I. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - không có những chuyên luận đồ sộ, mang tính hàn lâm
về KH-KT, nhƣng những lời nói giản dị, ngắn gọn, hàm súc về KH-KT của Ngƣời,
hàm chứa những tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến lƣợc và sáng tạo. Là một nhà tƣ tƣởng, lý
luận lớn; lăn lộn trong phong trào cách mạng trên thế giới và trong nƣớc; có bề dày
trong thực tiễn lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc
và phát triển đất nƣớc, nên Ngƣời có cơ sở để đƣa ra những tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến
lƣợc và sáng tạo về KH-KT. Bài viết tập trung, cố gắng đƣa ra những phƣơng pháp,
cách thức tiếp cận mới và nhận thức bƣớc đầu về tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến lƣợc, sáng
tạo của Ngƣời về KH-KT.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng, tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
495|
TƯ TƯỞNG, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ SÁNG TẠO
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT(*)
TS. Đoàn Sỹ Tuấn*
ThS. Trần Đức Tuấn**
ThS. Trương Mạnh Tiến***
Tóm tắt
Bài viết tập trung đi sâu đưa ra những nhận thức bước đầu về tư tưởng, tầm nhìn
chiến lược và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật (KH-KT).
Người đã sớm thấy được trình độ thấp kém của KH-KT ở Việt Nam và sự phát triển
mạnh mẽ của KH-KT trên thế giới; thấy rõ vai trò của sự phát triển của KH-KT
trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở nước ta; đưa ra các giải
pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của KH-KT ở nước ta.
Từ khóa: Tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoa học kỹ thuật.
I. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - không có những chuyên luận đồ sộ, mang tính hàn lâm
về KH-KT, nhƣng những lời nói giản dị, ngắn gọn, hàm súc về KH-KT của Ngƣời,
hàm chứa những tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến lƣợc và sáng tạo. Là một nhà tƣ tƣởng, lý
luận lớn; lăn lộn trong phong trào cách mạng trên thế giới và trong nƣớc; có bề dày
trong thực tiễn lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc
và phát triển đất nƣớc, nên Ngƣời có cơ sở để đƣa ra những tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến
lƣợc và sáng tạo về KH-KT. Bài viết tập trung, cố gắng đƣa ra những phƣơng pháp,
cách thức tiếp cận mới và nhận thức bƣớc đầu về tƣ tƣởng, tầm nhìn chiến lƣợc, sáng
tạo của Ngƣời về KH-KT.
II. NỘI DUNG
2.1. Hồ Chí Minh đã sớm thấy được trình độ thấp kém của khoa học kỹ thuật ở
Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên thế giới
Ngay từ rất sớm, trong bài viết “Vấn đề dân bản xứ”, trên báo L'Humanité, ngày
02/8/1919, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ vai trò của phát triển KH-KT đối với sự phát triển
*
Bộ môn Lý luận Chính trị - Trƣờng Đại học Hoa Lƣ
**
Khoa Xây dựng Đảng - Trƣờng Chính trị tỉnh Thái Bình
***
Phân hiệu Hà Nam - Trƣờng ĐHSP Hà Nội
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|496
kinh tế xã hội, nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nƣớc: “Là phi lý nếu nghĩ rằng hai
dân tộc láng giềng như dân tộc An Nam và dân tộc Nhật Bản lại có thể cứ tồn tại biệt
lập đối với nhau. Nhưng người Nhật, nhờ ở chính phủ khôn khéo của họ, có các
phương tiện rất đầy đủ, được trang bị tốt để tiến hành đấu tranh kinh tế; trong khi đó
thì người An Nam - chúng tôi đã nói vì sao - lại hoàn toàn là con số không, xét về mặt
tiến bộ hiện đại” [2; tr.14]. Theo Ngƣời, với các phƣơng tiện đƣợc trang bị rất tốt, mà
thực chất là đã thực hiện công nghiệp hóa; du nhập và học hỏi từ phƣơng Tây về KH-KT
hiện đại, nên Nhật Bản có sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ so với An Nam. Năm
1925, trong thƣ “Gửi thanh niên An Nam”, Ngƣời đã lấy gƣơng tốt của thanh niên Trung
Quốc trong học tập vì sự nghiệp “chấn hưng nền kinh tế nước nhà” [3; tr.142-144] để
khích lệ thanh niên nƣớc ta vƣơn lên nắm lấy những thành tựu KH-KT hiện đại thế
giới. Là một nhà chính trị có tầm trí tuệ nhạy bén, sáng suốt, ngay từ rất sớm Ngƣời
nhận rõ một trong các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự phát triển thấp kém của nƣớc ta
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là do sự kìm kẹp trong phát triển công nghiệp, KH-KT
đối với nƣớc ta của thực dân Pháp. Năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”,
Ngƣời chỉ rõ: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở
sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được”, do đó nhiệm vụ của
Đảng là phải “mở mang công nghiệp và nông nghiệp” [1; tr.2]. Năm 1940, trong
“Chương trình Việt Minh”, Ngƣời nhấn mạnh “mở mang các ngành kỹ nghệ, giúp đỡ
thủ công nghiệp” để “làm cho nền quốc dân kinh tế chóng phát đạt” [14].
Lăn lộn trong thực tiễn cách mạng, đi qua nhiều châu lục, nhiều nƣớc với sự phát
triển đa dạng trên thế giới, Ngƣời không chỉ sớm nhận rõ nguyên nhân làm cho Việt
Nam có sự phát triển thấp kém so với Nhật Bản là do chính sách hạn chế phát triển
công nghiệp, “ngăn trở sức sinh sản” KH-KT của thực dân Pháp; mà còn sớm thấy
đƣợc sự phát triển mạnh mẽ của KH-KT trên thế giới. Trong Báo cáo chính trị tại Đại
hội II của Đảng (2/1951), Ngƣời viết: “Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau
chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại. Trong 50 năm đó, đã có
những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (television) cho
đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức
thiên nhiên" [6; tr.18]. Trong bài nói chuyện với sinh viên năm 1958, Ngƣời nhấn
mạnh: “Thời đại chúng ta là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học
phát triển mạnh, thời đại xã hội chủ nghĩa, thời đại anh hùng... Vậy mong các cháu
cũng làm người thanh niên anh hùng trong thời đại anh hùng ” [9; tr.401]. Trong lễ nhận
bằng tiến sĩ danh dự do Trƣờng Đại học Patgiagiaran (Indonexia) trao tặng (3/1959),
Ngƣời khẳng định: "Thế giới ngày nay đang tiến hành những bước khổng lồ về mặt
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
497|
kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng
mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, cũng
như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân mình" [10; tr.104].
Nhƣ vậy, Ngƣời đã sớm nhận thức đƣợc nguyên nhân và tình trạng thấp kém của
sự phát triển kinh tế xã hội, KH-KT ở trong nƣớc; sự phát triển mạnh mẽ của KH-KT
của thế giới. Từ đó, một mặt, Ngƣời nhấn mạnh phải cứu nƣớc, giải phóng dân tộc.
Trong “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam”, do
Ngƣời soạn thảo đã viết: “.. nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [1; tr.2]. Mặt khác, Ngƣời nhắc nhở “Tình hình
thế giới và trong nước luôn biến đổi,... kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng
sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta
phải nghiên cứu học tập. Nghiên cứu, học tập lý luận và kỹ thuật” [8; tr.145].
2.2. Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật trong đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước
Theo Hồ Chí Minh, do chính sách ngu dân và chính sách “cấm phát triển một nền
công nghiệp tại thuộc địa Đông dương” của thực dân Pháp nên đến cách mạng tháng
Tám, ở nƣớc ta còn “thiếu hụt”, chƣa có một đội ngũ trí thức làm khoa học, nhất là khoa
học tự nhiên và khoa học công nghệ. Từ đó, Ngƣời đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo
dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài; đào
tạo cán bộ KH-KT. Sau ngày 02/9/1945, chính quyền nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời đối mặt với nhiều khó khăn, nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm bủa vây tứ phía.
Một ngày sau khi giành đƣợc độc lập, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ,
Ngƣời chủ trƣơng mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm
vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Cuối năm 1946, khi
sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Ngƣời đã tranh thủ tập hợp đƣợc một số trí thức
khoa học Việt Nam ở Pháp theo Ngƣời về nƣớc để chuẩn bị hạt giống phát triển đội ngũ
cán bộ KH-KT trong nƣớc phục vụ cho cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và công cuộc
kiến thiết đất nƣớc. Chăm lo đến việc tìm kiếm, phát hiện, sử dụng các bậc hiền tài và
phát triển nhân tài, ngày 20/11/1946, Ngƣời đã viết bài đăng báo tìm nhân tài "Tìm người
tài đức" cho sự nghiệp kiến quốc. Ngƣời yêu cầu các địa phƣơng điều tra và báo cáo
ngay cho Chính phủ biết những ai hiền năng, tài đức có thể làm đƣợc những việc ích
nƣớc, lợi dân. Lớp thanh niên học sinh thời cách mạng tháng Tám ấy đã thấm nhuần lời
dạy của Ngƣời, nhiều ngƣời đã trở thành những nhà KH-KT tài năng, vững vàng, lành
nghề, có những đóng góp xứng đáng cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
cho công cuộc xây dựng nƣớc nhà.
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|498
Bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH ở nƣớc ta, Ngƣời ngày càng thấy rõ vai trò to lớn
của sự phát triển của KH-KT. Theo Ngƣời, vai trò to lớn của sự phát triển của KH-KT thể
hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Một là, thấm nhuần quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Ngƣời quan
niệm, KH-KT là động lực của lịch sử, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất vật chất và xã
hội. Ngƣời viết: “Từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cày bừa, búa đá
phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ
cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ
nghĩa” [9; tr.600]. Theo Ngƣời, sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất, của xã
hội tất yếu sẽ đƣa loài ngƣời quá độ lên CNXH. Ngƣời khẳng định: “Không lực lượng
nào ngăn trở được mặt trời mọc. Không lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài tiến lên.
Không lực lượng nào ngăn trở được CNXH, chủ nghĩa cộng sản phát triển” [9; tr.158].
Ngƣời cho rằng, “chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công CNXH trên cơ sở một nền
KH-KT tiên tiến” và: “Muốn tiến lên CNXH thì phải có khoa học ...” [9; tr.401].
Hai là, KH-KT tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị,
đến văn hóa, xã hội. Theo Ngƣời, KH-KT là cơ sở để Đảng và Nhà nƣớc định ra chủ
trƣơng, đƣờng lối và chính sách, pháp luật, Ngƣời nói: “Phải xây dựng tác phong điều
tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của
Đảng và của Nhà nước” [11; tr.71]. KH-KT tác động đến kinh tế, văn hóa, xã hội; góp
phần quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân: “Khoa học phải đi từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất,
phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời
sống của nhân dân...”. [12; tr.97].
Ba là, KH-KT làm cho nƣớc ta có nền kinh tế “công nghiệp và nông nghiệp hiện
đại”; “cải biến bộ mặt xã hội”, “lề lối sản xuất”, “phong tục tập quán lạc hậu” của xã
hội; làm cho “văn hóa và khoa học tiên tiến”; “đời sống của nhân dân ta văn minh, khoa
học, lành mạnh và vui tươi”. Ngƣời nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là phải
xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH có
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến” [10; tr.412].
Ngƣời đòi hỏi những nhà khoa học: “các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận
tư tưởng, văn hóa và KH-KT, phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước
ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta
văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi” [12; tr.97- 98].
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
499|
Bốn là, sự phát triển KH-KT là then chốt của “công nghiệp hóa”; con đƣờng duy
nhất đƣa “nước ta vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu”, “xây dựng nền tảng vật
chất và kỹ thuật” cho CNXH. Ngƣời nói: “Đi đường, ai cũng muốn mau tới đích. Chúng
ta làm cách mạng, cũng muốn mau tới thắng lợi cuối cùng. Con đường của chúng ta
ngày nay ở miền Bắc là: qua thời kỳ quá độ tiến lên CNXH; từ một nước nông nghiệp lạc
hậu tiến lên thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có KH-KT tiên tiến.
Chỉ có đi theo con đường ấy, miền Bắc nước ta mới vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói
lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc” [10; tr.501].
Năm là, KH-KT là nhân tố quan trọng “bảo đảm CNXH thắng lợi"; làm cho
“nước giàu, dân mạnh”. Ngƣời viết: "Chúng ta đều biết rằng trình độ KH-KT của ta
hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc
còn nặng nhọc. Nǎng suất lao động còn thấp kém... Nhiệm vụ của khoa học là ra sức
cải biến những cái đó... Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản
xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải
thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi" [12; tr.96-97]. Có ra sức đem
hiểu biết KH-KT của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động “nước mới giàu,
dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt” [12; tr.97].
Tóm lại, theo KH-KT có vai trò quan trọng cả trong đấu tranh giải phóng dân tộc
và phát triển đất nƣớc. Theo Ngƣời, KH-KT là động lực phát triển của lịch sử xã hội; là
nhân tố then chốt của sự nghiệp “công nghiệp hoá”; là con đƣờng duy nhất đƣa “nước
ta vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu”, “xây dựng nền tảng vật chất và kỹ
thuật” “bảo đảm CNXH thắng lợi"; “nước giàu, dân mạnh”.
2.3. Hồ Chí Minh đưa ra các giải pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của khoa
học kỹ thuật ở nước ta
Nhận thức đƣợc sâu sắc, đúng đắn thực trạng của đất nƣớc; vai trò của KH-KT
trong đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nƣớc, Ngƣời đã đƣa ra các giải
pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của KH-KT ở nƣớc ta:
2.3.1. Phát triển giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực khoa học, trọng dụng
nhân tài, trí thức để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của sự phát triển của KH-KT đối với sự phát
triển đất nƣớc, Ngƣời nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [5; tr.7]. Theo
Ngƣời, không phát triển giáo dục, không thể nắm bắt, theo kịp sự phát triển nhanh
chóng của KH-KT. Ngƣời nói: "Muốn cải tiến kỹ thuật, phải biết kỹ thuật. Muốn cải
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|500
tiến tổ chức lao động cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức.
Về mặt này và mặt kia, hiện nay chúng ta đều còn kém. Cho nên phải "học, học nữa,
học mãi" như Lênin đã dạy" [10; tr.527]. "Máy móc ngày càng tinh xảo, nếu không có
trình độ vǎn hóa và kỹ thuật thì không thể điều khiển được. Trước đây làm việc theo lối
thủ công, nhưng bây giờ làm bằng máy móc tinh xảo cả, nên việc học tập vǎn hóa,
nâng cao trình độ kỹ thuật là rất cần thiết" [10; tr.495].
Với tầm nhìn của một lãnh tụ lỗi lạc, một nhà văn hóa kiệt xuất, Ngƣời luôn luôn
coi trọng trí thức, đánh giá cao sức mạnh của tri thức. Ngƣời nói: "Cách mạng rất cần
Tri thức và chỉ có cách mạng mới biết trọng Trí thức" [7; tr.53] và "Trí thức không có
bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi" [7; tr.56). Vì vậy, theo Ngƣời, một mặt, phải
coi trọng việc “đào tạo trí thức mới. Cải cách trí thức cũ... Công nông trí thức hóa. Trí
thức công nông hóa” [7; tr.56-57]. Mặt khác, Ngƣời rất chăm lo đến việc tìm kiếm,
phát hiện, sử dụng các bậc hiền tài và phát triển nhân tài. Ngƣời viết: “Kiến thiết phải
có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì
Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc hiền tài không thể
xuất hiện. Khuyết điểm đó tôi xin nhận” [5; tr.504]. Ngƣời chỉ thị cho các địa phƣơng
trong cả nƣớc “phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những
việc ích nước, lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết” [5; tr.504]. Ngƣời kêu
gọi các nhân tài hãy “hăng hái giúp ích nước nhà” và căn dặn các cấp chính quyền: “Nhân
tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo léo lựa chọn, khéo phân phối,
khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều” [5; tr.114]; “cán bộ và
đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể
lãnh đạo chung chung” [11; tr.69].
2.3.2. Thực hành dân chủ rộng rãi, tạo điều kiện mọi ngành, mọi người thúc đẩy sự
phát triển của khoa học kỹ thuật
Hồ Chí Minh đã chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong việc thực hiện cải
tiến KH-KT. Ngƣời nói: "Muốn làm tốt các việc này phải thực hiện dân chủ" [10; tr.460].
Đấy là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy nǎng lực trí tuệ của đội ngũ
cán bộ KH-KT. Dân chủ ở đây trƣớc hết là đảm bảo cho tất cả mọi ngƣời đều đƣợc
tham gia hoạt động KH-KT, học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Theo Ngƣời thì vấn đề là phải phát huy sức mạnh của tất cả mọi ngƣời, mƣời ngƣời
không làm đƣợc thì một trǎm ngƣời góp ý kiến lại nhất định sẽ làm đƣợc. Dân chủ
trong hoạt động KH-KT còn là bảo đảm tính khách quan, công bằng, công khai trong
mọi sinh hoạt khoa học, trong đánh giá các sản phẩm KH-KT, trong kiểm tra, giám sát
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
501|
việc thực hiện các quy chế hoạt động KH-KT. Ngƣời nhấn mạnh “phải đem khoa học,
kỹ thuật truyền bá sâu rộng trong nhân dân”.
Khẳng định vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa to lớn của công tác nghiên cứu KH-KT,
đồng thời, Ngƣời nhắc nhở tạo điều kiện mọi ngành, mọi ngƣời thúc đẩy sự phát triển
của KH-KT. Ngƣời nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của KH-KT là cực kỳ quan trọng, cho nên
mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác KH-KT để nâng cao năng suất lao
động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng CNXH thắng lợi”; cán bộ KH-
KT phải đi sâu đi sát cơ sở “phải đem khoa học, kỹ thuật truyền bá sâu rộng trong
nhân dân”; quần chúng nhân dân “phải bền bỉ, cố gắng học tập KH-KT”; phát huy “vai
trò của các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ, công đoàn...” trong tuyên
truyền, phổ biến KH-KT [12; tr.97-99]. Ngƣời nhắc nhở các công trình, đề tài nghiên
cứu phải có hiệu quả thiết thực: “Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính
xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu được và làm được” [12; tr.97].
2.3.3. Hồ Chí Minh phải mở rộng ngoại giao, tăng cường hợp tác quốc tế để thúc
đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mở cửa kinh tế, mở rộng ngoại giao, tăng cƣờng
hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của KH-KT vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện
quan trọng để phát triển đất nƣớc. Ngƣời sớm chủ trƣơng “hoan nghênh những người
Pháp đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác”,
“mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu giúp việc cho chúng ta
trong cuộc kiến thiết quốc gia” [5; tr.86]. Ngƣời khuyến khích các đối tác nƣớc ngoài
hợp tác trên những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu (Ví dụ: lĩnh vực KH-KT), chƣa có
điều kiện khai thác (mở rộng ngoại giao, hợp tác quốc tế về khoa học - kỹ thuật), góp
phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam, năm 1945,
Ngƣời đã gửi thƣ cho Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ, đề nghị “gửi một phái đoàn khoảng
50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với với ý định, một mặt thiết lập những mối quan hệ
văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu
về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác” [5; tr.91]. Trong lời
kêu gọi gửi tới Liên hợp quốc năm 1946, Ngƣời nêu rõ: “Nước Việt Nam dành sự tiếp
nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các
ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và
đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp
nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp
quốc” [5; tr.523].
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|502
Xuất phát từ nhận thức về tình hình, đặc điểm của nƣớc ta sau khi miền Bắc đƣợc
giải phóng, đất nƣớc hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc cách mạng khác nhau,
để phát triển KH-KT, Hồ Chí Minh và Đảng ta chỉ ra rằng, phải: “Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và phổ biến KH-KT một cách có trọng điểm, có từng bƣớc vững chắc,
nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng. Ra sức đào tạo cán bộ
khoa học và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học cần thiết, kết hợp với việc phổ
biến rộng rãi những hiểu biết KH-KT trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong trào
thi đua cải tiến kỹ