Tư tưởng Lê Quý Đôn về dân - Giá trị lịch sử và hiện thực

Tóm tắt Thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động trong tiến trình phát triển của dân tộc. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Cùng với việc đất nước bị phân chia làm hai, Đàng Trong và Đàng Ngoài thì đời sống của nhân dân cũng gặp muôn vàn khó khăn, dưới các chính sách thuế khóa, lao dịch của nhà nước. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đó, mặc dù xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ở Lê Quý Đôn đã hình thành lên những tư tưởng chính trị hết sức sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng về dân, nó không chỉ có ý nghĩa bởi tính vượt trước đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời đại ông mà nó còn có ý nghĩa vượt thời gian đến ngày nay. Lê Quý Đôn đã có những nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò của dân trong đời sống xã hội, từ đó ông đã đưa ra những yêu cầu đối với giai cấp cầm quyền là phải có những chính sách “chăm dân”, “dưỡng dân” để xây dựng đất nước phát triển, xã hội thái bình, thịnh trị. Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay cũng đang từng bước hướng tới đời sống ấm no, phồn vinh của nhân dân và xây dựng một đội ngũ “công bộc” hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Tư tưởng của Lê Quý Đôn về dân và xây dựng đội ngũ quan lại cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng vào xã hội ngày nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Lê Quý Đôn về dân - Giá trị lịch sử và hiện thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 106 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Tư tưởng Lê Quý Đôn về dân - giá trị lịch sử và hiện thực Le Quy Don's thought about the people - historical value and realistic Phạm Vĕn Dự Email: phamvandu84@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 29/12/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/6/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/6/2020 Tóm tắt Thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động trong tiến trình phát triển của dân tộc. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Cùng với việc đất nước bị phân chia làm hai, Đàng Trong và Đàng Ngoài thì đời sống của nhân dân cũng gặp muôn vàn khó khĕn, dưới các chính sách thuế khóa, lao dịch của nhà nước. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đó, mặc dù xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ở Lê Quý Đôn đã hình thành lên những tư tưởng chính trị hết sức sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng về dân, nó không chỉ có ý nghĩa bởi tính vượt trước đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời đại ông mà nó còn có ý nghĩa vượt thời gian đến ngày nay. Lê Quý Đôn đã có những nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò của dân trong đời sống xã hội, từ đó ông đã đưa ra những yêu cầu đối với giai cấp cầm quyền là phải có những chính sách “chĕm dân”, “dưỡng dân” để xây dựng đất nước phát triển, xã hội thái bình, thịnh trị. Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay cũng đang từng bước hướng tới đời sống ấm no, phồn vinh của nhân dân và xây dựng một đội ngũ “công bộc” hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Tư tưởng của Lê Quý Đôn về dân và xây dựng đội ngũ quan lại cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng vào xã hội ngày nay. Từ khóa: Lê Quý Đôn; trọng dân; dưỡng dân; dân là gốc của nước. Abstract The eighteenth century was a history period with many changes in the development process of the nation. Vietnam's feudal regime has entered a period of serious crisis. With the country divided into two, inside and Outside area, the people's lives also met many difficulties, under tax policies, labor of state. Born and raised in that situation, although came from a feudal mandarin family, but with Le Quy Don formed a profound political thought. But in Le Quy Don were formed very deep political ideas especially the thought of the people, it was not only meaningful by the transcendence of the history of Vietnamese thought of his time but it also has the meaning of timeless to this day. Le Quy Don has views and assessment of the role of people in social life. Since then, he made requests to the ruling class to have policies "take care of the people", "nurs of the people" to build a developing country, peaceful and prosperous society. The country building and renovation work initiated and led by the Vietnamese Communist Party has been gradually moving towards a warm life, prosperity of the people and building a team of "public servants" wholeheartedly serving the country, serving the people, Le Quy Don's thoughts on the people and building mandarins need to be further studied, develop and apply to today's society. Keywords: Le Quy Don; important people; nursing people; people are the root of the country. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên vào thời Lê trung hưng, là nhà chính trị, nhà khoa học, nhà vĕn hóa lỗi lạc của dân tộc. Tư tưởng về dân của ông bắt nguồn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo cũng như vĕn hóa, tư tưởng truyền thống của dân tộc. Tư tưởng trọng dân của Lê Quý Đôn không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại ông mà nó còn nhiều giá trị đối với hiện nay. Trong nội dung bài viết này tác giả tập trung đi sâu phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng về dân, nội dung cơ bản tư tưởng về dân của Lê Quý Đôn và chỉ ra những giá trị của nó đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ “công bộc” Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải 2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 107Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong giai đoạn hiện nay. 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA LÊ QUÝ ĐÔN 2.1. Hoàn cảnh xuất thân Lê Quý Đôn sinh nĕm 1726, thuở còn nhỏ có tên là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn sinh ra trong một gia đình quý tộc, nổi tiếng về khoa bảng và vĕn chương. Thân phụ là Lê Trọng Thứ đậu tiến sĩ (1724) làm quan đến Thượng thư Bộ hình và được phong tước hầu, thân mẫu là Trương Thị Ích, ông ngoại là Trương Minh Lượng đỗ tiến sĩ (1700) và được phong tước hầu. Những nhân tố về gia đình, phẩm chất cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Lê Quý Đôn, thể hiện ở những khía cạnh sau. Thứ nhất, Lê Quý Đôn là người có tư chất thông minh, tư duy sáng tạo, ham học, ham hiểu biết, sự mẫn cảm đối với thời thế. Thứ hai, Lê Quý Đôn là người có ý chí và hoài bão lớn, có tinh thần tự tôn dân tộc. Theo sử sách ghi lại, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người có tư chất thông minh từ khi còn nhỏ, học rộng, tài cao, thông kinh, bác sử “Hai tuổi đã biết đọc chữ “hữu”, chữ “vô”. Nĕm tuổi thuộc lòng nhiều bài Kinh thi. Mười một tuổi mỗi ngày học được hàng trĕm trang sử. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, một ngày làm mười bài phú không cần viết nháp” [9]. Trong công trình nghiên cứu Trí thức Việt Nam xưa và nay, tác giả Vĕn Tân đã nhận định: "Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của nước Việt Nam thời phong kiến. Suốt đời ông tỏ ra là một người đọc sách không biết mệt mỏi và viết sách không mệt mỏi"[11]. Xuất thân trong gia đình dòng dõi quan lại và những tố chất cá nhân mang tính thiên bẩm đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng Lê Quý Đôn nói chung và tư tưởng về dân của ông nói riêng. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử có rất nhiều biến động. Từ nửa cuối thế kỷ XVII kinh tế - xã hội nước ta bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Để phục vụ cho chiến tranh và ĕn chơi xa xỉ của giới quý tộc. Triều đình phong kiến đã đẩy mạnh bóc lột nông dân bằng thuế khóa, phu phen, tạp dịch, cùng với đó là thiên tai, địch họa liên miên làm cho rất nhiều nông dân bị bần cùng hóa trên quy mô lớn. “Dưới gánh nặng của thuế khóa lao dịch và các vụ chiếm đoạt đất đai, người nông nghèo phải chạy trốn khỏi làng mạc để rồi lang thang từ trấn này sang trấn khác hay tới xin tá túc trong các trang trại của các ông lớn. Sự xiêu tán này lại đẩy nhanh diễn tiến tập trung hóa đất đai dẫn đến một loạt các cuộc nổi dậy của nông dân” [8]. Cũng như nông nghiệp, thủ công nghiệp vào thời kì này có nhiều thay đổi quan trọng, nghề cũ phát triển, nghề mới phát triển, gắn với nhu cầu ngày càng nhiều của tầng lớp quý tộc. Thương nghiệp phát triển mạnh với sự thông thương hàng hóa với tàu buôn của các nước châu Âu. Trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII bộ máy chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương đều thối nát và đứng trước bờ vực của sự tan rã. Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh ĕn chơi sa đọa, quần thần lộng quyền ra sức vơ vét bóc lột nhân dân. Bấy giờ đã dẫn kiêu binh nổi loạn, một biến cố chưa từng có trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam từ trước đến nay. Chính điều này đã phản ánh hiện thực chế độ phong kiến mục nát, loạn lạc cuối thể kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, nĕm 1718 Trịnh Cương thiết lập tại phủ chúa Lục phiên với nhiệm vụ làm thay một phần công việc của Lục bộ của vua Lê. Như vậy, bên cạnh triều đình - các chức quan lại của vua, còn có triều đình với hệ thống quan lại của phủ chúa. Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh thì ĕn chơi phè phỡn, không chĕm lo cho đời sống nhân dân, tham quan ô lại thì đầy rẫy triều chính. Trịnh Cương để hết tâm trí vào việc ĕn chơi với việc cho xây cung thất, đài cao, chùa chiền “Chúa bắt dân cư thuộc ba huyện phải làm việc trong vòng sáu tháng (Bắc Ninh) mà không xong... Người kế vị chúa là Trịnh Giang (1729-1740) cũng có những thú vui như vậy. Dân cư ba huyện phải bỏ ra một nĕm 1730 để đào kênh, làm đường, ngày đêm chuyển gỗ và đá để làm đẹp hai ngôi chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm... trong khi đó Trịnh Giang vùi đầu vào các cuộc chơi, phung phí công quỹ cho các cuộc đàn điếm của mình... tàn bạo nối gót các đam mê. Trịnh Giang truất ngôi vua Lê nĕm 1731 và cho bóp cổ nhà vua bị truất phế. Nhiều quan chức cao cấp bị giết. Chúa chỉ tin cậy đám hoạn quan nên giao mọi quyền hành cho những người này. Triều đình mỗi ngày một thối nát, bất lực, chia rẽ thành phe cánh cấu xé nhau. Các quan chức hàng tỉnh cũng noi theo và chỉ chú tâm, đặc biệt là các quan lại phụ trách thuế khóa, vào việc xiết NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 108 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 cổ người dân, trong khi làng xã để mặc cho các hương chức thao túng” [8]. Đến giữa thế kỷ XVIII triều đình phong kiến Đàng Trong cũng giống như Đàng Ngoài đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chúa Nguyễn và bọn quan lại quý tộc đã lao vào cuộc sống xa xỉ và bạo tàn. Theo Lê Quý Đôn miêu tả thì thành Phú Xuân đầy rẫy cung điện nguy nga “Đài cao rực rỡ, mà giải võ, tường bao quanh, cửa bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo đẹp cùng cực. Các nhà đều lát nền bằng đá, trên lát ván kiền kiện... vườn sau thì núi giả đá quý, ao vuông hồ quanh, cầu vòng thủy tạ, tường trong tường ngoài đều xây dầy mấy thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng, phượng, lân, hổ, cỏ hoa... còn nhà vườn của các công hầu quyền quý thì chia bày ở hai bờ thượng lưu sông Phú Xuân, cùng hai bờ sông con bên hữu phủ Cam” [6]. Họ Trịnh ở Đàng Ngoài, họ Nguyễn Đàng Trong, đều dựa vào tấm bình phong là vua Lê để che đậy mưu đồ riêng của mình. Nhân danh vua Lê hai bên giao tranh với nhau trong suốt 50 nĕm, họ Nguyễn cho rằng tiến hành chiến tranh tiêu diệt họ Trịnh là để trả lại vua Lê thực quyền đã bị họ Trịnh tiếm đoạt, còn họ Trịnh cho rằng tiến quân trinh phạt là để bắt họ Nguyễn phục tùng vua Lê. “Từ nĕm 1627 đến 1672 đã có không dưới bảy cuộc giao tranh diễn ra giữa hai kẻ kình địch, xen kẽ những cuộc chiến tranh của họ Trịnh chống lại nhà Mạc chiếm cứ đất Cao Bằng” [8]. Cuộc nội chiến Nam triều - Bắc triều đã kéo dài hơn một thế kỷ đã không phân chia thắng bại. Sự suy đồi của chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ đã dẫn tới hàng loạt các cuộc nổi dậy của nông dân như: Cuộc nổi dạy của người Nùng ở Tuyên Quang (1686), cuộc nổi dạy của người Thái ở Lai Châu (1721), nhà sư Nguyễn Dương Hùng nổi dạy ở Tam Đảo (1737), nổi dạy của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, đặc biệt là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ Chính từ nguồn gốc gia đình và thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ đã quy định nội dung tư tưởng về dân của Lê Quý Đôn. 3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VỀ DÂN 3.1. Vai trò của dân trong đời sống xã hội Lịch sử nhân loại và tiến trình lịch sử Việt Nam đã chứng minh, nhân dân là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội. Những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội có được đều có mồ hôi, máu thịt của nhân dân mà thành. Lê Quý Đôn là nhà chính trị, nhà khoa học, nhà vĕn hóa nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và thế kỷ XVIII nói riêng đã có một tư tưởng hết sức sâu sắc và biện chứng về nhân dân. Kế thừa tư tưởng của Nho giáo và tư tưởng truyền thống của dân tộc. Lê Quý Đôn hết sức đề cao vai trò của dân, tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm và trong tư duy, hành động của ông. Trong tác phẩm Quần thư khảo biện, tư tưởng lấy dân làm gốc được ông chỉ rõ: “Gốc của nước là dân, mệnh của vua cũng là dân. Bọn cường thần gây loạn bên trong, nước thù địch quấy rối bên ngoài, điều đó chưa đáng lo lắm. Chỉ khi lòng dân dao động mới là điều rất đáng sợ” [5]. Chúng ta thấy, Lê Quý Đôn đánh giá rất đúng bản chất và đề cao vai trò sức mạnh của dân. Theo ông, dân là cội nguồn, gốc rễ của đất nước và cũng chính dân đảm bảo cho uy quyền, địa vị của Vua. Nắm bắt được quy luật phát triển của lịch sử và từ thực tiễn lịch sử của thời đại, Lê Quý Đôn đã đánh giá rất đúng vai trò của dân. Theo ông, dân không chỉ là những người làm ra của cải vật chất để nuôi sống chính mình mà còn nuôi sống bộ máy cai trị và toàn xã hội. Những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần ở mỗi giai đoạn mà xã hội có được, chủ yếu là từ mồ hôi, máu thịt của nhân dân mà thành “Dân là gốc của nước. Gốc có vững thì nước mới yên Vua lãnh đạo dân, bảo gì dân cũng làm theo, dân cống hiến cho vua hưởng thụ. Nếu không để ý tới dân, chỉ thả mình theo ý riêng thì dân sẽ không vâng mệnh nữa, bề tôi sẽ trở thành thù địch, lộc trời sẽ hết. Vậy dân là đáng sợ, đáng kính, chớ coi thường” [4]. Như vậy, chúng ta thấy Lê Quý Đôn đã nhận thức và chỉ rõ vai trò, vị trí của dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. 3.2. Những yêu cầu đối với giai cấp thống trị trong việc trị nước, an dân theo quan điểm của Lê Quý Đôn Theo Lê Quý Đôn, dân là gốc rễ của đất nước, đất nước muốn hòa bình thịnh trị thì vua quan phải đặc biệt quan tâm xây dựng nền “nhân chính”, chĕm lo đến đời sống nhân dân, phải kính dân, trọng dân. Trong Kinh Thư diễn nghĩa, Lê Quý Đôn đã đề cao tư tưởng thương dân, trọng dân, đòi hỏi các vua chúa, quan lại phải nuôi dân, dạy dân, cứu dân, phải chĕm chỉ, tiết kiệm, khiêm tốn, lắng nghe nguyện vọng và tiếng nói của dân “Khoan thứ, giản dị, hiếu sinh là đức của kẻ làm vua” [4], “Làm theo ý dân tức là làm theo ý trời” [4]. Vua, quan phải biết tôn trọng sử dụng nhân tài, không xa hoa lãng phí của LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 109Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 cải, vì đó là mồ hôi xương máu của dân, phải biết chĕm dân, dưỡng dân “lúc dân đang bị hạn lụt tang hoang sao lại bắt dân đi xây thành đắp lũy” [4]. Đối với Lê Quý Đôn, vua, quan, công hầu, khanh tướng hàng ngày ĕn uống, tiêu dùng là đều từ sức dân mà ra, nếu người cầm quyền không hiểu sự vất vả, cơ cực của dân thì sinh ra sao nhãng, phóng dật, đã sao nhãng không chuyên tâm vào công việc thì sẽ không biết quý trọng của cải của dân dẫn đến tiêu dùng xa xỉ, tiêu dùng xa xỉ thì hại của, hại của thì nhất định hại dân. Do đó, bậc thánh đế, minh vương phải khoan thứ, giản dị, hiếu sinh không thích giết người, tránh hình phạt hà khắc là đức nhân từ của người làm vua, người cai trị đất nước, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên lâm sản và thủy sản, có được như vậy thì nhân dân no ấm, đất nước yên vui thái bình thịnh trị, đây là một xã hội lý tưởng trong tư tưởng mà Lê Quý Đôn mơ ước xây dựng nó giống như xã hội thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Từ việc kính dân, trọng dân, Lê Quý Đôn cho rằng, muốn cho dân không oán thù, nguyền rủa giai cấp thống trị (vua, quan) thì phải làm thế nào? Duy có giảm hình phạt, đánh nhẹ tô thuế mà thôi, mọi chính sách của nhà nước phải làm cho dân no đủ, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, làm lịch để dân biết thời vụ canh tác, có chính sách bảo vệ tài nguyên, coi trọng kỹ thuật sản xuất, trị thủy theo đúng quy luật của thủy vĕn. Về tài chính, nhà nước định chính sách thuế khóa phải công bằng, chi dùng nên tiết kiệm, nhẹ bớt đóng góp của dân, nâng cao đời sống vật chất cho dân. Khi xây dựng các chính sách lớn, triều đình nên bàn với dân và theo ý dân “Những việc làm quan trọng (như dời đô) thì phải hỏi ý dân, công khai bàn bạc với dân thường” [4]. Điểm đặc sắc nổi bật trong tư tưởng của Lê Quý Đôn về dân, ông đã nhấn mạnh đến nội hàm vấn đề, đó là cần phải biết vận dụng khoa học để phục vụ đời sống nhân dân. Tư tưởng này của ông không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại ông (thế kỷ XVIII) mà nó còn nguyên giá trị đối với xã hội ngày nay khi Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời đại mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ. Theo Lê Quý Đôn, người làm vua phải thông minh, sáng suốt, trong sạch, giản dị, lành mạnh, tận tụy với công việc, phải quyết đoán và biết trọng dụng nhân tài. Bởi lẽ, theo ông, người làm vua phải biết chọn người tài giỏi làm tướng, làm quan giúp vua trị dân, hoàn thành được đạo làm vua “Bồi dưỡng người có đức, nên chĕm chú cho được nảy nở tươi tốt; trừ bỏ kẻ ác, nên làm cho tuyệt sạch gốc rễ” [4]. Đối với Lê Quý Đôn thì đặc biệt quan tâm đến hình thức tổ chức bộ máy chính quyền và những tiêu chuẩn của đội ngũ quan lại, mối quan hệ gắn kết giữa vua và đội ngũ quan lại. Coi đội ngũ quan lại giúp việc trong bộ máy triều đình là nhân tố quyết định thành bại của việc thi hành đường lối trị nước của vua, Lê Quý Đôn cho rằng, nguyên nhân nước yếu là do dùng người tầm thường thay chỗ người hiền tài. Ông cảnh báo việc người làm vua chỉ thích dùng người giống mình, dùng kẻ hương nguyện, không thích người tân tiến sẽ khiến người tài bị hao mòn tráng chí, nguyên khí của quốc gia bị hao tổn, dẫn tới sự suy yếu của thế nước. “Trong nước bình yên hay loạn lạc là do ở các quan tài giỏi hay ươn hèn. Được người tài giỏi gánh vác thì nước bình yên, thịnh trị, bị kẻ thân cận có đức xấu, tranh quyền cướp chức thì nước loạn” [4]. Đề cao việc trọng dụng người tài trong đạo làm vua, Lê Quý Đôn quan niệm bậc minh quân phải tùy tài mà trao chức. Ông phân biệt ra ba loại người tài để tuỳ theo mỗi loại mà dùng cho đúng mục đích, sở trường của họ: Hạng tài nĕng, độ lượng siêu việt xuất chúng; hạng bình thường, không có lỗi và hạng bình tĩnh, hoà nhã, thích làm việc phải, thuỷ chung, đem ba loại ấy để định luận nhân cách thì đều đắc dụng ở triều. “Mỗi người đều có nĕng lực riêng của mình, cần phải vun trồng những nĕng lực ấy để họ đảm đương được các công việc khác nhau của xã hội. Con người không ai không có nhược điểm, nếu bài xích nhược điểm, thêm điều xấu vào nhược điểm, nếu chỉ quan tâm đến sự nhút nhát, cho đó là người hiền, người thực thà, là người có đạo đức rồi cất nhắc họ thì bỏ qua nĕng lực thật sự của xã hội. Nhân tài sinh ra và nuôi dưỡng rất khó mà phá đi thì rất dễ, khí chất của kẻ sĩ làm cho nẩy nở thì rất khó, song ngĕn trở nó thì rất dễ” [7]. Vốn xuất thân từ của Khổng - Sân Trình, Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo. Vì vậy, ông thấy được và rất đề cao vai trò giáo dục dân trong việc xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị. Theo ông, để đường lối chính trị của nhà nước thấu đến muôn dân, nhà nước phải giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho dân. Phải thiết định pháp chế và phổ biến luật pháp sâu rộng cho dân biết. Khi thực thi pháp luật thì xét xử phải công bằng, không nhẹ với quyền quý, nặng với dân hèn. Xét xử phải có lòng thương xót và có mục đích giáo dục “Dạy nghĩa kết hợp với dạy luật hình để đoàn kết nội bộ nhân dân và giữ gìn trật tự an toàn xã hội” [4]. Đường lối chính trị với chủ trương “nhân trị”, “đức trị” là nội dung cốt lõi của việc trị nước, an dân theo quan điểm của Lê Quý Đôn, đây là những quy chuẩn của bậc vua hiền và tôi sáng, đồng thời nó cũng là những biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện đường lối đức trị, để xây dựng một xã hội phong kiến lý tưởng theo quan điểm của Nho giáo. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 4. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã có tư tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ về vai
Tài liệu liên quan