Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội

Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ về số lượng các cơ sở giáo dục đào tạo có yếu tố quốc tế và yếu tố nước ngoài là một xu hướng tất yếu. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng về mô hình, loại hình, bản chất và những vấn đề thực trạng liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các cơ sở này đã được một số tác giả nghiên cứu và bàn thảo. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội về những lợi ích đem lại cho quốc gia, cho xã hội, cho học sinh thì vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc, gây hiểu lầm giữa cái gọi là chất lượng “quốc tế” theo quảng cáo và thực tế cam kết chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông có yếu tố nước ngoài nói riêng hiện nay. Những băn khoăn của dư luận đối với mô hình gọi là quốc tế và nước ngoài này một phần là do công tác quản lí nhà nước đối với các cơ sở này chưa đầy đủ, chưa đảm bảo hết tính lợi ích dân tộc và văn hóa của đất nước.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 92-99 This paper is available online at VÀI NÉT VỀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÓ YẾU TỐ QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI Đỗ Thị Thúy Hằng Học viện Quản lí Giáo dục Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ về số lượng các cơ sở giáo dục đào tạo có yếu tố quốc tế và yếu tố nước ngoài là một xu hướng tất yếu. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng về mô hình, loại hình, bản chất và những vấn đề thực trạng liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các cơ sở này đã được một số tác giả nghiên cứu và bàn thảo. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội về những lợi ích đem lại cho quốc gia, cho xã hội, cho học sinh thì vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc, gây hiểu lầm giữa cái gọi là chất lượng “quốc tế” theo quảng cáo và thực tế cam kết chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông có yếu tố nước ngoài nói riêng hiện nay. Những băn khoăn của dư luận đối với mô hình gọi là quốc tế và nước ngoài này một phần là do công tác quản lí nhà nước đối với các cơ sở này chưa đầy đủ, chưa đảm bảo hết tính lợi ích dân tộc và văn hóa của đất nước. Keywords: Cơ sở giáo dục, phổ thông, trường quốc tế. 1. Mở đầu Giáo dục luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính thời đại và tính quốc tế. Sự phát triển giáo dục của mỗi quốc gia không chỉ làm gia tăng bản sắc văn hóa dân tộc mà còn hướng đến những đỉnh cao của văn hóa nhân loại. Cơ cấu hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi thành phố trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã có những thay đổi đáng kể, đòi hỏi phải có những cơ chế quản lí giáo dục tương ứng. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã xuất hiện nhiều cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài ở nước ta, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thực tiễn quản lí các cơ sở giáo dục có yếu tố quốc tế (YTQT) thời gian qua cho thấy, mặc dù Nhà nước đã ban hành một số văn bản về quản lí nhà nước đối với các cơ sở Received November 10, 2012. Accepted February 12, 2013. Contact Do Thi Thuy Hang, e-mail: hangdo12@gmail.com 92 Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội giáo dục có YTQT, tuy nhiên các văn bản trên chưa thực sự tạo ra hành lang pháp lí phù hợp để tranh thủ cơ hội và điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và đương đầu với những thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Đó là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lí nhà nước và hạn chế về hiệu quả đào tạo đối với cả tổ chức, người học và cộng đồng. Vẫn còn nhiều kẽ hở trong thực tiễn quản lí đòi hỏi cần phải có những giải pháp đồng bộ, hệ thống, hợp lí, cập nhật, chặt chẽ đối với các cơ sở giáo dục đào tạo có YTQT ở tất cả các phương diện như quản lí về đầu tư, về thành lập, hoạt động, tài chính, chương trình, đội ngũ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hiện trạng các cơ sở giáo dục phổ thông có YTQT tại Hà Nội Căn cứ theo hình thức đầu tư, hợp tác, liên kết thì hiện nay, trên địa bàn Hà Nội sự phân loại các cơ sở giáo dục có YTQT bao gồm 5 loại hình: - Các cơ sở giáo dục đào tạo có 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Các cơ sở Văn hóa, Giáo dục nước ngoài hoạt động để phát triển giáo dục, giao lưu văn hóa, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Các cơ sở giáo dục đào tạo có 100% vốn đầu tư Việt Nam, chủ đầu tư là người Việt Nam. - Các nhà trường trong và ngoài công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có dự án, đề án đào tạo liên kết với nước ngoài, triển khai các mô hình có YTQT. - Các công ti trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư có hoạt động giáo dục đào tạo, có liên kết quốc tế. Khi nghiên cứu về hệ thống chính sách và các văn bản quản lí nhà nước áp dụng đối với 5 loại hình trên thì hiện nay, Nhà nước chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nhà đầu tư Việt Nam có hợp tác, liên kết với cá nhân và tổ chức nước ngoài và quốc tế. Hơn nữa nếu xét theo các hình thức phân loại như trên thì đối tượng tham gia vào hợp tác, liên kết với nước ngoài và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục sẽ đa dạng, gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt động tại nhiều lĩnh vực giáo dục, cung cấp các hệ đào tạo dài hạn, ngắn hạn, du học, tư vấn v.v... đòi hỏi việc cần thiết phải tổ chức nghiên cứu về đối tượng, nội dung và biện pháp quản lí, ở diện rộng hơn và cần nhiều thời gian nghiên cứu. Theo tác giả Nguyễn Lộc [5], nghiên cứu và phân loại các cơ sở giáo dục có YTQT dựa trên dấu hiệu quốc tịch làm tiêu chí cơ bản từ đó chia thành 3 loại hình sau: trường quốc tế, trường nước ngoài, trường có theo chuẩn quốc tế hay còn gọi là trường có YTQT. a) Trường quốc tế: Là các trường được thành lập nhằm mục đích chủ yếu phục vụ các học sinh có quốc tịch nước ngoài khác nhau đang sinh sống tại Việt Nam. Trường quốc tế có các đặc điểm sau: Sự đa quốc tịch của học sinh; Chương trình giảng dạy phải 93 Đỗ Thị Thúy Hằng được công nhận quốc tế, sao cho khi chuyển đi nước khác học sinh vẫn được công nhận và tiếp tục theo học chương trình tương tự; Tiếng Anh thường được chọn là ngôn ngữ chung để dạy học sinh đa quốc tịch trong nhà trường; Đội ngũ giáo viên phải là những người sự dụng tiếng Anh thành thạo như tiếng mẹ đẻ để dạy học. Mặt khác phải là những giáo viên giỏi về chuyên môn để giúp hoc sinh hoàn thành tốt các chương trình được quốc tế thừa nhận; Điều kiện cơ sở vật chất của trường quốc tế về cơ bản không được thua kém các trường ở các nước phát triển với tỉ lệ học sinh của các nước này theo học các trường quốc tế khá cao; Học phí cũng như các loại phí khác của trường quốc tế thường cao nhất. Cho tới nay, trường quốc tế tại nhiều nước đã nhận cả học sinh người bản xứ với một tỉ lệ giới hạn và xu thế này ngày càng tăng, song điều này hoàn toàn không thay đổi bản chất quốc tế của loại trường này. b) Trường nước ngoài: Là loại trường dành cho học sinh là người nước ngoài nhưng về cơ bản là cùng chung một quốc tịch. Trường nước ngoài có các đặc điểm sau: Sự đơn quốc tịch của học sinh (Học sinh đến từ cùng một quốc gia); Dạy theo chương trình của quốc gia có học sinh theo học. Ở Việt Nam các quốc gia này thường là Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Nếu theo học trường này, các em học sinh khi trở về đất nước của mình có thể hòa nhập vào hệ thống giáo dục của quốc gia đó; Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy là ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó; Giáo viên được tuyển dụng là những người có thể sử dụng ngôn ngữ của quốc gia có học sinh học như tiếng mẹ đẻ và đồng thời có chuyên môn và hiểu biết tốt về chương trình giáo dục của quốc gia đó; Điều kiện cơ sở vật chất của những trường này thường là tốt vì nó tương đương với các trường hiện vận hành tại quốc gia xem xét, mà các quốc gia này thường là những nước phát triển và có nền giáo dục chất lượng cao; Có thể nhận được những hỗ trợ khác nhau, kể cả hỗ trợ tài chính từ quốc gia này tuy học phí khá cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với học phí của các trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các trường nước ngoài có nhận học sinh các quốc tịch khác, kể cả học sinh Việt Nam nhưng với tỉ lệ không nhiều, và những học sinh này thường phải trả học phí cao hơn so với học sinh của quốc gia đang xem xét. c) Trường theo chuẩn quốc tế hay trường có YTQT: Là những trường có hướng áp dụng một cho đến nhiều tiêu chí chất lượng của trường quốc tế cũng như trường nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh và các liên đới khác. Tùy theo điều kiện mà từng trường sẽ lựa chọn tiêu chí chất lượng hướng theo. Loại trường này nhằm phục vụ học sinh Việt Nam. Vì vậy, dạy và học được thực hiện theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tính chất quốc tế thường được thể hiện qua các nội dung sau: Có thêm các chương trình tiếng Anh tăng cường; Có dạy thêm một số nội dung của một số môn (có thể là cả môn) bằng tiếng Anh; Có thêm một số môn, chương trình du nhập từ quốc tế, nước ngoài được dạy thêm bằng tiếng Anh; Có sự công nhận quốc tế, nước ngoài về một số môn hay cả chương trình giáo dục; Có hợp tác với các trường quốc tế hoặc nước ngoài; Có giáo viên quốc tế dạy bằng tiếng Anh; Cơ sở vật chất hiện đại, số 94 Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội học sinh trên một lớp học ít; Học phí thu cao và theo thỏa thuận; Các trường có yếu tố quốc tế có đặc điểm chung là hầu hết đều thuộc dạng trường tư thục, do một hay nhiều cá nhân đầu tư. Với cách phân loại này thì thành phố Hà Nội tập trung cả 3 loại hình trên và số lượng các trường học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông rất đáng kể và tăng nhanh trong những năm gần đây, sau đây xin trích dẫn một số thông tin về các trường THCS có YTQT tại Hà Nội: Bảng 1. Số liệu thống kê các trường THCS có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội (Tính đến tháng 8/2011) TT Tên trường Số giáo viên Số lớp Số HSNước ngoài Việt Nam 1 Phan Chu trinh 3 0 1 20 2 Thăng Long 2 0 5 124 3 Thế giới Trẻ em 34 17 16 302 4 Giảng Võ 4 4 5 40 5 Hà Nội - Thăng Long 2 2 2 17 6 Mỗ Lao 1 0 10 348 7 Ban Mai 1 3 5 66 8 Đoàn Thị Điểm 3 3 3 66 8 Lômônôxôp 5 0 8 165 10 Việt-Úc Hà Nội 8 4 21 446 11 Lê Quý Đôn 1 3 6 176 12 Newton 4 30 5 79 13 Hanoi Academy 12 20 14 282 14 Cầu Giấy 2 2 16 480 15 Nguyễn Siêu 6 4 17 423 16 Lý Thái Tổ 1 3 3 59 17 Phổ thông Quốc tế Việt Nam 1 1 1 5 18 Trung Hoà 2 8 4 157 19 Nam Trung Yên 2 0 18 607 20 Trưng Vương 2 2 5 191 21 Ngô Sỹ Liên 3 5 1 41 22 Nguyễn Du 7 2 13 347 23 Lý Thường Kiệt 0 2 6 229 24 Đống Đa 3 3 8 420 Qua bảng số liệu trên ta thấy: chỉ có các trường THCS có các điều kiện thuận lợi về 95 Đỗ Thị Thúy Hằng địa điểm, cơ sở vật chất, thành tích các hoạt động dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ (các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết), vì vậy số lượng lớp học và số học sinh đông nhưng số giáo viên ít và có thể mời thêm từ các trung tâm ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam tham gia giảng dạy. Những trường phổ thông này tận dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường để giảm bớt học phí nhằm thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh đáp ứng đòi hỏi của xã hội phù hợp với thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, với những trường học chương trình quốc tế cho các môn thì hầu hết là trường tư, số giáo viên người nước ngoài nhiều và số học sinh không nhiều do học phí cao. Chính vì vậy, các điều kiện hỗ trợ dạy học cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học rất đảm bảo, học sinh được học theo chương trình quốc tế, có sự giám sát và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục này (gồm cả học sinh Việt Nam và học sinh các nước) ngoài kiến thức bắt buộc ra các em được trang bị nhiều kĩ năng xã hội. Điều quan trọng là sau khi học xong chương trình phổ thông, phần lớn những học sinh học tiếp chương trình đại học ở nước ngoài hoặc một số cơ sở giáo dục đại học Quốc tế ở Việt Nam. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến tháng 8 năm 2011 trên địa bàn Hà Nội có 98 trường phổ thông trong và ngoài công lập có YTQT, trong đó có 25 trường mầm non, 37 trường TH, 24 trường THCS và 12 trường THPT. Đây là những trường có báo cáo và xin phép Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai các đề án hợp tác với nước ngoài. YTQT ở các trường này thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau về chương trình quốc tế, một phần của chương trình quốc tế, giáo viên quốc tế, học sinh quốc tế, cơ sở vật chất theo chuẩn quốc tế, hợp tác trao đổi với trường nước ngoài, tình nguyện viên quốc tế v.v... Loại hình trường: Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lí của các trường phổ thông có YTQT, kết quả cho thấy phần lớn các trường này đều là trường tư thục và các trường dân lập (46.2% là trường dân lập, 46.2% là tư thục), chỉ có 1 số trường là do một số công ty thành lập. Cấp học: Về cấp học đào tạo của các trường phổ thông có YTQT, kết quả khảo sát cho thấy, các trường có YTQT không chỉ đào tạo 1 cấp học mà có những trường đào tạo từ MN đến TH, từ TH đến THCS, từ THCS đến THPT, thậm chí có những trường đào tạo từ MN đến THPT. Quy mô học sinh: Khảo sát về quy mô học sinh của các trường rất khác nhau, có những trường dưới 300 học sinh chiếm 46.2%, tỉ lệ trường có tổng số học sinh từ 300 – 1500 học sinh chiếm tỉ lệ 30.8%, trên 1500 học sinh chiếm 23%. Phần lớn các trường đáp ứng được tiêu chuẩn 25-30 học sinh/lớp. Quy mô giáo viên: Về tổng số giáo viên của các trường cũng có sự chênh lệch khá rõ giữa các trường. Sự chênh lệch này, đó là do tổng số học sinh nhà trường quản lí giảng dạy. Số học sinh càng đông thì số giáo viên cũng tăng theo. Trường có số giáo viên thấp 96 Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội nhất là 15 giáo viên, cao nhất là 250 giáo viên. Tỉ lệ số trường có số giáo viên dưới 50 người chiếm 38.5%, từ 50 – 100 giáo viên chiếm 30.8 Cơ sở vật chất: Đánh giá cơ sở vật chất của các trường phổ thông có YTQT, về trụ sở của trường, kết quả khảo sát cho thấy có 46.2% trường đang thuê trụ sở, và có 53.8% trường có trụ sở riêng. Trường phổ thông có YTQT về cơ bản phải đảm bảo được một số điều kiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, phương pháp giảng dạy... Việc các trường đang thuê trụ sở, thuê cơ sở vật chất sẽ làm cho việc quản lí, hay tính ổn định để phát triển cũng gặp khó khăn, cũng có không ít trường đầu tư chỉ mang tích chất có cho đầy đủ để có đủ điều kiện để thành lập trường... 2.2. Công tác quản lí đối với các trường có YTQT trên địa bàn Hà Nội Công tác quản lí hệ thống các trường dựa trên các văn bản quản lí áp dụng đối với các trường có yếu tố quốc tế và nước ngoài theo Nghị định 06 và Thông tư 14 là những văn bản pháp lí áp dụng cho đối tượng trường quốc tế. Nghị định 18 và thông tư 15 là những văn bản pháp lí áp dụng cho đối tượng là trường nước ngoài. Riêng đối với đối tượng là trường có YTQT thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về quản lí nhà nước đối với loại hình trường này mà chủ yếu vẫn quản lí dựa theo tiếp cận chất lượng để thu hút sự quan tâm của xã hội và nhu cầu của phụ huynh học sinh. Đối với các trường quốc tế và các trường nước ngoài do có các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định và điều chỉnh cụ thể nên việc chấp hành và thực hiện trách nhiệm các quy định của pháp luật khá nghiêm túc. Hơn nữa do đối tượng học sinh của hai loại hình này phần lớn là học sinh quốc tế nên việc các nhà đầu tư phải cam kết chất lượng theo chuẩn quốc tế có phần đảm bảo hơn. Đặc biệt không phải bàn cãi nhiều về chất lượng đào tạo của các trường nước ngoài vì đây là trường do đại sứ quán các quốc gia thành lập tại Việt Nam cho học sinh là công dân của của nước đó nên Trường nước ngoài phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo đối với quốc gia của họ và việc kiểm định chất lượng nhà trường được thực hiện bởi các cơ quan giáo dục của quốc gia đó. Việc chấp hành các quy định của Nhà nước Việt Nam đối với trường nước ngoài được đánh giá rất nghiêm túc và đầy đủ. Tuy nhiên trong thực tế quản lí và hoạt động hiện nay, do các nhu cầu thực tế trong hoạt động rất đa dạng và phức tạp như việc xu hướng các trường quốc tế bắt đầu có chính sách thu hút thêm học sinh Việt Nam theo học ở các cấp học, mức học phí gia tăng, việc áp dụng thêm các chương trình giảng dạy kĩ năng mềm, ngoại khóa, việc tuyển dụng giáo viên Việt Nam tham gia giảng dạy, trợ giảng v.v... đã vượt ngoài các nội dung điều chỉnh trong các văn bản quản lí của Nhà nước hiện hành đối với loại hình trường này. Điều này dẫn đến một khó khăn trong công tác quản lí đó là nếu như cho phép sự phát triển theo thực tế thì sẽ không đảm bảo thực hiện đúng theo văn bản quy phạm 97 Đỗ Thị Thúy Hằng pháp luật hiện hành. Nếu không cho phép hoạt động theo nhu cầu thực tế thì dẫn đến sự cản trở phát triển chung của xã hội, vô hình chung sẽ đẩy các trường này vào thế hoạt động phải lách luật hoặc hoạt động không chấp hành quy định. Do vậy, trước nhu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển hiện nay của Trường quốc tế thì công tác quản lí nhà nước của các cơ quan chức năng tại Hà Nội đang được triển khai theo đúng các văn bản chỉ đạo hiện hành mặc dù trong các văn bản pháp lí này có nhiều nội dung không cập nhật và không còn phù hợp với thực tiễn. Loại hình trường có YTQT tại Hà Nội hiện nay có xu hướng gia tăng tại tất cả các cấp học từ MN đến THPT, phát triển đa dạng thể hiện ở các đặc điểm về chương trình tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài, một số môn thuộc chương trình quốc tế được công nhận, học phí thu thỏa thuận cao, số học sinh trên lớp ít, cơ sở vật chất theo chuẩn quốc tế với các trang thiết bị học tập hiện đại, mới v.v... Đặc điểm chung nhất của trường có YTQT tại Hà Nội đó là hầu hết là các trường phổ thông tư thục, dân lập, công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có đối tượng là học sinh Việt Nam. Vì vậy, các trường này đều phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định theo điều lệ trường đối với từng cấp học. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường phổ thông có có yếu tố quốc tế chưa thực hiện đầy đủ những quy định trong điều lệ trường phổ thông theo cấp học; nhiều hoạt động lại không bị điều chỉnh bởi những văn bản pháp lí cụ thể do vậy công tác quản lí gặp nhiều khó khăn, mặt khác chính các trường phổ thông có có YTQT cũng không được chỉ đạo và hướng dẫn theo quy định chung nên cũng phát triển tự phát, thu học phí cao, tuyển dụng giáo viên không theo chuẩn quy định, cá biệt có những trường tuyển cả “Tây ba lô” vào dạy; chương trình được quảng cáo không đúng sự thật, lẫn lộn chương trình song ngữ quốc tế và chương trình tiếng Anh tăng cường v.v... Rất nhiều vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh theo học tại các trường này cần phải được chấn chỉnh bằng các biện pháp quản lí nhà nước hiệu quả. 3. Kết luận Trong xu thế hội nhập, tất yếu các cơ sở giáo dục có YTQT tại Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy các cơ sở giáo dục này đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, làm cho bức tranh giáo dục Việt Nam phong phú hơn đồng thời loại hình cơ sở giáo dục này cũng đã đáp ứng được nguyện vọng của nhiều phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về số lượng chưa gắn với sự phát triển tương ứng về chất lượng. Nhiều vấn đề nổi cộm đã xuất hiện. Rõ ràng rằng loại hình trường có YTQT có nhiều mặt tích cực tuy nhiên hiện nay về các trường này có rất nhiều ý kiến về những mặt chưa được. Một trong những nguyên nhân của những bất cập là công tác quản lí đối với các cơ sở giáo dục có YTQT chưa theo kịp sự phát triển của thực tế. Do khuôn khổ của bài báo, vấn đề về quản lí các cơ sở giáo dục có YTQT sẽ được chúng tôi đề cập đến trong một bài báo khác. 98 Vài nét về các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố quốc tế tại Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ Việt Nam, 2009. Luật giáo dục . Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Chính phủ Việt Nam. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Microelectronics and Information Technology, Stockholm. [3] Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/2/2007 về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. [4] Nghị định 73/2012/NĐ-CP, 2012. Ban hành Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực Giáo dục. [5] Nguyễn Lộc, 2009. Phân loại và quản lí các trường có yếu tố quốc tế. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 46. [6] Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2008. Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. [7] Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012. Ban hành Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2010 - 2020” ABSTRACT Educational organization