TÓM TẮT:
Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại. Ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhu cầu cấp
thiết. Với môn Lịch sử, việc ứng dụng NCTT vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó
giúp giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau để học sinh tự
tìm ra tri thức cho bản thân và cũng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Nếu sử dụng tốt, CNTT sẽ giúp nâng chất lượng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao
mới.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học lịch sử ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY-HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LÊ TÙNG LÂM
()
TÓM TẮT:
Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại. Ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhu cầu cấp
thiết. Với môn Lịch sử, việc ứng dụng NCTT vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó
giúp giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau để học sinh tự
tìm ra tri thức cho bản thân và cũng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Nếu sử dụng tốt, CNTT sẽ giúp nâng chất lượng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao
mới.
ABSTRACT
Information Technology (IT) gathers scientific methods, means, and modern technology
tools. Today, the IT application in teaching is very necessary. It is even more necessary
in teaching History because it can help teachers to supply students various materials
which help them to enrich their own knowledge, to promote an active attitude in studying
the subject. If teachers use IT well , it will raise the education quality in Vietnam in
future.
I. MỞ ĐẦU
Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin đang đến rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến
tất cả các mặt đời sống xã hội. Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan
trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi
sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cụm từ “ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học” ngày càng được nhiều người nhắc đến trong các
trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc
thiết kế các “giáo án điện tử” đang nhận được sự quan tâm của các sở giáo dục và đào
tạo cùng các trường phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết
chưa đúng về việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động dạy học. Do đó,
hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa cao. Vậy công nghệ
thông tin là gì? Vai trò của nó với dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng như thế
nào? Ứng dụng nó vào dạy học Lịch sử ra sao?Đó là những vần đề có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm “Công nghệ thông tin”
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản
lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi,
lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thông tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ
ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn
thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [1].
Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại như
máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet để cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng
phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày
()
Th.S, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Trường Đại học Sài Gòn
nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học, giúp cho việc
ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học.
2. Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang rất được nhà
nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định
trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục
điều 82.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2].
Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp
dạy học truyền thống (giáo viên giử vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích
cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài
ra, giáo viên còn phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng
lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu
trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình
dạy học vì những lí do sau:
Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong hệ thống giáo dục của phương
Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông. Người ta
nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các môn
học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là
phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát triển giáo dục dựa trên công
nghệ thông tincông nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ
thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy
cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học [3]. Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
xác định con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông tin”
và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và học” – nghĩa
là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng
phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng
máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, không nên biến đọc chép thành “chiếu-chép”. Thời
gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học” với giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài giảng bằng Powerpoint,
giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm
tra bài cũ, dặn dò) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides để “chiếu cho học sinh
chép”. Theo chúng tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông
tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp
giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng
như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệuđể cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ
đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần
mềm dạy học như Activestudio, Powerpointsẽ giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp
nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt,
nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên –
học sinh và ngược lại. Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì
“học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin;
dạy là quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có
hiệu quả” [4]. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin
bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời,
nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều
giác quan của người học để lĩnh hội tri thức.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên rút ngắn thời
gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để
kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái
niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những
hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ, những đoạn phim tư liệu )
Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một nhu cầu cấp
thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để
dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng
tạo của học sinh. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh
hội tri thức khi được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ đó, hình thành cho
người học kĩ năng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong
học tập. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng chiếm giử vị trí quan trọng trong dạy học
và nó càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc dạy và học môn Lịch sử.
3. Vai trò của công nghệ thông tin với việc dạy - học Lịch sử
Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời gian trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển
của con người và xã hội loài người, là bản thân đời sống xã hội qua các giai đoạn tiến
triển khác nhau và cả giới tự nhiên trong phạm vi những gì có liên quan đến con người
[5]. Hay nói cách khác, Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài
người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng triệu
năm. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một
việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu lịch sử như: hình ảnh,
bản đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học
sinh có thể tái hiện lại được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều
rất quan trọng với môn Lịch sử. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Lịch sử là vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Nó mang tính lịch sử vì đáp ứng
được yêu cầu của dạy học: truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất và đáp
ứng được yêu cầu của môn học. Nó mang tính thời đại vì phù hợp với yêu cầu thực tại.
Ngày nay, thời đại tin học đã thực sự đến và việc ứng dụng tin học vào dạy học đang là
xu hướng tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, xét về góc độ tâm lí lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông đang trong giai đoạn
phát triển của nhận thức và con đường nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy
luật: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Do đó, việc sử dụng công
nghệ thông tin vào dạy học để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh
động (Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu), giúp các em biết và hiểu được bản chất của
vấn đề lịch sử là hoàn toàn phù hợp với các em.
Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế nên không thể không tiếp nhận
những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học ở nước ta cũng là vấn đề cần thiết.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế một bài giảng Lịch sử
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi xin giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào thiết kế bài học số 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP KẾT THÚC (1953-1954) trong chương trình Lịch sử 12, Ban cơ bản. NXB Giáo Dục,
2008. Mục tiêu: học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau:
4.1. Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
Để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về cục diện của chiến tranh Việt Nam của Pháp từ
sau năm 1950 và nội dung cơ bản của Kế hoạch Nava, giáo viên dùng phần mềm
Powerpoint để thiết kế 2 Slides bản đồ Việt Nam. Slide 1 trình bày bước thứ nhất trong
kế hoạch Nava và Slide 2 thể hiện bước thứ hai trong âm mưu của Pháp khi thực hiện kế
hoạch Nava để giúp học sinh nhận thấy được sự nguy hiểm của kế hoạch này với cách
mạng Việt Nam.
4.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954
Nhằm giúp học sinh nắm được kế hoạch đối phó của ta với
kế hoạch Nava: ta chủ động đánh vào những nơi quan
trọng mà lực lượng kẻ thù yếu để phân tán lực lượng của
chúng, giáo viên sử dụng 5 Slides bản đồ để giúp học sinh
xác định được vị trí 5 điểm đóng quân của Pháp (ngược với
ý đồ ban đầu của chúng). Từ đó, học sinh tự hiểu được vì
sao kế hoạch Nava bị phá sản.
4.3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
Nhằm giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến và
kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, giáo
viên sử dụng 3 Lược đồ thể hiện 3 đợt tấn công của ta vào
Điện Biên Phủ để giúp học sinh nhận thức được cụ thể và
rõ ràng hơn về diễn biến của chiến dịch. Mặt khác, giáo viên sử dụng phần mềm
Ultra Video Splitter để cắt, đưa vào bài
giảng thêm 5 đoạn phim như:
- Âm mưu của Pháp để học sinh biết
được cấu trúc, vị trí, vai trò của Điện
Biên Phủ trong chính sách của Pháp-
Mĩ. Từ đó, học sinh lí giải nguyên
nhân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chủ trương của ta để cho học sinh
nắm được kế hoạch và quyết tâm của
ta khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm
quyết chiến lược với Pháp.
- Đào hào để cho học sinh thấy được
những vất vả, hiểm nguy mà cha ông ta
đã phải chịu đựng, hi sinh để giành
thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên
Phủ.
- Him Lam để học sinh hình dung lại
trận đánh quyết liệt ở căn cứ Him Lam
trong đợt tiến công lần thứ nhất.
- Bại trận sẽ giúp học sinh nhận thức
đúng và khá đầy đủ về sự thất bại của Pháp. Nếu giáo viên chỉ nói là “ta tiêu diệt và bắt
sống được 16200 tên địch” thì học sinh khó có thể hình dung ra nó nhiều như thế nào.
Tuy nhiên, khi xem đoạn phim này thì chắc chắn các em sẽ nhận thấy được sự vĩ đại của
TR
UN
G
QU
OÁC
S
aø
i
G
oø
n
Sô ñoà chieán dòch Ñieän Bieân Phuû 1954
Ta taán coâng ñôït 1
Ta taán coâng ñôït 2
Ta taán coâng ñôït 3
Voøng vaây sau ñôït 1
Voøng vaây sau ñôït 2
Sở chæ huy cuûa ñòch
Saân bay
Ñòch phaûn kích
Cöù ñieåm cuûa ñòch
Ñòch ruùt chaïy
chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, giáo dục thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học
sinh .
Cuối cùng, giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh về Thành phố Điện Biên ngày nay
để học sinh thấy được sự lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân Điện Biên năm nào
đã biến từ một vùng chiến trận tàn khốc thành một thành phố hiện đại như hôm nay.
Như vậy, nếu giáo viên không sử công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng trên thì
không thể nào lột tả được hết nội dung của bài học. Học sinh không thể nào hình dung
được chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và khó lòng cảm phục được những hi sinh anh dũng
của cha ông ta. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là một
điều cấp thiết hiện nay.
Để thiết kế bài giảng trên, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Powerpoint hoặc
Activestudio (phải có bảng thông minh - Activeboard) kết hợp cùng các tính năng hỗ trợ
như hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phần mềm Ultra
Video Splitter hoặc Herosoft 3000 để cắt những đoạn phim cần thiết cho bài giảng. Ngoài
ra, giáo viên cũng cần có phần mềm Jet Audio hoặc Media Player Classic hoặc Herosoft
3000 để có thể đọc được những đoạn phim trên. Như vậy, do đặc thù của bộ môn Lịch sử
cần phải có những tư liệu trực quan, sinh động để giúp học sinh tái hiện lại lịch sử nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử là cấp thiết ớ các trường phổ
thông hiện nay.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động mạnh mẽ
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức
của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với môn Lịch sử, sự ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học càng quan trọng hơn vì giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều
nguồn sử liệu khác nhau về một vấn đề lịch sử để học sinh tự rút ra tri thức cho mình.
Điều này rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục nước ta là phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[6].
Đó cũng là niềm mong mỏi và hi vọng của tất cả những người làm công tác giáo dục. Hi
vọng tương lai không xa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ trở nên phổ
biến để góp phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
Chú thích
[1]
[2] Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Lịch sử 10, NXB GD.2006, tr-32.
[3] Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang(2006), Giáo trình Ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường CĐSP Thành phố
Hồ Chí Minh, tr 3
[4] Bộ GD&ĐT, Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên, Thực hiện chương trình Sách giáo khoa
Lịch sử 11, NXB GD, 2007, tr 25.
[5] Nguyễn Thế Kim, Nhập môn Sử học, Tập Bài giảng, khoa Lịch Sử, trường
ĐHSPTPHCM, 1999, tr7.
[6] Phan Ngọc Liên (cb), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12, môn
Lịch sử, NXB GD, 2008, tr-9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Lịch sử 10, NXB GD.
2. Bộ GD&ĐT (2007), Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên, Thực hiện chương trình
Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB GD.
3. Bộ GD&ĐT (2008), Lịch sử 12, NXB GD.
4. Nguyễn Thế Kim (1999), Nhập môn Sử học, Tập Bài giảng, khoa Lịch Sử,
trường ĐHọc sinh PTPHCM.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình Sách
giáo khoa lớp 12, môn Lịch sử, NXB GD.
6. Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang(2006), Giáo trình Ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường
CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh.
7.
8. www.prometheanlearning.com