Tóm tắt
Phong tục tập quán vốn là những đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc
người; có những phong tục “ăn sâu, bám rễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo
một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống
cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa phong tục của các dân tộc là việc làm
cần thiết, trong đó có tục làm vía (lễ buộc chỉ cổ tay) - một hoạt động văn hóa lễ tục mang màu sắc
tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục làm vía của người thái ở miền Tây Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TỤC LÀM VÍA CỦA NGƯỜI THÁI
Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN
HOÀNG VĂN HÙNG
Tóm tắt
Phong tục tập quán vốn là những đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc
người; có những phong tục “ăn sâu, bám rễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo
một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống
cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa phong tục của các dân tộc là việc làm
cần thiết, trong đó có tục làm vía (lễ buộc chỉ cổ tay) - một hoạt động văn hóa lễ tục mang màu sắc
tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An.
Từ khóa: Phong tục, tập quán, tục làm vía, người Thái
Abstract
Customs and traditions are cultural characteristics of each community, there are many “deep
rooted” customs that maintain the relationship, stability in the community in a certain order, if they
are shattered, disordered, and changed, it will lead to changes in the life of society and community.
Researching and preserving ethnic minorities’ cultural value of customs, including “Lam via” (the
hand binding spirits pacification), a cultural activity of ceremony and custom characterized by
traditional folk beliefs is a necessary act.
Keywords: Customs, traditions, lam via (spirits pacification ceremony), Thai ethnic minority
Miền Tây Nghệ An là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số gồm các dân tộc Hmông, Khơ
mú, Thái, Thổ và Kinh. Trong đó người Thái có
314.739 người, chiếm 73% tổng số cư dân các
dân tộc thiểu số trong tỉnh. Họ cư trú ở hầu
hết các huyện trung du và miền núi gồm các
huyện: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn,
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế
Phong. Miền Tây Nghệ An có diện tích 13.890
km2, chiếm 84% diện tích toàn tỉnh. Phía bắc
miền Tây Nghệ An giáp miền núi tỉnh Thanh
Hoá, phía tây giáp Lào với đường biên giới dài
419km; phía nam giáp vùng núi tỉnh Hà Tĩnh
và phía đông giáp các huyện đồng bằng ven
biển Nghệ An. Đặc điểm của địa hình miền
Tây Nghệ An là cả một hệ thống các dãy núi
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen lẫn
giữa các ngọn núi là các thung lũng vừa và nhỏ
thuận tiện cho việc canh tác ruộng nước. Thiên
nhiên miền Tây Nghệ An có nhiều nét đặc thù
đã tạo nên nét riêng biệt, nhất là về văn hoá
mang tính tộc người, tính khu vực sâu sắc.
Tục làm vía của người Thái ở miền Tây
Nghệ An có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
văn hóa tinh thần của đồng bào Thái. Họ cầu
mong các thần linh phù hộ cho con người lúc
nào cũng gặp may mắn, điều lành, không làm
cái ác, coi cái thiện là mục tiêu, là khát vọng
của các thành viên trong gia đình. Trong đời
Số 24 - Tháng 6 - 201836
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
sống tâm linh của người Thái ở Việt Nam nói
chung, người Thái ở Nghệ An nói riêng, con
người sống được là nhờ có vẳn/khoẳn (linh
hồn) ngụ trong thể xác. Số lượng hồn/vía cụ
thể ngụ trong cơ thể mỗi con người không thể
tính hết được, chỉ biết hồn được phân bố đều
trên khắp cơ thể con người. Văn tế khi cúng
của họ có câu: Xam xíp khoăn/văn tàng nà, hà
xíp khoăn tàng lăng, khoăn chung chăng xoong
xàng (30 hồn đằng trước, 50 hồn phía sau, hồn
lau nhau ngụ hai bên sườn). Trong số các hồn
kể trên có một hồn chủ, hồn gốc (vẳn tổn) ngụ
ở đỉnh đầu (chom văn), vì thế, người Thái ở
miền Tây Nghệ An kiêng việc đụng chạm vào
đầu, đánh vào đầu, vì sợ hồn chủ sẽ lìa khỏi
thân xác, dẫn đến ốm đau, bệnh tật, hoặc chết.
Theo quan niệm của họ, đôi khi hồn/vía tách
khỏi thể xác để chu du đâu đó. Khi tách khỏi
thể xác, hồn/vía cũng được coi là một loại phi,
nên nó còn có tên gọi là phi văn. Khi ở trong
cơ thể con người, văn làm chức năng duy trì
sự sống. Khi tách hồn/vía (văn/khuăn) ra khỏi
cơ thể hay rời bỏ một bộ phận nào đó của con
người thì lập tức bộ phận đó sẽ bị đau ốm. Vì
thế, người ta phải thịt gà cúng (làm vía) để gọi
hồn. Trước hết, người ta đem áo của người ốm
đến nhờ thầy (mo) gieo quẻ để biết hồn lạc ở
đâu, hướng nào mới làm lễ gọi hồn về. Trong
đời sống tâm linh của người Thái ở miền Tây
Nghệ An, vẳn là một lực lượng siêu linh có khả
năng đem lại sức sống cho phần thể xác của
con người. Nhưng vẳn là linh hồn không biết
“chết”, do vậy, khi con người chết đi, thể xác
không còn tồn tại được nữa, vẳn buộc phải
tìm kiếm một phương thức tồn tại mới. Hay
nói một cách khác, khi con người về già, theo
quy luật của tự nhiên, thân xác tự huỷ hoại dần
và mất đi. Do đó, cơ sở vật chất để vẳn tồn tại
không còn nữa, nó buộc phải tìm cách tích
hợp vào một cộng đồng mới, đó là cộng đồng
của các phi.
Theo quan niệm của người Thái, con người
khi chết linh hồn sẽ trở thành phi tổ tiên, nhưng
nếu còn nuối tiếc cuộc sống nơi trần gian thì
vẫn có thể tiếp tục đầu thai vào con cháu để
làm kiếp người thêm một lần nữa. Nhưng vì
bàn thờ ở hóng đã có phỉ hướn, nên các phi tổ
tiên phải tìm cách tích hợp vào một nơi nào đó
ở trong nhà. Xuất phát từ quan niệm trên đây,
người Thái ở đây cho rằng, xung quanh nhà ở
của họ chỗ nào cũng có phi tổ tiên. Những loại
phi sau đây đều được người Thái coi là những
phi tổ tiên. Đó là phỉ nửa hủa, phỉ chốn đan, là
những phi ở trên nóc nhà và phi ở nơi ngạch
cửa nhà của người Thái. Những phi này trông
coi và bảo vệ không cho các phi ở ngoài xâm
nhập qua cửa ra vào và hai đầu nóc nhà để rủ
rê hoặc bắt mất hồn vía của con cháu. Pù châu
xưa nặm bọ, nhà châu xưa họ hướn là những
phi làm chủ rãnh nước nơi mái hiên nhà. Các
phi này có nhiệm vụ bảo vệ và trông coi những
đứa trẻ chơi ở xung quanh nhà sàn và gần cầu
thang để chúng không ngã xuống đất. Phỉ
nóng né là phi trông coi nơi đọng nước vệ sinh ở
dưới gầm sàn. Chúng có nhiệm vụ trông coi và
bảo vệ hồn vía của con cháu trong nhà, không
để các hồn vía chìm đắm trong vũng nước bẩn
đó sẽ sinh ra đau ốm, bệnh tật. Phỉ noọc hướn,
là linh hồn của những người không có con trai,
khi chết con gái làm một nhà chòi nhỏ để thờ
ở góc vườn gọi là pán xớ phỉ noọc hướn. Tín
ngưỡng này xuất phát từ quan niệm cho rằng,
phỉ noọc hướn là ma ngoài (thuộc bên vợ), nên
chúng không thể ở cùng một nhà với phỉ hướn
của bên chồng. Nếu điều đó xảy ra, có nghĩa
là con người đã làm trái với luật của trời đất và
như vậy tất yếu sẽ gặp chuyện chẳng lành, làm
ăn xui xẻo, gia đình ốm đau. Còn đối với những
người chết trong các trường hợp khác thường,
thì hồn ma của họ không được vào đẳm chào.
Do đó, chúng không có ai thờ cúng và vì thế
cũng không được gọi là phi tổ tiên. Cho nên,
mặc nhiên chúng trở thành những phi có hại
và thường gây ra những chuyện chẳng lành
cho con người ở dưới trần gian.
Trong quan niệm của người Thái, phi tổ
tiên là những vị thần phúc hậu luôn quan tâm
chăm sóc và bảo vệ cho cuộc sống của con
37Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
cháu ở mường Lùm. Bởi vậy,
trong cuộc sống nếu con người
gặp phải những khó khăn hay
bất trắc, người ta thường cầu
xin đến sự giúp đỡ và phò trợ
của phi tổ tiên. Trong những
trường hợp bất thường, nghi
lễ cầu xin phi tổ tiên không đòi
hỏi phải cầu kỳ; nhưng muốn
được phi tổ tiên giúp đỡ người
ta vẫn phải chuẩn bị một phần
lễ vật, ít hay nhiều là tuỳ thuộc
vào gia cảnh của từng người.
Thông thường, lễ vật đó bao
gồm một con gà, một chai
rượu và một đĩa trầu cau. Chủ
nhà đặt lễ vật lên bàn thờ phỉ
hướn, trình bày lý do và nói rõ
yêu cầu cần được tổ tiên giúp
đỡ. Tuy nhiên, muốn tổ tiên
thường xuyên phù hộ và giúp
đỡ thì con cháu cũng phải có
“nghĩa vụ” đối với ông bà tổ tiên.
Mục đích, bản chất, ý nghĩa
của tục làm vía
Mục đích của tục làm vía
Trong cuộc đời mỗi con
người, từ lúc sinh ra cho đến khi
từ giã cõi đời, với người Thái ở Việt Nam có rất
nhiều lễ cúng vía theo chu trình của đời người
(sinh - bệnh - lão - tử) nhằm mục đích giúp con
người có thêm nghị lực, niềm tin, để có sức
khỏe, có đạo đức, có một cuộc sống dài lâu, ấm
no, hạnh phúc, hiểu biết về đạo lý và sống có
trách nhiệm với cộng đồng và tự nhiên. Có thể
trong những buổi đầu sơ khai, khi cuộc sống
con người chưa phát triển, chưa đủ năng lực
chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt và chống lại
kẻ thù, người Thái Việt Nam cũng như các dân
tộc khác phải cầu khẩn các thế lực siêu nhiên
ban cho họ sự sống, nghị lực và niềm tin vượt
mọi khó khăn trong cuộc sống. Dần dần cùng
với sự phát triển của xã hội, trải qua sự chắt lọc
từ ngàn đời, việc cúng vía bớt dần mầu sắc mê
tín dị đoan, trở thành những nét đẹp văn hóa
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng bào Thái ở Nghệ An nói chung, miền
Tây Nghệ An nói riêng, quan niệm rằng: Con
người ta tồn tại được là nhờ có linh hồn, linh
hồn của người nào được khỏe mạnh, thoải
mái thì người đó mới được mạnh khỏe và
hoạt động bình thường. Ngược lại, linh hồn
của người nào không khoẻ mạnh thì người
đó không bình thường, không minh mẫn. Để
minh mẫn làm ăn được, người Thái rất quan
tâm đến phần hồn, ngay cả khi còn sống. Mỗi
khi có sự việc liên quan đến tinh thần, tình cảm
Mâm lễ cúng vía
Số 24 - Tháng 6 - 201838
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
là đồng bào tổ chức lễ nhằm động viên, bồi
dưỡng hoặc tìm gọi linh hồn về. Việc tổ chức
làm lễ như vậy đều được gọi là làm vía (ê vắn).
Hầu hết đồng bào Thái đều được làm vía, số
lần làm vía của mỗi người ít, nhiều có khác
nhau, nhưng không có ai là không làm và mỗi
lần làm đều có mục đích, yêu cầu cụ thể khác
nhau, ngay cả cách gọi tên lễ cũng khác nhau.
Bản chất của tục làm vía
Tục làm vía đã tồn tại rất lâu trong đời sống
đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An.
Làm vía thực chất là việc anh em, họ hàng
động viên, khích lệ người được làm vía để họ
tự tin hơn trong cuộc sống, là cách cộng đồng
thể hiện sự quan tâm đến một cá nhân nào đó
theo tinh thần “mọi người vì một người”. Gạt
bỏ những hủ tục ít nhiều còn rơi rớt, phần tốt
đẹp của phong tục này chính là sự cố kết cộng
đồng, là nơi hội tụ của mọi người trong gia
đình, trong họ hàng làng xóm chuyện trò tâm
sự, khuyên bảo con cháu và mọi người phải
biết tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt phải có hiếu
với ông bà, cha mẹ, độ lượng với nhau nhường
cơm sẻ áo, biết sống nhân ái vì cộng đồng. Mỗi
khi làm lễ buộc chỉ cổ tay cho một thành viên
trong gia đình hay dòng họ thì càng thể hiện
rõ sự tồn tại và trật tự gia đình, dòng họ. Các
thành viên trong gia đình, dòng họ có quan
hệ mật thiết đều phải có mặt đầy đủ. Khi đến
làm lễ buộc chỉ cổ tay, họ rất chân tình, chu
đáo, nhiệt tình, hỏi thăm nhau về sức khỏe bản
thân, con cháu, hai bên gia đình nội ngoại...
Đây là một hành động, cử chỉ rất đẹp mắt.
Người trong họ tộc đến làm lễ buộc chỉ cổ
tay cho một thành viên trong gia đình bao giờ
cũng kèm theo lễ vật như: Người thì quả trứng,
người thì chai rượu, người thì con gà, người thì
ép xôi, người thì có tiền từ 20.000đ - 50.000đ.
Người chủ gia đình đứng ra nhận lễ vật, chào
hỏi, vui tươi niềm nở và nói lời cảm ơn vui vẻ,
thể hiện tấm lòng trân trọng, quý mến anh em
dòng tộc.
Đối với tục làm vía, vật có ý nghĩa hết sức
quan trọng là cái áo của người được làm vía.
Người ta cho rằng áo là vật tượng trưng cho
con người và hồn vía sẽ theo cái áo đó mà trở
về với thể xác của nó. Khi làm lễ buộc chỉ cổ tay,
thầy mo là người chủ trì, đưa áo đi gọi linh hồn
ở ngã ba đường, hay ngoài khe suối về nhà; khi
gọi linh hồn/vía về nhà rồi thì thầy mo có bài
cúng mời linh hồn ăn và giãi bày ý nguyện.
Tục làm vía buộc chỉ cổ tay theo một qui
định có tuần tự: Thầy mo làm vía cho ai thì phải
buộc chỉ cổ tay cho người đó trước, sau đó mới
lần lượt buộc chỉ cổ tay cho các thành viên
trong gia đình, tuần tự từ người nhiều tuổi
nhất rồi đến người ít tuổi nhất, còn anh em nội
ngoại hay khách của gia đình thì buộc chỉ cổ
tay sau cùng. Theo tục của đồng bào Thái khi
buộc chỉ cổ tay, thầy mo đọc bài cúng và bốc
vía, sau đó thầy mo và cùng các thành viên
trong gia đình được ăn trước một miếng gan
gà hay gan lợn trong mâm cúng, đồng bào
Thái gọi là tóm vắn, có nghĩa là: Mình ăn cùng
với linh hồn của mình cho có bạn. Kể từ nay về
sau hồn với xác không bao giờ lìa xa nhau.
Trong ngày làm vía, thầy mo được cả gia
đình, họ hàng nội tộc kính nể nhất, cho dù
thầy mo là người ít tuổi hơn. Khi thầy mo làm
lễ buộc chỉ cổ tay xong nhà chủ phải cử một
người đưa thầy mo về đến nhà và có chút ít
quà lễ vật của lễ buộc chỉ cổ tay như: một nửa
con gà với đĩa xôi, một ít hoa quả, mà đồng
bào Thái ở miền Tây Nghệ An gọi là xống mo.
Ý nghĩa của tục làm vía
Phong tục làm lễ buộc chỉ cổ tay của đồng
bào Thái ở miền Tây Nghệ An là một hoạt động
văn hóa lễ tục vùng. Chúng ta rất dễ nhận
thấy tính chất nguyên hợp của loại hình văn
hóa này, nó phản ánh đầy đủ đời sống tâm
linh của gia đình, dòng họ, dòng tộc người
Thái trong vùng.
Bất cứ một thành viên nào trong gia đình
dòng họ, cứ tuần tự theo một vòng đời đến
39Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thời kỳ làm lễ buộc chỉ cổ tay là phải làm lễ
như: làm lễ buộc chỉ cổ tay cho một thành viên
trong gia đình đến tuổi trưởng thành về việc
hẹn bao, hẹn xáo; làm lễ buộc chỉ cổ tay cho đôi
vợ chồng tân hôn mới ê vẳn; buộc chỉ cổ tay
về việc người phụ nữ được làm mẹ nàng, trẻ
em mới sinh ê khooc, ê vẳn; đối với đàn ông khi
hết hạn để tang thì làm lễ buộc chỉ cổ tay về
pất khò; buộc chỉ cổ tay cho người thành đạt,
có công với bản làng, dòng họ; trong đó ê vẳn
cho người ốm đau, bệnh tật, tai nạn được quan
tâm nhiều hơn vì họ cần được động viên tinh
thần để vượt qua chính mình Cách thức tổ
chức và các trình tự, thao tác trong phong tục
ê vẳn của đồng bào Thái tuy đơn sơ nhưng rất
trang trọng và khá bền vững. Đây không chỉ
biểu hiện sự tôn trọng, kính nể, tin tưởng lẫn
nhau mà còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội và
tính cố kết cộng đồng rất cao.
Tục làm lễ buộc chỉ cổ tay (hằng vắn - tiếng
địa phương gọi là bốc vía) được thực hiện khi
trong gia đình có một thành viên nằm ngủ hay
mơ màng thấy mình đang ở chỗ này, chỗ kia đi
thất lạc chưa về nhà (vắn lống). Sau khi thầy mo
xem áo (moi xừa) nhận định đúng lý do người
này mơ màng là do linh hồn chưa về với thể xác
thì chủ nhà phải mời thầy mo đến nhà tổ chức
làm lễ buộc chỉ cổ tay cho người đó. Bằng hình
thức nhờ thầy mo buộc chỉ cổ tay để thuyết
phục linh hồn trở về với thể xác của mình, tục
làm lễ buộc chỉ cổ tay là sự tích lũy nhiều tình
tiết văn hóa tín ngưỡng, là biện pháp giải quyết
tâm lý cho người ốm yên tâm và tự tin vào chính
mình để chiến thắng bệnh tật.
Các hình thức làm vía
Gọi hồn lạc (hong vẳn ỏn)
Đây là cách gọi hồn đơn giản nhất, do con
người khi đang làm một việc gì đó tự nhiên
giật mình sợ hãi làm cho hồn vía rời khỏi cơ thể
không biết đường trở về. Để gọi hồn lạc, người
ta lấy áo của người ốm cho vào trong một cái
giỏ, bỏ thêm vào đó một gói cơm, một con
gà luộc chín, hoặc một gói muối. Sau đó thầy
mo cầm giỏ ra ngã ba đầu bản gọi hồn. Thời
điểm gọi hồn thích hợp nhất là lúc xế chiều,
bởi người Thái cho rằng, hồn vía cũng như con
người, ban ngày mải mê làm việc, tối đến mới
về nhà. Nhưng vì hồn bị lạc không biết đường
về, nên người nhà phải ra đầu bản để đón. Gọi
hồn xong, người nhà phải làm thịt một con gà
hoặc có thể thay bằng cá nướng, để cúng cho
hồn vía người ốm được khoẻ mạnh. Gà sau khi
luộc chín được chia làm 3 phần, trong đó có 2
phần thịt và một phần gồm có đầu, chân, lòng,
mề. Trong mâm cũng còn phải có thêm một
nắm xôi, 2 cái bát và 5 đôi đũa. Mâm cúng được
đặt ngay tại chân giường người ốm. Lúc thầy
mo thực hành nghi lễ, người ốm phải ngồi bên
cạnh mâm cúng (nếu đi bệnh viện hay vì lý do
nào đó mà vắng nhà thì phải lấy áo đặt cạnh
mâm). Sau lễ cúng hồn, người ốm ăn 3 miếng
ở 3 phần thịt trong mâm cúng (nếu vắng nhà
người ta lấy 3 miếng bỏ vào túi áo) gọi là tỏm
vẳn. Người ốm tỏm vẳn xong, thầy mo lấy 2 sợi
chỉ đen hoặc sợi gai buộc vào cổ tay người ốm
(trường hợp người ốm vắng nhà thì buộc vào
ống tay áo) để cầm vía, không cho chúng ra
ngoài.
Tìm hồn lạc (xọc vẳn)
Đây là cách gọi hồn được tiến hành trực
tiếp ngay tại nhà người ốm. Lễ vật chuẩn bị
gồm có gà, xôi, rượu (nếu có cả rượu cần thì
càng tốt). Lễ cúng này phải do mo một, mo
môn đảm nhiệm. Vì chỉ có những người làm
mo mới biết sử dụng các bài cúng một cách
bài bản và chỉ có thầy mo mới biết sử dụng các
pháp thuật để sai khiến âm binh tìm hồn lạc
về. Trong quá trình cúng (xến) tìm hồn vía lạc,
thầy mo còn mời cả đăm na hòng (linh hồn cha
mẹ đã chết thờ ở hóng) và pù xưa (thần bản) đi
cùng để nhận vía của người ốm. Khi kết thúc lễ
tìm hồn lạc, người nhà cũng làm một con gà
để cúng “làm vía” cho hồn của người ốm và sau
đó làm lễ buộc vía để hồn vía người ốm được
khoẻ mạnh.
Số 24 - Tháng 6 - 201840
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Đưa hồn lạc trở về với thể xác (òi vẳn)
Đây là cách gọi hồn khi hồn vía người ốm
bị lạc vào một nơi mà ở đó quá vui, ma quỷ nơi
đó lại tiếp đón rất chu đáo, nên hồn người ốm
không muốn về. Để tổ chức lễ òi vẳn, thầy mo
phải tìm một địa điểm mà hàng ngày người
ốm vẫn thường hay lui tới để dựng 1 cái trạm
gọi là huồng. Tại đây, thầy mo dựng lên nhiều
cảnh vật núi, rừng, bản - mường, chợ búa với
nhiều của ngon, vật lạ, tổ chức nhiều trò chơi
dân gian thật đông vui để hồn vía lạc tìm đến
chơi. Từ đó, ông mo mới phát hiện ra hồn vía
của người ốm mà dụ dỗ chúng về. Sau lễ gọi
hồn, người nhà cũng làm 1 con gà để cúng cho
hồn vía người ốm được khoẻ mạnh và sau đó
làm lễ buộc vía cho người ốm.
Gọi hồn cho người cao tuổi (hong vẳn dong
chấu)
Đây là cách gọi hồn cho những người có
tuổi. Theo quan niệm của người Thái, con
người lúc về già, hồn vía thường ra khỏi “thân
chủ” của nó để đến với ông bà, tổ tiên. Do vậy,
khi biết hồn vía của người đó đã đi với tổ tiên,
người ta phải làm một lễ cúng lên đẳm chào
để gọi hồn về gọi là hong vẳn dong chấu. Để
tổ chức nghi lễ tín ngưỡng này, người ta phải
chuẩn bị một mâm cúng gồm có: một cái giỏ,
trong đó có một cái áo của người ốm, một gói
cơm, một gói muối (nếu nhà có điều kiện có
thể thay bằng thịt gà); một chai rượu với 2 cái
chén; một đĩa trầu 5 miếng và một que củi đã
cháy dở một đầu. Mâm cúng được đặt trong
một cái chiếu trải sẵn trước cầu thang lên
xuống. Lễ cúng này phải do một người làm
nghề mo môn hoặc nghề mo một đảm nhiệm
và thường kéo dài từ 5 đến 8 giờ mới xong. Sau
lễ gọi hồn, người ta làm lễ cúng đón hồn trở về
gọi là (tỏm vẳn) và cuối cùng, phải làm lễ buộc
vía để giữ cho hồn vía khỏi ra ngoài.
Ngoài những nghi lễ gọi hồn kể trên, trong
tập quán của người Thái ở miền Tây Nghệ An
còn có nghi lễ đón vía lớn (tỏm vẳn huổng).
Xuất phát từ quan niệm hồn vía con người khi
về già thường sang bên ngoại ở với bố mẹ vợ
một thời gian, do vậy, cứ vào khoảng độ trên
dưới 70 tuổi, người Thái ở đây thường tổ chức
làm lễ gửi áo sang nhà bố mẹ vợ (củ xưa). Dĩ
nhiên, khi đưa hồn/vía sang gửi nhà bố mẹ vợ,
bên gửi áo phải chuẩn bị một lễ nhỏ gồm có 1
đôi gà, 1 chai rượu để cúng cho ông bà tổ tiên
bên ngoại biết vợ chồng đã về làm lễ củ xưa.
Thời gian gửi áo lâu hay mau là tuỳ thuộc vào
công việc chuẩn bị của gia đình. Bởi muốn đón
hồn/vía trở về, trước hết gia đình phải chuẩn
bị 1 con lợn vía (mủ vẳn). Lợn được dùng để
cúng trong lễ vẳn huổng phải là con lợn trước
đó đã được thầy mo làm lễ đánh dấu để hồn
vía của vợ chồng gửi áo nhận và chăm sóc nó.
Theo người Thái, đây là con vật rất thiêng, do
vậy, khi đã làm lễ đánh dấu rồi thì không được
sử dụng vào những mục đích khác (trừ khi thời
gian gửi áo quá lâu phải làm lễ xin hồn vía cho
thay lại con khác). Thông thường, khi lợn vía đã
lớn, con cháu trong nhà tổ chức đi đón vía về
gọi là tỏm vẳn. Để đón vía về, theo phong tục