1. Địa danh Quảng Nam
Danh xưng Quảng Nam xuất hiện sau cuộc chinh
phạt của Lê Thánh Tông năm 1471. Khi đó về mặt hành
chính được gọi là Thừa tuyên Quảng Nam, với địa bàn
từ phía nam sông Thu Bồn đến đèo Cù Mông.1 Còn
vùng đất Phú Yên chưa thuộc về Đại Việt. Trong cuộc
chinh phạt này, vua Lê Thánh Tông đã chia vương
quốc Champa thành ba tiểu quốc Hoa Anh (phía
nam Phú Yên đến phía bắc sông Phan Rang), Nam
Bàn (phía tây Hoa Anh, bao gồm Thủy Xá và Hỏa Xá),
Chiêm Thành (từ phía nam sông Phan Rang đến hết
Bình Thuận), hàng năm đến Thăng Long triều cống.
Có thể nhà vua đã dùng vùng đất Phú Yên hiện nay
(từ đèo Cù Mông đến đèo Cả - nơi có Thạch Bi sơn)
làm vùng đệm giữa Đại Việt với các tiểu quốc Champa
để đảm bảo sự an toàn của Đại Việt.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về địa danh và địa giới hành chính Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
1. Địa danh Quảng Nam
Danh xưng Quảng Nam xuất hiện sau cuộc chinh
phạt của Lê Thánh Tông năm 1471. Khi đó về mặt hành
chính được gọi là Thừa tuyên Quảng Nam, với địa bàn
từ phía nam sông Thu Bồn đến đèo Cù Mông.1 Còn
vùng đất Phú Yên chưa thuộc về Đại Việt. Trong cuộc
chinh phạt này, vua Lê Thánh Tông đã chia vương
quốc Champa thành ba tiểu quốc Hoa Anh (phía
nam Phú Yên đến phía bắc sông Phan Rang), Nam
Bàn (phía tây Hoa Anh, bao gồm Thủy Xá và Hỏa Xá),
Chiêm Thành (từ phía nam sông Phan Rang đến hết
Bình Thuận), hàng năm đến Thăng Long triều cống.
Có thể nhà vua đã dùng vùng đất Phú Yên hiện nay
(từ đèo Cù Mông đến đèo Cả - nơi có Thạch Bi sơn)
làm vùng đệm giữa Đại Việt với các tiểu quốc Champa
để đảm bảo sự an toàn của Đại Việt.
Tháng 6 năm Tân Mão (1471), vua Lê Thánh Tông
thu hồi lại hai vùng đất cũ Chiêm Động (tức vùng
phía nam sông Thu Bồn - nam Quảng Nam) và Cổ
Lũy (tương ứng Quảng Ngãi) mà nhà Hồ đã mở rộng
trước đó và mở rộng thêm vùng từ Cổ Lũy đến đèo
Cù Mông (tương ứng Bình Định) đặt làm Thừa tuyên
Quảng Nam. Đó là thừa tuyên thứ 13 của quốc gia
Đại Việt. Từ đây danh xưng Quảng Nam bắt đầu chính
thức được khai sinh.
Từ năm 1471 đến năm 1611, Quảng Nam là vùng
đất biên cương của Đại Việt, chỉ khi chúa Nguyễn
Hoàng và con cháu ông tiếp tục mở đất vào Nam
từ năm 1611 thì Quảng Nam mới thực sự phát triển
mạnh về mọi mặt, để rồi lần lượt chia tách thành các
đơn vị hành chính gắn liền với các địa danh khác
trong lịch sử.
VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH QUẢNG NAM
? NGUYễN VĂN ĐĂNG* - MaI VĂN Được**
* PGS.TS., Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
** Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám, Quảng Nam lấy tên là
tỉnh Trần Cao Vân. Tháng 10.1945, tỉnh Quảng Nam trở
lại tên như trước Cách mạng tháng Tám. Năm 1956,
chính quyền miền Nam chia Quảng Nam thành hai
tỉnh mới là Quảng Nam ở phía bắc và Quảng Tín ở
phía nam với ranh giới là sông Ly Ly. Năm 1962, Tỉnh
ủy Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức Hội nghị mở rộng
và quyết định chia Quảng Nam - Đà Nẵng thành
hai tỉnh mới: Quảng Nam (gồm các huyện Quế Sơn,
Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Trà Sơn) và Quảng
Đà (gồm các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy
Xuyên, Thống Nhất, thị xã Hội An và thành phố Đà
Nẵng).2
Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, thực
hiện chủ trương gộp tỉnh, Quảng Nam và Đà Nẵng
gộp chung thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng
01.1997, tỉnh Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng.
Từ khi khai sinh (1471) cho đến nay, dù vùng
đất Quảng Nam có biến đổi một phần địa giới xưa
khi tách ra thành vùng đất mới với các tên gọi khác
31Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
như: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Đà, Quảng Tín,
Đà Nẵng nhưng danh xưng Quảng Nam vẫn luôn tồn
tại trong tên gọi hành chính dù có gián đoạn hơn 2
tháng (8.1945 - 10.1945).
2. Về tên gọi hành chính của Quảng Nam
Đơn vị hành chính dưới trung ương thời quân
chủ thường được gọi nhiều tên khác nhau nhưng ở
Quảng Nam là 4 đơn vị thừa tuyên, dinh, trấn, tỉnh.
Thừa tuyên (承宣) có nghĩa là Thừa mệnh trời để
tuyên huấn, giáo huấn cho dân. Dinh/doanh (營) theo
“Hán - Việt từ điển” của Đào Duy Anh thì có nghĩa là
“chỗ quân lính ở”.3 Trấn (鎭) có nghĩa là “thành thị”.4
Còn Thiều Chửu trong Hán - Việt tự điển cũng có cách
giải thích chữ trấn theo nghĩa tương tự: “Một chỗ chợ
chiền đông đúc gọi là trấn. Một khu đất đủ năm vạn
người trở lên gọi là trấn”.5 Như vậy có thể nhận thấy,
“dinh/ doanh” mang nặng hơn về tính chất quân sự,
chính trị so với “trấn”, còn “trấn” thì mang tính chất
là một trung tâm kinh tế. Tỉnh (省) nghĩa là “coi xét,
Thiên tử đi tuần 4 phương”.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) vua Lê Thánh Tông
đổi tên thừa tuyên trong cả nước thành xứ. Thừa
tuyên Quảng Nam đổi thành xứ Quảng Nam. Đến đời
vua Lê Tương Dực (1509 - 1516) đổi xứ thành trấn; xứ
Quảng Nam đổi thành trấn Quảng Nam (1509); đến
thời Nguyễn Hoàng chính thức đổi thành dinh Quảng
Nam (1602).
Dưới thời chúa Nguyễn, dinh bao hàm 3 nghĩa:
một là đơn vị hành chính dưới trung ương); hai là lị sở
hành chính của cấp trung ương hoặc cấp dinh/trấn
và ba là một đơn vị quân đội lớn.6
- Về đơn vị hành chính: Sau khi cai quản cả xứ
Đàng Trong vào giữa thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn
đã chia xứ sở này thành 12 dinh và 1 trấn. Đó là Bố
Chính dinh, Quảng Bình dinh, Lưu Đồn dinh, Cựu
dinh, Chính dinh, Quảng Nam dinh, Phú Yên dinh,
Bình Khang dinh, Bình Thuận dinh, Trấn Biên dinh,
Phiên Trấn dinh, Long Hồ dinh và Hà Tiên trấn. Rõ
ràng “dinh” là một đơn vị/ khu vực hành chính tương
đương với cấp tỉnh hiện nay; tất nhiên nó mang tính
chất/yếu tố quân sự đậm nét.
Sử cũ chép: Năm 1602, Nguyễn Hoàng đặt làm
dinh Quảng Nam (廣南營): “[Năm 1602] Sai hoàng tử
thứ sáu [Nguyễn Phúc Nguyên] làm trấn thủ Quảng
Nam. Quảng Nam đất tốt dân đông, sản vật giàu có,
số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì
cũng bằng quá nửa. Chúa thường để ý kinh dinh này.
Đến đây, đi chơi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng
dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen
rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”.
Liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã
Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa
lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ. Lại dựng chùa
Long Hưng ở phía đông trấn”.7
Đến thời Minh Mạng, trong cuộc cải cách hành
chính những năm 1831 - 1832, ông đã bỏ các đơn vị
hành chính dưới trung ương là thành, dinh, trấn để
đổi gọi là tỉnh, chỉ duy trì một phủ là phủ Thừa Thiên.
Quảng Nam là 1 trong 30 tỉnh của cả nước. Tên gọi
tỉnh tồn tại từ đó cho đến nay.
- Về lị sở hành chính: Ở đây cần phân biệt một
khái niệm “dinh” khác cũng được dùng dưới thời chúa
Nguyễn, đó là khi mới vào trấn thủ Thuận Hóa, chúa
Nguyễn Hoàng đóng ở Ái Tử, gọi chỗ đó là “dinh”, các
cơ quan chính quyền trung ương của chúa đều ở đó.
Như thế, dinh Ái Tử hay sau đó chúa chuyển sang
dinh Trà Bát (1570), rồi dinh Cát (1600) mang nghĩa
là “dinh thự” (營署), tức là chỗ làm việc công (édifices
publics) của chúa, nơi đóng triều đình trung ương,
được ví như “Kinh sư” (京師) hay “Kinh đô” (京都) (chỗ
vua đóng đô). Sau này chúa Nguyễn Phúc Nguyên
đổi “dinh” thành “phủ” (府) (1626), chúa Nguyễn Phúc
Khoát đổi thành “Đô thành” (都城) (1744).
Theo đó, Cần Húc hay sau này là Thanh Chiêm là
lị sở (莅所) của dinh Quảng Nam, hoặc tỉnh thành La
Qua dưới triều Nguyễn - nơi đóng chính quyền địa
phương, tương đương với trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh
bây giờ. Chúng ta đề cập đến dinh Cần Húc/dinh trấn
Thanh Chiêm là hiểu theo nghĩa thứ hai này. Những
nơi đó mang địa danh có trụ sở của chính quyền dinh,
trấn, tỉnh; được hiểu như “dinh thự” và xét ở quy mô, vị
thế, vai trò thì nó được xem gần như tương đương với
các thủ phủ ở Phú Xuân của chúa.
Dinh Cần Húc nằm về phía nam của phủ Điện Bàn,
nằm ở tả ngạn sông Sài Thị (sông Chợ Củi), liền kề với
Thanh Chiêm. Cần Húc gốc là một xã vạn chài, có bến
cá tấp nập ghe thuyền, đàn ông sống bằng nghề chài
lưới. Vì nó nằm về phía đông của dinh Chiêm nên gọi
là xã Vạn Đông, về sau cải thành Văn Đông.8
Do vị trí dinh Cần Húc nằm gần sông, về mùa mưa
lũ hay bị sụt lở, không được an toàn nên mấy năm
sau lị sở Quảng Nam được Nguyễn Phúc Nguyên cho
chuyển về Thanh Chiêm (thuộc huyện Diên Khánh,
32 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
phủ Điện Bàn, nay là thôn Thanh Chiêm, xã Điện
Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thời gian
di chuyển không có tư liệu nào nói đến, chỉ có thể ước
lượng là trước năm 1617 (trước khi giáo sĩ Francisco de
Pina đến truyền đạo ở Hội An) thì dinh Chiêm đã có.9
Dinh Chiêm có một vị trí chiến lược nằm ngay trên
đường thiên lý, dễ dàng kiểm soát con đường ra Bắc
vào Nam, có một địa hình thuận lợi ngay trên bờ con
sông Sài Thị, hợp lưu của ba nguồn Thu Bồn, Chiên
Đàn, Ô Da, hai bên có hai hải cảng: Cửa Hàn và Cửa
Đại Chiêm có đường thủy nối liền giao thông thuận
tiện, khiến cho dinh Chiêm như sải dài đôi cánh bay ra
biển đông đón mời tàu thuyền các nước muốn thông
thương với Nhật Bản hay Trung Quốc phải ghé lại nơi
này.10
Sau khi trấn Quảng Nam đổi thành tỉnh Quảng
Nam (1832), thì năm sau, tỉnh lỵ Quảng Nam từ xã
Thanh Chiêm được dời về xã La Qua, tổng Hạ Nông,
huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (phường Vĩnh Điện,
thị xã Điện Bàn hiện nay). Cũng như kinh thành Huế,
các tỉnh thành, phủ thành, huyện thành khác trong
cả nước, tỉnh thành La Qua được thiết kế theo kiểu
Vauban (Pháp).
- Về vị thế của dinh Thanh Chiêm thời chúa
Nguyễn: Dinh Thanh Chiêm/dinh Chiêm được xem là
“kinh đô thứ hai”, tương đương như là “dinh thự” của
chúa Nguyễn, là nơi các vị hoàng tử “tập dượt” cách
trị vì đất nước trước khi kế nhiệm ngôi chúa nên cách
gọi này có thể chấp nhận được.
Về điều này có thể thấy nó có những điểm khác
biệt so với các triều đại trước đó. Kinh đô thứ hai trước
đây như là dinh thự thứ hai của các triều đại nhưng
có vị trí gần như là quê hương của các triều vua. Thời
Lý là khu vực Đình Bảng (Bắc Ninh), thời Trần là phủ
Thiên Trường (Nam Định), thời Hồ lúc đầu là thành
An Tôn (sau đó trở thành kinh đô chính thức - Tây
Đô), thời Lê Sơ là Lam Kinh (sau đó chuyển thành
khu lăng mộ - Thanh Hóa), thời Mạc là Dương Kinh
(Hải Phòng). Hơn nữa, chức năng chính của nó như
là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi của các vua chúa sau khi
làm việc ở kinh thành Thăng Long. Nơi đó có thể được
hiểu là ngôi nhà thứ hai (résidence) của các vua chúa.
Lị sở Quảng Nam là dinh Cần Húc/dinh Thanh
Chiêm không phải là quê gốc, là nơi nghỉ ngơi hay
khu lăng tẩm như kinh, phủ của các triều đại trước đó
mà là “kinh đô thứ hai” theo ý nghĩa:
- Dinh Thanh Chiêm là trung tâm chính trị lớn
thứ hai sau phủ Phú Xuân. Nơi đây, các chúa đã sai
con của mình đến tập dượt làm chính sự để có thể
kế nhiệm mình trị vì đất nước. Các vị “thái tử”, hoàng
tử tiêu biểu như: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc
Kỳ, Nguyễn Phúc Anh, Nguyễn Phúc Tần,... đã từng
làm trấn thủ ở đây.
- Dinh Thanh Chiêm là cơ quan đầu não, cai quản
một trung tâm kinh tế lớn nhất xứ Đàng Trong là dinh
Quảng Nam mà địa bàn của nó rất rộng (xem phần
địa giới ở phần 3 bài viết này), quản lý thương cảng
quốc tế Hội An trong chính sách mở mang kinh tế đối
ngoại của chúa Nguyễn. Bộ máy chính quyền dinh ở
Thanh Chiêm đã phối hợp với Ty Tào vụ của triều đình
tại thương cảng Hội An nhằm quản lý hải quan, đánh
thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của thương thuyền
tại đây. Hội An của Quảng Nam trở thành cảng thị
lớn nhất, sầm uất nhất xứ Đàng Trong, không chỉ tập
trung hàng hóa khắp nơi chuyển về để bán ra nước
ngoài mà còn là nơi tiếp nhận thương thuyền, mật
tập hàng hóa phân phối về các dinh trấn qua các
cảng thị khác ở Đàng Trong. Các cảng thị khác chỉ là
“tiền cảng” (cảng phía trước/cảng vệ tinh) cho thương
cảng quốc tế Hội An.
- Thông qua việc giao thương với bên ngoài, với tư
cách là cửa ngõ giao thương lớn nhất nước thời bấy
giờ, việc tiếp xúc, giao lưu, đón nhận những sắc thái
văn hóa mới: du nhập đạo Thiên Chúa rất sớm, sự ra
đời của chữ Latinh, tiếp nhận những yếu tố kỹ thuật
mới; góp phần nâng vị thế của dinh Chiêm nói riêng
và Quảng Nam nói chung.
3. Địa giới hành chính
Danh xưng Quảng Nam ra đời và tồn tại cho đến
ngày nay đã 545 năm, gắn liền với sự biến đổi địa
danh, tên gọi đơn vị hành chính, về địa giới cũng đã
diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào, rộng hẹp khác
nhau. Thừa tuyên Quảng Nam khi mới thành lập có
diện tích lớn nhất, trải dài từ sông Thu Bồn đến đèo
Cù Mông, trong đó có 5 cửa biển lớn (Đại Chiêm, Đại
Áp, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Thị Nại) mà xưa kia người Chiêm
thường làm căn cứ xuất kích của thủy quân để đánh
phá Đại Việt trong suốt nhiều thế kỷ.
Năm 1471, thừa tuyên Quảng Nam thống lãnh
3 phủ, 9 huyện. Đó là các phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa,
Hoài Nhơn. Địa giới của thừa tuyên Quảng Nam
(1471) rồi đến xứ Quảng Nam (1490) hay trấn Quảng
Nam (1509) bao gồm vùng đất từ huyện Duy Xuyên,
33Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
tỉnh Quảng Nam đến huyện Tuy Viễn của tỉnh Bình
Định ngày nay.
Năm 1604, Quảng Nam mở rộng về phía bắc đến
núi Hải Vân. Vùng đất từ phía bắc sông Thu Bồn ra
đến núi Hải Vân lúc bấy giờ là huyện Điện Bàn thuộc
phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa. Năm 1570, Nguyễn
Hoàng kiêm lãnh Tổng trấn Thuận Hóa và Quảng
Nam. Năm 1604, ông tách huyện Điện Bàn thuộc phủ
Triệu Phong, đặt làm phủ, quản 5 huyện (Tân Phú,
An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu) lệ thuộc
vào trấn Quảng Nam. Lấy huyện Lệ Giang thuộc phủ
Thăng Hoa làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm
huyện Duy Xuyên.
Đến năm 1611, nhân vụ quân Chiêm Thành cướp
bóc ở biên giới phía Nam, chúa Nguyễn Hoàng phái
chủ sự Văn Phong đem quân đánh chiếm vùng đất tại
núi Đại Lãnh (hay núi Đá Bia) lập phủ Phú Yên, quản
lãnh hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, và cho Văn
Phong làm trấn thủ. Có thể coi đây là cuộc Nam tiến
đầu tiên thời các chúa Nguyễn. Như vậy là cho đến
năm 1611 dinh Quảng Nam (trước đó là thừa tuyên
Quảng Nam) có diện tích mở rộng hơn nữa về phía
Nam đến núi Đá Bia. Nhưng đến năm 1629, thì Phú
Yên lại tách ra khỏi dinh Quảng Nam để trở thành dinh
Trấn Biên nằm sát biên giới với vương quốc Champa.
Dưới thời Tây Sơn (1778 - 1802) địa giới và các đơn
vị hành chính Quảng Nam cơ bản không có nhiều
thay đổi. Năm 1797, sau khi lấy lại vùng đất phủ Quy
Nhơn của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên đất này là
dinh Bình Định11, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn
thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu thủ, Cai bộ, Ký lục.
Dưới thời các vua Nguyễn, năm 1832, địa giới
Quảng Nam hẹp lại hơn nữa khi Minh Mạng lập tỉnh
Quảng Ngãi12 tách khỏi Quảng Nam dinh. Dinh Quảng
Nam bây giờ gồm phủ Điện Bàn (gồm 2 huyện Diên
Khánh, Hòa Vang) và phủ Thăng Hoa (gồm 3 huyện
Duy Xuyên, Lễ Dương, Hà Đông).13
Năm 1806, nhà Nguyễn đặt Quảng Nam, Quảng
Ngãi thành 2 dinh Tả trực “trực lệ” vào kinh sư. Năm
Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi huyện Diên Khánh thành
huyện Diên Phước. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi
dinh Quảng Nam thành trấn Quảng Nam, bỏ hai chữ
“trực lệ”. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) trấn Quảng
Nam đổi thành tỉnh Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ
15 (1834) tỉnh Quảng Nam gọi là tỉnh Nam Trực. Tuy
mang những tên gọi đơn vị hành chính khác nhau,
từ dinh đổi sang trấn (thời Gia Long) từ trấn đổi sang
tỉnh (thời Minh Mạng) nhưng địa giới Quảng Nam
không thay đổi. Phía bắc đến đèo Hải Vân, giáp tỉnh
Thừa Thiên, phía nam đến dốc Sỏi giáp tỉnh Quảng
34 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Ngãi. Lúc này thì dinh Quảng Nam có 2 phủ, 5 huyện,
29 tổng và 973 làng xã.14
Dưới thời thuộc Pháp, dựa vào các điều khoản của
Hiệp ước Patenotre (1884) toàn quyền Đông Dương
gây sức ép buộc vua Đồng Khánh phải nhượng hẳn
chủ quyền cho Pháp 3 thành phố lớn Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng. Theo đó, Đà Nẵng dần tách khỏi
Quảng Nam.
Ngày 3.11.1888, Đồng Khánh ký dụ cắt đất 5 xã
thuộc huyện Hòa Vang (Hải Châu, Phước Ninh, Thạch
Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây) làm đất “nhượng địa”
cho Pháp. Ngày 24.5.1889, Toàn quyền Đông Dương
ký nghị định lập thành phố Tourane, trực thuộc tỉnh
Quảng Nam (một thành phố loại 2, ngang thành phố
Chợ Lớn) với diện tích 10.000 ha. Năm 1900, đặt thêm
huyện Đại Lộc, trích từ 49 xã thôn của huyện Hòa
Vang, 58 xã thôn thuộc hai tổng Đại An, Mỹ Hòa, 2
châu phường thuộc tổng Phú Mỹ hạt ấy và xã Phú Thứ
Thượng huyện Quế Sơn.15 Ngày 15.01.1901, vua Thành
Thái phải ký đạo dụ tách thêm 8 xã thôn của huyện
Hòa Vang (Xuân Đán, Thạc Gián, Liên Trì, Bình Thuận,
Xuân Hòa, Thanh Khê, Đông Hà Khê, Yên Khê) và 6 xã
thôn của huyện Diên Phước để mở rộng thành phố
nhượng địa.15 Ngày 19.9.1905, một nghị định của Toàn
quyền Đông Dương tách thành phố Tourane thành
một đơn vị hành chính độc lập khỏi tỉnh Quảng Nam.
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định
lấy Hội An làm tỉnh lỵ Quảng Nam, nơi đóng Tòa công
sứ Pháp, với tên gọi là Faifo. Còn tỉnh đường của Nam
triều thì vẫn đóng ở trong thành La Qua, gần Vĩnh
Điện. Năm 1907 một đạo dụ của vua Thành Thái đổi
huyện Hà Đông thành phủ Hà Đông, rồi sau đó đổi
thành phủ Tam Kỳ (bao gồm diện tích thành phố Tam
Kỳ, huyện Tiên Phước, huyện Núi Thành, huyện Phú
Ninh, huyện Trà My và huyện Phước Sơn ngày nay).
Cuối năm 1916, triều Khải Định lấy các tổng thượng
du ở hai phủ Thăng Bình, Tam Kỳ đặt làm huyện Tiên
Phước.
Từ khoảng những năm cuối thập niên 1920 trở đi
cơ cấu hành chính của tỉnh Quảng Nam ổn định cho
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 gồm có 8 phủ,
huyện, 51 tổng, 1.075 xã, phường, châu.16 Cuối năm
1945, tỉnh Quảng Nam tiến hành giải thế cấp tổng,
thành lập cấp xã, đổi cấp phủ thành huyện. Lúc bấy
giờ, Quảng Nam có 12 huyện và 1 thị xã.
Năm 1956, chính quyền miền Nam lại chia Quảng
Nam thành hai tỉnh mới lấy sông Rù Rì (tên gọi khác
của sông Ly Ly) làm ranh giới là Quảng Nam ở phía
Bắc gồm 9 quận (Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy
Xuyên, Dục Đức, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức và
Thượng Đức) và Quảng Tín ở phía Nam gồm 5 quận
(Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Hậu Đức và Hiệp
Đức).
Năm 1962, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết
định chia Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai tỉnh mới:
Quảng Nam (gồm các huyện Quế Sơn, Thăng Bình,
Tam Kỳ, Tiên Phước, Trà Sơn) và Quảng Đà (gồm
các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên,
Thống Nhất, thị xã Hội An và thành phố Đà Nẵng).
Năm 1964, Đà Nẵng được tách khỏi Quảng Đà.
Năm 1975, Quảng Nam và Đà Nẵng gộp chung
thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 01.1997,
tỉnh Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam -
Đà Nẵng với 14 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã và 12
huyện. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố, 1
thị xã và 15 huyện, trong đó có tới 247 đơn vị cấp xã
(25 phường, 12 thị trấn, 210 xã), trở thành một trong
những tỉnh có diện tích, dân số lớn nhất nước.
4. Thay lời kết
- Từ khi xuất hiện từ năm 1471, danh xưng Quảng
Nam luôn tồn tại với tư cách là một địa danh hành
chính dưới trung ương, chỉ có hơn 2 tháng (8.1945
- 10.1945) là không có danh xưng này với tư cách là
đơn vị hành chính.
- Trải qua các triều đại, đơn vị hành chính Quảng
Nam lần lượt là thừa tuyên (hay đạo thừa tuyên), xứ,
dinh, trấn, tỉnh. Trong đó, thời chúa đơn vị dinh tồn
tại lâu dài nhất.
- Địa giới hành chính Quảng Nam được xem là rộng
nhất trong các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ
xưa nay; thời điểm rộng nhất là dưới thời các chúa
Nguyễn từ Nam Hải Vân đến Bắc đèo Cù Mông, đặc
biệt rộng nhất (từ đèo Hải Vân đến đèo Cả) trong thời
gian từ năm 1604 đến 1629. Từ vùng đất dinh Quảng
Nam thời chúa Nguyễn lần lượt tách thành các đơn
vị hành chính khác là dinh Phú Yên (1629), dinh Bình
Định (1797), tỉnh Quảng Ngãi (1832), thành phố Đà
Nẵng (1905).
- Dưới thời chúa Nguyễn, để quản lý vùng đất dinh
Quảng Nam rộng lớn và trọng yếu trở thành một
trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất, một trung
tâm chính trị lớn thứ hai của xứ Đàng Trong (một số
người nước ngoài gọi là Quảng Nam quốc để chỉ cả
35Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
cHÚ THÍcH
1 Về ranh giới phía bắc của Thừa tuyên Quảng Nam, TS.
Huỳnh Công Bá cho rằng: cụ thể là hữu ngạn của sông Ly Ly
(sông Bà Rén) - một chi lưu của sông Thu Bồn.
Về ranh giới phía nam là do Lê Thánh Tông định ra mặc
dù ông không chỉ đặt chân đến đèo Cù Mông mà đã đặt
chân đến núi Đá Bia và để lại lời tuyên bố khắc trên đá núi
này với nội dung là: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc
vong/ An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”, nghĩa là: Chiêm
Thành qua đây, quân thua nước mất, An Nam qua đây, tướng
chết, quân tan; [Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, (Hà
Nội: Văn học, 2001), 88.
2 Tỉnh ủy Qu