Sự phát triển của công nghệ thông tin đã
tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Ngày nay, người học không chỉ rèn luyện khả năng
thực hành tiếng qua các bài học trong giáo trình mà
còn phát triển kiến thức của mình qua các tài liệu trên
mạng internet. Giáo viên cũng không còn chỉ lệ thuộc
vào sách, đĩa CD hoặc DVD kèm theo giáo trình mà có
thể làm phong phú tài liệu giảng dạy thông qua các bài
tập và video trên các trang mạng khác nhau.
Bài viết này nhằm phân tích và nêu ra các phương
pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy
video trực tuyến. Phần đầu của bài viết cung cấp cho
người đọc thông tin khái quát về tình hình hình dạy và
học kỹ năng nghe ở Khoa tiếng Đức, Trường Đại học
Hà Nội. Trong đó, tác giả liệt kê các trang web tiếng
Đức có video trực tuyến, phân tích kết quả thi học kỳ
và tổng kết phiếu điều tra quan điểm của sinh viên đối
với kỹ năng nghe. Trong phần thứ hai, qua việc nghiên
cứu, phân tích, so sánh và đánh giá các trang web có
video trực tuyến theo các tiêu chí cụ thể, tác giả đã nêu
ra được thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy video trên
các trang web này. Vì vậy, phần cuối bài viết là một số
gợi ý trong việc thiết kế các dạng bài tập ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy video trực tuyến.
Trong đó, tác giả nêu ra các dạng bài tập ứng dụng các
phần mềm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghe hiểu,
phát triển khả năng tiếp cận các nguồn thông tin thực
tế, củng cố ngữ pháp, luyện phát âm, tăng cường vốn
từ vựng và kiến thức đất nước học. Đặc biệt, một số
dạng bài tập áp dụng phương pháp kết hợp (Blended
Learning) và ứng dụng phần mềm moodle hoặc mạng
xã hội edmodo giúp sinh viên có khả năng tư duy, rèn
luyện phong cách làm việc nhóm và tăng tính tương tác
giữa giáo viên và sinh viên.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ trong khai thác và giảng dạy video trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
694
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG KHAI THÁC
VÀ GIẢNG DẠY VIDEO TRỰC TUYẾN
Bùi Th Thanh Hin
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã
tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Ngày nay, người học không chỉ rèn luyện khả năng
thực hành tiếng qua các bài học trong giáo trình mà
còn phát triển kiến thức của mình qua các tài liệu trên
mạng internet. Giáo viên cũng không còn chỉ lệ thuộc
vào sách, đĩa CD hoặc DVD kèm theo giáo trình mà có
thể làm phong phú tài liệu giảng dạy thông qua các bài
tập và video trên các trang mạng khác nhau.
Bài viết này nhằm phân tích và nêu ra các phương
pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy
video trực tuyến. Phần đầu của bài viết cung cấp cho
người đọc thông tin khái quát về tình hình hình dạy và
học kỹ năng nghe ở Khoa tiếng Đức, Trường Đại học
Hà Nội. Trong đó, tác giả liệt kê các trang web tiếng
Đức có video trực tuyến, phân tích kết quả thi học kỳ
và tổng kết phiếu điều tra quan điểm của sinh viên đối
với kỹ năng nghe. Trong phần thứ hai, qua việc nghiên
cứu, phân tích, so sánh và đánh giá các trang web có
video trực tuyến theo các tiêu chí cụ thể, tác giả đã nêu
ra được thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy video trên
các trang web này. Vì vậy, phần cuối bài viết là một số
gợi ý trong việc thiết kế các dạng bài tập ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy video trực tuyến.
Trong đó, tác giả nêu ra các dạng bài tập ứng dụng các
phần mềm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghe hiểu,
phát triển khả năng tiếp cận các nguồn thông tin thực
tế, củng cố ngữ pháp, luyện phát âm, tăng cường vốn
từ vựng và kiến thức đất nước học. Đặc biệt, một số
dạng bài tập áp dụng phương pháp kết hợp (Blended
Learning) và ứng dụng phần mềm moodle hoặc mạng
xã hội edmodo giúp sinh viên có khả năng tư duy, rèn
luyện phong cách làm việc nhóm và tăng tính tương tác
giữa giáo viên và sinh viên.
Abstract: The development of information
technology has created favorable conditions for
foreign language teaching and learning. Today,
students have the ability not only to train their
language skills through the lessons in the books, but
also to develop their knowledge through materials
on the internet. The teacher no longer just relies on
books, CDs or DVDs attached to books, they can
enrich teaching materials through exercises and
videos on various websites.
This article aims to analyze and raise the
methods of applying information technology in
teaching online videos. The first part of the article
provides readers with general information about the
teaching and learning in the listening skills in the
German Department of Hanoi University, in which,
the author lists the websites with online videos in
German language, analyzes end-of-term test results
and summarizes survey of student views on listening
skills. In the second part, through research, analysis,
comparison and evaluation of online video sites
according to specific criteria, the author works out
the advantages and disadvantages in teaching
videos on these sites. So, at the end of the article
there are some suggestions for designing exercises
on applying information technology in teaching
online videos. In particular, the author states
software application exercise types which help
students practice listening skills, develop the ability
to access sources of update information, reinforce
grammar, pronunciation, enhance vocabulary and
knowledge about the country and people. Especially,
several types of exercises to apply the combined
method (Blended Learning) and software
applications moodle or edmodo social networking
help students to be able to think, work in groups and
increase interaction between teachers and students.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo
điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học ngoại
ngữ. Ngày nay, người học không chỉ rèn luyện
khả năng thực hành tiếng qua các bài học trong
giáo trình mà còn phát triển kiến thức của mình
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
695
qua các tài liệu trên mạng internet. Giáo viên cũng
không còn chỉ lệ thuộc vào sách giáo khoa mà còn
làm phong phú tài liệu giảng dạy thông qua các
bài tập trên các trang mạng khác nhau. Đặc biệt,
việc áp dụng các video trực tuyến trên internet đã
mang lại hiệu quả trong các giờ nghe hiểu, tạo
được sự thay đổi không khí học tập. Việc đưa
video vào giảng dạy giúp người học hiểu hơn và
tiếp nhận nhiều thông tin đất nước học hơn các bài
nghe thông thường nhờ hình ảnh minh hoạ sinh
động (Brandi 2001, tr.149). Vì vậy, trong khoa
tiếng Đức, video trở thành một phần không thể
thiếu trong giờ dạy kỹ năng nghe.
1. Tình hình giảng dạy kỹ năng nghe hiểu ở
khoa tiếng Đức
Kỹ năng nghe hiểu là một phần của bộ môn
thực hành tiếng và được tập trung giảng dạy vào 4
học kỳ đầu tiên. Trong 2 học kỳ đầu, sinh viên
được học tổng hợp 4 kỹ năng. Đến học kỳ 3 và 4,
các kỹ năng được tách riêng và luyện chuyên biệt
sâu hơn, mỗi kỹ năng 2 buổi (2,5 tiết) 1 tuần,
trong đó kỹ năng nghe có 1 buổi dạy video trên
phòng học đa năng.
Ở trình độ B2 trong khung tham chiếu Châu
Âu (Europarat 2001, tr. 71) quy định: người học
có thể hiểu các thông tin chính trong các bản tin,
các bài phỏng vấn hoặc các chương trình đối thoại
trên truyền hình và hiểu được nội dung trong các
bộ phim hoặc vở kịch.
Trong khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt
Nam, kỹ năng nghe ở bậc 4 (tương đương trình độ
B2 của Khung tham chiếu Châu Âu) trong mục
2.1.5 Nghe đài và xem truyền hình cũng được mô
tả như sau:
- Có thể hiểu được hầu hết các chương trình tài
liệu trên phát thanh và truyền hình.
- Có thể nhận ra tâm trạng, giọng điệu của
người nói.
- Có thể hiểu các văn bản ghi âm, truyền hình
sử dụng ngôn ngữ chuẩn thường gặp trong đời
sống xã hội, nghề nghiệp hay học thuật, xác định
được quan điểm và thái độ của người nói cũng
như nội dung thông tin được phát ngôn.
Với những yêu cầu như trên, việc đổi mới
phương pháp giảng dạy nghe hiểu là cần thiết.
Hiện nay, các giáo trình nghe nhìn tiếng Đức chủ
yếu tập trung ở trình độ cơ sở. Các giáo trình ở
trình độ nâng cao có nhiều bài tập và chủ đề chưa
thực sự phù hợp với các chủ đề giảng dạy trên lớp.
Ngoài ra, những đoạn phim trong các giáo trình
không có tính cập nhật và thực tế. Vì vậy, trong
chương trình đào tạo, giáo viên không chỉ áp dụng
các bài nghe có sẵn trong các giáo trình mà còn
cho sinh viên làm quen với các video thực tế trên
truyền hình cũng như các loại hình trên internet, ví
dụ như trong các trang web sau đây:
- Trang web có video kèm bài tập:
• https://www.goethe.de
Đây là trang web của Viện ngôn ngữ mang tên
nhà đại văn hào Gớt của Đức. Với quy mô gồm
160 viện trải rộng trên 94 quốc gia, trang web tập
hợp một kho tài liệu giảng dạy phong phú với các
loại hình bài tập đa dạng. Đặc biệt, bộ phim dài 18
tập Ticket nach Berlin (Tấm vé đến Berlin) miêu
tả hành trình của 6 chàng trai cô gái trên mọi ngả
đường của nước Đức và Kubus-Kultur-Video aus
Deutschland (Video về văn hóa Đức) với 49 bộ
phim ngắn về các sự kiện văn hoá, chính trị, xã
hội Đức với độ dài 15 phút mỗi tập là những video
rất đặc sắc có thể áp dụng trong dạy nhờ tài liệu
hướng dẫn cụ thể.
•
Deutsche Welle (Làn sóng Đức) được biết đến
là một kênh truyền hình của Đức phát ra khắp thế
giới với nội dung quảng bá nước Đức nói riêng và
châu Âu nói chung bằng 30 thứ tiếng. Trong
chuyên mục học tiếng Đức, trang web cung cấp
khá nhiều video phóng sự, bản tin có nội dung chủ
yếu về nước Đức với các bài tập cụ thể. Đặc biệt,
trang web có chuyên mục học tiếng Đức qua âm
nhạc với 53 tập phim miêu tả nhật ký hành trình
của ban nhạc Hip-Hop EINSHOCH6 và bộ phim
truyền hình Jojo sucht das Glück (Jojo đi tìm hạnh
phúc) dài 66 tập miêu tả một cô gái Braxin trên
con đường tìm may mắn và hạnh phúc của mình ở
Đức. Các bộ phim này đều có phiên lời và hướng
dẫn giảng dạy với bài tập cụ thể.
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
696
•
Planet Schule (Trường học không gian) là sản
phẩm của 2 kênh truyền hình SWR và WDR của
Đức dành cho giáo viên và học sinh Đức cũng như
học sinh nước ngoài học tiếng Đức là ngoại ngữ.
Kho dữ liệu video phong phú của trang web bao
gồm các phóng sự, bản tin truyền hình và đặc biệt
là 10 tập phim ngắn có nội dung cho thiếu nhi như
Mumbro & Zinell (Mumbro và Zinell) với các
nhân vật ngộ nghĩnh và các chuyến phiêu lưu kỳ
thú và chương trình Zu Hause in Deutschland (Ở
nhà tại Đức) kể về cuộc sống của các gia đình
nhập cư tại Đức. Đặc biệt, trang web còn cung cấp
bài tập và bản phiên lời của 13 tập phim truyền
hình trong chương trình Extra Deutsch (Tiếng
Đức bổ sung) xoay quanh câu chuyện thú vị về 5
nhân vật, trong đó có Sam, một chàng trai người
Mỹ với vốn tiếng Đức ít ỏi tạo nên các tình huống
hài hước.
• https://www.deutsch-portal.com/
Được sự hỗ trợ của gần 20 hiệp hội tiếng Đức,
các nhà xuất bản sách và các trường đại học, trang
web này tập hợp khá nhiều tài liệu giảng dạy cho
tất cả các kỹ năng thực hành tiếng. Đây cũng là
nơi trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên và kết
nối sinh viên học tiếng Đức với nhau. Tuy nhiên,
số lượng video không nhiều và chưa thực sự đa
dạng. Đa số các video lấy nguồn từ kênh truyền
hình Đức DW và kèm theo các bài tập cụ thể.
•
Đây là một trang web cá nhân do Andreas
Neustein ở Tây Ban Nha tạo nên nhằm mục đích
hỗ trợ việc dạy và học tiếng Đức. Với việc phân
chia cụ thể các bài tập theo kỹ năng và theo trình
độ, các video kèm theo bài tập và đáp án tập trung
chủ yếu ở chuyên mục nghe nhìn với số lượng còn
hạn chế.
•
Đây cũng là một trang web cá nhân do Joachim
Quandt ở Tây Ban Nha tạo ra nhằm cung cấp cho
người dạy và người học các bài tập theo dạng
tương tác. Nhờ đó, người học có thể nghe nhìn,
làm bài tập và kiểm tra đáp án ngay mà không cần
sự hỗ trợ của giáo viên. Phần lớn các video trong
trang web này thuộc thể loại âm nhạc, một số
được sắp xếp theo chủ đề.
- Trang web có video không kèm bài tập:
• https://www.youtube.com/,
Youtube được biết đến với kho dữ liệu phong
phú hoàn toàn miễn phí với các thể loại video từ
video cá nhân mang tính chất riêng tư đến những
chương trình đặc sắc mà khó có thể tải về ở các
trang web chính thức của đài truyền hình. Trong
khi youtube mang tính toàn cầu thì clipfish.de lại
là trang web của Đức với bộ sưu tập các video
mới nhất đủ thể loại từ âm nhạc, phim ảnh, các
chương trình trò chơi trên truyền hình Đức.
•
Trang web này là món quà đặc biệt dành cho
những ai thích các chương trình hài hước, vui
nhộn của các kênh chương trình phải trả phí như
rtl hoặc sat1 hay pro7. Với sự tập hợp có thứ tự
ngày tháng các chương trình phát sóng, người xem
có thể theo dõi được toàn bộ chương trình mình
yêu thích mà không cần bật đầu thu tại nhà. Điểm
đặc biệt trong các chương trình này là tốc độ nói
rất nhanh và độ hài hước mà sinh viên cần phải
nắm vững kiến thức đất nước học mới có thể hiểu
được.
•
Đây là trang web phải trả phí dành riêng cho
việc học tập các môn học từ lớp 1 đến lớp 13 ở
Đức cũng như các chuyên ngành ở bậc đại học.
Với giọng phát âm chuẩn, các video được thiết kế
theo hình thức giải thích các hiện tượng, các khái
niệm chuyên ngành theo cách dễ hiểu nhất. Đối
với chuyên ngành tiếng Đức, có thể sử dụng một
số video miễn phí ở môn tiếng Đức về các hiện
tượng ngữ pháp hoặc phần tóm tắt tác phẩm trong
bộ môn văn học làm tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên,
những video này không có bản phiên lời nên có
thể gây khó khăn cho giáo viên khi soạn bài tập.
• Các kênh truyền hình:
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
697
Với chất lượng, hình ảnh đẹp và độ cập nhật
cao, các video trên truyền hình luôn là sự lựa chọn
số 1 trong tài liệu giảng dạy ngoại ngữ. Hiện nay,
hầu hết các trang web của các kênh này đều co
một số lượng video có kèm bản phiên lời dành cho
những người khiếm thính. Đây là sự hỗ trợ không
nhỏ dành cho giáo viên trong khi soạn các bài tập
cho sinh viên.
Sau một năm áp dụng giảng dạy video trong
giờ nghe hiểu, kết quả kỹ năng nghe của sinh viên
vẫn không đạt được như yêu cầu. Dưới đây là
bảng tổng hợp điểm thi của sinh viên khoá 2012–
2016 trong học kỳ 1 và 2 của năm học 2013-2014,
trong đó, kỹ năng nghe được so sánh với các kỹ
năng thực hành tiếng khác theo tỉ lệ phần trăm
điểm đạt giỏi, khá, trung bình và không đạt. Kết quả
như sau:
Bảng 1: Tổng hợp điểm thi học kỳ 1 của sinh viên năm thứ 2 khoá 2012-2016
Bảng 1: Tổng hợp điểm thi học kỳ 2 của sinh viên năm thứ 2 khoá 2012-2016
So với các kỹ năng khác, kỹ năng nghe có tỉ lệ
sinh viên đạt điểm khá giỏi thấp nhất và tỉ lệ điểm
trung bình cao nhất chiếm trên 60%. So với học
kỳ 1, tỉ lệ sinh viên có số điểm không đạt ở cấp độ
B2 tăng hơn 6% và trở thành môn có tỉ lệ trượt
cao nhất. Số sinh viên đạt điểm khá giỏi trong
môn nghe giảm từ 20% xuống còn 12%. Trong
cuộc khảo sát vào tháng 8 năm 2014 ở 50 sinh
viên năm thứ 2 Khoa tiếng Đức, Trường Đại học
Hà Nội, đa số sinh viên cho rằng, kỹ năng nghe là
kỹ năng rất khó trong 4 kỹ năng tiếng. Điểm số
thấp trong kỹ năng này có nguyên nhân chủ yếu là
do sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc
luyện nghe. 45% trong số 50 em được hỏi nghe
trung bình dưới 30 phút 1 ngày, 30% nghe dưới 1
tiếng và thậm chí có 15% không luyện nghe hàng
ngày. Ngoài ra, các bài nghe trình độ cao quá dài
và khó làm giảm hứng thú học tập. Hầu hết các
sinh viên thừa nhận rằng, các bài nghe trong giáo
trình cũng như trên mạng internet rất khó. Một
nguyên nhân khác là do các em không có phương
pháp và mất định hướng khi rèn luyện kĩ năng này.
70% sinh viên biết rất ít các phương pháp luyện
nghe, thậm chí 30% cho rằng mình không biết các
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
698
phương pháp luyện nghe nào. Vì vậy, tuy đã được
hướng dẫn tham khảo một số tài liệu và các trang
web để luyện nghe nhìn trực tuyến nhưng sinh
viên không đủ khả năng xử lý thông tin vì các tài
liệu này không có hoặc có rất ít các loại hình bài
tập hướng dẫn cụ thể.
2. Phân tích các trang web có video trực
tuyến
Để phân tích tài liệu dạy và học trên internet
cần có các tiêu chí cụ thể. Bản tiêu chí đánh giá tài
liệu dạy và học tiếng Đức trên internet (Chaudhuri
2002) nêu ra 4 yếu tố chính:
- Yếu tố kỹ thuật
- Dạng bài tập
- Yếu tố tương tác
- Sự hỗ trợ của giáo viên
Dựa vào các tiêu chí phân tích kỹ năng nghe
nhìn và các dạng bài tập trong bản tiêu chí này, tôi
chọn ra những tiêu chí cơ bản để phân tích các
trang web có video trực tuyến. Việc phân tích tập
trung vào 2 nội dung chính: phân tích video và bài
tập kèm theo.
Trong khi phân tích video, các tiêu chí về chủ
đề, phiên lời, tính thực tiễn, tính cập nhật, hấp dẫn
của video cũng như chất lượng âm thanh và giọng
phát âm chuẩn rất được chú trọng. Ngoài ra, một
yêu cầu khác đối với video là việc trả phí. Hiện
nay, hầu hết các video đều có thể tải về máy tính
dễ dàng nhờ các phần mềm download video như
IDM, youtube downloader, RealPlayer
Downloader... nên tiêu chí này không được đề cập
đến. Các tiêu chí được cụ thể hoá trong các câu
hỏi sau đây:
• Chủ đề các video có đa dạng hay không?
• Video có bản phiên lời không?
• Video có tính thực tiễn không?
• Video có tính cập nhật không?
• Video có thú vị không?
• Việc tải và xem video có miễn phí không?
• Chất lượng hình ảnh và âm thanh của video
có tốt không?
• Trong video có giọng phát âm chuẩn
không?
Đối với việc phân tích bài tập, tiêu chí quan
trọng nhất là việc xác định bài tập có phù hợp với
trình độ người học hay không. Các tiêu chí còn lại
dựa trên các dạng bài do Brandi (2001, tr.18) tổng
hợp. Đó là các dạng bài trước, trong và sau khi
xem video với loại hình bài tập trả lời câu hỏi
hoặc lựa chọn, phát triển các kỹ năng, từ vựng và
ngữ pháp. Ngoài ra, yếu tố âm thanh, hình ảnh, sự
tương tác giữa người học và phương tiện cũng như
với giáo viên và những người học khác cũng được
chú trọng. Các câu hỏi đặt ra cụ thể như sau:
• Bài tập có phù hợp với trình độ B2 không?
• Có đầy đủ hình thức bài tập trước, trong và
sau khi xem không?
• Có dạng bài tập trả lời câu hỏi không?
• Có dạng bài tập lựa chọn không?
• Bài tập có chú trọng đến âm thanh trong
video không?
• Bài tập có chú trọng đến hình ảnh trong
video không?
• Bài tập có cung cấp kiến thức đất nước học
không?
• Có dạng bài tập mở rộng từ vựng không?
• Có dạng bài tập luyện phát âm không?
• Có dạng bài tập luyện ngữ pháp không?
• Bài tập có tính tương tác không?
• Có dạng bài tập thảo luận không?
Dựa vào các tiêu chí trên, việc phân tích các
trang web được khái quát trong bảng sau đây,
trong đó, các tiêu chí được sắp xếp theo thứ tự
thuộc về hai lĩnh vực chính là video và bài tập.
Các video cũng được chia thành hai loại: loại kèm
bài tập và loại không có bài tập kèm theo.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
699
Video
kèm bài tập
Video
không kèm bài tập
go
et
he
.
de
dw
.
de
pl
an
et
-
sc
hl
u
e.
de
de
u
ts
ch
-
po
rta
l.c
o
m
de
u
ts
ch
-
le
rn
er
.
bl
o
g.
de
de
u
ts
ch
-
le
rn
.n
et
yo
ut
u
be
.
de
,
cl
ip
fis
h.
de
m
ys
pa
ss
.
de
so
fa
tu
to
r.
de
Cá
c
kê
n
h
tr
u
yề
n
h
ìn
h
Video
Chủ đề đa dạng + + + - - - + + - +
Có phiên lời + + /- + /- + +/- +/- +/- - - +/-
Thực tế + + + + + + + + + +
Cập nhật + + + - + + + + + +
Thú vị + + + +/- + + + + + +
Miễn phí + + + + + + + + +/- +
Chất lượng hình ảnh và
âm thanh tốt
+ + + + + + + + + +
Phát âm chuẩn + + + + + + +/- +/- + +/-
Bài tập
Phù hợp với trình độ + + + + + +
Đa dạng + + + /- + + +/-
Trả lời câu hỏi + + + + + -
Bài tập lựa chọn + + + + + +
Chú trọng âm thanh + + + /- + + +
Chú trọng hình ảnh + + + + + +
Cung cấp kiến thức
đất nước học
+ + + + + +
Mở rộng từ vựng + + + + + +
Luyện phát âm + + + /- - - -
Luyện ngữ pháp + + + + + -
Tương tác + + /- + - + +
Thảo luận + + + + + -
Ký hiệu: + (Có), - (Không), +/- (Một số có, một số không)
Bảng 2: Phân tích các trang web có video trực tuyến
Theo kết quả trên bảng phân tích, có thể nhận
thấy trong các video có kèm bài tập, các trang web
của viện ngôn ngữ Đức goethe.de, của kênh DW
và planet-schule.de của 2 kênh DWR và SWR của
Đức đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu tài liệu cho giáo
viên vì có lượng video kèm bài tập phong phú.
Tuy nhiên, không phải tất cả video và các bài tập
đã soạn phù hợp với sinh viên trình độ B2. Trong
khi sử dụng, giáo viên vẫn phải mất thời gian biên
tập lại và chỉnh sửa vì các video trong trang
goethe.de có nội dung chủ yếu tập trung chủ đề
giới thiệu đất nước và con người Đức, còn trong
trang DW phần lớn là phóng sự và bản tin không
mấy hấp dẫn. Ngoài ra, các bài tập cho video
Tiu ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng
700
trong trang web planet-schule.de chủ yếu dành
cho học sinh Đức nên đôi khi quá dễ hoặc quá khó.
Mặt khác, video ở trang web của các cá nhân cũng
chưa phong phú và không có tính cập nhật. Vì vậy,
các video trên trang web của các kênh truyền hình
cũng như các trang youtube hay clipfish cũng
được lựa chọn vì sự đa dạng và hấp dẫn của chúng
mặc dù giáo viên phải mất thời gian soạn bài tập.
Việc giảng dạy video thường xuyên vào giờ
nghe hiểu ở Khoa tiếng Đức đã tạo không khí học
tập và làm cho sinh viên hứng thú hơn với việc
học