Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Tóm tắt: Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (AI), mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây (SMAC) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở các trường Đại học tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các thư viện đại học đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tạo điều kiện để người dùng tin tương tác tốt hơn và tối đa hóa việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện (TTTV). Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề về: Tại sao các thư viện nên hoạt động trên nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội? làm thế nào các thư viện có thể thu hút người dùng tin sử dụng dịch vụ TTTV của mình thông qua phương tiện truyền thông xã hội? Đồng thời bài viết cũng nhấn mạnh vào việc xây dựng chiến lược để thư viện đại học có thể tiếp thị dịch vụ, tài nguyên và chương trình của mình thông qua phương tiện truyền thông xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi hoá trong giáo dục đại học hiện nay.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI... ĐỂ TIẾP THỊ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Thái Nguyên Hoàng Giang1* - Đào Mộng Uyển2** Tóm tắt: Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (AI), mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây (SMAC) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở các trường Đại học tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các thư viện đại học đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tạo điều kiện để người dùng tin tương tác tốt hơn và tối đa hóa việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện (TTTV). Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề về: Tại sao các thư viện nên hoạt động trên nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội? làm thế nào các thư viện có thể thu hút người dùng tin sử dụng dịch vụ TTTV của mình thông qua phương tiện truyền thông xã hội? Đồng thời bài viết cũng nhấn mạnh vào việc xây dựng chiến lược để thư viện đại học có thể tiếp thị dịch vụ, tài nguyên và chương trình của mình thông qua phương tiện truyền thông xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi hoá trong giáo dục đại học hiện nay. Từ khoá: Phương tiện truyền thông xã hội; Tiếp thị thư viện; Dịch vụ thông tin – thư viện; Chuyển đổi số; Giáo dục đại học * Thạc sĩ, Trường Đại học Khánh Hoà. ** Thạc sĩ, Trường Đại học Khánh Hoà. 548 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM I. MỞ ĐẦU Ngày nay, những đổi mới trong công nghệ thông tin nói chung và truyền thông xã hội nói riêng đang đưa thế giới đến thời đại của các phương tiện truyền thông đại chúng, và con người được tiếp cận thông tin với tốc độ nhanh nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi số trong giáo dục đại học, truyền thông xã hội đang nhanh chóng trở thành công cụ tiếp thị rất quan trọng, hiệu quả cho các cá nhân, tổ chức. Đối với các thư viện đại học, tiếp thị là một phương pháp tích cực, hữu hiệu để thu hút, hấp dẫn người dùng tìm đến và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ TTTV. Và với mục đích nâng cao hiệu quả tiếp thị, các thư viện đại học đang từng bước nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào các dịch vụ TTTV. II. NỘI DUNG 1. Chuyển đổi số giáo dục đại học và yêu cầu về sự thay đổi của các dịch vụ thông tin – thư viện 1.1. Chuyển đổi số giáo dục đại học Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm và tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành. Chuyển đổi số trong giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước, cả trước mắt và lâu dài. Hiện nay, với ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành Giáo dục càng chú trọng hơn bao giờ hết việc áp dụng các nền tảng công nghệ nhằm giữ vững chất lượng giảng dạy và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Vậy chuyển đổi số trong giáo dục đại học là gì? Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm việc và phương thức làm việc với công nghệ số; là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực nhằm thay đổi phương thức lãnh đạo, cách thức tổ chức và hoạt động của đơn vị. Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và bậc đại học nói riêng là một thay đổi trong đó có áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy học, giáo dục và các hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của 549 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI... sinh viên, giảng viên, tạo một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối, một trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa. Nhờ chuyển đổi số trong giáo dục, người học chỉ cần một thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính xách tay để truy cập nhiều nội dung khác nhau ở trường, ở nhà hay ở mọi nơi. Đối với giảng viên, thời đại kỹ thuật số cho phép họ mang bài giảng của mình vượt ra ngoài lớp học, phá vỡ ranh giới địa lý và văn hóa, có khả năng đến với mọi người trên toàn thế giới. Như vậy, chuyển đổi số trong giáo dục đại học không phải chỉ là vấn đề đổi mới và ứng dụng công nghệ, mà còn là vấn đề văn hóa và con người. Nhờ đó, cả giáo viên và học sinh đều có thể cải thiện kỹ năng của mình, với mục tiêu chung là tạo ra một quy trình giáo dục hấp dẫn và hiệu quả hơn. Mục tiêu của chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục đại học là thông qua cách thức làm việc mới để tiếp tục cung cấp các dịch vụ tập trung vào con người (người dạy và người học) trước sự thay đổi của công nghệ, thay đổi nhu cầu cũng như hành vi của con người đối với giáo dục. 1.2. Tác động của chuyển đổi số giáo dục đại học tới các dịch vụ thông tin – thư viện Các dịch vụ TTTV được coi là thước đo cho hiệu quả hoạt động cũng như trình độ phát triển của trung tâm TTTV và các trường đại học. Để đáp ứng sự thay đổi trong quá trình chuyển đổi số giáo dục đại học, chất lượng các dịch vụ cần được đầu tư để cải tiến, cập nhật và xây dựng theo hướng chú trọng đưa vào yếu tố công nghệ, hiện đại, tạo những tiện ích cho người dùng tin nhằm tăng hiệu quả sử dụng, đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng. Dịch vụ TTTV giúp người học tiếp cận được nguồn thông tin, tài liệu nhanh chóng, chính xác và đúng với nhu cầu của người học hơn, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi phương thức dạy học từ trực tiếp sang dạy học trực tuyến. Muốn chuyển đổi số thành công, các trường đại học phải phát triển học liệu điện tử. Tài nguyên mở sẽ được phân phối trên các mạng thông tin, giúp mọi đối tượng tiếp cận tri thức. Có kho học liệu mở thì dù ở đâu, thời gian nào thì việc học tập cũng không bị gián đoạn với xu hướng phát triển của thế giới. Từ đó, 550 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM vai trò của dịch vụ TTTV trong quá trình chuyển đổi số giáo dục đại học quan trọng hơn bao giờ hết. Trong thời đại chuyển đổi số, quản lý, khai thác và phân tích nguồn học liệu của thư viện kết hợp với các nguồn học liệu mở, các cơ sở dữ liệu liên kết của các tổ chức bên sẽ giúp cho giảng viên chuẩn bị và cập nhật đầy đủ bài giảng, sinh viên có thể khai thác tài nguyên đó một cách tối ưu. Đồng thời, sinh viên muốn học tập tốt thì cần tìm đến các nguồn tài liệu thông qua các dịch vụ TTTV của nhà trường, và khi đó thư viện sẽ là nơi đáng tin cậy cung cấp nguồn tài liệu toàn diện, đa dạng và phong phú nhất. Do đó, các dịch vụ TTTV phải đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin và thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ một cách kịp thời, chuẩn xác. Quá trình chuyển đổi số sẽ làm gia tăng chất lượng dịch vụ TTTV thông qua việc ứng dụng các công nghệ về dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo và phân tích hành vi thông tin của người dùng tin qua các kênh thông tin điện tử. Ngoài ra, chuyển đổi số tác động vào sự phát triển các dịch vụ TTTV sẽ góp phần nâng cao năng lực khai thác thông tin cho người dùng tin, dịch vụ TTTV sẽ trở thành công cụ, phương tiện kênh thông tin hiệu quả, nhanh chóng giữa người dùng tin và nguồn lực thông tin và giữa người dùng tin và cán bộ thư viện. 1.3. Yêu cầu đối với các dịch vụ thông tin - thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học Công nghệ thông tin tạo ra những thay đổi lớn trong cách sống, giao tiếp, thu nạp tri thức và làm việc của con người. Học tập, nghiên cứu kiến thức trực tuyến đã trở thành xu hướng học tập không thể cưỡng lại, tạo nên diện mạo mới cho giáo dục toàn cầu. Khi công nghệ ngày càng phát triển, giáo dục đại học chuyển mình thích ứng với công nghệ số, cùng với sự thay đổi đó, các dịch vụ TTTV trong các trường đại học cũng đặt ra các yêu cầu cấp thiết. Cụ thể: - Quá trình chuyển đổi số giáo dục đại học đã làm cho lượng thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin tăng lên với tốc độ chóng mặt, sự ra đời của công nghệ mới cho phép khai thác thông tin không giới hạn về không gian và khoảng cách địa lý, vì thế các dịch vụ TTTV phải được đến với người dùng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hiệu 551 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI... quả nhất. Vì vậy dịch vụ TTTV phải không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin. - Để thực sự trở thành địa điểm đáng tin cậy thu hút nhiều bạn đọc, trung tâm thông tin thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học cần thay đổi cả về diện mạo và nội dung bên trong, các phương thức dịch vụ phải đổi mới đáp ứng tiêu chí giáo dục đại học là lấy người học làm trung tâm, tự học, sáng tạo và phát triển. - Cần đầu tư trang thiết bị hiện đại và mở rộng không gian mạng cũng như khu vực xử lý tài nguyên số đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Thực hiện được điều này sẽ giúp dịch vụ TTTV có cơ sở để triển khai tốt hơn các mục tiêu của dịch vụ. - Dịch vụ TTTV phải được tổ chức tốt để có thể khai thác tối đa các nguồn dữ liệu lớn (big data). Việc quản lý và phân tích tốt các nguồn dữ liệu trong và ngoài thư viện sẽ giúp hiệu quả phục vụ tăng lên nhanh chóng. Người sử dụng dịch vụ sẽ được tạo điều kiện để tự phục vụ, chủ động tìm kiếm thông tin theo yêu cầu, thay cho việc đợi chờ thư viện truyền thống phục vụ cho mình, nhất là trong điều kiện các trường đại học đang trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục. - Trong bối cảnh chuyển đổi số, dịch vụ TTTV cần được tổ chức và tiếp thị mạnh trên các kênh thông tin điện tử để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ TTTV đặc thù của thư viện đến với người dùng tin. Cần chú ý phát triển các hình thức dịch vụ điện tử qua các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube, để có thể tiếp cận và tương tác một cách nhanh chóng và liên tục với người dùng tin. - Dịch vụ TTTV thay đổi trong quá trình chuyển đổi số nền giáo dục cũng đặt ra yêu cầu về sự thay đổi cho đội ngũ cán bộ thư viện. Bên cạnh các kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, cán bộ thư viện cũng cần đổi mới về tư duy công nghệ, luôn sẵn sàng tiếp cận và học hỏi các thay đổi về công nghệ và kỹ thuật, ứng dụng được công nghệ kĩ thuật hiện đại để nắm bắt được các nhu cầu tin của người dùng thông qua phân tích hành vi thông tin. 552 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Đứng trước yêu cầu của quá trình chuyển đổi số giáo dục, có rất nhiều các dịch vụ cung cấp thông tin ngoài tổ chức thư viện như: Google, Yahoo, Bing, Cốc cốc, là những địa chỉ tìm tin mà người dùng tin sử dụng để phục vụ cho mục đích học tập, giải trí. Dịch vụ TTTV cần phải thay đổi về các hình thức và cách thức phục vụ để gia tăng tính cạnh tranh, trở thành địa chỉ tin cậy để người dùng tin tìm đến nhằm thoả mãn các nhu cầu và sở thích thông tin của mình. 2. Tiếp thị dịch vụ thông tin - thư viện trên nền tảng chuyển đổi số 2.1. Khái niệm "tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện" Theo quy định tại Điều 4 và Khoản 3 Điều 15 Luật Thư viện 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2020) thì các cơ quan TTTV có một số nhiệm vụ chính được quy định như sau: (1) Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện; (2) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học; Năm 1994, Philip Kotler đã đưa ra khái niệm “tiếp thị xã hội”, trong đó nêu rõ: “Tiếp thị xã hội là nhiệm vụ của tổ chức để xác định các nhu cầu, mong muốn, và mối quan tâm của thị trường mục tiêu và phân phối sự thỏa mãn một cách hiệu quả và hiệu suất hơn đối thủ, theo cách gìn giữ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng và của xã hội” [1]. Từ đó chúng ta nhận thấy tiếp thị trong các cơ quan TTTV nhằm mục đích chính là nắm bắt được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người sử dụng thư viện, tìm ra những cách thức tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu này. Nói cách khác, tiếp thị dịch vụ sản phẩm TTTV tập trung vào các khái niệm “cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho đúng đối tượng sử dụng với giá cả hợp lý thông qua những phương pháp xúc tiến hiệu quả” [2]. Sau đây là các lý do cần phải tiếp thị các dịch vụ TTTV: 553 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI... - Tiếp thị đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho người sử dụng về vị trí, vai trò của thư viện, giúp cán bộ thư viện xây dựng hình ảnh tích cực trong bạn đọc về thư viện mình. - Tiếp thị giúp cho người sử dụng nhận biết về các dịch vụ, sản phẩm thông tin mà thư viện có và chất lượng của chúng, từ đó thu hút ngày càng đông bạn đọc tới sử dụng thư viện. - Tiếp thị giúp thư viện xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, các nhà tài trợ và với người sử dụng thư viện. - Tiếp thị giúp thư viện hiểu được nhu cầu, mong muốn và yêu cầu tin của mỗi nhóm người dùng tin, từ đó xây dựng các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm thông tin phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của độc giả. - Tiếp thị còn là cách thức quan trọng giúp thư viện có thể cạnh tranh với các cơ quan thông tin khác trong kỷ nguyên số. 2.2. Các hình thức của tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện Một trong những nhiệm vụ của tiếp thị trong hoạt động TTTV là nghiên cứu về sự vận động, thay đổi nhu cầu thông tin cũng như qui mô, tăng trưởng số lượng người dùng tin. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc chia sẻ và phát triển nguồn tài nguyên số sẽ mang lại rất nhiều tiện ích cho thư viện và người dùng tin. Vì vậy, ngoài các phương pháp tiếp thị truyền thống chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong thư viện như phương pháp tổ chức sự kiện; hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ; in ấn tờ rơi và áp phích; phát hành bản tin; trưng bày, triển lãm; các trung tâm TTTV còn dùng các phương pháp tiếp thị trên nền tảng thư viện số: - Tiếp thị công cụ tìm kiếm (Search engine marketing - SEM) SEM là quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang Web bằng cách mua quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Lúc đầu, SEM gồm có: PPC Adwords (quảng cáo từ khóa trả tiền theo lượt truy cập) và SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm). Nhưng dần dần SEM được hiểu là quảng cáo từ khóa trả tiền theo lượt truy cập. Đây là một phương 554 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM pháp tiếp thị khá hiệu quả, nhất là khi người làm tiếp thị của thư viện muốn quảng bá cho trang Web hay các sản phẩm dịch vụ của mình một cách nhanh chóng. - Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search engine optimization - SEO) SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một trang Web cụ thể trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google), giúp trang Web thân thiện với các công cụ tìm kiếm để tăng lượng truy cập qua từ khoá tìm kiếm. Đối với các thư viện, việc tăng lượt truy cập trang Web cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm và dịch vụ của thư viện được nhiều người sử dụng hơn, đem lại hiệu quả và lợi ích lớn hơn đối với xã hội. - Quảng cáo hiển thị (Web display advertising) Web display advertising có thể được hiểu là một loại quảng cáo mà trong đó các nhà quảng cáo truyền tải thông điệp của họ tới đối tượng khách hàng trọng tâm thông qua các biển quảng cáo hiển thị. Quảng cáo hiển thị có thể xuất hiện dưới dạng một banner trên website, biển quảng cáo trong siêu thị,... Khi các thư viện sử dụng hình thức tiếp thị này thì hiệu quả thu được sẽ rất lớn, nhất là khi thư viện muốn quảng bá các sự kiện, sản phẩm hay dịch vụ mới cần thu hút đông đảo bạn đọc. Người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào banner này sẽ được dẫn đến một liên kết với nội dung mà thư viện mong muốn. - Tiếp thị qua email (Email marketing) Email marketing là cách tiếp cận, quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua email để mang về khách hàng. Việc sử dụng email marketing có thể giúp các thư viện gửi thông tin trực tiếp đến khách hàng với chi phí thấp và thời gian ngắn. Nếu được tích hợp với phần mềm quản trị thư viện, email marketing sẽ giúp người làm thư viện tiết kiệm thời gian và công sức vì các email thông báo sẽ được gửi tự động đến các nhóm người dùng. - Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) Affiliate marketing là một mô hình quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, trong đó các nhà phân phối dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ 555 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI... thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của nhà cung cấp, và từ đó nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp đối với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể. Tuy nhiên, tiếp thị liên kết trong thư viện là việc những người dùng tin đã quen thuộc và hiểu biết rõ về các nguồn tin của thư viện sẽ là người giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của nhà cung cấp cho những người dùng tin tiềm năng và thư viện sẽ có những cơ chế ưu đãi nhất định cho các cộng tác viên này. - Quảng cáo tương tác (Interactive advertising) Interactive advertising là hình thức quảng cáo giúp người nhận thông tin có thể phản hồi và đánh giá về các sản phẩm dịch vụ. Một số hình thức quảng cáo tương tác có thể được sử dụng trong thư viện: Blog marketing (tiếp thị thông qua các Web blog), Viral marketing (tiếp thị lan truyền), Mobile marketing (thông qua SMS - Tin nhắn văn bản, MMS - Tin nhắn đa phương tiện, WAP - những trang Web trên điện thoại di động, video xem trên điện thoại di động). 2.3. Các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng trong tiếp thị dịch vụ thư viện • Khái niệm "phương tiện truyền thông xã hội" Theo Wikipedia, "phương tiện truyền thông xã hội" là: “các ứng dụng hoặc chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng Internet, nhằm tạo điều kiện cho việc tạo mới hoặc chia sẻ thông tin, ý tưởng, lợi ích nghề nghiệp và các nội dung khác thông qua các thiết bị công nghệ và mạng máy tính”. Theo Joseph Thorley (2008), phương tiện truyền thông xã hội là “các phương tiện truyền thông trực tuyến trong đó có sự di chuyển linh hoạt giữa vai trò tác giả và khán giả của các cá nhân tham gia. Để làm điều này, các phương tiện truyền thông xã hội sử dụng các phần mềm mang tính xã hội cho phép cả những người không chuyên có thể đăng tải, bình luận, chia sẻ hay thay đổi nội dung, từ đó hình thành nên những cộng đồng chung sở thích” [3]. Nói cách khác, phương tiện truyền thông xã hội được xem là một hình thức truyền thông được hình thành, phát triển dựa trên nền tảng Web và sử dụng các công cụ của mạng Internet để truyền đạt thông tin. 556 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM • Vai trò của phương tiện truyền thông xã hội trong tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện - Giúp thư viện gần gũi hơn với người dùng: truyền thông xã hội là một trong những phương tiện để thư viện chủ động giúp người dùng hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò của thư viện và nguồn tài nguyên thông tin, các sản phẩm, dịch vụ thư viện - thông tin. Từ đó thu hút càng nhiều người đến sử dụng thư viện. - Cho phép người dùng tạo lập, kết nối để xây dựng, ủng hộ và chia sẻ thông tin: Chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội giúp người dùng dễ dàng cập nhật thông tin về thư viện, nguồn tài nguyên thông tin hoặc sản phẩm, dịch vụ của thư viện Từ đó, người dùng có thể lựa chọn cách thức sử dụng thư viện hay các loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu tin và điều kiện của họ. - Giúp thư viện tiết kiệm chi phí thực hiện tiếp thị: Kinh phí dành cho hoạt động tiếp thị trong các cơ quan thông tin - thư viện công lập rất ít. Do đó, tiếp thị truyền thông xã hội là phương thức hữu hiệu giúp thư viện tiết kiệm chi phí thực hiện tiếp thị rất đáng kể. -
Tài liệu liên quan