Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ

Tóm tắt. Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) không chỉ gặp khó khăn trong học tập mà còn gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày phải kể đến là kỹ năng tự phục vụ (KNTPV). Chương trình dạy KNTPV không chỉ được các nước trên thế giới quan tâm mà ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến nội dung này và đã được lên kế hoạch dạy cụ thể trong chương trình dạy trẻ KTTT ở các trường chuyên biệt (trường dành riêng cho trẻ khuyết tật). Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn một phương pháp dạy KNTPV cho trẻ KTTT rất hiệu quả đó là phương pháp xâu chuỗi. Để thấy được hiệu quả của phương pháp xâu chuỗi trong dạy KNTPV cho trẻ KTTT, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 01 trẻ KTTT theo qui trình như sau: Đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ (sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2), lập kế hoạch can thiệp, thực hiện kế hoạch can thiệp và đánh giá kết quả. Sau khi đánh giá KNTPV bằng thang đo hành vi thích ứng kết hợp tìm hiểu trẻ thông qua giáo viên, cha mẹ trẻ và quan sát trẻ, chúng tôi quyết định dạy trẻ kỹ năng ăn cơm bằng thìa sử dụng phương pháp xâu chuỗi theo hình thức chuỗi ngược. Kết quả sau 3 tuần dạy, mỗi tuần dạy 2 buổi, mỗi buổi dạy 30 phút trẻ đã có thể tự xúc thức ăn bằng thìa, không bị rơi vãi mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phương pháp xâu chuỗi là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả khi dạy KNTPV cho trẻ KTTT (một kỹ năng quan trọng giúp trẻ KTTT trở nên độc lập hơn trong cuộc sống).

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 102-106 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÂU CHUỖI VÀO DẠY KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Đào Thị Phương Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: phuongliengddb@gmail.com Tóm tắt. Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) không chỉ gặp khó khăn trong học tập mà còn gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày phải kể đến là kỹ năng tự phục vụ (KNTPV). Chương trình dạy KNTPV không chỉ được các nước trên thế giới quan tâm mà ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến nội dung này và đã được lên kế hoạch dạy cụ thể trong chương trình dạy trẻ KTTT ở các trường chuyên biệt (trường dành riêng cho trẻ khuyết tật). Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn một phương pháp dạy KNTPV cho trẻ KTTT rất hiệu quả đó là phương pháp xâu chuỗi. Để thấy được hiệu quả của phương pháp xâu chuỗi trong dạy KNTPV cho trẻ KTTT, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 01 trẻ KTTT theo qui trình như sau: Đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ (sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2), lập kế hoạch can thiệp, thực hiện kế hoạch can thiệp và đánh giá kết quả. Sau khi đánh giá KNTPV bằng thang đo hành vi thích ứng kết hợp tìm hiểu trẻ thông qua giáo viên, cha mẹ trẻ và quan sát trẻ, chúng tôi quyết định dạy trẻ kỹ năng ăn cơm bằng thìa sử dụng phương pháp xâu chuỗi theo hình thức chuỗi ngược. Kết quả sau 3 tuần dạy, mỗi tuần dạy 2 buổi, mỗi buổi dạy 30 phút trẻ đã có thể tự xúc thức ăn bằng thìa, không bị rơi vãi mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phương pháp xâu chuỗi là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả khi dạy KNTPV cho trẻ KTTT (một kỹ năng quan trọng giúp trẻ KTTT trở nên độc lập hơn trong cuộc sống). 1. Mở đầu Khuyết tật trí tuệ (KTTT) là loại khuyết tật được xác định bởi hạn chế đáng kể về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xã hội và kỹ năng thích ứng thực tế, khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Những khiếm khuyết này dẫn đến những khó khăn trong học tập cũng như khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ KTTT. Một trong những hoạt động hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày góp phần tạo nên sự độc lập của trẻ KTTT đó chính là khả năng tự phục vụ. Để giúp cho trẻ KTTT có khả năng tự phục vụ được bản thân thì rất cần đến sự phối hợp của giáo viên và gia đình trong việc lựa chọn nội dung và lựa chọn phương pháp dạy thích hợp. 102 Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT [4] Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT trong đó họ nhấn mạnh đến một phương pháp rất hiệu quả khi dạy kỹ năng tự phục vụ (KNTPV) cho trẻ KTTT đó là phương pháp xâu chuỗi [4]. Xâu chuỗi là dạy trẻ thực hiện một chuỗi các phản ứng có liên quan về mặt chức năng theo thứ tự chính xác hoặc gần chính xác để thực hiện một công việc hay một nhiệm vụ [2]. Phần lớn các kỹ năng chúng ta sử dụng để dạy trẻ bao gồm một chuỗi các phản ứng thành phần. Học một chuỗi các phản ứng là học thực hiện từng bước trong chuỗi đó theo đúng trình tự và tương đối liên tục về mặt thời gian. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp xâu chuỗi đó là giáo viên phải chia nhỏ nhiệm vụ của hoạt động dạy sau đó dạy theo hình thức chuỗi xuôi, chuỗi ngược và chuỗi toàn bộ. - Hình thức chuỗi xuôi: Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giới hạn khả năng, giáo viên bắt đầu hướng dẫn bằng việc cho trẻ lần lượt làm các bước đã học cho tới bước trẻ chưa thực hiện thành thục. Giáo viên sẽ bắt đầu hướng dẫn từ bước đó. Củng cố ngay sau khi hướng dẫn. Khi bước đầu tiên trong chuỗi đã thực hiện có thể củng cố ở mức độ cao hơn. Những bước còn lại hoặc do giáo viên thực hiện hoặc do trẻ thực hiện với sự trợ giúp nhưng toàn bộ nhiệm vụ cần được hoàn thành trước khi kết thúc buổi học. - Hình thức chuỗi ngược: Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giới hạn khả năng, giáo viên bắt đầu hướng dẫn bằng việc làm toàn bộ hoặc giúp trẻ làm toàn bộ chuỗi phản ứng đến tận bước cuối cùng của chuỗi hành vi. Sau khi trẻ đã làm tốt bước cuối cùng, chuyển sang dạy bước trước bước cuối cùng nhưng trẻ phải thực hiện được bước cuối cùng mà không cần trợ giúp. Củng cố ngay sau khi hướng dẫn, khi bước cuối cùng trong chuỗi được thực hiện, sẽ củng cố ở mức cao hơn. Khi duy trì các bước đã dạy, đã học và đã bổ sung theo thứ tự giật lùi, toàn bộ chuỗi hành vi được thực hiện và trẻ được củng cố. - Hình thức chuỗi toàn bộ: Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giới hạn khả năng, giáo viên bắt đầu hướng dẫn bước đầu tiên trong chuỗi và dạy từng bước tiếp theo, theo thứ tự cho đến khi hoàn thành cả chuỗi. Tất cả các bước cần hướng dẫn sẽ được dạy theo thứ tự và đồng thời trong khi thực hiện cả chuỗi. Củng cố ngay sau khi mỗi phản ứng để sửa lỗi và nâng cao khả năng phản ứng của trẻ. Lặp lại củng cố vào cuối chuỗi. 2.2. Thử nghiệm ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy KNTPV cho trẻ KTTT Chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy KNTPV cho 01 trẻ KTTT tại trung tâm chuyên biệt ở Hà Nội (trung tâm dành cho trẻ khuyết tật). Trước khi tiến hành thử nghiệm chúng tôi tìm hiểu thông tin về trẻ thông qua giáo viên dạy trẻ và cha mẹ trẻ; hồ sơ cá nhân, quan sát trẻ khi chơi và 103 Đào Thị Phương Liên sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2 (Thang đo này được xây dựng bởi Hiệp hội KTTT Mỹ). Nội dung của thang đo gồm 2 phần, phần 1 tập trung đánh giá các hoạt động độc lập, phần 2 đánh giá các hành vi xã hội. Để thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong khả năng thích ứng của trẻ này, chúng tôi sử dụng thang đo hành vi thích ứng trong trường học và Sổ tay trắc nghiệm viên trong đó nêu rõ các kỹ năng cần đánh giá và cách tính điểm cho từng kỹ năng. Qui trình thử nghiệm được tiến hành theo các bước như sau: đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ (sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2), lập kế hoạch can thiệp, thực hiện kế hoạch can thiệp và đánh giá kết quả. Nội dung thử nghiệm được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ và dựa trên ứng dụng của phương pháp xâu chuỗi. Đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ thử nghiệm thông qua tìm hiểu thông tin về trẻ và sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2 như sau: - Thông tin về trẻ: Trần Thanh B là một bé trai, 7 tuổi. Kết quả được đánh giá bởi bác sĩ ở Viện Nhi Trung Ương cho biết em bị khuyết tật trí tuệ mức độ nặng, khả năng nhận thức tương đương với trẻ 2 tuổi rưỡi. Trong quá trình mang thai sức khỏe của mẹ B bình thường. Khi sinh ra thể trạng của em bình thường, qua quan sát chúng tôi nhận thấy các kỹ năng của B phát triển chậm hơn rất nhiều so với những trẻ cùng tuổi. Đặc biệt, em gặp khó khăn khi thực hiện các kỹ năng ăn uống mà lẽ ra ở lứa tuổi này các em phải thực hiện được. B đang theo học ở một trung tâm chuyên biệt tại Hà Nội. - Sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2 để đánh giá hoạt động độc lập (kỹ năng tự phục vụ) trong đó bao gồm các kỹ năng như kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh, hình thức bên ngoài, giữ gìn quần áo, đi ra khỏi nhà, mặc và cởi quần áo, an toàn khi đi lại. Chúng tôi đánh giá từng kỹ năng trong hoạt động độc lập, kết quả cho thấy hoạt động độc lập của B đạt dưới mức trung bình và trong quá trình quan sát trẻ ăn, chúng tôi thấy em xúc cơm bằng thìa nhưng vẫn bị rớt vì thế chúng tôi tiến hành dạy kỹ năng này cho trẻ. Trong bài viết này chúng tôi tiến hành dạy cho em B kỹ năng ăn bằng thìa, đây là một kỹ năng hết sức quan trọng giúp B trở nên độc lập hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Lập kế hoạch can thiệp: Dạy kỹ năng tự ăn bằng thìa mà không bị rơi vãi trong thời gian 3 tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 30 phút. Thực hiện kế hoạch can thiệp: Chia nhỏ các nhiệm vụ và dạy các bước theo hình thức chuỗi xuôi, chuỗi ngược và chuỗi toàn bộ. Với hình thức chia nhỏ nhiệm vụ và sử dụng phương pháp xâu chuỗi trong khi can thiệp như vậy rất phù hợp khi dạy kỹ năng cho trẻ khuyết tật trí tuệ ở mức độ nặng. Trước khi dạy B kỹ năng ăn cơm bằng thìa, chúng tôi tiến hành phân tích nhiệm vụ của hoạt động ăn bằng thìa như sau: Bước 1: Cầm thìa bằng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, các ngón tay còn lại đỡ cán thìa cho chắc; Bước 2: Từ từ đưa thìa vào trong miệng bát; Bước 3: Xúc thức ăn rồi đưa lên miệng bát sau đó gạt thức ăn; Bước 4: Nhấc thìa lên khỏi miệng bát; 104 Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật... Bước 5: Há miệng và từ từ đưa thìa vào trong miệng; Bước 6: Dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong; Bước 7: Lấy thìa ra khỏi miệng. Qua quan sát B, chúng tôi nhận thấy em chưa có kỹ năng cầm thìa cũng như kỹ năng xúc thức ăn nên chúng tôi quyết định dạy trẻ này ngay từ giai đoạn hình thành kỹ năng theo hình thức chuỗi ngược (với hình thức này B đã được quan sát khi chúng tôi thực hiện các bước của một hoạt động, em chỉ thực hiện bước cuối cùng của hoạt động như vậy em sẽ cảm thấy thành công và muốn tiếp tục được làm). Đầu tiên chúng tôi làm từ bước 1 tới bước 6 sau đó hướng dẫn và yêu cầu trẻ làm bước 7. Khi trẻ làm thành thục bước 7, chúng tôi làm từ bước 1 đến bước 5 sau đó hướng dẫn trẻ làm bước 6, 7. Thực hiện tương tự cho đến khi trẻ có thể tự làm tất cả các bước. Trong quá trình dạy chúng tôi sử dụng kỹ thuật sửa lỗi và củng cố. Đánh giá kết quả can thiệp: Thông qua quan sát giờ ăn của trẻ cùng với các bạn, qua trao đổi với phụ huynh và giáo viên cũng như thông qua thang đo hành vi thích ứng ABS – S:2, kết quả cho thấy em đã có thể tự xúc thức ăn bằng thìa không rơi vãi mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời một số kỹ năng nằm trong hoạt động độc lập của B cũng được cải thiện. Những lưu ý trong quá trình can thiệp cho trẻ: Khi trẻ mắc lỗi người hướng dẫn cần can thiệp nhẹ nhàng và sửa lỗi theo các cách khác nhau. Nếu trẻ mắc lỗi trong giai đoạn hình thành kỹ năng thì người hướng dẫn cần hướng dẫn lại các bước mà trẻ mắc lỗi và yêu cầu trẻ thực hiện lại. Nếu trẻ mắc lỗi trong giai đoạn thành thục thì người hướng dẫn cần sử dụng các phương pháp sửa lỗi có tính kết cấu là hướng dẫn với thông tin đưa ra ít hơn. Vì trẻ đã thành thục hơn, số lượng lỗi trẻ mắc sẽ ít đi và thường do phân tán tư tưởng hoặc do chểnh mảng chứ không phải trẻ không biết làm. Trong những trường hợp như vậy, có thể lựa chọn một trong những cách sau đây: - Khi trẻ mắc lỗi hoặc lưỡng lự, người hướng dẫn có thể chờ vài giây để trẻ tự sửa. Nếu trẻ không làm được, người hướng dẫn có thể hỗ trợ bằng thể chất như sử dụng tay để báo hiệu trẻ làm chưa đúng. - Nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng để trẻ tự sửa mà không tỏ thái độ tiêu cực hoặc quá nghiêm khắc ví dụ: con thử làm lại xem sao. . . nếu trẻ mắc lỗi lần thứ 2, người hướng dẫn cần xét đến nguyên nhân và giúp đỡ thêm. - Ngay khi trẻ ngừng mắc lỗi, có thể đưa ra gợi ý tối thiểu (“tiếp theo là gì”) hoặc nhắc lại bước cuối cùng mà trẻ vừa thực hiện được ví dụ: Khi con đưa thìa từ từ vào trong miệng rồi thì con phải làm gì nào?. Nếu trẻ ngừng lại khi chưa làm xong một bước, người hướng dẫn có thể khuyến khích trẻ tiếp tục (“đúng rồi con làm tiếp đi”). 3. Kết luận Phương pháp xâu chuỗi là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả đáng kể trong việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT ở các mức độ đặc biệt phương pháp này rất phù hợp khi dạy cho trẻ KTTT mức độ nặng. Để sử dụng 105 Đào Thị Phương Liên được phương pháp này hiệu quả, người hướng dẫn phải chia nhỏ nhiệm vụ thành một chuỗi các nhiệm vụ nhỏ hơn vì vậy sẽ giúp trẻ KTTT có thể hiểu và nhớ các nhiệm vụ dễ dàng hơn. Trên đây, chúng tôi minh họa thử nghiệm sử dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kỹ năng tự phục vụ cho học sinh KTTT. Trong khuôn khổ của bài báo này chúng tôi mới thử nghiệm một phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho 01 trẻ KTTT. Tuy nhiên, kết quả của thử nghiệm cũng phản ánh được phần nào hiệu quả của phương pháp mà chúng tôi sử dụng khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Hạnh, 2004. Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Trường Tiểu học Bình Minh. Luận văn thạc sĩ. [2] Thang đo hành vi thích ứng ABS-S:2 sử dụng trong trường học, Sổ tay trắc nghiệm viên. Xuất bản lần 2, tài liệu dịch, 2003. [3] Trần Lệ Thu, 2002. Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Ann Castel Davis, 1999. Exceptional Lives, special Education in Todays Schools. 2nd edition, printed in the United States of America. [5] Keys to parenting the child with Autism. Second Edition Marlene Targ Brill, M.Ed, 2001. ABSTRACT Application string method on teaching self - help skill for Children with Intellectual disabilities Children with Intellectual disabilities (ID) not only have difficulty in learning, but also have difficulties in activities of daily living. One of the daily activities is self – help skills which children with disabilities cannot cope with by themselves. The teaching programme of self – help skill is not only interested in the World but also in Vietnam is very interested in this content, and was planned to teach in spe- cific programmes for ID in special needs schools (schools dedicated for children with disabilites). The researchers have chosen a method for teaching self – help skills of ID which is a very effective method. To see the effectiveness of the String method in teaching self – help skills for ID, we conducted an experiment on an ID child, the process was as follows: Evaluation of the childs needs: adaptive behavior scale: ABS- S: 2), intervention planning, implementation of intervention plans and evalua- tion results. After assessing by ABS-S:2 and combined interviews with his teachers, parents and observing him, we decided to teach him skills to eat rice with the String method used in the form of string concentration backwards. Results after 3 weeks of teaching two sessions per week, each session consisting of 30 minutes teaching, he can eat with a spoon, does not drop without helping. Thus, we can confirm that the String method is one of the effective teaching methods when teaching self – help skills for ID (an important life skill helps ID become more independent in life). 106
Tài liệu liên quan