1. Đặt vấn đề
Tự bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng rất quan trọng cần phải hình
thành cho trẻ em ngay từ bậc học mầm non (MN). Bé làm gì khi bị bắt cóc, khi bé giẫm
phải đinh, khi nước lũ dâng cao, khi động đất, khi bé bị quả bóng đập vào mắt, khi bé
bị nước chui vào tai Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tình huống có vấn đề
(THCVĐ) phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, ngay từ lứa tuổi MN, trẻ cần phải được
rèn luyện kỹ năng giải quyết các THCVĐ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào để có thể tự bảo
vệ bản thân mình. Bởi vì khi đang ở độ tuổi tiền học đường và cả những năm tháng
chập chững về sau, thì trong từng khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật, trẻ cần
được trang bị một vốn kiến thức hiểu biết đời thường. Vốn kiến thức này vô cùng quan
trọng vì nó giúp trẻ luôn được an toàn khi có tình huống xấu xảy ra. Càng sớm càng tốt,
kiên trì và liên tục, nhằm giúp cho giáo viên mầm non (GVMN) cũng như các bậc phụ
huynh từng bước hướng dẫn trẻ nhận thức được và ứng xử đúng cách trước các tình
huống bất ngờ cũng như các mối hiểm nguy rình rập xung quanh trẻ, chúng tôi chọn đề
tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các tình huống có vấn đề
hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân”.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo
sát thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giải quyết THCVĐ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân ở
các trường MN hiện nay, tìm hiểu và thiết kế các THCVĐ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân,
thử nghiệm trên trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN và xin ý kiến đánh giá của GVMN về
những THCVĐ mà chúng tôi đã xây dựng.
Để đạt mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp (PP) nghiên cứu sau: PP nghiên cứu lý luận, PP phỏng vấn, PP quan sát,
PP hỏi ý kiến chuyên gia, PP điều tra bằng bảng hỏi, PP thử nghiệm, PP thống kê toán
học.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các tình huống có vấn đề hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi tự bảo vệ bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
56
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC THIẾT KẾ
CÁC TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỔI
TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
Trần Thị Hằng,
Đặng Thị Diễm My,
Nguyễn Thị Hồng,
Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
(Sinh viên năm 3, Khoa GD Mầm non)
GVHD: ThS Đỗ Chiêu Hạnh
1. Đặt vấn đề
Tự bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng rất quan trọng cần phải hình
thành cho trẻ em ngay từ bậc học mầm non (MN). Bé làm gì khi bị bắt cóc, khi bé giẫm
phải đinh, khi nước lũ dâng cao, khi động đất, khi bé bị quả bóng đập vào mắt, khi bé
bị nước chui vào tai Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tình huống có vấn đề
(THCVĐ) phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, ngay từ lứa tuổi MN, trẻ cần phải được
rèn luyện kỹ năng giải quyết các THCVĐ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào để có thể tự bảo
vệ bản thân mình. Bởi vì khi đang ở độ tuổi tiền học đường và cả những năm tháng
chập chững về sau, thì trong từng khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật, trẻ cần
được trang bị một vốn kiến thức hiểu biết đời thường. Vốn kiến thức này vô cùng quan
trọng vì nó giúp trẻ luôn được an toàn khi có tình huống xấu xảy ra. Càng sớm càng tốt,
kiên trì và liên tục, nhằm giúp cho giáo viên mầm non (GVMN) cũng như các bậc phụ
huynh từng bước hướng dẫn trẻ nhận thức được và ứng xử đúng cách trước các tình
huống bất ngờ cũng như các mối hiểm nguy rình rập xung quanh trẻ, chúng tôi chọn đề
tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các tình huống có vấn đề
hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân”.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo
sát thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giải quyết THCVĐ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân ở
các trường MN hiện nay, tìm hiểu và thiết kế các THCVĐ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân,
thử nghiệm trên trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN và xin ý kiến đánh giá của GVMN về
những THCVĐ mà chúng tôi đã xây dựng.
Để đạt mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp (PP) nghiên cứu sau: PP nghiên cứu lý luận, PP phỏng vấn, PP quan sát,
PP hỏi ý kiến chuyên gia, PP điều tra bằng bảng hỏi, PP thử nghiệm, PP thống kê toán
học.
2. Nội dung
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thiết kế các THCVĐ nhằm
hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân là vô cùng cần thiết. Vào giai đoạn này, khả
năng tư duy và phân tích của trẻ rất cao, vốn kinh nghiệm sống rất phong phú Trẻ
Năm học 2010 – 2011
57
đòi hỏi những hoạt động mà GVMN tổ chức phải mang tính thực tế, hình ảnh sống
động, phải hấp dẫn trẻ Những yêu cầu này đối với các PP giảng dạy thông thường
khó có thể đáp ứng được. Vì thế, khi ứng dụng CNTT vào việc thiết kế các THCVĐ
giúp trẻ tự bảo vệ bản thân sẽ không chỉ giúp trẻ có được những kỹ năng vô cùng cần
thiết mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm - xã hội và thẩm mỹ, qua đó phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Khi ứng dụng CNTT vào việc thiết kế những THCVĐ nhằm hướng dẫn trẻ kỹ
năng tự bảo vệ bản thân, GVMN có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của mình, có
thể chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh
làm tư liệu cho các thiết kế của mình. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh về các
tình huống bất ngờ, những con người ngộ nghĩnh hiện ngay ra, với hiệu ứng của những
âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ
(trẻ được chủ động trong các hoạt động), từ đó nâng cao được khả năng giải quyết vấn
đề cho trẻ, giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình
trong những tình huống nguy hiểm.
2.1. Tiến trình thiết kế một THCVĐ giúp trẻ 5 - 6 tuổi tự bản vệ bản thân
Bước 1: Tìm hiểu khả năng của trẻ, chọn THCVĐ phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi.
Bước 2: Xây dựng kịch bản cho mỗi tình huống.
Bước 3: Thu thập tư liệu liên quan đến tình huống (hình ảnh, âm thanh).
Bước 4: Ứng dụng CNTT vào thiết kế các tình huống.
Bước 5: Thử nghiệm, đánh giá.
Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sử dụng.
2.2. Thực trạng sử dụng THCVĐ giúp trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân
Sau khi đã tiến hành lấy ý kiến của các GV dạy lớp Lá ở một số trường MN trên
địa bàn TP HCM về việc ứng dụng CNTT vào thiết kế các THCVĐ để hướng dẫn trẻ 5
- 6 tuổi tự bảo vệ bản thân, chúng tôi nhận được kết quả như sau: 100% giáo viên
thường xuyên dạy những THCVĐ trong việc cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ và
cho rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ là cần thiết và hầu hết các giáo viên dạy trẻ
THCVĐ thông qua truyện, thơ, tranh ảnh. Rất ít giáo viên tự thiết kế các THCVĐ để
cho trẻ giải quyết trên máy tính nhằm hướng dẫn trẻ kỹ năng giải quyết THCVĐ.
Như vậy, kết quả điều tra thực trạng cho thấy, có rất ít giáo viên ứng dụng CNTT
vào việc thiết kế các THCVĐ để hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân. Đây chính
là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.
2.3. Thiết kế các THCVĐ hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân
Để thiết kế các THCVĐ hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân, chúng tôi đã
sử dụng hai phần mềm là Powerpoint và Photoshop.
¾ Mục đích
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
58
Hướng dẫn trẻ có khả năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống: động đất,
nước lũ dâng cao, bé bị bắt cóc, quả bóng đập vào mắt bé, nước chui vào tai, bé dẫm
phải đinh, ba để quên chìa khóa trên xe máy, bé bị nghẹn, người lạ mặt cho bé bánh
kẹo, rò gas, người lạ đến trường đón bé, bé lạc mất mẹ nơi đông người, kẻ trộm lẻn vào
nhà hàng xóm, bé bị chảy máu mũi.
Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ, phát triển tư duy logic.
¾ Cách chơi
Trẻ sử dụng chuột để di chuyển và nhấp chuột để chọn số tương ứng với cách giải
quyết mà trẻ cho là đúng.
¾ Hình thức chơi
Trẻ có thể chơi một mình hoặc theo chơi theo nhóm.
2.4.1. Tình huống “Động đất rồi! Nguy hiểm quá!”
“Bé đang chơi đồ chơi thì đột nhiên cảm thấy xung quanh mình lắc lư, bàn ghế
và căn nhà rung lên từng đợt. Động đất rồi làm sao đây?”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé sẽ chạy ra khỏi nhà đến nơi thoáng đãng không có nhà cửa nhiều.
Nếu không chạy khỏi nhà kịp bé hãy nấp dưới gầm bàn, gầm giường hoặc những nơi
che chắn vững chãi và ở đó đến khi hết động đất mới ra.
• Cách 2: Bé hoảng sợ kêu khóc ầm ĩ gọi mẹ.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Bé làm đúng rồi đấy! Bé sẽ được an toàn.
Nếu chọn cách 2: Đừng làm thế! Nếu bé không chạy ra ngoài hoặc tìm nơi ẩn
nấp kịp thời bé sẽ bị các đồ vật rơi vào đầu.
2.4.2. Tình huống “Nước lũ dâng cao”
“Hè này bố mẹ cho bé về quê nội chơi. Hôm đó ông bà nội và chú thím đi làm hết
chỉ có mình bé và em Na ở nhà. Bỗng bầu trời chuyển mây rồi mưa đổ xuống như trút
nước. Mưa lớn kéo dài mấy giờ liền. Bé nghe từ ngoài xa tiếng người nói xôn xao, thì
ra con đê đâu làng bị vỡ, nước dâng lên nhanh quá. Bé phải làm sao đây?”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé và em Na chỉ biết ngồi trên giường đợi ông bà nội và chú thím về.
• Cách 2: Bé dẫn em chạy theo hàng xóm đến nơi di tản, chắc chắn ông bà nội
và chú thím sẽ tìm thấy bé và em Na. Nếu không kịp chạy ra khỏi nhà, bé hãy lấy tấm
gỗ hoặc lốp xe để ngồi lên như thế sẽ nổi lên mặt nước và chờ người đến cứu.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Nếu bé làm thế mà ông bà nội và chú thím không về kịp, bé
và em có thể sẽ chết đuối.
Năm học 2010 – 2011
59
Nếu chọn cách 2: Bé làm đúng rồi đấy! Bé và em sẽ được an toàn.
2.4.3. Tình huống “Dẫm phải đinh”
“Hôm nay nhà bạn Tí cạnh nhà bé dọn đồ để chuẩn bị xây nhà mới. Sáng sớm,
bạn Tí đã í ới gọi bé qua chơi. Bé vui lắm, liền xin phép bố mẹ chạy ù qua nhà bạn Tí.
Nhưng vừa chạy đến sân nhà bạn Tí, bé thấy đau nhói dưới bàn chân. Nhìn xuống chân
thì ôi thôi bé đã dẫm lên một tấm gỗ có nhiều đinh và một cây đinh đã găm vào dép của
bé. Đau quá! Bé phải làm sao đây?”
Có hai cách sau bé hãy lắng nghe và chọn một cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé bình tĩnh ngồi xuống, gọi người lớn đến giúp đỡ.
• Cách 2: Bé sẽ rút chiếc đinh ra sau đó kiếm một miếng vải lau sạch máu rồi đi
chơi tiếp.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Người lớn sẽ giúp bé lấy cây đinh ra và sát trùng vết thương
giúp bé.
Nếu chọn cách 2: Nếu bé làm thế có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng, rất
nguy hiểm!
2.4.4. Tình huống “Bé bị nước chui vào tai”
“Giờ học bơi, bé và các bạn đang đùa giỡn thì bỗng có một cậu bạn quá tay hắt
nước vào tai bé. Ôi nước vào tai vừa đau vừa khó chịu, bé phải làm sao đây?”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Nước vào tai sẽ tự ra mà. Bé cứ mặc kệ và tiếp tục chơi.
• Cách 2: Bé sẽ nghiêng đầu để tai bị nước vào chúc xuống dưới, rồi nhảy lò cò
vài cái để dốc nước ra. Nếu làm thế mà nước vẫn không ra thì hãy báo với cô giáo để
cô dùng bông tăm lấy nước ra cho bé.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Bé làm vậy là không đúng đâu. Nước ở trong tai lâu có thể
bị viêm tai đấy!
Nếu chọn cách 2: Ồ nước ra khỏi tai bé rồi nè! Thật là thoải mái!
2.4.5. Tình huống “Bé bị quả bóng đập vào mắt”
“Hôm nay lớp bé hoạt động trên phòng thể dục. Bé và các bạn đang chơi bóng
thật vui thì một bạn ném mạnh tay khiến quả bóng bay trúng mắt bé. Ôi đau quá đi
thôi, bé phải làm sao đây?”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé bình tĩnh ngồi xuống, nhắm mắt lại một chút sau đó mở mắt ra nếu
còn nhìn thấy mọi vật, bé hãy về lớp lấy khăn mát lau nhẹ mắt để đỡ đau và đỡ sưng.
Nếu không nhìn thấy mọi vật thì hãy báo ngay cho cô giáo để cô giúp bé.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
60
• Cách 2: Bé sẽ lấy tay hoặc áo dụi mắt cho đỡ đau.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Bé làm đúng rồi đấy! Một lúc sau, mắt bé sẽ hết đau.
Nếu chọn cách 2: Bé làm vậy nguy hiểm lắm đó, mắt bé sẽ bị tổn thương
nghiêm trọng và còn đau hơn nữa.
2.4.6. Tình huống “Làm gì khi bị bắt cóc?”
“Buổi chiều, đi học về, bé đang chơi ngoài sân thì có hai người thanh niên chạy
xe máy dừng ngay trước nhà bé. Thật nhanh, gã ngồi đằng sau chạy đến túm cổ bé lôi
lên xe. Bé đã bị bắt cóc rồi, làm sao đây?”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé hãy vùng chạy khỏi tay hắn và kêu cứu thật to, hãy chạy nhanh
vào nhà hoặc đến nơi đông người. Khi đã bị bắt đi bé đừng kêu khóc nữa kẻo bị chúng
đánh. Hãy vứt bỏ lại những vật quen thuộc của mình trên đường đi để làm dấu cho bố
mẹ và cảnh sát. Hãy quan sát kĩ khuôn mặt, dáng người và quần áo của những tên bắt
cóc, nhớ số xe và quan sát những công trình kiến trúc lớn hai bên đường. Hãy tận dụng
mọi cơ hội kẻ bắt cóc lơ là để trốn thoát.
• Cách 2: Bé sợ hãi gào khóc thật to, giãy đạp để mong trốn thoát.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Chú công an và bố mẹ nhất định sẽ đến cứu bé.
Nếu chọn cách 2: Bé không nên làm thế vì sẽ vừa tốn sức vừa bị bọn chúng
đánh.
2.4.7. Tình huống: “Ba ơi! Ba để quên chìa khóa trên xe rồi nè!”
“Tan học, bé được ba đón về bằng xe máy. Về đến nhà, bé phát hiện ba để quên
chìa khóa xe rồi. Có hai cách sau đây, bé hãy chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!”
Có hai cách sau, bé hãy lắng nghe và chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé hãy gọi ba lại và nhắc ba rút chìa khóa xe.
• Cách 2: Bé bắt chước ba bật chìa khóa và lên xe nổ máy.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách thứ 1: Ồ bé đã làm đúng rồi, bé rất ngoan.
Nếu chọn cách thứ 2: Ôi bé bị té rồi, chân chảy máu đau quá.
2.4.8. Tình huống: “Bé ăn bánh bị bị nghẹn cứng cổ rồi!”
“Bé đi chơi về thấy, một cái bánh thật là to trên bàn. Đang đói bụng, bé bỏ một
miếng thật là to và nhai ngấu nghiến. Ối! Bé bị nghẹn rồi làm sao đây?”
Có 2 cách sau đây bé hãy lắng nghe và chọn cách giải quyết tốt nhất nhé.
Năm học 2010 – 2011
61
• Cách 1: Nếu còn nói và ho được bé hãy cố gắng ho để đẩy miếng bánh ra khỏi
cổ. Nếu không làm được, bé hãy gọi người lớn đến nhờ giúp đỡ.
• Cách 2: Bé sẽ ăn thêm một miếng bánh thật to và uống một ly nước thật đầy
để hi vọng có thể đẩy được miếng bánh vào trong cổ.
Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách trên:
Nếu chọn cách thứ 1: Người lớn sẽ có cách đẩy vật nghẹn ra giúp bé hoặc sẽ
đưa bé đến bệnh viện.
Nếu chọn cách thứ 2: Đừng làm thế, bé có thể bị nghẹn thêm và dẫn đến tắc
thở.
2.4.9. Tình huống “Người lạ mặt cho bé bánh kẹo”
“Hôm nay, mẹ dẫn bé đi công viên chơi. Vào đến công viên, bé thích thú chạy
nhảy tung tăng và ngắm cảnh đẹp. Bỗng có một người lạ mặt cho bé một cây kẹo thật
là to. Bé phải làm sao đây, có nên nhận hay không?”
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Ồ! Kẹo đối với bé là nhất, bé sẽ hân hoan vui vẻ đón nhận.
• Cách 2: Bé sẽ không bao giờ nhận kẹo của người lạ mặt đâu. Bé sẽ chạy đi tìm
mẹ.
Bé chọn cách nào trong 2 cách trên?
Nếu chọn cách 1: Trong kẹo có thể có thuốc mê và người lạ mặt kia có thể là
kẻ bắt cóc sẽ bắt bé đi.
Nếu chọn cách 2: Bé được an toàn bên mẹ rồi.
2.4.10. Tình huống: “Ôi! Rò gas, nguy hiểm quá!”
“Bé đang ngồi xem tivi chợt ngửi thấy một mùi rất lạ. Bé liền chạy quanh nhà thì
phát hiện mùi lạ đó xuất phát từ bếp. Bé vào bếp xem thử thì phát hiện hình như mùi đó
xuất phát từ bình gas. Gas bị rò rồi. Nguy hiểm quá! Làm sao đây?”
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé sẽ ngồi đó canh chừng bình gas và chờ cho đến khi mẹ xuống bếp.
• Cách 2: Bé sẽ chạy đi báo cho mẹ ngay để mẹ xử lý.
Bé sẽ chọn cách nào trong hai cách trên?
Nếu chọn cách 1: Bé sẽ bị ngộ độc vì hít phải quá nhiều khí gas.
Nếu chọn cách 2: Bé đã chọn đúng rồi, bây giờ bé có thể thoải mái ngồi xem ti
vi mà không phải khó chịu vì mùi gas nữa.
2.4.11. Tình huống “Bé bị chảy máu mũi rồi! Làm sao đây?”
“Sáng nay, bé ra vườn chơi thấy một bông hoa mới nở thật là đẹp liền chạy lại
xem. Trong lúc ngắm bông hoa, đột nhiên bé thấy mình bị chảu máu mũi. Ôi! Bé bị
chảy máu mũi rồi, làm sao bây giờ?”
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
62
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé sẽ ngửa cổ lên để máu không chảy ra ngoài nữa.
• Cách 2: Bé sẽ cúi mặt về phía trước, dùng tay bóp chặt cánh mũi đồng thời lấy
một chiếc khăn ướt đắp lên trán.
Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách trên?
Nếu chọn cách 1: Máu có thể chảy qua miệng và xuống bụng khiến bé bị nôn.
Nếu chọn cách 2: Ồ! Bé hết bị chảy máu mũi rồi nè.
2.4.12. Tình huống “Bé bị lạc mất mẹ nơi đông người”
“Hôm nay bé được mẹ dẫn đi siêu thị chơi. Vào trong siêu thị bé rất thích gian
hàng đồ chơi, cứ nhìn ngắm mãi mà không biết chán. Một lúc sau bé mới nhận ra rằng
bé đã lạc mất mẹ.”
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé tìm gặp chú bảo vệ và nhờ chú tìm mẹ giúp mình.
• Cách 2: Bé hoảng sợ khóc thật là to để hi vọng mẹ có thể nghe thấy tiếng khóc
của mình.
Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách trên?
Nếu chọn cách 1: Bé tìm gặp được mẹ rồi nè!
Nếu chọn cách 2: Nếu bé làm thế, kẻ xấu sẽ biết bé đã lạc mất mẹ rồi sẽ ngỏ ý
giúp đỡ rồi sau đó sẽ bắt bé đi.
2.4.13. Tình huống “Người lạ đến trường đón bé”
“Tan trường, bé đang đợi mẹ đón về. Bỗng có một người lạ mặt đến trường nói là
được mẹ nhờ đến đón bé. Bé phải làm sao đây, có nên đi theo người lạ mặt đó không?”
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé sẽ đi theo người lạ mặt đó vì nghĩ đó là bạn của mẹ.
• Cách 2: Bé sẽ không đi theo người lạ mặt đó và quyết định ở lại với cô giáo và
đợi mẹ đến đón.
Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách trên?
Nếu chọn cách 1: Người lạ kia có thể là kẻ bắt cóc và bắt bé đi.
Nếu chọn cách 2: Ồ! Mẹ đến trường đón bé rồi nè!
2.4.14. Tình huống “Kẻ trộm lẻn vào nhà hàng xóm”
“Buổi chiều, bé vừa đi học về đang ngồi chơi với em ở ngoài sân. Chợt bé nhìn
thấy ra một kẻ trộm đang lẻn vào nhà hàng xóm. Bé phải làm sao đây?”
Có 2 cách sau đây, bé hãy lắng nghe và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất nhé!
• Cách 1: Bé sẽ hô lên thật to để mọi người đến bắt tên trộm.
Năm học 2010 – 2011
63
• Cách 2: Bé sẽ chạy vào nhà gọi bố để bố báo cho chú công an đến bắt tên
trộm.
Bé sẽ chọn cách nào trong 2 cách trên?
Nếu chọn cách 1: Nếu bé làm thế mà lỡ chưa có người đến kịp có thể bé sẽ bị
tên trộm hành hung.
Nếu chọn cách 2: Chú công an bắt được tên trộm rồi nè.
Trên đây là một số THCVĐ tiêu biểu mà GVMN cần rèn luyện cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường MN để giúp trẻ có khả năng tự bảo vệ bản thân.
2.4. Thử nghiệm các THCVĐ hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tự bảo vệ bản thân
Để tìm hiểu khả năng, hứng thú của trẻ khi giải quyết các THCVĐ mà chúng tôi
đã xây dựng để bước đầu đánh giá tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành tổ
chức thử nghiệm trên trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn TP HCM.
Kết quả thử nghiệm nhận được như sau:
¾ Nhận xét của giáo viên
Các tình huống hấp dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ rất hứng thú khi chơi,
một số trẻ giải quyết tình huống nhanh và chính xác. Tuy nhiên khả năng dùng chuột
của một số trẻ còn hạn chế nên gặp khó khăn khi thực hiện. Số điểm đánh giá của
GVMN mà chúng tôi nhận được là 8.78 cho thấy những THCVĐ giúp trẻ 5 - 6 tuổi tự
bảo vệ bản thân do chúng tôi đã thiết kế mang tính khả thi.
¾ Kết quả thử nghiệm trên trẻ
Bé Q.B, T.H rất hứng thú với các tình huống. Bé G.H, T.K không những chơi rất
tốt, biết điều khiển chuột mà còn tỏ ra rất thích thú với các nhân vật. Bé B.N, N.A xử lý
nhanh nhưng chưa đúng. Bé H.K, H.N rất thích giải quyết tình huống trên máy tính
nhưng kỹ năng sử dụng chuột chưa tốt.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
5 - 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cần phải được chuẩn bị về tâm lí và cả sinh
lý để tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thiết kế những
THCVĐ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của trẻ để cung cấp kiến thức, kỹ năng
cũng như kinh nghiệm, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình, phát triển khả năng tự
lập. Có thể hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi dưới nhiều hình
thức như truyện, thơ, trò chuyện, trò chơi, kịch nhưng qua thử nghiệm trên thực tế
cho thấy, ứng dụng CNTT để thiết kế các THCVĐ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân không
những gây hứng thú, giúp trẻ chủ động hơn mà còn mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời
trẻ được làm quen và học cách sử dụng máy vi tính.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
64
3.2. Kiến nghị
Trường MN cần được trang bị các thiết bị như: máy vi tính có kết nối internet cho
các lớp, máy chụp hình, máy quay phim, máy scanner
GVMN và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận thường
xuyên với các THCVĐ thông qua các trò chơi đóng vai, đóng kịch, hoặc giáo viên
cũng có thể tạo những THCVĐ cho trẻ học tập để hình thành cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân nói riêng và những kỹ năng sống cần thiết nói chung.
Mở các lớp bồi dưỡng tin học cho GVMN. Khuyến khích giáo viên ứng dụng
CNTT vào việc xây dựng THCVĐ thường xuyên hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non.
2. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầm non, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Thái Hà (chủ biên), Hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ, Nxb Thời đại.
4. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lí học
trẻ em lứa tuổi MN (từ lọt lòng tới sáu tuổi), Nxb Đại học Sư phạm.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA GVMN VỀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
HƯỚNG DẪN TRẺ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
Số lượng: 16 GVMN
Đánh giá (điểm) STT Nộ