Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo trực tuyến (E-Learning)

Tóm tắt. Dựa trên những quan điểm của lý luận dạy học Tin học và dạy học dựa trên dự án, bài báo đã đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo hình thức đào tạo e-Learning trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án. Nội dung bài báo tập trung vào giải quyết ba vấn đề chính của quá trình dạy học: thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá người học. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn mở ra một cách thức triển khai đào tạo e-Learing ở Việt Nam hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo trực tuyến (E-Learning), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE FIT., 2011, Vol. 56, pp. 146-155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN (PBL) VÀO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) Nguyễn Duy Hải∗1, Nguyễn Thị Tĩnh1 và Lê Khắc Quyền2 1Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội E-mail: (∗)haind@hnue.edu.vn Tóm tắt. Dựa trên những quan điểm của lý luận dạy học Tin học và dạy học dựa trên dự án, bài báo đã đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo hình thức đào tạo e-Learning trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án. Nội dung bài báo tập trung vào giải quyết ba vấn đề chính của quá trình dạy học: thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá người học. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn mở ra một cách thức triển khai đào tạo e-Learing ở Việt Nam hiện nay. 1. Mở đầu E-Learning đã được áp dụng rất nhiều trên thế giới, là xu thế của nền kinh tế tri thức hiện nay, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội. Ở Việt Nam, e-Learning đã được các trường đại học vận dụng từ những năm 2001 đến nay, tuy nhiên việc áp dụng này còn nhiều hạn chế, rụt rè hoặc là mang tính chất thử nghiệm hoặc là mang tính chất cá nhân của các giáo viên có tâm huyết. Việc tìm ra lời giải cho bài toán này luôn là điều băn khoăn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo và các Nhà khoa học giáo dục Việc Nam hiện nay. Trong phạm vi bài báo này, các tác giả không bàn luận đến tầm chiến lược hoặc chính sách cho e-Learning mà chỉ đưa ra thảo luận về vấn đề tổ chức dạy học thông qua hình thức e-Leaning như thế nào? Trong đó, các tác giả đề xuất vận dụng phương pháp dạy học theo dự án (PBL) trong việc tổ chức dạy học theo hình thức e-Learning phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Để phục vụ nghiên cứu này, các tác giả sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) Moodle và những kỹ thuật multimedia vận dụng vào dạy chủ đề “Các dịch vụ ở tầng ứng dụng” trong môn học “Nhập môn mạng máy tính” cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNTT của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 146 Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về dạy học dựa trên dự án Một trong những phương pháp dạy học (PPDH) tích cực đã và đang được áp dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đó là PPDH dựa trên dự án (Project – Based Learning, PBL). Phương pháp tổ chức dạy học của PBL là người dạy tổ chức, hướng dẫn người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn. Trong quá trình đó người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. PBL cần dựa trên 3 yếu tố của PPDH đó là: người dạy, người học và phương tiện dạy học. Trong đó: - Người học: là người được đóng vai thuộc những ngành nghề khác nhau; hoàn thành vai trò đó dựa trên kiến thức, kĩ năng nhất định (đã có và sẽ có). - Người dạy: là người tạo vai trò cho người học sao cho gắn với nội dung, chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó. - Phương tiện dạy học: là SGK, máy tính, Internet, chuyên gia, các tài liệu tham khảo khác. . . [1]. Ưu thế của PPDH này là không chỉ giúp hình thành và phát triển ở người học tư duy bậc cao, khả năng tự học có hiệu quả, kĩ năng làm việc nhóm mà còn giúp thực hiện được khối lượng công việc lớn theo cá nhân hay nhóm học. Mặt khác nó còn giúp người học tiếp cận những bài toán mang tính thực tiễn cao [2]. Cụ thể, trong các môn Tin học, khi tổ chức học theo PBL thì người học sẽ được yêu cầu đóng vai như một nhà khoa học thực sự, một nhà thiết kế phần mềm, một nhà quản trị mạng, hay một quản lý dự án. . . và báo cáo kết quả dự án bằng sản phẩm cụ thể. Tất nhiên, người dạy sẽ cung cấp những thông tin nền và những chỉ dẫn, nhưng người học phải có trách nhiệm tìm phương hướng và cách giải quyết vấn đề trong phạm vi những tiêu chí do người dạy đặt ra [2]. 2.2. Các bước thiết kế bài dạy theo PBL Theo PBL thì các bước thiết kế một bài dạy được thực hiện theo 7 bước sau: 1. Xác định mục tiêu học tập cụ thể (về kiến thức, tư duy, kỹ năng, thái độ. . . ); 2. Xây dựng các chủ đề nội dung bài học (dự kiến các hoạt động cho mỗi chủ đề); 3. Xây dựng câu hỏi, bài tập phù hợp với chủ đề nội dung và hoạt động cụ thể; 4. Đề xuất ý tưởng các dự án gắn liền với các bài toán thực tiễn. Dự án có thể là một dự án lớn trong đó được chia thành các tiểu dự án theo mỗi chủ đề. Hoặc các dự án độc lập cho từng chủ đề nhưng có mối quan hệ với nhau; 147 Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Thị Tĩnh và Lê Khắc Quyền 5. Tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo liên quan, các thư viện có sẵn và các từ khóa để học sinh có thể tìm kiếm được những ví dụ mẫu; 6. Lập kế hoạch đánh giá: đánh giá dự án, đánh giá người học; 7. Xây dựng kịch bản tổ chức các hoạt động dạy học [2]. Trong đó, một dự án học tập mà người học thực hiện có thể được phân chia thành 5 giai đoạn [6,7]: 1. Quyết định chủ đề : Thảo luận, liệt kê những vấn đề thực tiễn từ nhiều nguồn thông tin khác nhau có liên quan đến nội dung bài học để lựa chọn dự án cho nhóm và xác định rõ mục đích của dự án. 2. Xây dựng kế hoạch: Làm việc theo nhóm lên kế hoạch thực hiện dự án, bao gồm: giải pháp thực hiện dự án; phương tiện cần thực hiện; địa điểm thực hiện; phương tiện cần thiết; dự trù kinh phí, dự kiến thời gian hoàn thành và kết quả cần đạt được; phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong nhóm. 3. Thực hiện dự án: Làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm dự án. 4. Giới thiệu dự án: Công bố giới thiệu dự án và sản phẩm dự án, thảo luận, tranh luận về các vấn đề đang trình bày để làm rõ hơn vấn đề đã được nghiên cứu. 5. Đánh giá dự án: Người dạy đưa người học vào quá trình đánh giá kết quả học tập của người học Việc phân chia các giai đoạn nói trên chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, các giai đoạn có thể xen kẽ, thâm nhập lẫn nhau và có thể thực hiện theo vòng xoắn ốc đảm bảo tính liên quan và đúng hướng của thiết kế. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án, phù hợp cấu trúc, nhiệm vụ của các dự án khác nhau. 2.3. Đào tạo e-Learning theo PBL 2.3.1. Mô hình dạy học của e-Learning Để thực tổ chức dạy học e-Learning cần phải có hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống xây dựng nội dung bài giảng, và các máy tính được kết nối mạng Internet. Các khóa học được quản lý bởi hệ thống LMS, mỗi một người học có một tài khoản để truy cập vào các khóa học và thực hiện các nhiệm vụ theo tiến trình mà người dạy đưa ra. Người dạy có nhiệm vụ điều hành khóa học theo đúng kịch bản đã thiết kế. Người dạy và người học có thể tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống LMS. Hình 1 thể hiện mô hình tổng quá của dạy học bằng hình thức e-Learning [4,5]. Cụ thể là, trung tâm của mô hình này là các khóa học, được người dạy thiết kế theo một kịch bản nhất định đảm bảo các yếu tố về sư phạm, có nội dung đầy đủ phù hợp với mục tiêu của khóa học, người dạy có thể điều hành các khóa học từ xa thông qua mạng Internet, người học sử dụng Internet để truy cập vào các khóa học và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu [8]. 148 Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo... Hình 1. Mô hình đào tạo trực tuyến (e-Learning) 2.3.2. Thiết kế dạy học e-Learning theo PBL Từ các nghiên cứu về PBL và e-Learning, chúng tôi thấy được sự thích hợp trong thiết kế dạy học e-Learning theo PBL. Các hệ thống e-Learning thông dụng hiện nay ở Việt Nam là sử dụng phần mềm Moodle, nó đáp ứng đầy đủ các tính năng dạy học trực tuyến. Quá trình thiết kế dạy học trên e-Learning. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một quy trình thiết kế dạy học e-Learning dựa theo PBL như sau: Bảng 1. Quy trình thiết kế dạy học e-Learning dựa theo PBL Bước Thiết kế dạyhọc theo PBL Thiết kế dạy học theo e- Learning Chức năng của Moo- dle 1 Xác định mục tiêu bài học Xác định mục tiêu bài học Giới thiệu tóm tắt về khóa học 2 Xây dựng các chủ đề nội dung bài học Tổ chức bài học theo từng chủ đề Chức năng thiết lập khóa học theo chủ đề hoặc theo thời gian (theo tuần). Trong mỗi tuần có thể thực hiện một hoặc nhiều chủ đề 149 Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Thị Tĩnh và Lê Khắc Quyền 3 Xây dựng câu hỏi, bài tập phù hợp với chủ đề nội dung và hoạt động cụ thể Mô tả mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi chủ đề, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nhiệm, các chủ đề thảo luận để yêu cầu người học thực hiện Sử dụng một trong các chức năng: Bài thi (quiz) hoăc điều tra (Survey) hoặc diễn đàn (forum) 4 Đề xuất ý tưởng các dự án gắn liền với các bài toán thực tiễn Đề xuất các dự án cho mỗi chủ đề, yêu cầu người học thực hiện và nộp sản phẩm đúng thời gian Sử dụng chức năng giao nhiệm vụ (assignment) 5 Tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo liên quan Cung cấp các tài liệu học tập cho người học: Bài giảng dạng slide; học liệu điện tử đóng gói theo chuẩn scorm; các tài liệu tham khảo; các trang web tham khảo Sử dụng các chức năng như thêm tài nguyên (File; folder; Page; URL;) hoăc chức năng tải nội dung học từ gói SCORM 6 Lập kế hoạch đánh giá Lập bảng tổng hợp kết quả đánh giá các hoạt động cá nhân thông qua: nhật ký truy cập vào hệ thống; mức độ tham gia vào các diễn đàn; kết quả từ các hoạt động cá nhân; Lập bản tổng hợp kết quả các hoạt động tập thể qua kết quả các nhiệm vụ nhóm; bản phân công nhiệm vụ của các thành viên. . . Xem nhật ký truy cập khóa học; số lượt tham gia vào diễn đàn, số bài thảo luận trên diễn đàn; kết quả từ các nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành theo bảo phân công nhiệm vụ của nhóm. 7 Xây dựng kịch bản tổ chức các hoạt động dạy học Tổ chức nội dung các hoạt động trên hệ thống LMS Thiết lập khóa học cập nhật nội dung các hoạt động trên Moodle 2.4. Thực nghiệm Trong phạm vi bài báo này, tác giả xin trình bày một ví dụ về thiết kế và tổ chức dạy học theo hình thức đào tạo trực tuyến (e-Learning) áp dụng phương pháp dạy học theo dự án (PBL) với chủ đề Các dịch vụ của tầng ứng dụng của môn học Nhập môn mạng máy tính cho sinh viên năm thứ 3 ngành Công nghệ Thông tin tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hệ thống e-Learning được sử dụng trong trường hợp này là phần mềm mã nguồn mở Moodle (xem chi tiết tại 2.4.1. Chuẩn bị - Đảm bảo các sinh viên đều có tài khoản truy cập vào hệ thống đào tạo trực tuyến (e-Learning) của trường ĐHSP Hà Nội tại và sinh viên 150 Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo... có thể sử dụng thành thạo các chức năng của hệ thống e-Learning. - Giáo viên liên hệ với người quản lý để mở một khóa học trên hệ thống e-Learning để giảng dạy cho sinh viên. - Giáo viên kết nạp sinh viên vào khóa học, phân nhóm và công bố danh sách nhóm trên hệ thống để đảm bảo tất cả mọi người có thể xem được danh sách. 2.4.2. Thiết kế bài dạy trên e-Learning Bảng 2. Thiết kế bài dạy trên e-Learning STT Công việc Nội dung 1 Xác định mục tiêu bài học Kiến thức: Người học hiểu được vai trò của các dịch vụ mạng ở tầng ứng dụng hệ thống mạng thực tế. Kỹ năng: Cài đặt và quản trị được các dịch vụ mạng ở tầng ứng dụng. 2 Xây dựng các chủ đề nội dung bài học Các dịch vụ gồm: - WWW (trang web) - FTP (truyền file) - DNS (quản lý tên miền) - Mail (thư điện tử) - Proxy (Ủy quyền). 3 Xác định câu hỏi đặt vấn đề định hướng đến nội dung bài học - Vai trò của các dịch vụ tầng ứng dụng là gì? - Làm thế nào để có thể sử dụng được các dịch vụ tầng ứng dụng? - Các dịch vụ tầng ứng dụng sử dụng các dịch vụ nào của tầng phía dưới? - Các dịch vụ tầng ứng dụng hoạt động theo mô hình nào của mạng? - Cách thức cài đặt của các dịch vụ như thế nào? - Những lưu ý gì khi cài đặt các dịch vụ trên windows server 2003/2008? 4 Đề xuất ý tưởng dự án Tên dự án: Xây dựng các hệ thống thông tin cho công ty. Mô tả dự án: Một công ty A khi xác định được vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của công ty đã nhận định: công ty cần có một trang web để quảng bá hình ảnh của công ty, giới thiệu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty trên Internet; do hiện nay tình trạng virus quá nhiều, USB là nguyên nhân gây nhiễm virus, cần thiết phải có một nơi để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu qua mạng, đồng thời có thể truy cập qua Internet; công ty cần phải có một tên miền riêng cho web và email riêng; do việc truy cập internet ngày càng nhiều nên cần thiết nâng cao tốc độ truy cập Internet mặt khác thông tin trên internet cần phải được sàng lọc và ngăn chặn virus. 151 Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Thị Tĩnh và Lê Khắc Quyền Dự kiến sản phầm, gồm: - Một tài liệu đề xuất giải pháp thực hiện: Hệ điều hành máy chủ; đề xuất các dịch vụ mạng đáp ứng yêu cầu đặt ra. - Một đĩa CD hoặc DVD quay lại chi tiết các bước cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng. - Bản kế hoạch và phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. 5 Các nguồn tài liệu tham khảo liên quan - Phần mềm hệ điều hành windows Server 2003/2008 - Phần mềm cài đặt máy ảo VMware Workstation: - Website hướng dẫn cài đặt hđh windows 2003/2008 php?t=14609 - Địa chỉ URL hướng dẫn cài đặt và sử dụng VMware worksta- tion: dung-vmware-version-7-a-431948.html - Phần mềm quay các thao tác trên màn hình là Camtasia 6.0, - Địa chỉ URL hướng dẫn cài đặt các dịch vụ trên hệ điều hành windows 2008: cai-dat-iis-7-0-a.html 6 Lập kế hoạch đánh giá Lập phiếu đánh giá gồm các tiêu chí: Thời gian thực hiện: 3 ngày Nhân sự : 04 người, trong đó 1 nhóm trưởng; 3 thành viên được phân các nhiệm vụ: chuẩn bị phần mềm cài đặt, nghiên cứu và cài đặt các dịch vụ, biết báo cáo, thảo luận chung cả nhóm để chia sẻ kiến thức hằng ngày. Nội dung : - Lập luận mô tả giải pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra - Nêu được ít nhất 5 dịch vụ mạng mà doanh nghiệp cần triển khai: web; ftp, email, dns, proxy - Hiểu vai trò của các dịch vụ tầng ứng dụng trong hệ thống mạng doanh nghiệp. - Bản phân công công việc các thành viên rõ ràng và đầy đủ - Mức độ thường xuyên tham gia vào diễn đàn thảo luận - Mức độ đọc và truy cập tài liệu, liên kết gợi ý Hình thức: - Hình thức bản báo cáo đẹp, trình bày đẹp - Hình ảnh và âm thanh của video rõ nét Cách đánh giá : - Xây dựng trọng số cho mỗi tiêu chí: Điểm tối đa; đánh giá của người dạy; đánh giá của người học khác. - Tổng hợp kết quả đánh giá và đưa ra mức điểm cuối cùng cho mỗi thành viên. 152 Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo... 2.4.3. Tổ chức dạy học e-Learning Bảng 3. Tổ chức dạy học e-Learning STT Hoạt động người dạy Hoạt động ngườihọc 1 Đăng ký tài khoản và đăng ký khóa học trên hệthống Đăng ký tài khoản trên hệ thống 2 Kết nạp người học vào khóa học hoặc duyệt cácđăng ký của người học Có thể tự đăng ký khóa học và đợi được chấp nhận 3 Thiết lập khóa học: thời gian thực hiện; phân phối chương trình; chế độ bảo mật; ngôn ngữ; yêu cầu về đánh giá Truy cập vào khóa học sẽ phụ thuộc vào việc thiết lập của người dạy 4 Cập nhật nội dung khóa học, gồm: - Mục tiêu khóa học - Bài giảng ở dạng slides - Các tài liệu tham khảo - Các trang web tham khảo - Các thông báo về khóa học - Các chủ đề (bài học), mục tiêu của mỗi chủ đề (bài học) - Cập nhật bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (nếu có) Khai thác nội dung 5 Xây dựng khu vực thảo luận cho mỗi chủ đề(bài học), cập nhật các câu hỏi đặt vấn đề thảo luận (có thể online hoặc offline) Tham gia vào quá trình thảo luận 6 Đề xuất các thông tin về dự án và yêu cầu thực hiện (có thời hạn và mô tả sản phẩm cuối cùng) Đánh giá sản phẩm dự án sau khi người học thực hiên và nộp bài online trên hệ thống Thực hiện dự án theo nhóm và nộp sản phẩm dự án trên hệ thống 7 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệp, tạo bàithi trực tuyến Thực hiện theo cá nhân, và sẽ có sự dám sát của người dạy Ghi chú: Xem tài liệu hướng dẫn chi tiết các chức năng của hệ thống e-Learning của tác giả tại trang 2.4.4. Tổ chức đánh giá Việc đánh giá người học sẽ thực hiện một cách toàn diện trên cơ sở dữ liệu được hệ thống e-Learning lưu trữ bao gồm: 153 Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Thị Tĩnh và Lê Khắc Quyền Bảng 4. Tổ chức đánh giá Điểm ý thức Điểm giữa kỳ Điểm cuối kỳ (60%)(10%) (30%) - Thông qua mức độ truy cập vào hệ thống (chuyên cần). - Mức độ đọc các tài liệu mà người dạy đưa ra. - Thông qua các hoạt động thảo luận các câu hỏi của bài học mà người dạy đặt ra trên các diễn đàn - Thông qua các nhiệm vụ cá nhân (sử dụng chức năng Asignment) - Kết quả dự án của cả nhóm được tổng hợp; - Nhiệm vụ hoàn thành theo bản phân nhiệm vụ - Kết quả trả lời các câu hỏi khi báo cáo dự án Thực hiện bằng các bài thi trắc nghiệm (Quiz) trên hệ thống e-Learning với các bước: - Người dạy sẽ xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm; phân theo các mức độ (khó; dễ; trung bình), bài thi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các câu hỏi theo tỉ lệ đặt ra. - Yêu cầu người học thi tập trung trong phòng máy tính, được kiểm soát đảm bảo đúng quy chế - Người dạy sẽ kịch hoạt bài thi để người học thực hiện, có thời gian bắt đầu, kết thúc và giới hạn thời gian thực hiện - Với mỗi người học thì các câu hỏi sẽ được xuất hiện ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi và các phương án của mỗi câu hỏi cũng được sắp xếp ngẫu nhiên. 2.4.5. Kết quả thực hiện Các nhóm đã thực hiện nộp sản phẩm dựa án đúng thời gian, gồm: - Bản báo cáo được nộp trên hệ thống LMS theo bản mềm ở dạng văn bản và được đánh giá và phản hồi trên LMS. - Video quay lại các thao tác thực hiện cài đặt hệ thống và các dịch vụ mạng được nộp trên LMS, trong trường hợp dung lượng lớn thì sẽ upload qua giao thức FTP. - Bản phân công công việc được nộp trên hệ thống LMS. - Các chủ đề tạo luận được được thực hiện trên LMS. - Người dạy tổ chức đánh giá theo hình thức thảo luận nhóm ngay trên LMS và thu hút các thành viên khác tham gia vào đánh giá. - Giáo viên kích hoạt bài kiểm tra trắc nghiệm của chủ đề này, yêu cầu người học thực hiện theo cá nhân. 3. Kết luận Như chúng tôi đã đặt vấn đề ở trên, việc tìm ra một cách thức để triển khai đào tạo e-Learning một cách hiệu quả và có tính khoa học vẫn đang là vấn đề mở của hình thức đào tạo e-Learning hiện nay. Phương pháp dạy học theo dự án (PBL) thích hợp cho việc tổ chức dạy học theo hình thức e-Learning bởi lẽ phương pháp 154 Ứng dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) vào đào tạo... dạy học này làm tăng tính tích cực, và chủ động cho người học. Thông thường chúng ta thương kết hợp giữa e-Learning và cách dạy học truyền thống, với PBL thì người học lĩnh hội kiến thức thông qua những trãi nghiệm thực tế bằng các dự án vì vậy khi áp dựng phương pháp dạy học dựa trên dự án sẽ tăng thời gian người học chủ động học tập theo kịch bản và giảm đi thời gian dạy học theo cách truyền thống mà vẫn đạt được hiệu quả cao. REFERENCES [1] Katz LG, S.C Chard, 1994. The Project Approach. Educational Resources Infor- mation Center, Inc. [2] Nguyễn Văn Hiền, 2009. Thiết kế bài dạy Sinh học theo phương pháp dạy học dự án. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số 54, Tr. 131 – 138. [3] Ruth Colvin Clark and Richard E.Mayer, 2003. e-Learning and the Science of Intruction. John Wiley & Sons, Inc. [4] Ben Shneiderman and Catherine Plaisant, 2005. Degnining User Interface. Pear- son Education, Inc. [5] Nguyễn Vũ Quốc Hưng, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Duy Hải, Lê Nguyên Sinh, 2008. Thiết kế và triển khai đào tạo trực tuyến – e-Learning. Tài liệu tập huấn Dự án phát triển giáo viên THCS. [6] Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam: [7] Website chương trình giáo dục của Microsoft tại Việt Nam: [8] Websie hệ thống moodle: ABSTRACT Applying project-based learning methods in e-Learning Based on the methodology of teaching informatics and project-based learning, this page proposed the design process, the organization of teaching activities in e- Learning based on the training approach and also based on project-bas