Tóm tắt: Lấy người học làm trung tâm và đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nguồn nhân lực cao
của xã hội là mục đích của giáo dục hiện đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự
phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (TT) phải hiệu
quả, phù hợp với chương trình và các đối tượng đào tạo. Ứng dụng CNTT và TT trong
dạy học cho phép người dạy đổi mới phương pháp giảng dạy, có thể tích hợp nhiều
phương pháp dạy trên nền tảng giảng dạy truyền thống, gắn kết nhau làm tăng tính trực
quan, tính thực hành ngay trong giờ dạy. Những bài giảng như vậy có sức hấp dẫn, lôi
cuốn và gợi mở tính chủ động sáng tạo của người học. Muốn vậy, đội ngũ giảng viên
không những phải thành thạo về CNTT mà cần phải có một nguồn học liệu phong phú
phục vụ giảng dạy. Bài báo này giới thiệu một trong các nguồn học liệu ứng dụng CNTT
(một số bài mô phỏng ảo trong vật lý) đã và đang được quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm
tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nguồn học liệu này cho phép khai thác và sử dụng
hiệu quả trong hỗ trợ, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp
phần đạt chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 93
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG
GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Vũ Nhân, Phạm Tuấn Anh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Lấy người học làm trung tâm và đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nguồn nhân lực cao
của xã hội là mục đích của giáo dục hiện đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự
phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (TT) phải hiệu
quả, phù hợp với chương trình và các đối tượng đào tạo. Ứng dụng CNTT và TT trong
dạy học cho phép người dạy đổi mới phương pháp giảng dạy, có thể tích hợp nhiều
phương pháp dạy trên nền tảng giảng dạy truyền thống, gắn kết nhau làm tăng tính trực
quan, tính thực hành ngay trong giờ dạy. Những bài giảng như vậy có sức hấp dẫn, lôi
cuốn và gợi mở tính chủ động sáng tạo của người học. Muốn vậy, đội ngũ giảng viên
không những phải thành thạo về CNTT mà cần phải có một nguồn học liệu phong phú
phục vụ giảng dạy. Bài báo này giới thiệu một trong các nguồn học liệu ứng dụng CNTT
(một số bài mô phỏng ảo trong vật lý) đã và đang được quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm
tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nguồn học liệu này cho phép khai thác và sử dụng
hiệu quả trong hỗ trợ, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp
phần đạt chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo.
Từ khóa: Phương pháp dạy học đại học, dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học hiện đại.
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.5.2020
Liên hệ tác giả: Nguyễn Vũ Nhân; Email: nvnhan@daihocthudo.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta biết rằng, trong dạy học có hai khái niệm cơ bản: Phương pháp dạy học và
Thủ pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa người
dạy và người học, nhờ đó mà người học nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình
thành được thế giới quan và năng lực. Còn thủ pháp dạy học là cách thức giải quyết một
94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là
thao tác bộ phận của một phương pháp. Ranh giới giữa hai khái niệm “phương pháp” và
“thủ pháp” chỉ mang tính tương đối. So với khái niệm "phương pháp", khái niệm "thủ
pháp" hẹp hơn. Mối quan hệ giữa phương pháp và thủ pháp có thể tạm so sánh với cách
hiểu về chiến lược và chiến thuật trong khoa học quân sự. Nếu phương pháp chú ý tới cả
quá trình thì thủ pháp là việc chú ý chủ yếu tới một thời điểm nhất định nào đấy trong quá
trình đó. Theo quan điểm triết học, phương pháp là ý thức về hình thức tự vận động bên
trong của nội dung (Logic học, Heghen). Như vậy phương pháp là con đường, cách thức,
phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để hoàn thành một nhiệm vụ đã định. Nhận định
trên đã chỉ ra được tính khách quan và chủ quan của phương pháp. Bất cứ phương pháp
nào cũng bao gồm trong bản thân nó sự nhận thức bởi người dạy và những quy luật khách
quan chi phối đối tượng, trên cơ sở ý thức đó người dạy lựa chọn những thao tác thích hợp
tác động lên đối tượng, làm cho nó biến đổi đi theo mục đích lựa chọn. Những quy luật
khách quan được người dạy ý thức tạo lên mặt khách quan của phương pháp và chỉ phụ
thuộc vào bản thân đối tượng. Còn những thao tác mà người dạy sử dụng để nhận thức và
cải biến đối tượng thì tạo lên mặt chủ quan của phương pháp, nó phụ thuộc vào người dạy.
Như vậy, để kích thích người học, cải biến họ nhận thức nội dung hiệu quả theo mục đích
lựa chọn, người dạy phải lựa chọn phương pháp thích hợp, đúng đắn và chân thực. Một
phương pháp thích hợp được lựa chọn theo ba tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn thứ nhất: Người dạy phải nắm bắt đối tượng, nắm bắt những quy luật
khách quan chi phối đối tượng.
Tiêu chuẩn thứ hai: Trên cơ sở tiêu chuẩn thứ nhất người dạy chọn những thao tác (kỹ
năng, kỹ xảo) thích hợp theo từng nội dung và mục đích để tác động lên đối tượng.
Tiêu chuẩn thứ ba: Là kết quả hành động của đối tượng theo yêu cầu nói riêng và học
tập nói chung. Hành động đúng đắn trong học tập của đối tượng là thước đo hiệu quả của
phương pháp lựa chọn.
Ba tiêu chuẩn của phương pháp nêu trên đã thể hiện chặt chẽ mối liên hệ biện chứng
giữa người dạy và người học. Khi nói tới phương pháp là nói tới hoạt động đó trên đối
tượng. Hoạt động bao giờ cũng là sự gặp gỡ, sự tác động qua lại giữa người dạy và người
học. Đây chính là sự thống nhất giữa chủ thể (người dạy) và đối tượng (người học).
Người dạy thông qua hoạt động phương pháp tác động vào người học nhằm chiếm lĩnh
và làm chủ đối tượng. Ngược lại khi đối tượng bị tác động thì người dạy cũng vận động và
biến đổi phù hợp theo. Đó là hai quá trình ngược chiều nhau của cùng một hiện tượng,
phương pháp. Sự chủ thể hoá đối tượng và sự đối tượng hóa chủ thể cũng chính là mối liên
hệ biện chứng giữa người dạy và người học. Bài báo này giới thiệu một trong các nguồn
học liệu ứng dụng CNTT (một số bài mô phỏng ảo trong Vật lý) đã và đang được quan tâm
nghiên cứu, thử nghiệm tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nguồn học liệu này cho phép
khai thác và sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học góp phần đạt chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 95
2. NỘI DUNG
2.1. Quan hệ dạy và học trong phương pháp dạy học
Bất cứ phương pháp nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của người
dạy, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của người học, nhằm bảo đảm cho
người học lĩnh hội được nội dung.
Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu của người dạy và người học.
Trong quá trình đó người thày tổ chức sự tác động của người học đến đối tượng nghiên
cứu, mà kết quả là người học lĩnh hội được nội dung. Nói một cách khác, phương pháp dạy
học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo
của thầy, nhằm làm cho trò tự giác tích cực và tự lực đạt tới mục đích dạy học. Phương
pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học được gắn bó hữu cơ với
nhau, tác động qua lại chặt chẽ, không thể tách rời nhau như hai mặt của một quá trình.
Phương pháp dạy có hai chức năng là truyền đạt và chỉ đạo. Phương pháp học có hai
chức năng là tiếp thu và tự chỉ đạo. Phương pháp dạy học tối ưu chỉ có thể là phương pháp
mà trong đó dạy và học là thống nhất, các chức năng riêng biệt được phát huy đầy đủ. Sự
học tập hoàn chỉnh của người học có thể phân ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người học tiếp thu ban đầu các thông tin. Trong giai đoạn này thầy giảng
bài mới, trò nghe, hiểu, ghi chép và sơ bộ ghi nhớ những thông tin được truyền đạt.
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin khi tự học. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là sự
tự học để xử lý thông tin biến nó thành học vấn riêng. Ở đây, người học phải sử dụng toàn
bộ các thao tác tư duy của mình để xử lý các thông tin được dạy và học.
Giai đoạn 3: Người học vận dụng thông tin để giải quyết bài toán trong chương trình
đào tạo. Đây là bước kết thúc của quá trình lĩnh hội một vấn đề. Nhiệm vụ của nó là vận
dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào việc giải quyết các bài toán nhận thức. Người học
phải biến đổi bài toán ban đầu thành những bài toán trung gian để cuối cùng tìm ra lời giải.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và sự học tập của người học bao gồm
ba giai đoạn trên. Trong đó, phương pháp dạy đóng vai trò chỉ đạo ngay cả với ba giai đoạn
học trên của người học. Để có hiệu quả cao trong quá trình dạy học, người dạy phải lựa
chọn đúng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung dạy và nhất là phải phù hợp với đối
tượng. Có nhiều con đường đặc trưng trong việc lĩnh hội tri thức cần phải xem xét và cân
nhắc để lựa chọn như: Con đường thông báo - tái hiện tri thức; con đường làm mẫu - bắt
chước; con đường tìm tòi - sáng tạo. Chúng ta cần hết sức chú ý tới nội dung dạy học. Mỗi
kiểu nội dung dạy học, phải có một con đường dạy học thích hợp và không có phép dạy
học vạn năng.
Mỗi con đường dạy học dẫn người học đến một trình độ lĩnh hội kiến thức nhất định.
Vì thế, khi dạy học cần biết lựa chọn phương pháp dạy học cho hợp lý tuỳ theo kiểu nội
dung và tuỳ theo trình độ kiến thức định đạt tới đối với người học. Một trong các phương
pháp dạy học hiện đại là nêu vấn đề. Phương pháp này với định hướng lấy người học là
96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
trung tâm của quá trình nhận thức, người dạy là người biên tập và là tổng đạo diễn của
chương trình. Phương pháp dạy học nêu vấn đề lại rất thích hợp trong việc tích hợp với các
phương pháp khác nhất là trong triển khai ứng dụng CNTT trong từng bài giảng.
Dưới đây, chúng tôi trình bày tóm lược tổng quan về phương pháp này.
2.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Phương pháp dạy học là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất
của người dạy và người học, nhằm làm cho người học lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thức
một cách hiệu quả nhất, trong đó hoạt động dạy là chỉ đạo, hoạt động học mang tính tự
giác, tích cực và tự lực.Theo lý luận dạy học, có nêu và phân tích nhiều phương pháp dạy
học như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu,
phương pháp dạy học nêu vần đề.
Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu phương pháp dạy học nêu vấn đề và áp dụng
cho các môn học khoa học tự nhiên. Bài toán nhận thức có thể giữ hai chức năng, hoặc là
mục đích (phương pháp dạy cổ truyền) hoặc là phương tiện phương pháp dạy học nêu vấn
đề. Theo cách thứ nhất, dạy học để giải bài toán còn theo cách thứ hai dạy học bằng giải
bài toán. Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp tích cực. Một phương pháp dạy học hiệu
nghiệm trong đó người dạy chủ động đưa người học vào bài giảng, vào từng vấn đề của bài
toán để tháo gỡ và giải quyết bài toán, thông qua đó truyền tải nội dung dạy học theo
chương trình và mục đích của bài giảng. Do đó, phương pháp này rất phù hợp khi kết hợp
với CNTT và TT vào bài giảng. Nội dung chính của phương pháp dạy học nêu vấn đề là:
Đặt ra trước người học một chuỗi những bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn có
tính xung đột giữa cái biết và cái chưa biết. Nhờ đó, người học được đặt vào những tình
huống có vấn đề, tức là có nhu cầu bên trong gay gắt muốn tìm ra lời giải, đưa người học
nảy sinh tâm lý muốn tìm tòi phát hiện và người dạy phải định hướng tốt được cho người
học tâm lý này trong suốt bài giảng. Các tình huống này được phát huy tích cực với sự
đóng góp của CNTT, của công nghệ mô phỏng ảo phù hợp trong nguồn vật liệu được thiết
kế, xây dựng. Tiếp theo, người dạy phải tổ chức cho người học tư duy, phân tích bài toán
hoặc câu hỏi đặt ra và qua đó người học lĩnh hội kiến thức bài giảng và những tri thức khác
liên quan đến bài toán đặt ra. Nhận thức hoặc phân tích đúng sẽ nhân lên niềm phấn khởi,
sự tự tin và cao hơn là niềm tin, sự say mê đối với môn học. Do đó, để phương pháp dạy
dọc nêu vấn đề có hiệu quả khoa học thì các các tình huống, các kiểu câu hỏi đặc trưng của
phương pháp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng tôi phân loại một số
câu hỏi thuộc loại này hay còn được gọi là các câu hỏi nêu vấn đề.
Câu hỏi thông thường chỉ chứa đựng các mâu thuẫn cơ bản giữa cái chưa biết và cái đã
biết. Các câu hỏi nêu vấn đề có những đặc điểm sau:
- Câu hỏi xuất phát từ cái đã biết, rất quen thuộc hoặc có vẻ quen thuộc;
- Câu hỏi phải chứa đựng cái chưa biết, cái cần phải tìm kiếm và trả lời;
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 97
- Câu hỏi có ít nhất hai nhân tố mâu thuẫn, nghịch lý với nhau. Đây chính là động lực
chính kích thích người học tìm tòi khám phá;
- Các nghịch lý hoặc độ khó, phức tạp của câu hỏi được nâng dần làm cho sự lựa chọn
của người học ngày càng khó khăn nhưng cuối cùng vẫn phải đi đến đích đó là kiến thức
cần truyền đạt;
- Các câu hỏi tổng hợp đưa người học nắm bắt toàn bộ nội dung chính và hướng phát
triển, mở rộng của bài toán.
Cấu trúc đặc biệt của các câu hỏi nêu vấn đề thể hiện trong một số mặt sau:
- Đầu tiên nó có vẻ dễ, vừa sức hoặc rất quen thuộc và hấp dẫn, nhưng nó ẩn chứa các
mâu thuẫn, các yếu tố bất ngờ, sự ngụy biện có tính lắt léo dễ dẫn tới nghịch lý;
- Câu hỏi đòi hỏi phải tư duy, phân tích khoa học mới tìm ra được câu trả lời;
- Các câu hỏi và tình huống phải có tính khoa học kết hợp tính nghệ thuật tạo ra được
cảm xúc, hưng phấn cho người học, tạo ra được sự sôi nổi trong giờ học.
Tóm lại, các tình huống có vấn đề trong các câu hỏi nêu vấn đề là: Tạo ra tình huống
nghịch lý; tạo ra sự bế tắc tình huống; tạo ra nhiều sự lựa chọn và tạo ra sự đối lập hay tính
đúng sai của nội dung hỏi,
2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và mô phỏng trong dạy học nêu vấn đề các môn
khoa học tự nhiên
CNTT cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm
biến đổi sâu sắc trong giáo dục-đào tạo (GD-ĐT). CNTT đã được ứng dụng hiệu quả trong
giảng dạy truyền thống và từng bước góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Các ứng dụng
của CNTT, mô phỏng trong truyền thông đa phương tiện, trong xây dựng các nguồn học
liệu. Đặc biệt là nguồn học liệu mô phỏng ảo phục vụ GD-ĐT ngày càng phát triển không
ngừng và không thể thiếu được. Các môn học khoa học tự nhiên nói chung và Vật lý nói
riêng có tính đặc thù cao nhất là tính kỹ thuật và tính công nghệ, nên rất phù hợp trong việc
ứng dụng CNTT xây dựng nguồn học liệu và đổi mới trong phương pháp dạy học hiện đại.
Nhiều phần mềm ứng dụng mô phỏng chuyên dụng được sử dụng rộng rãi như: phần mềm
MapInfo (quản lý tài nguyên, bản đồ, địa hình,), phần mềm Unity3D, Unity Player (thiết
kế games trực tiếp theo thời gian thực), phần mềm Adobe flash (kỹ thuật đồ họa vectơ, đồ
họa điểm, truyền tải âm thanh và hình ảnh). Sử dụng các phần mềm này, nhiều cấu trúc
máy móc, thiết bị, thí nghiệm, thực hành,... được mô phỏng đến chi tiết trong không gian
thực hoặc được mô phỏng theo chủ đề và kịch bản phục vụ cho nghiên cứu, tìm hiểu và
học tập.
Nhìn chung, phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được nghiên cứu và thực hành trong
giảng dạy từ rất nhiều năm trước, xong cho đến nay vẫn được coi là một phương pháp mới
khi kết hợp ứng dụng CNTT. Phương pháp này có thể sử dụng xuyên suốt bài giảng hoặc
có thể áp dụng hoặc kết hợp vào tất cả các phương pháp truyền thống khác. Việc kết hợp
phương pháp giảng dạy nêu vấn đề và ứng dụng CNTT, mô phỏng với nguồn học liệu xây
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
dựng, cụ thể ở đây là các mô phỏng ảo sẽ giúp nâng cao hiệu quả phương pháp đào tạo,
góp phần làm cho người học cảm thấy hứng thú, kích thích phát triển tư duy và sáng tạo.
Giải pháp sử dụng mô phỏng ảo trong minh họa những nội dung tương thích trong bài
giảng bằng các phần mềm thông dụng và thân thiện như Adobe Flash, Unity Player sẽ giúp
người dạy và người học dễ dàng hơn trong cách tiếp cận nội dung giảng dạy và đào tạo các
môn khoa học tự nhiên.
2.4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài
giảng Vật lý
Chương trình một môn khoa học tự nhiên thường bao gồm các nội dung: Nội dung lý
thuyết, nội dung bài tập, nội dung ôn tập, thí nghiệm, kiểm tra, thi,... Tuỳ vào nội dung cụ
thể, tuỳ theo đối tượng giảng dạy mà người dạy phải lựa chọn một phương pháp thích hợp.
Như vậy, sự lựa chọn phương pháp hoặc kết hợp giữa các phương pháp khác nhau là rất
phong phú. Vì nội dung rất đa dạng, đối tượng giảng dạy cũng khác nhau, đòi hỏi người
dạy phải nắm bắt thật tốt đối tượng giảng dạy, chương trình môn học và đặc biệt là độ nông
sâu, khó dễ của chương trình cũng như dung lượng kiến thức và thời gian phân phối.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề được sử dụng khoa học khi biết kết hợp hoặc đưa
vào cùng các phương pháp khác sẽ có hiệu quả cao. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu
nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào một cặp tiết lý thuyết tăng
thời lượng thực hành trên lớp với ứng dụng của công nghệ mô phỏng. Nội dung lựa chọn ở
đây là một số mô phỏng vật lý ảo kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề.
2.4.1. Chuẩn bị nội dung
Nguồn học liệu ở đây được lấy trong kho dữ liệu các mô phỏng ảo vật lý được thiết kế
bởi phần mềm Flash và Unity Player tại Trung tâm Khoa học-Công nghệ, trường Đại học
Thủ đô Hà Nội. Lưu ý rằng, các phần mềm này là một ứng dụng có mã nguồn mở, thông
dụng cho mọi cấu hình máy tính và có sẵn trên Internet, thuận lợi cho việc cài đặt và sử
dụng. Sử dụng nguồn học liệu này, kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề cho phép
tương tác hai chiều ở trên lớp giữa giảng viên và học viên. Giảng viên được trực tiếp sử
dụng các file mô phỏng ảo đưa vào bài giảng, giúp người học có thể trực tiếp quan sát và
nghiên cứu. Như vậy, lựa chọn các mô phỏng ảo trong kho vật liệu và thiết kế trong bài
giảng, xây dựng kịch bản giảng dạy nêu vấn đề có tính trực quan và tính thực hành trong
giờ học. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu ba mô phỏng ảo về dao động của con lắc đơn toán
học trong kho học liệu được xây dựng.
2.4.2. Mô phỏng dao động của con lắc đơn
Dao động con lắc đơn là một bài toán điển hình trong môn Vật Lý. Con lắc đơn theo
định nghĩa chung là một vật gắn vào một trục cố định mà nó có thể xoay (hay dao động)
một cách tự do.Khi đưa con lắc dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng, nó sẽ chịu một lực hồi
phục do tác dụng của lực hấp dẫn đẩy nó trở lại vị trí cân bằng. Khi được thả ra, lực hồi
phục kết hợp với trọng lượng của con lắc khiến cho nó dao động xung quanh vị trí cân
bằng. Để mô tả cho người học hiểu rõ hơn bài toán con lắc đơn một cách sinh động cả về
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 99
định tính cũng như định lượng thì việc mô phỏng con lắc đơn trong vào bài giảng là rất cần
thiết. Dưới đây là một số mô phỏng về dao động của con lắc đơn
Trên Hình 1 là giao diện mô phỏng chuyển động của con lắc đơn ở các góc thả khác
nhau (tham số góc thả ban đầu). Trong dao động có biểu diễn các đại lượng đặc trưng như
lực căng, trọng lực và véc tơ vân tốc (hướng và độ lớn). Trong giao diện cơ thiết kế các nút
bấm (click) điều khiển. Để tạo góc lệch ban đầu chúng ta dịch chuyển thanh trượt chọn góc
thả (hình 1.a) sau đó bấm nút play (có hình mũi tên tam giác) để chạy mô phỏng. Ngoài ra,
trong quá trình chạy mô phỏng ta có thể lựa chọn hiển thị các đại lượng véc tơ đặc trưng
hoặc làm chậm mô phỏng bằng cách tích vào các ô ở góc dưới, bên phải của giao diện.
a) Con lắc đơn: Góc thả 600 và mô phỏng các véc tơ vận tốc, véc tơ lực tác dụng vào
con lắc đơn
b) Con lắc đơn: Góc thả -300 và mô phỏng các véc tơ vận tốc, véc tơ lực tác dụng vào
con lắc đơn
Hình 1. Mô phỏng dao động của con lắc đơn
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Trên Hình 2 là giao diện ban đầu trongmô phỏngcon lắc đơn vớiba tham số đặc trưng
có thể thay đổi là:Khối lượng m;độ dài dây treo và góc thả ban đầu .
Trên giao diện mô phỏng có phần cài đặt để lựa chọn số liệu cho 3 tham số trên.
Người dùng thao tác bằng cách kéo các thanh trượt tương ứng với từng đại lượng để lựa
chọn giá trị. Sau đó bấm nút “Bắt đầu” để chạy mô phỏng,
Hình 2. Mô phỏng dao động của con lắc đơn với ba tham số thay đổi: (góc thả, độ dài
dây treo và khối lượng con lắc)
Khi kích hoạt nút “Bắt đầu”, con lắc thực hiện dao động, trên giao diện sẽ hiện các số
liệu đầu vào và đồ thị biểu diễn góc dao động theo thời gian (hình 3). Người dùng có thể
tạm dừng dao động của con lắc bằng cách nhấn nút “Dừng” hoặc bắt đầu lại từ đầu bằng
cách nhấn nút “Tạo mới”.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 101
Hình 3. Đồ thị dao động của con lắc đơn với các tham số
Để khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt định lượng, chúng ta kích hoạt file mô
phỏng và giao diện ban đầu được hiển thị như hình 4. Đây là bước thủ thuật định hướng
người học vào nội dung học tập:
Hình 4. G