Tóm tắt. Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu tất yếu khách
quan đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải kế thừa
những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Một trong những
tinh hoa văn hóa đó là Phật giáo. Từ việc làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển bền
vững”, bài viết đã phân tích ý nghĩa của tư tưởng nhân văn, hài hòa trong Phật giáo
đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 130-137
This paper is available online at
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN, HÀI HÒA CỦA PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Toan
Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu tất yếu khách
quan đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải kế thừa
những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Một trong những
tinh hoa văn hóa đó là Phật giáo. Từ việc làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển bền
vững”, bài viết đã phân tích ý nghĩa của tư tưởng nhân văn, hài hòa trong Phật giáo
đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Phát triển bền vững, nhân văn, hài hòa, Phật giáo.
1. Mở đầu
Để phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hoá, Việt Nam không thể không tiếp
thu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Với tinh thần cầu đồng tôn dị, việc nghiên cứu, tiếp biến những giá trị văn hoá đa dạng,
đa chiều của phương Đông và phương Tây để xây dựng một nền văn hoá tổng hợp, khai
phóng, dung thông và nhân văn là một nhu cầu tất yếu khách quan. Một trong những giá
trị văn hoá có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam là Phật giáo. Tư tưởng nhân văn, hài
hòa của Phật giáo có giá trị tham khảo không nhỏ cho sự phát triển ở Việt Nam, góp phần
xây dựng thành công xã hội phát triển hài hoà, bền vững, tất cả từ con người và vì con
người, đây cũng cũng là vấn đề mà chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái luận về sự phát triển bền vững
Tư tưởng về sự phát triển bền vững đã có mầm mống trong lịch sử tư tưởng nhân
loại song thuật ngữ phát triển bền vững (sustainable development) chỉ xuất hiện lần đầu
tiên vào năm 1980 trong Chiến lược bảo tồn thế giới, sau những nghịch lí của thế giới hiện
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Nguyễn Thị Toan, e-mail: toansphn1@gmail.com
130
Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững...
đại. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đánh dấu sự sang trang của lịch sử loài người với sự
tăng tốc thần kì của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất đồ sộ ấy lại chứa
đựng trong cái vỏ chật hẹp của quan hệ sản xuất tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao
là cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra một kỉ nguyên mới, thời đại mới cho lịch sử
nhân loại - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuối thế kỉ XX, sự tan vỡ của mô hình xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh bước thăng trầm, quanh co phức tạp của
sự phát triển xã hội theo hình xoáy ốc. Nhân loại bối rối trước sự đứt gãy và khúc quanh
của lịch sử: Cần lựa chọn con đường nào để tiến lên? Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư
bản? Cuộc khủng hoảng mô hình phát triển xã hội ở cuối thế kỉ XX chứng minh rằng cả
hai mô hình phát triển xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đã thực
thi ở các nước trên thế giới đều thiên lệch, cực đoan.
Chủ nghĩa xã hội hướng tới giải phóng con người khỏi ách áp bức giai cấp, đem lại
tự do cho con người. Song sau gần một thế kỉ, nhân dân vẫn còn nghèo, GDP bình quân
đầu người trong chủ nghĩa xã hội vẫn thấp hơn rất nhiều so với chủ nghĩa tư bản. V.I.
Lênin nói rằng, cái cuối cùng đảm bảo cho xã hội này chiến thắng xã hội kia là ở năng
suất lao động. Nói tới sự công bằng, bình đẳng khi dân còn nghèo thì chẳng qua chỉ là
chia đều sự nghèo khó, nếu không muốn nói rằng đó là việc bàn chuyện chia thịt một con
thú chưa săn được. Sau đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nhiều nước xã hội chủ nghĩa
quay trở về với con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản cũng không thể
là sự lựa chọn tối ưu. Sau mấy trăm năm phát triển, với nỗ lực tăng trưởng kinh tế để tìm
kiếm lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản đã vướng vào hệ luỵ của sự tàn phá môi sinh, biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... Nhân loại đã và đang phải đối mặt với những nghịch
lí: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự suy thoái đạo đức, tâm linh; khoảng cách giữa con
người với vũ trụ rút ngắn lại cùng sự giãn rộng ra của khoảng cách tình người, khoảng
cách giàu nghèo, của cải vật chất nhiều lên cùng sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; thế
hệ hiện tại giàu lên trong mối đe doạ về sự nghèo đi của thế hệ tương lai... Theo Bertrant
Rusell, con người vẫn phải trực diện cùng sự “xung đột với thiên nhiên, xung đột với tha
nhân và xung đột với chính mình” ngày càng sâu sắc. Một nhà báo Mỹ đã so sánh: Về mặt
vật lí, nhân loại đang ở thời đại nguyên tử nhưng về mặt tâm lí thì lại đang ở thời kì đồ đá,
giống như người có một chân bị buộc vào máy bay phản lực, còn chân kia buộc vào chiếc
xe bò kéo. Trong một thế giới hiện tại đầy bất ổn, mong manh và dễ tổn thương, vì sự tồn
vong của nhân loại trong tương lai, không thể chọn cách tăng trưởng nóng cho hiện tại. Sự
phát triển hài hoà, bền vững, khắc phục những hạn chế, kế thừa những ưu điểm của các
mô hình phát triển xã hội truyền thống trong thế kỉ XX là một yêu cầu tất yếu khách quan
đối với mọi quốc gia, dân tộc trong thế kỉ XX.
Thế nào là phát triển bền vững? Năm 1987, Uỷ ban môi trường và phát triển của
Liên hợp quốc (Brundtland) định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả
mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới các nhu cầu của thế hệ
tương lai” (Wikipedia). Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển bền vững như:
Kinh tế phồn vinh, xã hội hài hoà, văn hoá lành mạnh, chính trị ổn định, môi trường trong
sạch, hay đầy đủ vật chất, giàu có tinh thần, bình đẳng công dân, đồng thuận xã hội, bảo
131
Nguyễn Thị Toan
vệ môi trường... Song nói tóm lại, sự phát triển bền vững thế hiện trên ba lĩnh vực: 1. Bền
vững môi trường; 2. Bền vững kinh tế; 3. Bền vững xã hội. Phát triển bền vững cũng là sự
phát triển kết hợp hài hoà giữa ba lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, sau hơn 1/4 thế kỉ tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được
những thành tựu to lớn trên nhiều phương diện nhưng lại phải đối mặt với những thách
thức của tiến trình toàn cầu hoá, những mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020 khẳng định rằng, phát triển nhanh phải gắn với phát triển bền vững, phát triển bền
vững là nhu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Phát triển nhanh là yêu cầu quan trọng để
khắc phục tình trạng tụt hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, phát triển nhanh không thể tách rời sự phát triển bền vững. Những thành tựu tăng
trưởng kinh tế nhanh, liên tục trong những năm đổi mới với cái giá phải đánh đổi trong
lĩnh vực xã hội, văn hoá và môi trường đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển bền vững
hợp lí cho đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng X chỉ rõ: “Phát triển nhanh phải đi đôi với
phát triển bền vững... Phải gắn tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện con người, thực
hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng
bước phát triển. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo đảm ổn định chính trị- xã hội, coi
đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững” [3;178-179].
Nội hàm của khái niệm phát triển bền vững ngày càng được mở rộng, sâu sắc và
toàn diện hơn:
“Kinh tế phải phồn vinh, giàu có, cả tiềm lực và nguồn lực; chính trị phải dân chủ;
quản lí phải hiện đại; lãnh đạo và cầm quyền phải thể hiện là tinh hoa của dân tộc và thời
đại; luật pháp phải nghiêm minh, chuẩn xác; học vấn của dân chúng phải được nâng cao
không ngừng; môi trường sống phải an toàn và bền vững” [1;93-94].
Để phát triển bền vững, cần kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc
và nhân loại. Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo là một trong những giá trị văn hoá
có ý nghĩa tham khảo cho tiến trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
2.2. Tư tưởng nhân văn của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay
Tư tưởng nhân văn là giá trị cốt lõi của Phật giáo. Đối diện với những khổ đau của
cuộc đời, bằng nỗi xót thương nhân thế, Phật đi tìm nguyên nhân nỗi khổ và con đường
giải thoát con người khỏi nỗi khổ cuộc đời. Theo Phật, đời là bể khổ mà nguyên nhân
chính là do vô minh và ái dục. Muốn thoát khổ, mỗi người phải tự mình cởi bỏ ách nô lệ
tinh thần trong chính tâm hồn mình, soi sáng vô minh bằng ngọn đèn tuệ giác, tu luyện
tâm linh, thực hành đạo đức, diệt trừ dục vọng thấp hèn để thân tâm trong sạch. Con đường
giải thoát khổ đau là con đường vươn tới cái chân (nhìn đúng thực tướng của vạn vật), cái
thiện (suy nghĩ thiện, hành động thiện), cái mĩ (cái đẹp vĩnh hằng của cõi Niết bàn). Đặt
niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh tự giải thoát của con người, thăng hoa con người thành
132
Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững...
Phật là giá trị nhân văn cao đẹp của Phật giáo.
Sự phát triển bền vững của Việt Nam ngày nay cũng là sự phát triển mang tính nhân
văn, trong đó con người là mục tiêu cao nhất và là động lực mạnh nhất của sự phát triển,
là tiêu chí tổng hợp nhất và chuẩn xác nhất để đánh giá chất lượng phát triển. Phát triển
bền vững là trả con người về đúng giá trị con người và làm phong phú hơn những giá trị
con người. Đó là những giá trị của độc lập - tự do - dân chủ - bình đẳng - hạnh phúc mà
cao hơn tất cả là hai chữ TỰ DO.
Tính nhân văn thể hiện trong mục tiêu của sự phát triển đất nước. Mục tiêu của Việt
Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội - một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Đây là hướng lựa chọn tối ưu, tất yếu của đất nước, nhằm giải phóng
con người khỏi mọi hình thức tha hoá, vong thân, đáp ứng ngày càng cao những khát vọng
của con người, giúp con người làm chủ bản thân, xã hội và cuộc đời.
Hạt nhân lí luận của chủ thuyết phát triển ở Việt Nam là học thuyết Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi vì học thuyết Mác - Lênin là học thuyết về sự giải phóng con
người, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo học thuyết đó vào sự nghiệp cách
mạng ở Việt Nam. Cả cuộc đời các lãnh tụ thiên tài đã phấn đấu cho lí tưởng giải phóng
con người khỏi những áp bức bất công bằng cuộc cách mạng xã hội hiện thực. Tuy nhiên,
những cuộc cách mạng đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ cho sự giải phóng triệt để
con người. Con người chỉ thoát khỏi nỗi khổ cuộc đời, đạt tới tự do thực sự khi tiến hành
được cuộc cách mạng xã hội chống áp bức, bất công và cuộc cách mạng tư tưởng khắc
phục trạng thái nô lệ về tinh thần từ trong chính bản thân mình. Vì vậy, Phật giáo với cuộc
cách mạng tinh thần là phần bù cho cuộc cách mạng giải phóng con người trong xã hội
hiện đại. Phật giáo sẽ trở thành minh triết của sự phản tư thông minh trong chừng mực kết
hợp hài hoà với cuộc cách mạng xã hội giải phóng con người bằng hướng ngoại.
Vượt lên tất cả và có chiều sâu hơn tất cả, sự phát triển bền vững phải từ sự bền
vững trong bản thân mỗi con người. Con người nào, thế giới ấy. Không thể nói tới một thế
giới bền vững khi tự trong mỗi con người còn bất ổn, mong manh. Bền vững con người
không có nghĩa là con người không đổi thay, không phát triển mà là sự đổi thay, phát triển
phải sâu gốc bền rễ. Đó là cái gốc của truyền thống, văn hoá để có thể nhận ra người Việt
trong số những người Nga, người Pháp, người Anh... Lịch sử cho thấy, có những dân tộc
đã bị diệt vong do sự cách biệt của đại dương và sa mạc. Song ngày nay, lịch sử lại chứng
minh điều ngược lại: có những dân tộc nhỏ bé sẽ bị hoà tan vào trong biển lớn của tiến
trình toàn cầu hoá. Nếu mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam sẽ đánh mất mình, vong
bản, không còn gốc cho sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc. Đó cũng là cái gốc
của tinh thần nhân văn trong mỗi con người.
Phật giáo giúp mỗi người nhận ra rằng, sự bền vững phải xuất phát tự bên trong,
từ sự tự giác trong Tâm. Bền vững tự nhiên - kinh tế - xã hội chỉ có được khi có sự bền
vững con người. Báo động về sự phát triển thiếu bền vững của Việt Nam hôm nay là hiện
tượng bạo lực ngày càng gia tăng: bạo lực gia đình, bạo lực xã hội và đặc biệt là bạo lực
học đường đang làm đau lòng người có nhân tâm. Cái ác có thể tàn phá tất cả những gì
con người tạo dựng được. Cái ác từ trong tâm đen tối của mỗi người, từ tác động của môi
133
Nguyễn Thị Toan
trường xã hội, cả từ trong cách giáo dục lệch lạc nặng dạy chữ, nhẹ dạy người, trong cách
hiểu lệch lạc về quá khứ dân tộc. Đất nước ngàn năm chống giặc ngoại xâm nhưng ta đâu
muốn chiến tranh. “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới” (Hồ Chí Minh). Những cuộc chiến chống
giặc ngoại xâm của dân tộc là cuộc chiến lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay
cường bạo (Nguyễn Trãi). Vì vậy, phải giáo dục cho thế hệ trẻ một cách tiếp cận đúng đắn
về chiến tranh: Bạo lực chỉ dành cho kẻ thù khi chúng đẩy ta tới bước đường cùng. Bạo
lực với kẻ thù trong quá khứ không thể thành bạo lực với người thân, với bạn bè trong hiện
tại. Phải thắp sáng đuốc Tâm trong mỗi con người để xua đi bóng tối của cái ác. Cái ác sẽ
bị đẩy lùi nếu giảm nhiên liệu, giảm sức nóng trong ngọn lửa dục để tăng ánh sáng thiện
trong tâm hồn.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đối với một số người, đạo đức dường như đã trở
thành một mặt hàng xa xỉ. Dục vọng sai khiến con người. Đồng tiền thành động lực thúc
đẩy con người hành động. Lí trí lạnh lùng phán xét các mối quan hệ. Song nhiều khi lí
trí mù loà trước những sự kiện phải nhìn bằng con mắt của tấm lòng. Khoảng trống luân
lí trong xã hội hiện tại khiến không ít người cảm thấy chống chếnh, cô đơn. Tinh thần
từ bi hỉ xả của Phật giáo góp một phần vào việc san lấp khoảng trống này. Lời cảnh báo
về nhân quả có tác dụng như chiếc phanh hãm, giữ con người ở lại bên bờ cái thiện giữa
ranh giới mong manh của thiện ác, chính tà. Vượt qua những tầm thường, bon chen của
lợi danh thế tục, con người sẽ nhân ái, vị tha hơn. Nỗi đau khổ của mỗi cá nhân sẽ vợi nhẹ
khi biết cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ của tha nhân. Thoát khỏi những ràng buộc
của ngã mạn, vượt qua những giới hạn hẹp hòi của cá nhân, con người sẽ thoải mái, thanh
thản hơn. Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh của vạn hữu, điều chỉnh hành vi để
bớt phần tham lam vị kỉ, con người sẽ hướng tới tha nhân nhiều hơn. Có ai đó nói rằng, ở
đâu thêm một ngôi chùa, ở đó sẽ bớt đi một bệnh viện. Nếu mỗi người tự mình trở thành
một ngôi chùa thì mỗi người cũng sẽ thành bác sĩ của chính tâm hồn mình, tự mình chữa
căn bệnh tham, sân si để có một tâm hồn khoẻ mạnh trong một cơ thể khoẻ mạnh. Với
những con người khoẻ mạnh cả về thể xác và tâm hồn, xã hội mới có thể phát triển bền
vững được. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với người lãnh đạo. Người lãnh đạo hiểu lẽ
vô thường là hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống, hiểu được vị thế của mình để có
phương thức hành xử đúng đắn. Luật vô thường chi phối vạn vật, chi phối cuộc đời con
người. Cuộc đời nay thịnh mai suy. Địa vị chức quyền cũng chỉ như giọt sương treo đầu
ngọn cỏ. Không hiểu được điều này, người lãnh đạo sẽ tham quyền cố vị, bảo thủ, chuyên
quyền, độc đoán, gây cản trở cho cách mạng. Khư khư chấp thủ, chấp ngã, người lãnh đạo
sẽ tham lam, ích kỉ, chỉ biết vun vén cho lợi ích cá nhân nhỏ bé tầm thường mà quên đi
lợi ích chung của dân tộc, đất nước. Tham nhũng là biểu hiện rõ rệt nhất của chấp ngã.
Người lãnh đạo nhân dân trong cuộc cách mạng giải phóng nhân dân lại trở thành nô lệ
cho dục vọng của mình, thành kẻ áp bức, nô dịch nhân dân, chuyển hình thức nô lệ, áp
bức này thành hình thức nô lệ, áp bức khác mà thôi. Đây là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Vì vậy, để có một xã hội phát triển bền
vững thực sự, người lãnh đạo phải mang trong mình tinh thần vô ngã vị tha, từ bi hỉ xả để
góp phần vào sự nghiệp giải phóng con người triệt để. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
134
Tư tưởng nhân văn, hài hòa của Phật giáo đối với sự phát triển bền vững...
là tấm gương của một hoạt Phật trong thời đại ngày nay.
Tư tưởng nhân văn của Phật giáo góp phần khắc phục sự xung đột giữa cái tôi cá
nhân và thực tế cuộc đời. Cởi bỏ những ràng buộc quá tải của đời sống, vượt qua những
vọng tưởng sai lầm, con người sẽ đạt được tự do tâm hồn - sự tự do cao nhất trong mọi giá
trị tự do. Sự tự do đó sẽ khai phóng mọi tiềm năng sáng tạo để phát triển cá nhân và phát
triển xã hội.
Tinh thần bình đẳng, niềm tin vào khả năng của con người, thái độ không độc quyền
chân lí là điểm gặp gỡ giữa Phật giáo và học thuyết Mác - Lênin. Tinh thần vô trước, khế
lí khế cơ trong của Phật giáo có nhiều nét tương đồng với tinh thần biện chứng của học
thuyết Mác - Lênin. Kinh điển chỉ là những prajnapati - phương tiện để vận dụng vào từng
hoàn cảnh cụ thể. Nhưng chúng ta đã có một thời giáo điều, máy móc, chấp vào kinh điển,
khư khư ôm lấy ngón tay chỉ mặt trăng mà quên mất rằng đó chẳng phải là mặt trăng.
Ngày nay, muốn phát triển đất nước thì không thể giữ thái độ độc quyền chân lí. Sự tự do
cao nhất là tự do phát triển mọi tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người. Xã hội phát triển
bền vững là xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của tất cả (C.Mác). Giải phóng tinh thần, tự do tư tưởng, khắc phục triệt để bệnh giáo
điều, máy móc, tình trạng xơ cứng, lạc hậu về lí luận là một yêu cầu không thể thiếu cho
sự phát triển bền vững đất nước ngày nay.
2.3. Tư tưởng hài hoà trong Phật giáo với sự phát triển bền vững đất nước
Phật giáo là một tôn giáo – triết học tôn trọng sự hài hòa: hài hòa giữa tâm và vật,
lí và tình, trí tuệ và đạo đức. Trung đạo (Bát chính đạo) – con đường giúp con người thoát
khỏi khổ đau của cuộc đời là con đường cân bằng giữa giới (kỉ luật thân thể), định (kỉ luật
tâm linh), tuệ (sự sáng suốt của tuệ giác). Đó còn là sự hài hòa giữa con người với môi
trường sinh thái thiên nhiên, hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội.
Phát triển hài hòa là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển bền vững của xã hội
ngày nay. Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của một đất nước thể hiện cơ bản ở sự
tăng lên của Chỉ số phát triển con người (HDI), thể hiện qua ba phương diện: GDP/người,
thành tựu giáo dục/người, tuổi thọ/người. Cùng với đó là chỉ số hạnh phúc (HP). Theo lời
của Tổng thư ký Bankimoon: “Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới mà ở đó các bên
phải công nhận sự phát triển bền vững của cả ba trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường trong
lành. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo ra khái niệm chỉ số chung về hạnh phúc toàn
cầu” [4]. Phát triển bền vững cũng là sự phát triển hài hòa trên các phương diện của đời
sống: hài hoà về vật chất và tinh thần. Phật giáo giúp con người nhìn nhận lại những được
mất trong cơ chế thị trường, điều chỉnh để tạo ra sự hài hoà, cân bằng trong đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Con đường Trung đạo của Phật giáo vẫn là bài học lớn cho đời
sống hiện tại. Chúng ta không thể giữ mãi nếp sống khổ hạnh của một thời bao cấp để đi
lên chủ nghĩa xã hội. Phật Thích Ca cũng đã thừa nhận rằng không thể giải thoát tâm linh
nếu như tâm linh ấy ở trong cái bình thể xác quá gầy gò, ọp ẹp. Trái lại, nếu con người
quá mải mê theo đuổi những nhu cầu hưởng lạc thì đời sống tâm linh sẽ bị xao lãng. Vì
vậy, một nếp sống quân bình cần thiết trong mọi thời kì lịch sử. Khác với nhiều xã hội
135
Nguyễn Thị Toan
phương Tây, cái mà người Việt Nam còn thiếu hiện nay không chỉ là đời sống tinh thần
an vui, thoải mái mà còn là đời sống vật chất đủ đầy. Vì vậy, quan tâm tới việc nâng cao
mức sống của mỗi người dân, giảm thiểu sự phân tầng và phân hoá giàu nghèo là việc làm
thiết thực, cụ thể, tạo tiền đề quan trọng đầu tiên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Đất nước đã đư