Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu tính đặc thù của các trường đại học sư phạm từ đó
phân tích, đánh giá vai trò của cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ đào tạo ở các trường đại học
sư phạm thể hiện ở các khía cạnh: CSVC là công cụ lao động của giảng viên ở các trường
đại học sư phạm; CSVC là công cụ nhận thức của sinh viên sư phạm; CSVC là công cụ
hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học; CSVC là phương tiện vật chất hóa phương pháp
dạy học. Ngoài ra, CSVC ở các trường đại học sư phạm còn đóng vai trò là điều kiện cần
thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học. Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò của CSVC phục
vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm sẽ giúp những người làm công tác quản lí giáo
dục nói chung, quản lí CSVC nói riêng ở các trường đại học sư phạm định hướng, đổi mới
và áp dụng các biện pháp quản lí CSVC phù hợp.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 387-392
This paper is available online at
VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Xuân Tuyển
Phòng Quản trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu tính đặc thù của các trường đại học sư phạm từ đó
phân tích, đánh giá vai trò của cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ đào tạo ở các trường đại học
sư phạm thể hiện ở các khía cạnh: CSVC là công cụ lao động của giảng viên ở các trường
đại học sư phạm; CSVC là công cụ nhận thức của sinh viên sư phạm; CSVC là công cụ
hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học; CSVC là phương tiện vật chất hóa phương pháp
dạy học. Ngoài ra, CSVC ở các trường đại học sư phạm còn đóng vai trò là điều kiện cần
thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học. Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò của CSVC phục
vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm sẽ giúp những người làm công tác quản lí giáo
dục nói chung, quản lí CSVC nói riêng ở các trường đại học sư phạm định hướng, đổi mới
và áp dụng các biện pháp quản lí CSVC phù hợp.
Từ khóa: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, Trường Đại học Sư phạm.
1. Mở đầu
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục đại học: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực
trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,
sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và
trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và
ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu
phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế”. Như vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết thì việc tìm hiểu vai trò của CSVC phục vụ
đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng đặc biệt với các trường đại học sư phạm là cơ sở
đào tạo giáo viên cho hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm cơ sở vật chất và phân loại cơ sở vật chất trường học
Khái niệm cơ sở vật được hiểu là những phương tiện vật chất, kĩ thuật và sản phẩm khoa
học, công nghệ, thông tin của nhà trường được sử dụng làm công cụ để thực hiện nhiệm vụ đào
Liên hệ: Nguyễn Xuân Tuyển, e-mail: tuyenqtdhsp@gmail.com.
387
Nguyễn Xuân Tuyển
tạo và nghiên cứu khoa học.
Phân loại cơ sở vật chất trường học như sau:
- Đất đai (mặt bằng);
- Các công trình kiến trúc (trụ sở, phòng làm việc, hội trường và phòng họp, giảng đường
và phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trạm biến áp, trạm bơm nước, kho tàng, nhà
để xe, trạm y tế, kí túc xá, nhà ăn tập thể, nhà luyện tập thể thao. . . );
- Các công trình ngoại thất như sân vườn, cây cảnh, đài kỷ niệm, cầu cống, đường xá, ao
hồ, bể bơi, sân thể thao, sân vận động. . . ;
- Các loại máy móc, phương tiện đi lại, trang thiết bị thí nghiệm...;
- Dụng cụ, đồ dùng...;
- Ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tư liệu điện tử (bao gồm cả mạng máy tính và các phần mềm
công cụ, dữ liệu thông tin);
- Vật liệu, nhiên liệu, hóa chất...
2.2. Vai trò của cơ sở vật chất trong hoạt động đào tạo ở trường đại học sư phạm
Hoạt động đào tạo xem xét theo lí luận giáo dục bao gồm các thành tố: mục tiêu giáo dục,
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện và điều kiện giáo dục, lực lượng giáo dục,
hình thức tổ chức giáo dục, kết quả giáo dục, môi trường giáo dục. Sản phẩm giáo dục đạt được ở
mức độ nào thì phụ thuộc vào chất lượng từng thành tố và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Trong
quá trình giáo dục, phương tiện giáo dục được xem như điều kiện cần để có chất lượng giáo dục.
Theo [6] “Muốn tiến hành một hoạt động giáo dục có hiệu quả thì nhất thiết phải có CSVC
- kĩ thuật tương ứng”. Trong giáo dục đại học, người dạy sử dụng CSVC với tư cách là phương tiện
phục vụ điều khiển và tương tác với người học, thông qua đó người học dễ dàng đi sâu lĩnh hội các
khái niệm, lí thuyết khoa học, hình thành phương pháp khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo theo yêu cầu
mục tiêu đào tạo, giúp họ biết áp dụng tri thức, phương pháp, kĩ năng đó vào thực tiễn và không
ngừng nâng cao năng lực.
Các nhà lí luận quản lí giáo dục khẳng định rằng, một nền giáo dục tiên tiến phải thường
xuyên cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo. Điều này càng quan trọng đối với giáo dục
đại học trong thời đại phát triển nhanh chóng của tri thức, khoa học và công nghệ. Quá trình đào
tạo của trường đại học ngày nay nhấn mạnh yêu cầu tự nhận thức - tự học và nghiên cứu khoa học
của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Do vậy, nhà trường sẽ không thể tiến hành hoạt
động đào tạo, không thể đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, phương thức ĐT, nếu thiếu
thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, nhà thể thao, giảng đường và thiết bị kèm theo cũng như
các hạng mục CSVC cần thiết khác. Ở mức độ khái quát, vị trí của CSVC trong hoạt động đào tạo
của trường đại học có thể phác họa qua Sơ đồ 1.
Để đánh giá đúng vai trò của CSVC trong hoạt động đào tạo của trường đại học sư phạm
trước hết chúng ta cần tìm hiểu tính đặc thù của các trường đại học sư phạm. Đây là tiền đề quan
trọng để xác định vai trò của CSVC phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm.
Những năm gần đây, cùng với việc tăng nhanh số lượng các trường đại học thì việc đào tạo
chuyên ngành sư phạm cũng có xu hướng tăng. Điều này dẫn đến tính không chuyên nghiệp công
388
Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các Trường Đại học Sư phạm
Sơ đồ 1. Vị trí của cơ sở vật chất trong hoạt động đào tạo
tác đào tạo nghề nghiệp đặc thù này, đồng thời dẫn đến nguồn cung vượt quá cầu. Hệ quả là dẫn
đến một số bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên và các tác động xã hội khác. Hiện nay,
cả nước có ba trường đại học sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đại học Sư phạm Hà
Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2) và ba trường Đại học
Sư phạm trực thuộc đại học vùng (Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm -
Đại học Huế, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng). Ngoài ra, cả nước còn có hàng chục trường
đại học có khoa sư phạm. Hơn nữa, nhiều trường cao đẳng nâng cấp lên đại học cũng tiếp tục đào
tạo chuyên ngành sư phạm. Tuy nhiên, điều đáng nói là chất lượng đào tạo của các sinh viên rất
khác nhau [4]. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học sư phạm có xu hướng đào tạo đa ngành dẫn đến
đầu tư về CSVC dàn trải, không tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho đào tạo ngành, nghề
sư phạm.
Đặc thù đào tạo của các trường đại học sư phạm là đào tạo nghề giáo viên nên đòi hỏi
CSVC chung như các trường đại học khác bên cạnh đó còn có hệ thống CSVC đặc thù như phòng
học tiêu chuẩn cho đào tạo nghề sư phạm, phòng học đa năng có kết nối trực tuyến với các trường
phổ thông để sinh viên sư phạm có điều kiện trải nghiệm thực tiễn giáo dục phổ thông. Đồng thời,
các trường sư phạm cần đầu tư, xây mới, nâng cấp phòng thí nghiệm thực hành của một số ngành
đặc thù như vật lí, hóa học, sinh học, địa lí. . . phù hợp với chương trình, nội dung của giáo dục
phổ thông.
Vai trò của CSVC trong hoạt động đào tạo của trường đại học sư phạm được thể hiện ở các
khía cạnh sau đây:
- CSVC là công cụ lao động của giảng viên ở các trường đại học sư phạm. Với sự phát triển
nhanh chóng của tri thức, khoa học và công nghệ như hiện nay, giảng viên các trường đại học sư
phạm để truyền tải thành công một khối lượng kiến thức lớn đến sinh viên sư phạm, để trang bị
những kĩ năng dạy học và giáo dục cần thiết cho sinh viên sư phạm, giảng viên cần có CSVC đặc
thù hỗ trợ (các phần mềm dạy học, thí nghiệm thực, thí nghiệm ảo phù hợp với chương trình phổ
thông . . . ). CSVC hiện đại có thể giúp sinh viên sư phạm tham gia hiệu quả cùng người dạy vào
các hoạt động sáng tạo.
- CSVC là công cụ nhận thức của sinh viên sư phạm. Thiết bị thực hành, thí nghiệm, mạng
máy tính, phần mềm hỗ trợ, thiết bị nghe nhìn, dụng cụ thể thao, phòng học bộ môn, tài liệu, thông
tin... có vai trò như công cụ “nối dài” các giác quan của người học, làm cho hoạt động nhận thức
khoa học của sinh viên sư phạm có hiệu quả hơn, sâu sắc, bền vững hơn, giúp trang bị cho họ
389
Nguyễn Xuân Tuyển
những kĩ năng cần thiết cho công việc dạy học sau này, giúp sinh viên sư phạm có điều kiện để
tiếp tục học tập, học tập suốt đời, tiếp tục phát triển năng lực nghề dạy học sau thời gian đào tạo ở
các trường đại học sư phạm.
- CSVC là công cụ hiện thực hóa nội dung, mục tiêu dạy học. Giảng đường, phòng học tiêu
chuẩn với đào tạo nghiệp vụ sư phạm là điều kiện rất quan trọng để tổ chức lớp học nghiệp vụ cho
sinh viên sư phạm. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, bài giảng của người thầy
chỉ có thể đóng vai trò định hướng, gợi mở cho sự tìm tòi, nghiên cứu tiếp theo của sinh viên.
- CSVC là phương tiện vật chất hóa phương pháp dạy học. Các trường đại học sư phạm có
sứ mệnh hàng đầu trong việc cập nhật và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực. Để trang bị
cho sinh viên các phương pháp dạy học tích cực thì giảng viên các trường đại học sư phạm cần có
CSVC hỗ trợ để giúp sinh viên sư phạm được tiếp cận và hình thành các phương pháp dạy học tích
cực để giúp họ thành công trong hoạt động nghề dạy học sau này.
Kĩ năng sư phạm là khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn
trong hoạt động sư phạm. Để hình thành kĩ năng sư phạm cho giáo sinh thì vai trò của hệ thống
thiết bị giáo dục hiện đại, phương tiện kĩ thuật dạy học có vai trò quan trọng trong việc hình thành,
củng cố, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn giảng dạy cho giáo sinh.
Trong quá trình thực hành, thực tập sư phạm, các giáo sinh của các trường đại học sư phạm
sẽ xuống các cơ sở thực tập là các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông để áp dụng
những kiến thức đã được học vào một số tiết dạy cụ thể, để thành công trong công tác rèn nghề,
hình thành kĩ năng sư phạm. Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của giáo sinh trong
việc hình thành kĩ năng, kiến thức cho học sinh chính là việc biết sử dụng hợp lí các trang thiết bị
kĩ thuật hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, hình ảnh, mô hình thí nghiệm thật và ảo,... vào quá trình
giảng dạy.
Các trang thiết bị hiện đại còn giúp cho giáo sinh thực hiện các phương pháp dạy học trực
quan, thực nghiệm, tạo những ‘’vùng hợp tác” giữa thầy và trò, tạo ra khả năng thực hành, củng cố
kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học,
tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các
hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động giáo
dục. . . nhờ đó kĩ năng sư phạm được hình thành và phát triển.
Ngoài ra, CSVC ở các trường đại học sư phạm còn đóng vai trò là điều kiện hạ tầng cần
thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học. Ngày nay, sinh viên sư phạm có thể tham gia các khóa đào
tạo bằng nhiều hình thức học tập: trực tiếp, qua mạng, qua các phương tiện nghe nhìn. Sinh viên
có thể học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên ở trường đại học sư phạm có nối mạng trực tuyến
với dạy học ở phổ thông để giúp sinh viên sư phạm được trải nghiệm từ đó có những nhận xét,
đánh giá, rút ra những bài học bổ ích để hình thành kĩ năng dạy học. CSVC ở đây với các trường
đại học sư phạm là góp phần đa dạng hóa hình thức dạy học. Để có thể thực hiện vai trò này, các
trường đại học sư phạm phải có hạ tầng CSVC hiện đại.
Như vậy, hình thức tổ chức dạy học phụ thuộc vào tình trạng thiết bị dạy học và các điều
kiện khác (điều kiện sử dụng, trình độ giáo viên), nếu các trường đại học sư phạm không giải quyết
vấn đề về CSVC trường học trong đó có thiết bị dạy học thì khó mà cải tiến hay đổi mới tổ chức
dạy học, vì trong thời kì khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh như hiện nay thì đổi mới đều
390
Vai trò của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các Trường Đại học Sư phạm
phải dựa vào thiết bị.
Để đánh giá vai trò của CSVC với hoạt động đào tạo, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng
vấn sâu 65 cán bộ, giảng viên của các khoa trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bằng câu
hỏi: “Ông/Bà cho biết tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo?”. Kết quả thu được thể hiện ở
Bảng 1.
Bảng 1. Tầm quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ ĐT [5]
Tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo Số lượng Tỉ lệ %
Không quan trọng 0 0
Bình thường 0 0
Quan trọng 20 30.77
Rất quan trọng 45 69.23
Tổng số 65 100.0
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy 100% các ý kiến của người trả lời đều cho rằng CSVC phục
vụ đào tạo là quan trọng và rất quan trọng, không có ý kiến nào đánh giá là bình thường hoặc
không quan trọng. Như vậy, có thể thấy các cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã đánh giá đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của CSVC phục vụ đào tạo. Đây chính là yếu tố góp
phần tạo nên chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm nói chung, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội nói riêng. Một Phó trưởng khoa xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh
giá tầm quan trọng của CSVC phục vụ ĐT “Những năm gần đây các cán bộ, giảng viên, sinh viên
trong khoa đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của CSVC phục vụ các hoạt động đào tạo vì vậy
các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong khoa đã không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
việc khai thác, sử dụng CSVC phục vụ dạy và học trong khoa”.
3. Kết luận
Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, các
trường đại học sư phạm có sứ mệnh là đào tạo ra người thầy - yếu tố quyết định để thực hiện mục
tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Do đó, để thực hiện tốt sứ mệnh của các trường đại học
sư phạm, đặc biệt là các trường đại học sư phạm trọng điểm thì việc nghiên cứu, đánh giá đúng vai
trò của CSVC phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm là rất cần thiết. Trên cơ sở đánh giá
đúng vai trò của CSVC phục vụ đào tạo ở các trường đại học sư phạm sẽ giúp những người làm
công tác quản lí giáo dục nói chung, quản lí CSVC nói riêng ở các trường đại học sư phạm định
hướng, đổi mới và áp dụng các biện pháp quản lí CSVC phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Chính phủ, 2005.
[2] Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí khoa/phòng trường đại học, cao đẳng. Quyển 1, 2, Học
viện Quản lí Giáo dục, 2012, Hà Nội.
391
Nguyễn Xuân Tuyển
[3] Trần Kiểm, 2011. Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Minh, 2014. Quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm.
[5] Vũ Trọng Rỹ, 1997.Một số vấn đề lí luận về phương tiện dạy học. Tài liệu dùng cho học viên
cao học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
ABSTRACT
The role of infrastructure in serving the training tasks at a University of Education
This essay looks at typical features of educational universities in order to analyze and
evaluate the role of facilities at educational universities.. Facilities were examined as tools that
work for teachers in educational universities, as perceived by educational students, as tools to
realize the content and objectives of teaching and as a material means to realize teaching methods.
Depending on one’s assessment of the role of facilities used for training purpose at educational
universities, they could be seen as laying a good foundation for those who work in the field of
educational management and facilities management in particular. Facilities are to function within
educational universities to orient, innovate and apply proper facility management methods.
392