Tóm tắt. Tiểu thuyết dã sử của Lan Khai phản ánh quan niệm nghệ thuật mới về
con người, đặc biệt là người phụ nữ trong lịch sử. Hình tượng các nhân vật trong
các tiểu thuyết của ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới của nhà văn. Lan Khai
thể hiện cái nhìn đa chiều về con người, ông phát hiện và trân trọng phần nhân
tính còn sót lại trong những kẻ tha hóa; khẳng định sức mạnh kì diệu của tình yêu
thương giữa con người với con người có thể cảm hóa lòng người. Đó là chiều sâu
nhân bản trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 48-55
This paper is available online at
TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠOMỚI
TRONG TIỂU THUYẾT DÃ SỬ CỦA LAN KHAI
Đỗ Thị Nhàn
Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, Hải Phòng
Tóm tắt. Tiểu thuyết dã sử của Lan Khai phản ánh quan niệm nghệ thuật mới về
con người, đặc biệt là người phụ nữ trong lịch sử. Hình tượng các nhân vật trong
các tiểu thuyết của ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới của nhà văn. Lan Khai
thể hiện cái nhìn đa chiều về con người, ông phát hiện và trân trọng phần nhân
tính còn sót lại trong những kẻ tha hóa; khẳng định sức mạnh kì diệu của tình yêu
thương giữa con người với con người có thể cảm hóa lòng người. Đó là chiều sâu
nhân bản trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai.
Từ khóa: Tiểu thuyết dã sử, Lan Khai, tư tưởng nhân đạo.
1. Mở đầu
Thực tiễn nghệ thuật cho hay, tác phẩm chân chính là sự giãi bày những tình cảm,
khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc sống. Với vị trí là tổng hòa của mọi mối quan
hệ xã hội, con người trở thành trung tâm của văn học, đồng thời là mối quan tâm hàng
đầu của người nghệ sĩ [1]. Trong đó tình yêu thương đối với con người luôn là nguồn cảm
hứng thôi thúc trái tim những người nghệ sĩ lớn. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một
tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình
yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao
gồm sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả
nước mắt là kết quả của quá trình “nếm trải” cuộc sống của người nghệ sĩ. Lan Khai cũng
không phải là một ngoại lệ.
2. Nội dung nghiên cứu
Những tác phẩm lớn sống bất tử với thời gian thường là những tác phẩm mang nỗi
đau và khát vọng lớn của con người, những xung đột đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả,
giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn... Các tiểu thuyết dã sử của
Lan Khai như Gái thời loạn, Bóng cờ trắng trong sương mù, Đỉnh non Thần đã viết về
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Đỗ Thị Nhàn, e-mail: dothinhantp@gmail.com
48
Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai
điều đó và không dừng lại ở việc miêu tả sự tha hoá mà còn cả nỗi xót xa, lo lắng của nhà
văn trước sự băng hoại của tình người, tính người trong một thời kì lịch sử đầy biến động.
Nhưng điều đặc biệt hơn, những trang dã sử của Lan Khai còn khiến người đọc xúc động
mạnh khi nhà văn phát hiện phần nhân tính còn le lói trong những kẻ tha hóa và mong
hướng họ trở về với CON NGƯỜI. Đó cũng chính là cái nhìn sâu sắc có chiều sâu lịch sử
bắt nguồn từ quan niệm nghệ thuật mới trước những biến cố lớn lao của thời đại.
Một điều dễ nhận thấy ở ngòi bút Lan Khai, cây bút này không xây dựng nhân vật
theo lối mòn truyền thống mà luôn tìm cách khám phá mẫu hình nhân vật mới. Khác với
văn học trung đại Việt Nam và văn học những năm đầu thế kỉ XX, không ít cây bút đã
thể hiện nỗi bất lực của người phụ nữ trước số phận làm người. Một số nhân vật trong tiểu
thuyết viết về chính sử cũng mô tả như vậy. Cho dù có là Hoàng hậu, nhân vật Lý Chiêu
Hoàng trong Chiếc ngai vàng cũng chỉ biết phó thác cho số phận. Nhưng đến tiểu thuyết
dã sử, nhà văn Lan Khai đã tạo cơ hội mở rộng thêm những góc nhìn về hình tượng người
phụ nữ trong những thời khắc lịch sử với nhiều biến cố dữ dội. Có những người phụ nữ
dám bước lên vũ đài quyền lực, tranh cao thấp với thiên hạ, vần xoay thời cuộc. Những
người “nữ nhi” ấy có khả năng làm thời thế đảo điên, lịch sử phải một phen sóng gió và họ
dám tự định đoạt số phận của mình. Bằng sự nhạy cảm với cuộc sống, nhà văn đã sáng tạo
nên những hình tượng nghệ thuật mới lạ và hấp dẫn chưa có tiền lệ trong văn học truyên
thống của dân tộc.
Nhân vật Yến Xuân trong Đỉnh non Thần là người phụ nữ có nhan sắc, ham mê
quyền lực và nuôi mộng bá vương. Nhận thấy chồng mình là Bàn Văn Nhị không phải kẻ
“túc trí đa mưu” hành động táo tợn như Ma Vạn Thắng - một vị tướng dưới quyền chồng,
nên Yến Xuân đã có ý “thay ngựa giữa dòng”. Biết Ma Vạn Thắng vẫn thầm say mê mình,
Yến Xuân đã thông đồng với hắn: giết chồng, phóng hỏa đốt doanh trại. Độc ác hơn, hai
kẻ phản trắc này còn chặt đầu vị chủ tướng Bàn Văn Nhị, bỏ lại đứa con thơ dại trong
đống lửa, trốn đi nơi khác lập cõi riêng và trở thành thủ lĩnh giặc Khăn Vàng. Để đạt tham
vọng trở thành nữ chúa, Yến Xuân đã xây nghiệp bá vương bằng những cuộc tương tàn
đẫm máu. Yến Xuân sợ bị trả thù nên càng ra tay tàn độc giết người chẳng ghê tay với triết
lí “đã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Nạn giặc Khăn Vàng đã gieo tang tóc khắp nơi cho nhân
dân, thù oán chất chồng.
Miêu tả kiểu nhân vật “máu lạnh”, “giết người không ghê tay” như Yến Xuân ta
đã từng bắt gặp trong các trang viết của các nhà văn xưa khi miêu tả các nhân vật nữ ác
nhân trong văn học trung đại, nhưng tác giả đã có nhiều sáng tạo, thể hiện một tư duy
nghệ thuật mới mẻ cùng cái nhìn đa chiều về cuộc sống để thấy được những góc khuất của
lòng người. Nhà văn đã vượt qua giới hạn quan niệm thẩm mĩ của người xưa thường đồng
nhất hình thức với tính cách nhân vật. Nhân vật ác nhân thường mang những khuôn mặt
“ma chê quỷ hờn”, “quỷ khốc thần sầu” cùng với một diện mạo đầy quái gở. Những nhân
vật phản diện ấy bị coi là tà đạo mang tính cách một chiều. Nhưng tiểu thuyết dã sử của
Lan Khai thể hiện cách nhìn riêng, ông không biến kẻ xấu xa thành ác quỷ mà kéo họ trở
về với con người chốn nhân gian. Vì thế, có khi nhân vật khoác lên mình tấm áo mờ ảo
của huyền thoại nhưng vẫn “gần đời thiết thực”. Vì thế, dù Yến Xuân có là kẻ nham hiểm
và độc ác nhưng bề ngoài vẫn hiện lên “gương mặt ngọc” vẫn ánh lên vẻ đẹp “khuynh
49
Đỗ Thị Nhàn
thành”. Đằng sau vẻ kiêu sa của một “dung mạo khác thường” là một dã tâm tàn ác, chà
đạp lên tình mẫu tử, nghĩa phu thê. Yến Xuân tự biến mình thành nô lệ của quyền lực, “trở
thành tôi tớ cho sự lựa chọn của chính mình”. Miêu tả sự tha hoá ghê gớm của nhân vật
phụ nữ này, ngòi bút Lan Khai thể hiện nhiều sắc điệu, vừa tỏ ra lạnh lùng, tỉnh táo vừa
xót xa, nhức nhối đến quặn lòng.
Nhà văn nhìn nhân vật từ mọi phía, đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ để phát
hiện ra chiều sâu tâm hồn, để khái quát thực trạng nhân sinh vô cùng phức tạp. Theo cảm
quan nghệ thuật của Lan Khai, hình thức không đồng nhất với tính cách, không quy định
bản chất con người. Thế nên, đằng sau dung nhan kiều diễm của một con người còn là
kẻ mang tâm địa đen tối, tàn ác như mãnh thú. Sự tạo ra mối tương phản giữa hình thức
và tính cách nhân vật cũng nói lên cảm quan nghệ thuật nhạy bén của một con mắt tinh
đời. Cùng mối tương đồng ấy, nhà văn Nam Cao khi miêu tả nhân vật có hình thức xấu
xa, nhưng đằng sau con người đó vẫn còn một trái tim nhân hậu qua hình tượng nhân vật
Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của ông. Từ trường liên tưởng trên đến bạn đọc cho hay,
không ít kẻ hình thức tưởng như toàn vẹn nhưng tâm hồn “dị dạng”. Đó là sự đa dạng của
cuộc sống muôn màu luôn diễn ra như vậy ngoài ý muốn của chúng ta.
Không chỉ nhìn rõ những góc khuất trong con người, những hành vi đối lập với loài
người, nhà văn Lan Khai luôn có ý thức tìm kiếm, trân trọng phần nhân tính còn le lói,
ẩn sâu trong những con người tha hóa. Trong Đỉnh non Thần, ông đã miêu tả những giọt
nước mắt hiếm hoi của Yến Xuân - người đàn bà hiểm ác, như một sự ăn năn, sám hối.
Giọt nước mắt ấy đã cứu vớt phần nhân tính còn lại trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo,
giúp Yến Xuân không tiếp tục trượt xuống vực thẳm của tội lỗi. Từ khi được người con trai
giải cứu thoát khỏi nơi cầm tù trong hầm tối, phần người trong Yến Xuân đã trỗi dậy nói
lên tiếng nói của lương tri vượt thoát ra khỏi chân tướng kẻ “giết người không ghê tay” đã
chịu sự dày vò ghê gớm bởi một quá khứ đầy tội ác. Giọt nước mắt ấy đã vỡ oà trong tột
cùng ân hận. Giọt nước mắt ấy đã gột rửa cái lốt ác quỷ khát máu, hoàn nguyên một con
người. Số phận nhân vật Yến Xuân không kết thúc theo môtíp truyền thống: phải bị người
lương thiện trừng phạt thảm khốc mà nhân vật tự tìm đến cái chết như một sự giải thoát
(tự đâm dao vào cổ mình), một sự chuộc tội. Nhà văn không xét đoán theo lẽ công bằng
của cuộc đời: có tội phải đền, có nợ phải trả mà thiên về công lí của trái tim. Bởi chính
tình mẫu tử thiêng liêng đã cứu rỗi linh hồn Yến Xuân, nhen nhóm đốm lửa lương tri còn
sót lại trong con người này, trả lại cho Tuyết Hận một người mẹ lỗi lầm mong được tha
thứ. Miêu tả sự đau đớn tột cùng về tinh thần của nhân vật Yến Xuân, nhà văn không chỉ
cho thấy phần người chân thật cuối cùng còn sót lại đã được đánh thức mà còn khẳng định
sức mạnh kì diệu, đầy màu nhiệm của tình yêu thương. Chỉ có tình yêu thương chân thành
mới có khả năng cảm hóa con người, cho dù con người đó đã từng phi nhân tính. Chỉ có
tình yêu thương mới có khả năng thức tỉnh, hướng thiện lòng người. Tình cảm nhân văn
cao đẹp đó sáng lên lấp lánh trong mỗi trang viết của Lan Khai, thấm thía và cảm động.
Nhà tiểu thuyết này đã vượt xa hơn quan niệm nghệ thuật truyền thống ở chỗ không phải
cứ miêu tả cái ác, sự tha hóa hoặc đớn hèn của con người để từ chối con người, ghê sợ con
người mà còn để khám phá cái thiên lương còn tàng ẩn ở con người.
Đương thời, các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao cũng
50
Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai
đã từng miêu tả những cái xấu xa của con người như: bần tiện, hèn hạ, tham lam, độc ác,
cơ hội. . . để khám phá chiều sâu muôn mặt của cuộc sống. Nhưng với nhà văn Lan Khai,
yêu thương con người trước hết phải khám phá được cái bên trong con người, biết xúc
động trước số phận con người.
Quá khứ lịch sử được phản ánh trong nhiều tác phẩm của Lan Khai như một ám ảnh
nghệ thuật. Tiểu thuyết Bóng cờ trắng trong sương mù lấy sự kiện một lực lượng người
dân tộc thiểu số nổi dậy ở vùng núi Tuyên Quang làm nền cảnh, với tất cả sự rối ren, nhiễu
loạn. Nhân vật Tiên Nhân - nữ chúa Mèo, là con gái Nùng Văn Vân, người đã nổi dậy
chống triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Cuộc nổi dậy chưa được bao lâu
thì Nùng Văn Vân chết bởi tay của một “đứa quân hầu phản chủ”. Hắn chặt đầu thủ lĩnh
nộp cho triều đình. Tiên Nhân đã truy sát, giết và “lột da hắn may làm áo”. Nhưng cũng
từ đó, Tiên Nhân ôm lòng thù hận, ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, quyết một phen tranh
cao thấp với triều đình, rửa mối hận năm xưa. Vì thế, sau cái chết của Nùng Văn Vân đã
mười năm, lá cờ trắng của nữ chúa lại ngạo nghễ trên đỉnh núi miền Bảo Lạc như một lời
tuyên chiến. Nữ chúa đã chính thức bước lên võ đài quyền lực và ra lệnh tàn sát tất cả các
giống người khác, đạp bằng đất trung nguyên, cướp ruộng đất tràn xuống núi.
Để thực hiện tham vọng đó, nữ chúa Mèo ra sức luyện quân và tung quân đi tàn
sát. “Giết! Giết hết! Đánh cũng giết, hàng cũng giết. Nhà cửa của chúng, ta sẽ đốt cháy,
trâu bò của chúng, ta sẽ cướp về; ruộng vườn của chúng, ta sẽ chia cho các ngươi; con
chúng, ta sẽ nướng trong đống lửa; mẹ, chị, em, vợ chúng, ta sẽ chia cho các người dâm
hãm nhưng khi các người đã thỏa thích thì phải giết chúng ngay” [3;14]. Sự ra tay tàn độc,
man rợ của lũ giặc gây ra những cái chết thảm khốc của bao dân lành vô tội. Cả miền Bảo
Lạc chìm trong tang tóc. Vùng rừng núi rộng lớn ấy như rung lên trước sự hung tàn “như
đàn cọp dữ” của giặc. Nhân vật nữ chúa Mèo hiện lên như một con quỷ khát máu, độc ác
man rợ, điên cuồng trong tham vọng làm chủ đất trung nguyên, mù quáng trong một hận
thù riêng. Nhà văn miêu tả những tội ác ghê sợ của nữ chúa hơn cả thú dữ để lột tả đến
tận cùng sự tha hóa ở con người này.
Nhưng cũng như nhân vật Yến Xuân, nhân vật nữ chúa tuy mang hành vi ác quỷ
nhưng lại có dung mạo của một mĩ nhân tuyệt thế. Nếu Yến Xuân có nhan sắc “nghiêng
nước nghiêng thành” thì nữ chúa Tiên Nhân lại có dung mạo khiến tạo hóa phải hờn ghen.
Cùng với sự ra đời khác lạ, Tiên Nhân còn có vẻ đẹp hòa trộn huyền ảo: “Một mùi hương
lưu luyến quanh mình thiếu nữ, bọc cử chỉ của nàng trong một thứ ảo huyền. Tất cả cái thi
vị của hoang vu có lẽ hiển hiện ở nàng, cô gái rực rỡ như ngày hè và âm thầm như đêm
mây vẩn, thanh tú như bông dạ hợp và dã man như tiếng cười bên xác chết, ý nhị như cái
liếc mắt đưa tình và sỗ sàng như một lời văng tục” [4;3]. Miêu tả vẻ đẹp vừa mê hoặc vừa
thanh khiết vừa hoang dã của nữ chúa như một “kiệt tác” của chốn đại ngàn. Tiên Nhân là
kẻ độc ác vào bậc nhất song cũng là một trang tuyệt thế giai nhân chẳng nhường ai. Con
người Tiên Nhân có sự giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, thiên thần và quỷ dữ, cao cả
và tầm thường. Vượt qua giới hạn không gian thời gian, nhân vật Tiên Nhân đã bước vào
cuộc đời nhiễu loạn trong tâm thế của một con người trần thế.
Nhân vật Tiên Nhân không chỉ được khắc họa là một nữ Thần sắc đẹp mà còn ở khí
phách phi thường, ở mưu trí hơn người. Nữ tướng luyện được hai cánh quân thiện chiến,
51
Đỗ Thị Nhàn
hung ác, cho bắc những cây cầu bằng da thú nối liền hai đỉnh núi, thuần phục được con
báo gấm thành “cận vệ” trung thành. Ngoài ra, Tiên Nhân còn có hai chiếc quạt thần với
những câu thần chú có thể đánh bạt kẻ thù. Sự ra đời của Tiên Nhân như một thiên cổ tích,
nàng là con gái của Nùng Văn Vân và một con đười ươi cái nên ngoài những bản năng của
con người, Tiên Nhân còn thừa hưởng sự man rợ của xứ sở sơn lâm. Tiên Nhân có “khuôn
mặt ngọc, đẹp như pho tượng cổ Hy Lạp” [4;67] nhưng cũng là kẻ “giết người không chớp
mắt”. Mặc dù đây là nhân vật phản diện nhưng nhà văn vẫn mô tả khách quan một con
người đầy trí dũng. Điều đặc biệt dưới con mắt của Lan Khai, Tiên Nhân chỉ là một nạn
nhân của hoàn cảnh lịch sử ấy. Sự “thù hận” nhầm lẫn, sự gia tăng cái xấu cái ác đã biến
con người thành quỷ dữ? Với cái nhìn sâu sắc vào bên trong con người, nhà văn phát hiện
ra những dã tâm độc ác ẩn sau một “khuôn mặt ngọc”, những nanh nọc tàn nhẫn nấp sau
dáng vẻ phù dung, những tính cách phi thường bị khuất lấp trong một khối hận thù. Vì
thế, dù bức tranh hướng người xem về quá khứ nhưng hình tượng nhân vật vẫn hiện lên
sống động trong cảm nhận của con người hiện đại.
Nhân vật Tiên Nhân không chỉ được miêu tả như một “nữ ma đầu”, một nữ thần
chiến tranh mà còn được miêu tả ở chiều sâu thẳm của tâm hồn. Ai ngờ trái tim “vững
như cương thạch” của nữ chúa vốn tưởng chỉ biết đến sự chém giết, thù hận, nhưng từ
giây phút gặp chàng tuổi trẻ lạ mặt, trái tim ấy lại biết rung động, thổn thức. Lần đầu tiên
trong đời, một kẻ lạ mặt - lại là kẻ tử thù, đã khiến trái tim băng giá của nữ chúa xao
động. Từ tột đỉnh quyền lực và kiêu ngạo, tàn ác con người ấy lại biết rung động và không
khỏi ngỡ ngàng khi chạm vào chốn linh thiêng của trái tim. Lúc đầu nữ chúa cho đó là
“biểu hiện của sự hèn yếu”, nàng “đỏ mặt” và “thẹn”. Rồi hình ảnh chàng tuổi trẻ khiến
nữ chúa “phải ngây hồn”, “quên ăn mất ngủ”. Có lúc nữ chúa nghĩ đến chàng lại thấy
“buồn tênh”, có khi lại chợt bùng lên dữ dội “nàng thấy tay mình vụt bỏng như lửa, khiến
cho máu trong người sôi lên, vẻ mặt nàng bỗng đỏ gay gắt, tứ chi nàng bại hoại tê mê”
[4;40]. Có thể nói, từ khi gặp chàng tuổi trẻ, nữ chúa đã mang nặng nỗi tương tư, đã biết
“nhớ nhung” với những cảm xúc con người nhất. Từ đây, nữ chúa cũng chịu những dày vò
ghê gớm về tinh thần bởi đã trót nặng lòng yêu một chàng trai Nam Việt - một kẻ tử thù.
Nữ chúa càng cố vùi dập, những xúc cảm, những khao khát yêu đương lại càng trỗi dậy
mạnh mẽ và sôi nổi. Lòng căm thù và nỗi nhớ nhung da diết cùng một lúc trào lên, giằng
xé trong con người nữ chúa. Cuối cùng cảm xúc tình yêu đã chiến thắng. Là kẻ bại trận,
cùng đường nhưng nữ chúa không oán hờn chàng tuổi trẻ, trái lại “nàng mong rằng trong
cuộc chiến thắng. . . lần này, chàng có dự một chút công lao, vì nàng vẫn muốn chàng làm
nên những thủ đoạn phi thường mặc dầu công việc của chàng có để nàng phải thiệt hại”
[4;87]. Những dòng suy nghĩ ấy được thốt lên từ đáy lòng nhân vật trong hoàn cảnh hiểm
nghèo đã tạo nên ấn tượng bất ngờ với độc giả. Một kẻ lấy việc chém giết tơi bời làm vui
nay đã biết “nhún mình”. Có lẽ, chính xúc cảm tình yêu với chàng trẻ tuổi đã đánh thức
những tâm tính người, hóa giải mọi oán thù trong lòng nữ chúa. Sự kì diệu của tình yêu
đã kéo nữ chúa ra khỏi cái lốt quỷ dữ, hoàn nguyên một con người với thiên tính nữ, biết
khát khao hạnh phúc. Thêm một lần nữa, nhà văn khẳng định sức mạnh của tình yêu làm
chuyển hóa con người. Tình cảm nhân văn ấy có khả năng cảm hóa, cải biến con người,
đưa con người tha hóa hoàn lương. Đề cập đến tính khả nhiên của tiểu thuyết càng cho
thấy tầm nhìn sâu xa của nhà văn vào thế sự, đằng sau mỗi trang viết là cả tấm lòng ưu tư
52
Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai
về số phận con người.
Trong văn học thế giới có những môtíp nhân vật dựa trên huyền thoại. Những nhân
vật hiệp nữ, nữ ma đầu trong các tiểu thuyết của Kim Dung (Trung Quốc) ít nhiều đều
mang màu sắc truyền kì. Còn ở Pháp, tác phẩm Yêu quái si tình của Avưn Cazotte cũng
xây dựng nhân vật chính là Bion Detta vốn là một yêu ma, nhưng lại biết yêu và sống cùng
chàng Alvare và có cách xử sự đầy nữ tính. Nhưng Bion Detta mãi mãi vẫn là nhân vật
mang tính huyền thoại, còn Tiên Nhân trong tác phẩm Bóng cờ trắng trong sương mù đã
trút bỏ hình hài một nữ chúa hoá thân thành thiếu nữ. Trong con người ấy luôn diễn ra đối
cực giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối ngự trị trong tâm
hồn.
Nhà văn luôn khám phá tận đáy sâu tâm hồn những con người bị tha hóa bởi quyền
lực, tham vọng để tìm kiếm phần người còn sót lại kéo họ trở về với cái thiện, đánh thức
những xúc cảm con người, khơi dậy nhân tâm bấy lâu bị cái xấu, cái ác chế ngự. Bởi vậy,
tính cách nhân vật của ông luôn chuyển biến theo hướng thiện để loé lên những vẻ đẹp
khuất lấp của con người. Nó thể hiện ở hành động tự sát của Yến Xuân - một hành động
quyết liệt có tính bi kịch thể hiện sự dứt khoát với quá khứ tội lỗi, là sự sám hối khi nhân
tính đã thức tỉnh. Đó cũng là hành động mạnh mẽ của Tiên Nhân vứt bỏ mọi oán thù, đi
theo tiếng gọi của tình yêu để bắt đầu một cuộc đời mới. Quả thật, tình yêu thương như
một phép màu nhiệm, khi con người giác ngộ cao nhất về ý nghĩa to lớn của sự sống. Nó
mang sức mạnh để cải biến con người, làm hồi sinh tính người. Từ chiều sâu tư tưởng của
nhà văn Lan Khai đã sáng lên chân lí đó.
Từ sự trăn trở trước số phận con người, nhà tiểu thuyết đã chắp thêm đôi cánh của
cảm hứng lãng mạn để hiện thực hoá lịch sử và nhân đạo hoá con người. Bản chất người,
tấm lòng chân thật của con người là một thành trì kiên cố bảo vệ phần nhân tính trước
những biến thiên của cuộc sống. Nhà văn thể hiện tình yêu và niềm tin cao độ của mình
vào bản tính tốt đẹp vốn tiềm tàng trong con người cho dù cuộc đời đầy những bất trắc,
con người bị dồn đẩy vào những nghịch cảnh éo le, tăm tối nhất.
Đọc tiểu thuyết dã sử của Lan Khai, người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác, trong lòng dấy lên những xúc cảm chân thành. Người phụ nữ Việt Nam bao đời bị
gò theo quan điểm Nho giáo “phu xướng, phụ tùy”, nhỏ bé và bị phụ thuộc, xã hội phong
kiến lấy cái thước đo “tam tòng”, “tứ đức” định giá con người, mấy ai quan tâm đến ý
thức về quyền sống và sức mạnh bên trong của người phụ nữ. Đương thời, cái nhìn cũ vẫn
chi phối không ít người cầm bút. Cho dù đã xuất hiện những nhân tố mới như Tố Tâm
trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách hay Lan trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng
có “nổi loạn”, muốn tự do hôn nhân nhưng kết cục cũng bất lực, bế tắc và rơi vào bi kịch
đau đớn. Riêng Lan Khai, có một cách nhìn riêng trong tiểu thuyết, từ cái nhìn lịch sử và
huyền thoại ông cho nhân vật nữ của mình bước lên võ đài quyền lực. Họ không những
quyết định vận mệnh của mình mà còn khiến lịch sử phải một phen chao đảo. Những Yến
Xuân, Tiên Nhân vừa là bậc nữ nhi nghiêng nước nghiêng thành, nhưng cũng là những
kẻ chuộng binh đao. Trong cơn bão táp lịch sử, những phận “má hồng” ấy đã “ chọc trời
khuấy nước” làm khuynh đảo sơn hà. Cho dù ở vị thế tột cùng quyền lực, nhưng các vị tài
nữ vẫn là nhữn