ cõi, xây dựng lên một quốc gia độc lập, tự chủ. Tiếp thu bài học truyền thống của dân tộc, sau khi xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng phải thực hiện trọng trách đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng để đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hệ thống quan điểm này của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam; dân tộc; đoàn kết; đoàn kết dân tộc; trách nhiệm; trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam; lực lượng; cách mạng. Là người sáng lập ra chính đảng của dân tộc, cho nên ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “đưa kháng chiến đi đến thắng lợi, kiến quốc đi đến thành công”, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Người cho rằng, để hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng mà dân tộc giao phó thì đòi hỏi Đảng phải tập hợp được xung quanh mình những “con Lạc cháu Hồng” giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Điều đó có nghĩa là Đảng phải có trách nhiệm đoàn kết nhân dân, tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc để hình thành nên lực lượng cho cách mạng Việt Nam, nhằm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập cho dân tộc. Quan điểm nêu trên càng có giá trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp cách mạng của dân tộc bước sang giai đoạn mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đi vào luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đoàn kết dân tộc nhằm hình thành nên lực lượng cho cách mạng Việt nam, từ đó rút ra giá trị định hướng đối với Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay. 1. Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đoàn kết dân tộc nhằm xây dựng lực lượng cho cách mạng Có thể thấy rằng, sở dĩ Hồ Chí Minh có được nhận thức về trách nhiệm của Đảng là phải đoàn kết dân tộc để hình thành nên lực lượng cho cách mạng Việt Nam nhằm đưa kháng chiến đi đến thắng lợi, kiến quốc đi đến thành công, là do Người đã sớm đánh giá được vị trí, vai trò của chiến lược đoàn kết đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã chỉ rõ: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [2, tr.256]. Từ nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết dân tộc để hình thành nên lực lượng cho cách mạng, nhằm đưa kháng chiến đi đến thắng lợi, kiến quốc đi đến thành công, năm 1930 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng cho dân tộc ta một chính đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cho rằng, Đảng ra đời và chịu sự ủy thác của toàn dân tộc, đảm lãnh trách nhiệm đoàn kết nhân dân để xây dựng lên lực lượng cho cách mạng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng rất vinh quang mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã giao phó cho Đảng phải hoàn thành. Với tinh thần trách nhiệm nêu trên, để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến và kiến quốc, nhiều bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng là tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Ngay từ khi thành lập Đảng (2/1930), trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ rõ vai trò của Đảng trong đoàn kết, lãnh đạo quần chúng nhân dân nhằm hình thành nên lực ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 135 lượng cho cách mạng Việt Nam, Người khẳng định: “1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. 2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. 3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. 4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việtđể kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” [2, tr.3]. Trong Chương trình vắn tắt của Đảng cũng khẳng định quan điểm nêu trên: “2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến 4. Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến...”[2, tr.4]. Như vậy, từ rất sớm trong hai Văn kiện quan trọng ở Hội nghị hợp nhất Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ một trong những trách nhiệm quan trọng của Đảng là tập hợp, lôi kéo, lãnh đạo quần chúng nhân dân trong mọi tầng lớp, giai cấp để hình thành nên lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Đây chính là sự chỉ đạo cần thiết, kịp thời của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhờ đó cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 1952 khi phát biểu tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của Đảng lúc này là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân thực hiện kháng chiến kiến quốc. Người chỉ rõ: “Đảng ta đã lãnh đạo giai cấp và nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giải phóng dân ta khỏi ách thực dân và chế độ quân chủ, xây dựng chính quyền nhân dân. Ngày nay nhiệm vụ của Đảng ta là đoàn kết và lãnh đạo giai cấp cùng nhân dân kháng chiến kiến quốc. Đó là một nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang, chỉ có Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - làm được” [5, tr.414]. Năm 1964 trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh một lần nữa lại khẳng định vai trò to lớn của Đảng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công, Người chỉ rõ: “Trong những năm qua, Đảng ta đã phấn đấu rất anh dũng, thắng lợi rất vẻ vang. Đó làdo Đảng ta đoàn kết nhất trí. Nhờ vậy mà Đảng ta đã đoàn kết và lãnh đạo dân ta vượt mọi gian khổ, khó khăn, tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [11, tr.242]. Như vậy, có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh đã xác định đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và của mỗi giai đoạn cách mạng. Bởi lẽ, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể để lôi kéo, tập hợp quần chúng nhân dân, tạo nên lực lượng cho cách mạng. Lực lượng đó chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở một khía cạnh nữa của vấn đề đó là, sau khi xác định được vai trò của Đảng trong chiến lược đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ đối tượng mà Đảng hướng tới nhằm tổ chức, tập hợp để hình nên lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Người cho rằng, Đảng phải khéo lãnh đạo, tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân ở mọi giai tầng trong xã hội. Tức là Đảng phải xác định được lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là ai, và phải làm thế nào để đoàn kết được những lực lượng ấy. Bởi lẽ, lực lượng cách mạng nằm ở phía quần chúng nhân dân, Đảng có trách nhiệm phải khơi dậy lòng yêu nước, chí căm thù giặc trong họ thì mới tạo được sự đồng tâm, đồng lực trong toàn dân tộc. Qua đó mới đoàn kết được dân tộc, hình thành nên được lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. Đồng thời, Đảng phải đi sát quần chúng, khéo tổ chức và lãnh đạo quần chúng, thì cách mạng mới thành công” [9, tr.609]. Như vậy, rõ ràng vai trò, trách nhiệm này của Đảng cũng xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa Đảng với dân mà Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh cho rằng, để xây dựng nước nhà, ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ, nhưng đại đoàn kết tức là: trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Người cho rằng: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” [7, tr.243]. Với tinh thần như vậy, trong tác phẩm Thường thức chính trị (9/1953) khi bàn về động lực ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology136 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 của cách mạng Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Trong một thời kỳ và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng” [6, tr.255]. Như vậy, đối với cách mạng Việt Nam thì Đảng phải dựa chủ yếu vào bốn thành phần giai cấp nêu trên, đoàn kết thành Mặt trận thống nhất, đánh đế quốc và phong kiến đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Đối với mỗi tầng lớp, giai cấp Hồ Chí Minh đều có những đánh giá về vị trí, vai trò của họ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và từ đó Người yêu cầu Đảng phải có chính sách đoàn kết những lực lượng này. Trước hết đối với lực lượng là giai cấp nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, đây là lực lượng đông đảo nhất vì nó chiếm phần lớn dân số Việt Nam nên Đảng phải đoàn kết chặt chẽ. Người chỉ rõ: “Muốn độc lập thành công, kháng chiến thắng lợi thì phải đánh quỵ đế quốc, đánh quỵ phong kiến. Và muốn đạt mục đích ấy thì phải có một lực lượng cực kỳ to lớn mạnh mẽ. Lực lượng ấytuyệt đại đa số là nông dân lao động” [6, tr.299]. Để làm rõ vai trò của lực lượng này Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Lực lượng của chúng ta là hàng chục triệu đồng bào nông dân lao động, sẵn sàng chờ Chính phủ và Đảng tổ chức và lãnh đạo, để hăng hái vươn mình dậy đánh tan ách nô lệ của phong kiến và thực dân. Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan” [6, tr.358]. Điều này rất phù hợp với chính sách của Đảng và Chính phủ ta khi đánh giá về lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc. Đối với giai cấp công nhân, Người cho rằng, đây là giai cấp có vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bởi lẽ có tinh thần cách mạng triệt để nhất; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến xã hội chủ nghĩa xắp ra đời; có ý thức tổ chức kỷ luật; có mối liên minh tự nhiên với giai cấp nông dân. Vì vậy, Đảng phải quan tâm phát triển lực lượng tiên phong này. Đối với tầng lớp trí thức, Người chỉ rõ: “Đảng và Chính phủ rất mong muốn, rất cố gắng mà đoàn kết với từng lớp trí thức, đoàn kết lâu dài trong kháng chiến, trong kiến quốc, thực hành xã hội chủ nghĩa” [6, tr.59]. Đối với tư sản dân tộc, Người cho rằng: “Đảng phải có thái độ khéo léo, mềm dẻo. Phải hết sức lôi kéo họ và giữ họ ở trong Mặt trận, thúc đẩy họ hành động nếu có thể, cô lập họ về chính trị nếu cần. Tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận, vì như thế là đẩy họ rơi vào tay bọn phản động, là tăng thêm lực lượng cho chúng” [2, tr.167]. Đối với tầng lớp trung, tiểu địa chủ, Người cho rằng, Đảng phải lôi kéo về phía cách mạng, nếu không lôi kéo được thì phải trung lập để họ không đứng về phía kẻ thù, v.v.. Một trong những điểm mới trong tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đó là đoàn kết không chỉ dừng lại ở quan niệm, khẩu hiệu kêu gọi mà phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng có tổ chức. Với quan điểm nêu trên thì lực lượng trong khối đại đoàn kết dân tộc phải được Đảng tập hợp, tổ chức lại và nằm trong một tổ chức nhất định. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước, mọi con dân nước Việt không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài một lòng hướng về Tổ quốc. Người đã chỉ rõ: “Đảng ta đã khéo tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết dân tộc để đấu tranh chống đế quốc và phong kiến” [10, tr.417]. Tóm lại, với những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh nêu trên có thể khẳng định rằng, để đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thành công, thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải có trách nhiệm thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng nhân dân, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người. Những quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trên còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, là cơ sở quan trọng để định hướng cho Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay. 2. Giá trị của tư tưởng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay Trong những năm qua, mặc dù đất nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội” [1, ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology 137 tr. 156-157]. Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: “sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp” [1, tr. 157]. Hiện nay, trước bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có những diễn biến phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta. Vấn đề này đòi hỏi Đảng phải có những đối sách phù hợp để tập hợp đoàn kết các tầng lớp giai cấp nhân dân nhằm xây dựng lên khối đại đoàn kết toàn dân tộc một cách chặt chẽ và rộng rãi. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên thì yêu cầu Đảng phải quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng trong việc đoàn kết dân tộc nhằm hình thành nên lực lượng cho cách mạng Việt Nam; phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn của dân tộc, qua đó sẽ đề ra được đường lối, chủ trương đúng đắn về chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Theo tôi trong thời gian tới để tiếp tục tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì Đảng cần tập trung vào một số nội dung sau đây. Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Về tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền yêu cầu các tổ chức đảng cần phải làm cho nhân dân thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc. Cùng với đó, cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách, Nhà nước quản lý thông qua hệ thống pháp luật, nhằm tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, thống nhất về ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Do vậy, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện, thể chế hóa, cụ thể hóa hệ thống đường lối, chính sách, pháp luật để “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phải được thực thi trong thực tiễn. Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo. Bốn là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đang lợi dụng những khuyết điểm, hạn chế, sơ hở của các cấp chính quyền, của Đảng, Nhà nước và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác, sự nhạy bén trong nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, v.v.. Tóm lại, đoàn kết dân tộc là một chiến lược lâu
Tài liệu liên quan