Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), được thực hiện
nhằm xác định các nhân tố và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường
Đại học Sao Đỏ của sinh viên. Nghiên cứu đã khảo sát 520 sinh viên hệ đại học chính quy năm thứ nhất
tại Trường Đại học Sao Đỏ. Dữ liệu được thu thập từ tháng 9 đến tháng 11/2019 bằng bảng hỏi về mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng SPSS
20. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường là
yếu tố danh tiếng, chi phí và chuẩn chủ quan. Từ kết quả phân tích, một số ý kiến được đề cập trong phần
thảo luận như: Nâng cao danh tiếng trường đại học; xây dựng mức chi phí hợp lý; quan tâm đến vai trò
của các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường; các điều kiện học tập và đẩy mạnh công tác
truyền thông.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Sao Đỏ của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Sao Đỏ của sinh viên
Application of the EFA model in analysis of factors affecting student’s
decision to choose Sao Do university
Nguyễn Thị Hồng
Email: nguyenhong.sd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 23/12/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 14/6/2020
Ngày chấp nhận đĕng: 30/6/2020
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), được thực hiện
nhằm xác định các nhân tố và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường
Đại học Sao Đỏ của sinh viên. Nghiên cứu đã khảo sát 520 sinh viên hệ đại học chính quy nĕm thứ nhất
tại Trường Đại học Sao Đỏ. Dữ liệu được thu thập từ tháng 9 đến tháng 11/2019 bằng bảng hỏi về mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng SPSS
20. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường là
yếu tố danh tiếng, chi phí và chuẩn chủ quan. Từ kết quả phân tích, một số ý kiến được đề cập trong phần
thảo luận như: Nâng cao danh tiếng trường đại học; xây dựng mức chi phí hợp lý; quan tâm đến vai trò
của các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường; các điều kiện học tập và đẩy mạnh công tác
truyền thông.
Từ khóa: Nhân tố; quyết định chọn trường; phân tích nhân tố khám phá.
Abstract
This study uses the Exploratory Factor Analysis (EFA) model, which was conducted to identify factors and
understand the impact of factors on students’ decision to choose Sao Đo University. The study surveyed
520 first-year undergraduate students at Sao Do University. Data were collected from September to
Novenber 2019 using a questionnaire about the influence of factors on school choice. Survey data was
processed by SPSS 20. Research results show that the factors that have the most influence on the
decision to choose a school are factors of reputation, cost and subjective standards. From the results of
the analysis, some comments are mentioned in the discussion such as; improve university reputation;
building reasonable cost levels; pay attention to the role of individuals influencing school choices; learning
conditions and promotion of communication.
Keywords: Factor; decide on a school choice; analysis of discovery factors.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay các trường đại học đều tập trung nguồn
lực hơn vào các chiến dịch truyền thông nhằm cung
cấp thông tin đến các em học sinh sau khi học xong
THPT và nâng cao vị thế của nhà trường trong
xã hội. Bản thân các em học sinh được tiếp cận
với nhiều kênh thông tin đa dạng và chịu tác động
không ít từ xã hội, gia đình, người thân, bạn bè,
thầy cô... trước sự lựa chọn về ngành học, trường
học của mình.
Chính vì vậy, nhà trường cũng rất khó để xác định
được đâu là nhân tố thật sự ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn trường của các em? Trong các nhân
tố đó thì nhân tố nào có vai trò quan trọng và nhân
tố nào ít quan trọng hơn?
Do vậy, việc khám phá được các nhân tố, đánh
giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
quyết định chọn trường của các em là cơ sở để
điều chỉnh các giải pháp tuyển sinh hiệu quả.
Với lý do trên và mong muốn đóng góp vào sự phát
triển của Trường Đại học Sao Đỏ, tác giả nghiên
cứu sử dụng mô hình EFA phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học
Người phản biện: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
2. TS. Nguyễn Viết Tuân
77
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
Sao Đỏ của sinh viên. Từ kết quả đó, có thể bổ sung
những biện pháp tác động trực tiếp và chủ động vào
các yếu tố chính ảnh hưởng tích cực đến quyết định
lựa chọn trường và thu hút được người học.
2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
Theo [1] đề xuất hai nhóm yếu tố đó là đặc điểm cố
định của trường đại học gồm: vị trí, chương trình
đào tạo, danh tiếng, cơ sở vật chất, chi phí học
tập, hỗ trợ tài chính, cơ hội việc làm. Nhóm yếu tố
các nỗ lực giao tiếp với sinh viên gồm: quảng cáo,
giao lưu với các trường phổ thông. Nghiên cứu trên
được thực hiện tại các trường đại học khu vực nên
không có sự sàng lọc, và chỉ giới hạn hai nhóm
yếu tố. Theo [2] nghiên cứu ở Đại học Tài chính
- Marketing TP. Hồ Chí Minh đã bổ sung yếu tố
chuẩn chủ quan vào mô hình của Kee Ming và tách
bạch 2 nhóm yếu tố thành 5 yếu tố ảnh hưởng là:
Danh tiếng, điều kiện cố định, truyền thông, học phí
hợp lý, chuẩn chủ quan. Dựa trên mô hình nghiên
cứu Kee Ming, tham khảo các công trình nghiên
cứu trong nước (Nguyễn Phương Mai [2], Trần Quý
Cao và Cao Hà Thi [3]) và mục tiêu nghiên cứu
tại Trường Đại học Sao Đỏ tác giả xây dựng mô
hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
Trường Đại học Sao Đỏ của sinh viên. Mô hình gồm
5 nhân tố là: Điều kiện trường đại học; danh tiếng;
truyền thông; chi phí và chuẩn mực chủ quan.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng:
- Phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên cơ
sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây
trong và ngoài nước để xây dựng mô hình nghiên
cứu và các thang đo dự kiến. Để thu thập thông tin
định tính tác giả sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm và phương pháp chuyên gia với 20 thành
viên gồm sinh viên và chuyên gia phòng công tác
tuyển sinh. Kết quả từ thảo luận nhóm sử dụng để
hiệu chỉnh mô hình và thang đo sử dụng cho giai
đoạn khảo sát sơ bộ 75 sinh viên nĕm nhất các
khoa khác nhau. Từ đó, bổ sung các biến quan sát,
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường
Đại học Sao Đỏ của sinh viên trong nghiên cứu
chính thức được khảo sát 520 sinh viên đại học
chính quy nĕm nhất tại Trường Đại học Sao Đỏ.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực
hiện sau khi thảo luận và điều chỉnh thang đo với
32 biến quan sát được đưa vào mô hình chia làm
5 nhóm (bảng 1). Các biến được đo lường sử
dụng thang đo Likert 5 độ với các mức đánh giá
như sau: (5) Hoàn toàn đồng ý; (4) Đồng ý; (3)
Không có ý kiến; (2) Không đồng ý; (1) Hoàn toàn
không đồng ý.
+ Trong nghiên cứu định lượng, sử dụng hệ số tin
cậy Cronbachs’s Alpha để kiểm định mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan
với nhau;
+ Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để
kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các
nhân tố được cho là phù hợp;
+ Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để
xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng
nhân tố đến quyết định chọn trường.
- Mẫu nghiên cứu: 520 sinh viên nĕm nhất. Mẫu
được chọn mẫu ngẫu nhiên và khảo sát trực tiếp.
Cách xác định kích thước mẫu
( )2
520,1
Nn Ne= »+ sai số cho phép e = 3%, tổng thể N ≈1000.
- Dữ liệu thu thập được làm sạch và đưa vào phân
tích bằng phần mềm SPSS 20.
4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến với mô hình được đề xuất như sau:
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5Y X X X X Xb b b b b b= + + + + +
Kết quả định tính đưa ra 5 yếu tố tác động đến
việc quyết định chọn trường. Biến phụ thuộc
Y = “quyết định chọn trường”, các biến độc lập
1 2 3 4 5, , , ,X X X X X được diễn giải và đo lường thể
hiện ở thang đo Likert 5 điểm trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
TT Thang đo Mã hóa Mức độ đánh giá5 4 3 2 1
I Nhân tố điều kiện trường đại học X
1
Có ngành đào tạo phù hợp với tôi DK1 5 4 3 2 1
Có điểm chuẩn xét tuyển phù hợp với tôi DK2 5 4 3 2 1
Có ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội DK3 5 4 3 2 1
Có cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy tốt DK4 5 4 3 2 1
78
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
TT Thang đo Mã hóa Mức độ đánh giá5 4 3 2 1
Có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên tốt DK5 5 4 3 2 1
Có kí túc xá tiện nghi có nhiều chỗ ở cho sinh viên DK6 5 4 3 2 1
Có nhiều hoạt động ngoại khoá (văn nghệ, TDTT,) phong phú,
hấp dẫn, ấn tượng DK7 5 4 3 2 1
Có nhiều chương trình hợp tác quốc tế và doanh nghiệp trong
nước cho sinh viên trải nghiệm DK8 5 4 3 2 1
Có môi trường học tập, nghiên cứu năng động, an toàn, sạch sẽ DK9 5 4 3 2 1
II. Nhân tố danh tiếng trường đại học X2
Đây là thương hiệu đào tạo uy tín DT1 5 4 3 2 1
Có đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết, hài hòa DT2 5 4 3 2 1
Có chương trình đào tạo có chất lượng DT3 5 4 3 2 1
Có cơ hội được tiếp tục học tập lên bậc cao hơn DT4 5 4 3 2 1
Có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp DT5 5 4 3 2 1
Có công việc phù hợp với nhu cầu xã hội DT6 5 4 3 2 1
III. Nhân tố truyền thông X
3
Do tôi tìm hiểu thông tin quảng cáo qua website, Fb, zalo của
trường trên internet TT1 5 4 3 2 1
Do được cán bộ tư vấn tuyển sinh đến trường THPT tư vấn TT2 5 4 3 2 1
Vì đã đến thăm quan trường TT3 5 4 3 2 1
Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT TT4 5 4 3 2 1
Trường tham gia nhiều sự kiện vì cộng đồng (văn nghệ, TDTT, hoạt
động xã hội,) TT5 5 4 3 2 1
IV. Nhân tố chi phí X
4
Có mức chi phí ăn ở, đi lại phù hợp với điều kiện thu nhập của gia đình HP1 5 4 3 2 1
Có mức học phí tương đối ổn định qua các năm học HP2 5 4 3 2 1
Có mức chi phí dễ chấp nhận hơn so với các trường khác HP3 5 4 3 2 1
V. Nhân tố chuẩn mực chủ quan X
5
Theo sự định hướng của người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh
chị) CQ1 5 4 3 2 1
Theo lời khuyên của thầy cô ở trường THPT CQ2 5 4 3 2 1
Theo ý kiến của bạn bè CQ3 5 4 3 2 1
Theo lời giới thiệu của sinh viên đã, đang học tại trường này CQ4 5 4 3 2 1
Theo lời tư vấn của cán bộ tuyển sinh và giảng viên của trường
Đại học Sao Đỏ CQ5 5 4 3 2 1
VI. Quyết định Y
Tôi chọn trường này là một quyết định đúng QĐ1 5 4 3 2 1
Tôi đã tìm hiểu kỹ về trường mà tôi chọn QĐ2 5 4 3 2 1
Tôi vẫn chọn trương này, nếu có cơ hội thay đổi quyết định lựa
chọn của mình QĐ3 5 4 3 2 1
Tôi sẽ giới thiệu trường này đến những học sinh chuẩn bị dự thi
vào đại học QĐ4 5 4 3 2 1
5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Kết quả kiểm định được thể hiện như sau:
5.1. Kết quả kiểm định thang đo
Kiểm định chất lượng thang đo được đánh giá
bằng kiểm định Cronbach’s Alpha. Các nhóm biến
chỉ được đưa vào nghiên cứu khi thỏa mãn hệ số
Cronbach’s Alpha tổng thể lớn hơn 0.6, đồng thời
79
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
hệ số tương quan biến tổng ≥0.3. Kết quả kiểm
định chất lượng thang đo được thể hiện ở bảng 2.
Từ kết quả này cho thấy các thang đo đều có hệ số
Cronbach’s Alpha tổng thể lớn hơn 0.6, tuy nhiên
biến DK4, DK6 có tương quan biến tổng nhỏ hơn
0.3 nên bị loại và kiểm định lại. Do vậy, từ 32 biến
quan sát chỉ còn lại 30 biến độc lập này sẽ được
đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
Phân tích nhân tố khám phá EFA được cho là phù
hợp với dữ liệu khi đáp ứng được các điều kiện của
kiểm định sau:
+ Trị số 0.5<KMO<1;
+ Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig.<0.05);
+ Phương sai trích (%) >50%;
Từ số liệu phân tích, ta có kết quả trong bảng 3.
Kết quả kiểm định KMO cho thấy giá trị KMO = 0.881
(0.5<KMO<1) nằm trong phạm vi cho phép của mô
hình. Nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu.
Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt
giá trị mức ý nghĩa là Sig.= 0.000 (sig.<0.05) chứng
tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể.
- Mức độ giải thích của các biến quan sát trong
mô hình.
+ Mức độ giải thích của các biến trong mô hình
được đo lường bẳng tổng giá trị phương sai trích.
+ Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared
Loadings (Cumulative %) = 55.988%>50 %. Điều
này chứng tỏ 55.988% biến thiên của dữ liệu được
giải thích bởi 5 nhân tố.
+ Eigenvalues = 1.304>1 đại diện cho phần biến
thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút
ra có ý ghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
- Kết quả xác định nhân tố khám phá.
Trong phân tích EFA, thông qua ma trận xoay nhân
tố cho phép ta nhóm lại các nhóm nhân tố để hình
thành các nhân tố mới.
+ Các biến đều có hệ số tải nhân tố >0.5, tuy nhiên
có biến TT3, CQ5 có hệ số tải nhân tố >0.5 nhưng
hai biến này tải lên cả hai nhân tố và sai biệt về hệ
số tải nhân tố <0.3 nên loại biến này. Chạy lại lần 2,
tất cả các biến còn lại có hệ số tải nhân tố >0.5 và
sai biệt về hệ số tải nhân tố > 0.3 nên các biến quan
sát đều quan trọng trong các nhân tố và chúng có
ý nghĩa. Như vậy, từ 32 biến quan sát (sau khi loại
biến DK4, DK6 do không đạt tiêu chuẩn Cronbach’s
Alpha) qua phân tích EFA loại 2 biến quan sát (TT3,
CQ5) còn lại 28 biến rút trích thành 5 nhân tố.
Thông qua ma trận xoay, các nhóm nhân tố được
sắp xếp lại như sau:
+ Nhóm 1 gồm 7 biến: DK1, DK2, DK3, DK5, DK7,
DK8, DK9. Nhóm này là “Điều kiện học tập ở trường
đại học” ( 1X ).
+ Nhóm 2 gồm 6 biến: DT1, DT2, DT3, DT4,
DT5, DT6. Nhóm này là “Danh tiếng trường đại
học” ( 2X ).
+ Nhóm 3 gồm 5 biến: TT1, TT2, TT4, TT5. Nhóm
này là “Truyền thông” ( 3X ).
- Nhóm 4 gồm 3 biến: HP1, HP2, HP3. Nhóm này là
“Chi phí quá trình học tập” ( 4X ).
+ Nhóm 5 gồm 4 biến: CQ1,CQ2, CQ3,CQ4. Nhóm
này là “Chuẩn chủ quan” ( 5X ).
Trên cơ sở nhóm các biến thành 5 nhóm nhân tố
như trên, ta tiến hành hồi quy đa biến theo biến phụ
thuộc “quyết định” (Y ) để thấy mức độ ảnh hưởng
của các biến này đến quyết định chọn Trường Đại
học Sao Đỏ của sinh viên.
Bảng 2. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo
Thang đo Biến đặc trưng Cronbach’s Alpha
X
1
DK1, DK2, DK3, DK5, DK7, DK8, DK9 0.840
X
2
DT1,DT2,DT3,DT3, DT4, DT5, DT6 0.816
X
3
TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 0.782
X
4
HP1, HP2, HP3 0.781
X
5
CQ1, CQ2, CQ3, CQ4, CQ5 0.760
Y QĐ1, QĐ2, QĐ3, QĐ4 0.816
80
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
Bảng 3. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập
Thang
đo Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4 5
X
1
DK9 0.743
DK7 0.733
DK2 0.710
DK8 0.708
DK5 0.670
DK3 0.663
DK1 0.521
X
2
DT2 0.723
DT1 0.720
DT3 0.710
DT5 0.701
DT4 0.649
DT6 0.634
X
3
TT2 0.792
TT4 0.697
TT1 0.695
TT5 0.666
X
5
CQ3 0.739
CQ2 0.721
CQ4 0.668
CQ1 0.635
X
4
HP1 0.840
HP2 0.809
HP3 0.772
Eigenvalue = 1.304>1 6.361 2.151 1.977 1.645 1.304
Phương sai trích (%) = 55.988% 26.506 8.961 8.235 6.853 5.434
KMO 0.881
Kiểm định Bartlett’s Sig = 0.000
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến
phụ thuộc.
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho thấy 4 biến
quan sát được nhóm thành 1 nhân tố. Hệ số tải
nhân tố đều >0.5 nên các biến quan sát đều quan
trọng và có ý nghĩa thống kê. Hệ số KMO = 0.805
nên EFA phù hợp với dữ liệu. Vì vậy kết quả EFA
thang đo biến phụ thuộc được chấp nhận (bảng 4).
Bảng 4. Kết quả EFA thang đo quyết định chọn trường của sinh viên
Biến quan sát Nhân tố1
QĐ1 0.771
QĐ2 0.823
QĐ3 0.814
QĐ4 0.804
Eigenvalue 2.580
Phương sai trích (%) 64.509
KMO 0.805
Kiểm định Bartlett’s Sig.=0.000
81
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
5.3. Kết quả phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được tiến hành để xem xét mối
quan hệ giữa các biến độc lập được xác định qua
mô hình nhân tố khám phá với biến phụ thuộc.
Kết quả kiểm tra ma trận tương quan tuyến tính
giữa các biến độc lập 1 2 3 4 5, , , ,X X X X X với biến
phụ thuộc Y cho thấy tương quan giữa các biến
độc lập với nhau, đồng thời cho thấy sự tương
quan giữa biến phụ thuộc Y với từng biến độc lập
1 2 3 4 5, , , ,X X X X X tương ứng là 0.46; 0.668; 0.557;
0.462; 0.541. Tương quan không loại nhân tố nào
vì hệ số sig. giữa từng biến độc lập với biến phụ
thuộc đều nhỏ hơn 0.05 và ít có khả nĕng xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy đa biến
được xác định như sau:
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5Y X X X X Xb b b b b b= + + + + +
Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết
nghiên cứu cho thấy hệ số 2R hiệu chỉnh (Adjusted
R Square) 2 0.667 67.7%,R = = như vậy mô hình
nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở
mức 67.7% (bảng 5). Ngoài ra, giá trị Durbin-
Warson = 1.847 cho thấy không có sự tương quan
giữa các phần dư. Mô hình không vi phạm các giả
định về tính độc lập của sai số.
Bảng 5. Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 0.824a 0.680 0.677 0.30112 1.847
Bảng 6. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy
Model
B
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.Tolerance
Collinearity Statistics
Std. Error Beta VIF
1
(Constant) -0.063 0.116 -0.546 0.585
X
2
0.412 0.029 0.419 14.193 0.000 0.714 1.400
X
4
0.226 0.019 0.318 11.819 0.000 0.859 1.165
X
5
0.189 0.020 0.260 9.265 0.000 0.789 1.267
X
3
0.080 0.023 0.099 3.450 0.001 0.749 1.334
X
1
0.075 0.029 0.077 2.636 0.009 0.734 1.363
Trong bảng 6 kết quả kiểm định hồi quy cho thấy tất
cả các biến đều có sự tác động lên biến phụ thuộc,
biến độc lập có hệ số beta chuẩn hóa với mức ý
nghĩa nhỏ hơn 0.05. Dựa vào kết quả trên có thể
cho thấy:
- Mô hình hồi quy (dạng chuẩn hóa) về quyết định
chọn trường của sinh viên được xác định như sau:
1 2
3 4 5
0.077 0.419
0.099 0.318 0.26
Y X X
X X X
= + +
+ + +
Trong đó:
+ Danh tiếng trường đại học là nhân tố ảnh hưởng
mạnh nhất đến quyết định chọn trường của sinh
viên. Khi danh tiếng tĕng, giảm 01 đơn vị thì quyết
định chọn trường của sinh viên tĕng, giảm 0.419
đơn vị.
+ Chi phí học tập là nhân tố có ảnh hưởng mạnh
thứ 2 đến quyết định chọn trường của sinh viên.
Chi phí tĕng, giảm 01 đơn vị thì quyết định chọn
trường của sinh viên tĕng, giảm 0.318 đơn vị.
+ Chuẩn chủ quan là nhân tố có ảnh hưởng mạnh
thứ 3 đến quyết định chọn trường của sinh viên.
Khi chuẩn chủ quan tĕng, giảm 01 đơn vị thì quyết
định chọn trường của sinh viên tĕng, giảm 0.226
đơn vị.
+ Truyền thông là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ
4 đến quyết định chọn trường của sinh viên. Khi
truyền thông tĕng, giảm 01 đơn vị thì quyết định
chọn trường của sinh viên tĕng, giảm 0.099 đơn vị.
+ Điều kiện học tập là nhân tố có ảnh hưởng yếu
nhất đến quyết định chọn trường của sinh viên. Khi
điều kiện học tập tĕng, giảm 01 đơn vị thì quyết
định chọn trường của sinh viên tĕng, giảm 0.077
đơn vị.
Ngoài ra kết quả so sánh tương quan giữa mức
độ ảnh hưởng và giá trị trung bình của các nhân tố
đến quyết định chọn trường của sinh viên ở bảng 7
cho thấy chưa có sự tương thích giữa mức độ ảnh
hưởng và giá trị trung bình thực tế của các nhân
tố này.
82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020
Bảng 7. Tương quan giữa mức độ quan trọng và giá trị trung bình của các nhân tố
Thang đo Số biến đo lường Hệ số Beta Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
X
4
3 0.318 3.55 0.745
X
2
6 0.419 3.994 0.539
X
5
3 0.260 2.87 0.731
X
3
4 0.099 3.05 0.659
X
1
7 0.077 3.71 0.54
Hình 1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Kiểm định sự vi phạm các giả định hồi quy (hình 1).
Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn
là 0.995 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối
phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng:
Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị
vi phạm.
6. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học Sao Đỏ gồm 5
yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng được sắp
xếp theo thứ tự giảm dần. Đối chứng với các kết
quả trước đó, các yếu tố kể trên đều tương đồng
vì thế kết quả đáng tin cậy. Để thúc đẩy quyết định
chọn trường của sinh viên đòi hỏi phải chú ý đến
nâng cao chất lượng toàn diện các nhân tố, ưu t