Ứng dụng phương pháp học tập hợp tác để cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh Khối 11 trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu hành động

1. Giới thiệu 1.1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của mọi quốc gia. Trong đó, kĩ năng nói tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, việc học tập và giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam vẫn không thật sự hiệu quả. Có nhiều lí do dẫn đến thực trạng khả năng giao tiếp của học sinh rất hạn chế hay việc học sinh không tích cực trong các tiết học nói như tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng khi bị giáo viên chỉnh sửa ngay lập tức mỗi khi mắc lỗi, học sinh thụ động hay không có môi trường giao tiếp. Nhận thấy được những vấn đề tiêu biểu trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh như đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất ứng dụng phương pháp học hợp tác trong dạy và học kĩ năng nói ở bậc trung học phổ thông nhằm giải quyết những vấn đề ấy. 1.2. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và chứng minh được hiệu quả của phương pháp học tập hợp tác trong quá trình dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông, từ đó làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên có nhu cầu giải quyết những vấn đề tương tự. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, ta cần phải trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Việc ứng dụng phương pháp học tập hợp tác có ảnh hưởng thế nào đến động lực và khả năng nói tiếng Anh của học sinh? 1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại nghiên cứu hành động được thực hiện bởi sinh viên Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về phương pháp học tập hợp tác, một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp học tập hợp tác để cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh Khối 11 trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu hành động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016 141 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC ĐỂ CẢI THIỆN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, Q.1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Tuyết Nhi, Nguyễn Ngọc Thanh Phương (Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Anh) GVHD: PGS TS Nguyễn Thanh Tùng 1. Giới thiệu 1.1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của mọi quốc gia. Trong đó, kĩ năng nói tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, việc học tập và giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam vẫn không thật sự hiệu quả. Có nhiều lí do dẫn đến thực trạng khả năng giao tiếp của học sinh rất hạn chế hay việc học sinh không tích cực trong các tiết học nói như tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng khi bị giáo viên chỉnh sửa ngay lập tức mỗi khi mắc lỗi, học sinh thụ động hay không có môi trường giao tiếp. Nhận thấy được những vấn đề tiêu biểu trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh như đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất ứng dụng phương pháp học hợp tác trong dạy và học kĩ năng nói ở bậc trung học phổ thông nhằm giải quyết những vấn đề ấy. 1.2. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và chứng minh được hiệu quả của phương pháp học tập hợp tác trong quá trình dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông, từ đó làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên có nhu cầu giải quyết những vấn đề tương tự. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, ta cần phải trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Việc ứng dụng phương pháp học tập hợp tác có ảnh hưởng thế nào đến động lực và khả năng nói tiếng Anh của học sinh? 1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại nghiên cứu hành động được thực hiện bởi sinh viên Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về phương pháp học tập hợp tác, một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Khái quát phương pháp học tập hợp tác Có rất nhiều định nghĩa về phương pháp học tập hợp tác. Thứ nhất, theo Robert Slavin (1990), các phương pháp học tập hợp tác đều dựa trên ý tưởng là người học sẽ cùng nhau học tập và chịu trách nhiệm cho công việc học tập của mình cũng như của Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 142 bạn trong nhóm. Có ba đặc điểm theo Slavin sẽ chi phối tất cả các phương pháp học tập hợp tác, đó là phần thưởng nhóm, trách nhiệm cá nhân và cơ hội công bằng để thành công. Quan điểm của Neil Davison (1990) hay Spencer và Miquel Kagan (1994) về phương pháp học tập hợp tác cũng khá tương đồng với Slavin trên nhiều mặt. Tuy nhiên, Davison có bổ sung thêm rằng việc tương tác trực tiếp trong nhóm nhỏ là rất quan trọng đối với phương pháp này. Trong khi đó, Kagan còn chỉ ra thêm đặc điểm tương tác cùng lúc của phương pháp học tập hợp tác. Phương pháp học tập hợp tác được phát triển dựa trên những cơ sở lí luận về tâm lí học của Slavin (1987), Bandura (1965), Deutsch (1949), Aroson (1975) và thuyết đa trí tuệ của Howard Garner (1993). 2.2. Lí do ứng dụng phương pháp học tập hợp tác Theo Jacobs, Lee và Ball (1997), việc ứng dụng phương pháp học tập hợp tác trong quá trình học sẽ mang lại hiệu quả học tập bởi vì phương pháp này tác động đến 5 yếu tố sau cuả người học: thành tựu, sự tự tôn, việc yêu thích đến trường, mối quan hệ liên nhóm và việc sử dụng tư duy trình độ cao. 2.3. Các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác Phương pháp học tập hợp tác có rất nhiều kĩ thuật. Trong đó có nhiều kĩ thuật có thể được ứng dụng trong giảng dạy kĩ năng nói.  Three-step Interview • Jigsaw • Write-Pair-Share • Think-Pair-Share • Teams-Games-Tournament • Round Robin • Numbered Heads Together • Cooperative Controversy 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng một số kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác trong việc cải thiện kĩ năng nói cho học sinh trung học phổ thông và được thực hiện trên 49 học sinh lớp 11A13, Trường trung học phổ thông (THPT) Bùi Thị Xuân, Quận 1, TPHCM. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập cứ liệu Các phương pháp thu thập cứ liệu bao gồm: bảng hỏi, phỏng vấn, kiểm tra trước và sau khi can thiệp, bảng danh sách kiểm tra sự kiện, nhật kí giảng dạy, quan sát lớp. Chi tiết về cách thức thu thập các loại cứ liệu này, như số lượng người tham gia, thời gian thu thập, mục đích của từng loại cứ liệu, và hình thức thu thập được tóm tắt và trình bày trong bảng sau. Năm học 2015 - 2016 143 Bảng 1. Số lượng người tham gia, thời gian thu thập, mục đích, hình thức thu thập các loại cứ liệu 3.2.2. Phương pháp phân tích cứ liệu Cứ liệu thu được từ bảng hỏi được thống kê thành bảng, chia tỉ lệ phần trăm và được phân tích theo xu hướng trung tâm. Điều này nhằm tìm ra kĩ thuật nào trong các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác đã áp dụng được học sinh yêu thích hơn cả. Sau đó, kết quả được chuyển sang dạng biểu đồ tròn và biểu đồ thanh ngang để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và tra cứu cứ liệu. Các cuộc phỏng vấn được những người nghiên cứu ghi chú, lựa chọn từ khóa, mã hóa thành các luận điểm và tiến hành lập bảng thống kê nhằm làm rõ hơn những vấn đề mà bảng hỏi chưa xác định. Việc phân tích điểm số kiểm tra Nói đầu vào và đầu ra của học sinh nhằm kiểm tra sự hiệu quả của việc can thiệp bằng cách áp dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác vào các tiết học Nói. Các điểm đầu ra và đầu vào của các em học sinh sẽ được thống kê theo nhóm giỏi, khá, trung bình. Sau đó, tính điểm trung bình của học sinh trước và sau khi can thiệp bằng phương pháp học tập hợp tác. Cứ liệu này được đưa vào phần mềm SPSS để so sánh kết quả trước và sau khi can thiệp dùng phép kiểm định trị trung bình đơn các mẫu theo cặp (Paired Samples T-test) để xem sự chênh lệch có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Những người nghiên cứu dựa vào kết quả xử lí này để viết báo cáo. Các đoạn phim được những người nghiên cứu sử dụng để xem xét lại và phân tích, đánh giá sâu hơn không khí lớp học cũng như mức độ tham gia của học sinh trong tiết học. Những thông tin này được bổ sung và ghi chú một cách cẩn thận và có hệ thống vào Nhật kí học tập. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 144 Bảng danh sách kiểm tra sự kiện được những người nghiên cứu tổng hợp và đánh giá dựa trên việc so sánh tổng thời gian nói của giáo viên so với tổng thời gian nói của học sinh trong từng tiết học, từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của các phương pháp can thiệp. Nhật kí giảng dạy được những người nghiên cứu xem xét lại một cách có hệ thống sau mỗi tiết học để phân tích thái độ, mức độ tham gia của học sinh và không khí lớp học, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để cải thiện các tiết học sau có hiệu quả hơn. 4. Phân tích cứ liệu 4.1. Kết quả phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát Đầu tiên, đó là kết quả của khảo sát giấy được thực hiện sau mỗi tiết học. Trung bình 77,76% học sinh khảo sát cảm thấy thích hoặc rất thích các hoạt động có ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác trong mỗi tiết học. Hoạt động có áp dụng kĩ thuật Numbered Heads Together ở tiết học thứ nhất là hoạt động có tỉ lệ học sinh yêu thích cao nhất với 93%. Tỉ lệ học sinh không thích và rất không thích các hoạt động ứng dụng kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác luôn dưới 6%. Về tương quan mức độ yêu thích của các em học sinh đối với các kĩ thuật khác nhau của phương pháp học tập hợp tác, mỗi nội dung đều có 5 mức điểm từ 1 đến 5. Tương ứng với từng mức điểm thì có các mức độ như sau: 5 = rất thích, 4 = thích, 3= bình thường, 2 = không thích, 1 = rất không thích. Sau đó, nhóm nghiên cứu quy chiếu điểm trung bình về mức độ yêu thích của học sinh theo bảng quy chiếu: 4,51 – 5: rất thích, 3,51 – 4.5: thích, 2,51 – 3,5: bình thường, 1,51 – 2,5: không thích, 1 – 1,5: rất không thích. Cứ liệu về mức độ yêu thích của học sinh đối với một số kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác đã được ứng dụng trong 6 tiết dạy Nói được phân tích, tổng kết và trình bày trong Hình 1. Biểu đồ 1. Tương quan mức độ yêu thích của học sinh đối với các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác Năm học 2015 - 2016 145 Như vậy, các kĩ thuật đều có điểm trung bình nằm trong khoảng 3,51 – 4,5. Điều này có nghĩa là học sinh cảm thấy thích đối với các hoạt động áp dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác. 4.2. Kết quả phân tích phỏng vấn Kết quả của 29 cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay sau mỗi tiết học. 25/29 em học sinh được phỏng vấn thích các hoạt động được ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác. Các em thích vì các lí do sau: các hoạt động được ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác mới lạ, làm cho tiết học vui, hấp dẫn và sôi nổi hơn. Quan trọng hơn, các hoạt động giúp các em có nhiều cơ hội, ý tưởng, tự tin hơn khi nói và phát triển những kĩ năng mềm quan trọng như làm việc nhóm, trình bày trước đám đông. Tuy nhiên, một số em cũng góp ý về hạn chế của phương pháp học tập hợp tác như một số kĩ thuật hơi mất thời gian và phức tạp trong lúc thực hiện. 4.3. Kết quả phân tích điểm kiểm tra Nói đầu vào và đầu ra Điểm kiểm tra nói của các em học sinh trước và sau khi can thiệp bằng phương pháp học tập hợp tác sẽ được phân nhóm theo tiêu chuẩn sau:  Giỏi: từ 8 đến 10  Khá: từ 7 đến cận 8  Trung bình: từ 5 đến cận 7 Theo đó, kết quả thống kê cho thấy trước khi can thiệp bằng phương pháp học tập hợp tác, có 28 em học sinh thuộc nhóm giỏi, 15 em thuộc nhóm khá và 5 em thuộc nhóm trung bình. Sau khi được can thiệp bằng phương pháp học tập hợp tác, số em thuộc nhóm giỏi tăng lên 35 em, nhóm khá giảm xuống còn 7 em và nhóm trung bình là 6 em. Bên cạnh đó, điểm trung bình trước và sau khi can thiệp còn được xử lí thông qua phần mềm SPSS, kết quả được trình bày trong bảng 2. Đặt giả thuyết H0 “Trung bình tổng thể của điểm kiểm tra Nói trước và sau khi áp dụng phương pháp học tập hợp tác là như nhau ”. Ta có Sig. (2-tailed) = 0.017 < 0.05, điều này có nghĩa là ta không chấp nhận giả thuyết H0. Và trung bình tổng thể của điểm kiểm tra Nói sau khi can thiệp lớn hơn trước khi can thiệp nên ta có thể kết luận rằng điểm kiểm tra nói của học sinh có cải thiện sau khi áp dụng phương pháp học tập hợp tác. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 146 Bảng 2. Kết quả phân tích điểm kiểm tra Nói trước và sau khi can thiệp 4.4. Kết quả phân tích quan sát lớp 4.4.1. Kết quả phân tích bảng danh sách kiểm tra sự kiện Từ kết quả phân tích bảng danh sách kiểm tra sự kiện cho thấy trung bình tổng thời gian Nói của học sinh khi áp dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác vào các tiết học là khá cao, chiếm 74,44% trên tổng số 45 phút của 1 tiết học. Trong khi đó, trung bình tổng thời gian Nói của giáo viên khá thấp, chỉ 19,96% trên tổng số 45 phút của 1 tiết học. Như vậy, ta có thể thấy sau khi áp dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác vào các tiết học Nói, thời gian Nói của học sinh nhiều gấp 3,73 lần thời gian Nói của giáo viên. Do đó, có thể kết luận rằng, việc ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác đã tạo điều kiện tối đa cho học sinh nói tiếng Anh trong giờ học Nói. 4.4.2. Kết quả phân tích nhật kí giảng dạy Cuối cùng là kết quả phân tích nhật kí giảng dạy. Quan sát thái độ và không khí lớp học cho thấy nhìn chung, học sinh thích và hoạt động có hiệu quả trong các hoạt động có ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác. 5. Bình luận Kết quả phân tích từ các nguồn cứ liệu khác nhau giúp người nghiên cứu trả lời được câu hỏi “Việc ứng dụng phương pháp học tập hợp tác có ảnh hưởng như thế nào đối với động lực và khả năng nói tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông?” Điều này được thể hiện chi tiết trong bảng 3 ở trang sau. Sau khi thu thập và xử lí số liệu từ bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn, điểm kiểm tra Nói của học sinh trước và sau khi can thiệp, bảng danh sách kiểm tra sự kiện và nhật kí Năm học 2015 - 2016 147 học tập, người nghiên cứu đi đến kết luận rằng, phương pháp học tập hợp tác có những tác động tích cực đến động lực cũng như khả năng nói của học sinh. Bảng 3. Thống kê những ảnh hưởng của phương pháp học tập hợp tác từ các phương tiện nghiên cứu Bảng khảo sát Phỏng vấn Điểm kiểm tra Nói trước và sau khi can thiệp Quan sát lớp Bảng danh sách kiểm tra sự kiện Nhật kí học tập Học sinh yêu thích hoạt động x x x Không khí lớp học vui và sôi nổi x x Thời gian nói của học sinh tăng x x Học sinh tự tin hơn x x Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong lớp x Điểm kiểm tra Nói của học sinh tăng x Khả năng làm việc nhóm của học sinh được nâng cao x x 6. Tổng kết 6.1. Kết luận Một cách tổng quát, sau khi thu thập và xử lí số liệu từ bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn, giáo trình học nghe và kết quả bài thi cuối học phần, người nghiên cứu đi đến kết luận rằng, phương pháp học tập hợp tác đã có những tác động tích cực đến động lực và khả năng nói của học sinh trên những khía cạnh sau:  Học sinh yêu thích các hoạt động có ứng dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác.  Học sinh tích cực tham gia các hoạt động có ứng dụng kĩ thuật hợp tác.  Học sinh tự tin đưa ra ý kiến của mình trong các tiết học nói.  Không khí lớp học thoải mái, vui vẻ và sôi động, tạo được niềm vui, hứng thú cho các em khi đến lớp.  Thời gian nói của học sinh chiếm phần lớn tiết học, nhiều hơn thời gian nói của giáo viên gần 4 lần.  Khả năng nói của học sinh có sự cải thiện thông qua điểm kiểm tra nói trước và sau khi can thiệp.  Có nhiều cơ hội cho các em phát triển khả năng làm việc nhóm và tăng sự gắn kết giữa các em với nhau. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 148 6.2. Đánh giá phương pháp nghiên cứu Bảng khảo sát, phỏng vấn, nhật kí giảng dạy và bảng kiểm tra sự kiện được thu thập thường xuyên, trong mỗi tiết học. Việc thu thập và kiểm tra chéo các loại dữ liệu khác nhau trước, trong và sau khi can thiệp nhằm tăng độ tin cậy của kết quả báo cáo. 6.3. Đề xuất Sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xin đúc kết một số kinh nghiệm để phát huy tối đa hiệu quả các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác trong môi trường giáo dục ở Việt Nam:  Đầu tiên, các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác nên được kết hợp khéo léo với các phương tiện khác như là âm nhạc, hình ảnh, phim ảnh và các trò chơi vận động để tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn cho tiết học.  Bên cạnh đó, phương pháp học tập còn khá mới đối với các em học sinh ở Việt Nam nên giáo viên nên giải thích rõ ràng, chậm rãi, thậm chí minh họa nếu cần cách thức thực hiện các hoạt động áp dụng các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác.  Cuối cùng, giáo viên cần lưu ý các điều kiện của lớp học bao gồm cơ sở vật chất, sĩ số, học lực của học sinh,v.v để lựa chọn và điều chỉnh các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác sao cho phù hợp nhất với điều kiện của lớp mình. 6.4. Gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo Đề tài của nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu ứng dụng phương pháp học tập hợp tác trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, tiềm năng của phương pháp học tập hợp tác là vô hạn, là đề tài rộng mở cho các nhà giáo dục và nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đào sâu về những điều chỉnh và cải tiến đối với các kĩ thuật của phương pháp học tập hợp tác sao cho phù hợp với mội trường dạy và học ở Việt Nam cũng rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bailey, K., Curtis, A., & Nunan, D. (2001), Pursuing professional development: The self as source, Boston: Heinle & Heinle. 2. Burns, A. (1999), Collaborative action research for English language teachers. Cambridge: Cambridge University Press. 3. Burns, A. (2009), Action research. In J. Heigham, & R. A. Croker (Eds.), Qualitative research in applied linguistics: A practical introduction (pp. 112–134)., Basingstoke: Palgrave Macmillan. 4. Davidson, N. (1990), Cooperative learning in mathematics: A handbook for teachers. Menlo Park, CA: Addison-Wesley. 5. Dishon, D., & O'Leary, P. (1993), A guidebook for cooperative learning: A technique for creating more effective schools, Holmes Beach, FL: Learning Publications. Năm học 2015 - 2016 149 6. Jacobs, G. M., Lee, G. S., & Ball, J. (1997), Cooperative learning: A sourcebook of lesson plans for teacher education. Singapore: SEAMEO Regional Language Center Singapore. 7. Kagan, S. (1992), Cooperative learning. San Juan Capistrano, CA: Kagan Cooperative Learning. 8. Kessor, C. (1992), Cooperative language learning: A teacher's resource book. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. 9. Krashen, S. D. (1982), Principles and practice in second language acquisition. New York: Pergamon Press. 10. Palincsar, A., Stevens, D., & Gavelek, J. (1988), Collaborating in the interest of collaborative learning. New Orleans, Louisiana: Paper presented at the annual meeting of the American Educational Research Association. 11. Slavin, R, Cooperative learning: Theory, research, and practice. NJ: Prentice Hall. 12. Slavin, R.E (1990), Cooperative learning: Theory, research, and practice, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.