Quá trình tiến hóa của thực vật bậc cao nói chung và ngành Ngọc Lan nóiriêng là làm sao cho cơ thể ngày càng thích nghi với môi trường sống, bảo vệ đượccơ thể, sinh sản và phát triển cao nhất đểchiếm ưu thế trong thế giới thực vật.
Chính vì vậy mà bản thân mỗi loài hoặc các tập hợp loài (bộ, họ.) đã biểu hiện cáctính chất đấu tranh sinh tồn qua nhiều mặt.
-Biến đổi cơ quan dinh dưỡng để ngày càng thích nghi với đời sống ở cạn: lúcđầu chỉ cóquản bào dần tiến đến mạch thủng lỗ thang, đến mạch thủng lỗ đơn.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về nguồn gốc và sự tiến hóa của ngành ngọc lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8.7. Vài nét về nguồn gốc và sự tiến hóa của ngành
Ngọc lan
Quá trình tiến hóa của thực vật bậc cao nói chung và
ngành Ngọc Lan nói
riêng là làm sao cho cơ thể ngày càng thích nghi với
môi trường sống, bảo vệ được
cơ thể, sinh sản và phát triển cao nhất để chiếm ưu
thế trong thế giới thực vật.
Chính vì vậy mà bản thân mỗi loài hoặc các tập hợp
loài (bộ, họ...) đã biểu hiện các
tính chất đấu tranh sinh tồn qua nhiều mặt.
- Biến đổi cơ quan dinh dưỡng để ngày càng thích
nghi với đời sống ở cạn: lúc
đầu chỉ có quản bào dần tiến đến mạch thủng lỗ
thang, đến mạch thủng lỗ đơn.
- Từ cây trung bình Cây gỗ cây thảo nhiều năm
cây thảo 1 năm.
- Biến đổi cơ quan sinh sản để thích nghi theo hai
hướng thụ phấn.
+ Thụ phấn nhờ gió: bao hoa kém hoặc không phát
triển, hoa không tập hợp
thành cụm hoa, đây là hướng phụ.
+ Thụ phấn nhờ sâu bọ: là hướng chủ yếu, chiếm
90% tổng số loài và thể hiện
theo 2 cách:
* Thể hiện trong sự thay đổi cấu trúc của các thành
phần trong hoa như: cánh
hoa, nhị, nhụy, từ đều đến không đều ở các bộ: Đậu,
Lan, Hoa môi...
* Thể hiện trong cấu trúc cả cụm hoa như ở bộ Cúc,
bộ Hoa tán. Sự tiến hóa
còn thể hiện qua nhiều mặt như sự thụ phấn, sự hình
thành phôi, bảo vệ noãn, hạt.
Sự thay đổi cấu trúc và thành phần của nhiễm sắc
thể... mà đỉnh cao là một số bộ
như Cúc, Lan, Lúa...
Qua tổng số bộ đã nghiên cứu thì ngành Ngọc Lan
với 2 lớp Ngọc Lan và lớp
Hành có một mối quan hệ về nguồn gốc phát sinh thể
hiện khá rõ.
Qua lớp Ngọc Lan, chúng ta thấy các bộ nguyên thủy
nhất đều bắt nguồn từ bộ
Ngọc Lan và từ đó cho ra các hướng tiến hóa khác
nhau.
Bộ Ngọc Lan, Long Não, Hồ Tiêu, Hồi... gồm các đại
diện mang tính chất
nguyên thủy được thể hiện rõ: hoa đơn độc, bộ nhụy
còn có 2 lá noãn rời, thành
phần hoa xếp xoắn ốc hay xoắn vòng, hạt phấn kiểu 1
rãnh nguyên thủy.
- Cây gỗ, thường không có mạch thông hoặc mạch
với bản ngăn hình thang.
- Bộ Súng và Hồ Tiêu là 2 bộ có dạng cây thảo mang
tính chất gần với lớp một lá
mầm.
Chúng thuộc phân lớp Ngọc Lan và từ phân lớp này
xuất phát cho ra các phân lớp
sau:
- Các bộ Mao Lương, Á phiện gồm các đại diện hạt
kín nguyên thủy mang đặc
điểm khác với Ngọc Lan: phần lớn cây thảo (trừ
Hồi), thân và lá không có tế bào
tiết, mạch có bản ngăn đơn. Hoa có cấu tạo gần giống
Ngọc Lan nên chúng có quan
hệ gần gũi nhưng theo hướng tiến lên cây thảo.
Các bộ Trochodendrales, Tetracentrales, Sau sau,
Gai, Dẻ, Hồ đào, Phi lao...
tiến từ Ngọc Lan lên theo hướng thụ phấn nhờ gió
nên bao hoa đơn giản hóa đi.
Trong đó bộ Trochodendrales, Tetracentrales, Sau
sau còn giữ quan hệ khá rõ với
Ngọc Lan. Từ bộ Sau sau sẽ cho ra nhiều hướng tiến
hóa tiếp không tiến xa hơn
nữa. Vì vậy chúng được xếp chung vào một phân lớp
là phân lớp Sau sau.
Phân lớp Cẩm chướng là một phân lớp nhỏ nằm ở vị
trí trung gian giữa kiểu
hoa thích nghi theo lối thụ phấn nhờ sâu bọ của các
phân lớp khác và kiểu thích
nghi theo lối thụ phấn nhờ gió của phân lớp Sau sau.
Tính chất đặc trưng của chúng
là phôi cong và lối đính noãn giữa, cây phần lớn
thuộc thảo. Chúng bắt đầu từ Mao
Lương đi lên thành một dòng tiến hóa cụt. (Cẩm
chướng, Rau răm, Đuôi công).
Một hướng tiến hóa với các dạng khá đa dạng nhưng
mang tính chất chung là:
thụ phấn nhờ côn trùng, bộ nhị phát triển theo hướng
ly tâm. Trong đó thể hiện 3
hướng nhỏ khá rõ ràng:
- Hướng đính noãn bên: bộ Sổ, Lạc tiên.
- Hướng đính noãn trung trụ: bộ Chè, Thị.
- Lá noãn hợp, thành phần bao hoa giảm. Chủ yếu là
hoa đơn tính: bộ Bông,
Thầu dâu, Trầm.
- Chúng xuất phát từ Ngọc Lan, thể hiện mối quan hệ
ở các đại diện thấp: bộ
Nhụy còn có lá noãn rời, mạch còn có bản ngăn hình
thang...
- Phân lớp Hoa hồng là một phân lớp phức tạp, phân
hóa theo nhiều hướng
nhỏ. Hướng thấp nhất là hoa còn có bộ Nhụy với lá
noãn rời, thành phần hoa còn
nhiều như: Hoa hồng, Thường sơn...
- Hướng thứ hai: có hoa mẫu 5, bầu dưới như bộ Sim,
Bồ Hòn.
- Hai hướng sau thích nghi theo hướng thụ phấn nhờ
côn trùng thể hiện rõ qua
sự phát triển của tuyến mật và cấu tạo cụm hoa tán,
thành phần hoa giảm, bầu trở
nên dưới như ở bộ Nhân Sâm.
- Các bộ thuộc phân lớp Hoa môi như Long Đởm,
Khoai lang, Hoa Mõm chó,
Hoa Môi... là những bộ có nhiều đặc điểm tiến hóa
hơn cả trong các cây hai lá mầm.
Chúng gồm những cây hạt kín có hoa vời tràng hợp,
thành phần hoa giảm.
Cây phần lớn là cây thảo.
Trong phân lớp này có một số bộ như Hoa Mõm chó,
Hoa môi tuy trong cấu
trúc của hoa có sự thay đổi để thích nghi với lối
truyền phấn nhờ sâu bọ nhưng tiến
hóa chưa được cao (trong dưới lớp).
Riêng bộ Cúc thuộc phân lớp Cúc là bộ điển hình, đạt
tới đỉnh cao nhất trong
nấc thang tiến hóa của thực vật hai lá mầm với lối thụ
phấn nhờ côn trùng. Ở đây
hầu như không còn gặp lại tính chất nguyên thủy của
ngành mà sự tiến hóa thể hiện
hoàn toàn qua cả cơ quan dinh dưỡng lẫn cơ quan
sinh sản. Sự hình thành loài mới
đang diễn ra trong chúng một cách mãnh liệt.
Đối với lớp Hành thì các bằng chứng về giải phẫu
học và cổ thực vật đã chứng
minh rằng: lớp Hành đã phát sinh từ những đại diện
nguyên thủy nhất của lớp Ngọc
Lan mà có lẽ là những đại diện thấp nhất đã chết từ
lâu, có thân thảo, ở nước, chưa
có mạch thông và có ít nhiều nét chung với bộ Súng.
Các đại diện thuộc lớp này phân hướng theo bốn
hướng khá rõ rệt:
+ Các bộ Rau Mác, Rong Mái chèo, Najadales, thuộc
phân lớp Rau Mác là
nhóm nguyên thủy nhất của lớp Hành. Chúng còn giữ
mối quan hệ với Ngọc Lan
thể hiện rõ: còn có lá noãn rời, thành phần hoa chưa
ổn định, hạt không có nội nhũ.
+ Bộ Háo hợp mang tính chất đặc trưng riêng biệt với
cách sống hoại
Các bộ Hành, Layơn, Gừng, Lan... thuộc phân lớp
Hành là nhóm có hướng
tiến hóa theo lối thụ phấn nhờ côn trùng. Mang đầy
đủ tính chất của lớp một lá mầm
một cách điển hình. Trong đó, bộ Gừng, bộ Lan thể
hiện rõ tính chất thích nghi theo
lối thụ phấn nhờ côn trùng được thể hiện qua sự biến
đổi đặc biệt của bộ Nhị và bộ
Nhụy.
+ Các bộ: Bấc, Cói, Dứa, Lúa trước đây thuộc phân
lớp Thài lài nhưng theo
Takhtajan, sau này xếp vào phân lớp Hành và tiến
hóa theo hướng thích nghi với lối
thụ phấn nhờ gió. Chúng đi lên từ bộ Hành, trong đó
bộ Lúa chiếm vị trí tiến hóa
cao nhất.
+ Các bộ Cau và Ráy thuộc phân lớp Cau chuyên hóa
theo hướng thân gỗ thứ
sinh và thân thảo; hình thành cụm hoa bông mo - một
cấu trúc khác biệt với các
dưới lớp trên.
Tóm lại: trong quá trình phát triển của thực vật,
ngành Ngọc Lan đã hình
thành từ những tổ tiên xa xưa của ngành Hạt trần và
từ đó đã hình thành nên nhiều
hướng tiến hóa khác nhau nên rất phong phú và đa
dạng. Chúng đã chiếm một vị trí
quan trọng và xứng đáng trong thế giới thực vật ngày
nay.