Tóm tắt
Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây
Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá
để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ
hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và
coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai
trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ
và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân
hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, thể hiện qua:
vai trò của các thầy cúng, vai trò của làng, chủ thể và khách thể của tín ngưỡng thờ nước; sự khác biệt
vai trò cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước ở hai vùng đặc thù của Việt Nam; trên cơ sở ấy, trình bày khái
quát về lịch sử văn hóa - tín ngưỡng thờ nước qua các không gian văn hóa của Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước ở châu thổ Bắc Bộ và Tây Nguyên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 26 - Tháng 12 - 2018
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ỨNG XỬ VỚI NƯỚC
Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM
NGUYỄN CHÍ BỀN
Tóm tắt
Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây
Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá
để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ
hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và
coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai
trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ
và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân
hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, thể hiện qua:
vai trò của các thầy cúng, vai trò của làng, chủ thể và khách thể của tín ngưỡng thờ nước; sự khác biệt
vai trò cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước ở hai vùng đặc thù của Việt Nam; trên cơ sở ấy, trình bày khái
quát về lịch sử văn hóa - tín ngưỡng thờ nước qua các không gian văn hóa của Việt Nam.
Từ khóa: Châu thổ Bắc Bộ, Tây Nguyên, vai trò cộng đồng, thờ nước, lễ hội cổ truyền
Abstract
In Vietnam, Northern delta region is the primary living space of the Viet people; whereas, the Central
Highlands region is currently the home of 11 ethnic minority groups. Water is a valuable natural
resource for their existence and development. To creat a cultural water, it’s neccessary for them to need
water, love water and fear water at the same time. Inhabitants of the Northern delta and those of the
Central Highlands both worship water gods and consider it their supreme deity. The development of
the cult of water in the two regions has had the role of communities. However, due to the difference in
geo-economical, geo-historical and geo-cultural positions between the Northern delta and the Central
Highlands, the role of community in the cult of water in these two regions are also different. This article
analyzes the role of community in dealing with water, manifested through: the role of priests, villages,
other subjects and objects of the worship of water; the difference between roles played by communities
in the cult of water practiced in two studied region. From that point, an overview of the cultural history
- the beliefs of water worship through Vietnamese cultural spaces is presented.
Keywords: Northern delta, Central Highlands, community role, water worship, traditional festivals
Việt Nam, theo GS. Trần Quốc Vượng (1934 - 2005) và các cộng sự trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam
(11), chia thành 6 vùng văn hóa. Vùng văn hóa
châu thổ Bắc Bộ và vùng văn hóa Trường Sơn
- Tây Nguyên là hai vùng văn hóa khác nhau.
Vị thế địa - văn hóa, địa - kinh tế của hai vùng
khác nhau, đem đến cho cư dân nơi đây hai
ứng xử khác nhau với nước, hiện tượng thiên
nhiên gần gũi với con người.
1. Cộng đồng cư dân Việt châu thổ Bắc Bộ
trong ứng xử với nước
Châu thổ Bắc Bộ, hay nói cách khác là đồng
bằng sông Hồng, trải rộng từ vĩ độ 21034’B
(huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) tới vùng bãi
bồi khoảng 1905’B, từ 105017’Đ (huyện Ba Vì,
Số 26 - Tháng 12 - 20186
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thành phố Hà Nội) đến 10707’Đ (trên đảo Cát
Bà, thành phố Hải Phòng). Toàn vùng có diện
tích trên 14.860km2, chiếm khoảng 4,5% diện
tích cả nước Việt Nam. Là địa bàn của hai thành
phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng)
và 8 tỉnh (Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng
Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Ninh
Bình), châu thổ Bắc Bộ tính đến năm 2016 có
khoảng 21 triệu người, chiếm khoảng 22%
dân số cả nước, bình quân 1.413 người trên
một cây số vuông. Cư dân đa số là người Kinh
(Việt), riêng ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
và huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có người
Mường. Vì thế, nói làng xã ở châu thổ Bắc Bộ là
nói làng xã của người Việt (Kinh).
Thập niên ba mươi của thế kỷ trước, Pierre
Gourou đã viết: “Một ngôi làng không xuất
hiện trong cảnh quan như một tập hợp của nhà
cửa, mà là một khối cây xanh. Nó được bao bọc
bằng một rào tre với những ngọn cây dày đặc
tạo thành một lũy chắc chắn và những cành tre
rung rinh đem lại một khung cảnh xanh tươi
và trang trọng cho ngôi làng. Là yếu tố chủ yếu
của cảnh quan, làng còn đóng vai trò hàng đầu
trong đời sống tâm linh và xã hội của người
nông dân. Nông dân không phải là những cá
thể cô độc, không phải là một công dân bất kỳ
của một xã chỉ tham gia từ xa vào đời sống của
xã, như cư dân của nông thôn Pháp; ngược lại,
đời sống tôn giáo, chính trị và xã hội của làng
xã Việt Nam rất sôi nổi và thường nhật, và mọi
người nông dân đều tham gia một cách chân
thành, nhiệt tình với tham vọng sẽ được giữ
vai trò ngày một lớn hơn” (8, tr.216). Mỗi làng
như vậy, bao gồm một số gia đình cùng sống
bằng nghề trồng lúa nước, cùng sống trong
một không gian xác định. Toàn bộ ruộng đất
cày cấy, sông ngòi, hồ đầm đều thuộc quyền
sở hữu của làng. Ruộng của làng được phân
chia cho mọi gia đình trong làng sử dụng theo
quy định có tự bao đời, để cày cấy tự nuôi sống
mình, từ mùa vụ này qua mùa vụ khác. Loại cây
mà người nông dân vùng châu thổ Bắc Bộ lựa
chọn là cây lúa, loài cây hầu như được trồng
trên toàn bộ các cánh đồng của vùng châu thổ
Bắc Bộ. Năm 1936, Pierre Gourou công bố dữ
liệu “tổng diện tích của tỉnh Bắc Ninh là 110.367
ha, đất đai không dùng cho trồng trọt (làm
nhà ở, sông ngòi, gò đất, v.v.) chiếm diện tích
82.543ha tức là gần 20% diện tích đất đai không
trồng trọt mà chúng tôi đã quy cho toàn bộ
châu thổ, ruộng lúa chiếm diện tích 82.543ha,
và đất đai chỉ chuyên trồng những cây khác
không phải lúa là 4.965ha, tức là khoảng 4,5%
đất đai toàn tỉnh” (8, tr.363). Và chính ông, trong
ghi chú, đã phác thảo: “Nếu áp dụng tỷ lệ phần
trăm đất không trồng lúa của Bắc Ninh cho toàn
châu thổ, ta có kết quả như sau: 68.000ha đất
trồng không phải là lúa, 1.132.000ha ruộng” (8,
tr.363). Như vậy, lúa là loài cây gắn bó chặt chẽ
với vùng châu thổ Bắc Bộ. Khi ấy, chắc chắn,
yếu tố mà người nông dân quan tâm nhất phải
là nước. Bản thân Pierre Gourou, khi viết công
trình Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ vào năm
1935 - 1936, cũng đã dành chương 3 để đề cập
yếu tố này: Nước của phần Môi trường vật chất.
Theo ông, việc trồng lúa đòi hỏi rất nhiều nước.
Nước là yếu tố chi phối tất cả mọi thứ trong
cuộc đời của người nông dân châu thổ Bắc Bộ:
giàu hay nghèo, đủ ăn hay thiếu ăn, ngủ yên,
ăn ngon trong nếp nhà trầm mặc hay phải bỏ
làng đi kiếm sống ở miền quê khác. Ứng xử của
người Việt nơi châu thổ Bắc Bộ với sông nước là
chọn cách đắp đê. Không phải đây là cách duy
nhất, nhưng ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt chọn
cách ứng xử này. Đó là cách ứng xử thể hiện
“khả năng thích ứng” của người Việt với nước
(mà năm 2008 tôi đã lấy ý tưởng của GS. Cao
Xuân Huy khi nói về con người Việt Nam “đặc
tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt lưu động
như nước khả năng thích ứng, đó là cái tính
ưu việt, cái bí quyết sinh tồn của dân tộc ta” (1,
tr.920) để đặt tên). Hơn nữa, dòng sông Hồng,
trong thời gian và không gian, không thể nhìn
nó như hiện nay, mà phải thấy dòng sông đã
tạo ra bao biến đổi cho châu thổ Bắc Bộ, nhất
là khi người Việt lựa chọn cách ứng xử với sự
hung dữ của nó bằng cách đắp đê. Khi ứng xử
với dòng sông Hồng hung dữ bằng cách đắp đê
thì vỡ đê là hiện tượng xảy ra thường xuyên từ
thập niên bảy mươi của thế kỷ XX về trước, tạo
ra cho châu thổ Bắc Bộ những ô trũng hai bên
sông Hồng như tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam.
7Số 26 - Tháng 12 - 2018
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Với những cư dân trồng lúa nước, nước là
đối tượng cầu xin. Lâu ngày không có mưa, họ
phải cầu xin Trời, Phật, thần linh để có mưa, có
nước như câu ca dao:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Có mấy hình thức để người dân cầu xin
thần nước: rước tượng thờ trong cung cấm ra
ngoài như các lễ hội thờ Tứ Pháp vùng Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Người dân rước bốn pho
tượng: Pháp Vân (nữ thần Mây), Pháp Vũ (nữ
thần Mưa), Pháp Lôi (nữ thần Sấm), Pháp Điện
(nữ thần Chớp) từ cung cấm ra ngoài với lời ca
cầu khấn: Ba Bà trẩy hội chùa Un, mưa gió đùn
đùn thiên hạ dễ làm ăn; đem tượng thờ trong
cung cấm ra phơi ngoài nắng như lễ hội chùa
Bối Khê (huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội).
Nhưng, nước cũng là đối tượng cần phải
chinh phục. Nhiều lễ hội cổ truyền còn những
trò diễn ca ngợi những anh hùng chống lụt.
Những lễ hội thờ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vùng
Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây cũ, thành phố Hà Nội
hiện nay, chính là những lễ hội thể hiện thái
độ chinh phục nước, chinh phục lũ lụt của
cư dân trồng lúa nước. Trong bóng dáng của
huyền thoại anh hùng Lê Lợi trả gươm ở hồ
Hoàn Kiếm, có một khát vọng đất nước thái
bình, nhưng vẫn hiển hiện bóng dáng một anh
hùng văn hoá trị thuỷ. Mặt khác, với người Việt
(Kinh) nơi châu thổ Bắc Bộ, nước là thực thể
thiên nhiên vừa hiền lành, vừa hung dữ, được
người Việt nơi đây thiêng hóa thành một vị
thần: thần nước.
Ứng xử với nước, người dân vùng châu thổ
sông Hồng có nhiều cách khác nhau. Trước hết,
nước là môi trường diễn ra lễ hội cổ truyền.
Không gian của lễ hội cổ truyền người Việt
có không gian thế tục và không gian thiêng.
Nhiều lễ hội cổ truyền của người Việt có không
gian thiêng là sông nước hoặc biển cả. Chẳng
hạn, lễ hội thờ cá voi của cư dân ven biển từ Hà
Tĩnh trở vào đến Cà Mau diễn ra từ cửa sông
đến ven biển và ngoài biển, với các lễ hội này,
mọi hành động hội, nhất là các trò diễn, đều
diễn ra trên sông nước, hoặc biển cả. Tiêu biểu
nhất là trò đua thuyền, bơi trải. Ví dụ lễ hội đền
Bạch Hạc (thị xã Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), lễ hội
đền Chèm (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội),
lễ hội làng Khê Hồi (huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội), lễ hội đền Đồng Xâm (huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình), v.v. Đồng thời, nước là
môi trường tiếp nhận các lễ vật dâng cúng của
người dân trong lễ hội cổ truyền. Thể hiện tấm
lòng thành kính với nhân vật thờ phụng, người
dân mang các lễ vật sau khi cúng tế đưa xuống
nước, để dâng cúng cho nhân vật phụng thờ.
Ví dụ lễ hội làng Bình Đà (huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội), người dân mang bánh Vía,
sau khi đã dâng cúng ra bờ sông, bóp nát, thả
xuống sông. Nước là yếu tố chứa đựng khát
vọng đổi mới, là sự mở đầu cho sự thay đổi,
người dân dùng nước làm lễ mộc dục - một
thành tố bắt buộc, rất quan trọng trong diễn
trình lễ hội. Người dân cho rằng nước được
lấy giữa dòng sông là nước tinh khiết để con
người làm sạch những pho tượng thờ. Từ ngày
lễ hội năm trước đến ngày lễ hội năm sau,
pho tượng thờ để nơi cung cấm cần được lau
chùi sạch sẽ. Nước để làm lễ mộc dục phải lấy
ở giữa sông, sau khi đã làm các nghi thức cần
thiết. Có thể thấy nhiều lễ hội như lễ hội đền
Bà Tấm (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), lễ
hội đền Hoá Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên), lễ hội đền Cuông (tỉnh Nghệ An),
v.v. có hình thức nghi lễ này.
Thứ hai, nước là đối tượng được thiêng hóa
thành các nhân vật thờ cúng, nơi chứa đựng
niềm tin, khát vọng của người dân. Những
loài vật như con rắn, con rồng, con cá voi, v.v.
được biến thành các nhân vật thiêng, nhân vật
trung tâm được thờ trong các lễ hội cổ truyền.
Rất nhiều lễ hội của người Việt thờ rắn, ngay
như ở lễ hội thờ Mẫu, con rắn xuất hiện trong
điện thần của tín ngưỡng này với tên gọi ông
Lốt. Chưa kể con rắn, tất cả các loài vật còn lại
mà người Việt phụng thờ đều gắn bó với môi
trường nước. Nước là nơi xuất phát, nơi trở về
của các loài vật thiêng để người dân thờ cúng
trong lễ hội cổ truyền. Trong khi đó, các làng
chài ven biển Việt Nam từ Hà Tĩnh trở vào Nam
đều thờ cá voi. Nhân vật trung tâm trong lễ hội
của các làng chài ven biển là cá voi. Cá voi là
Số 26 - Tháng 12 - 20188
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
loài vật sinh sống ngoài biển khơi. Với cư dân
làm nghề đánh bắt hải sản, biển khơi là nơi
cung cấp nguồn lợi cho họ, cho họ cuộc sống,
nhưng cũng là nơi gây ra bao tai ương, bất trắc
cho họ. Vì vậy cư dân ven biển tin tưởng rằng
cá voi là vị thần hộ mệnh của họ, cứu vớt họ khi
họ gặp bất trắc nơi biển khơi. Mặt khác, người
dân các thế hệ đã thiêng hoá các vật siêu nhiên
thành những nhân vật lịch sử - văn hóa có vai
trò rất quan trọng trong tâm thức người Việt.
Đáng chú ý, nhiều nhân vật lịch sử văn hóa vốn
có gốc gác là những vật gắn bó với nước được
huyền thoại hóa, lịch sử hóa. Khảo sát 94 bản
thần tích của lễ hội 94 làng quê châu thổ Bắc
Bộ, chúng tôi đã gặp 25 nhân vật thành hoàng
làng có nguồn gốc sinh nở thần kỳ, sinh ra do
người mẹ kết hợp với giao long, rồng, rắn, v.v.
Ví dụ: Nhân vật Linh Lang trong lễ hội ở vùng
ven Kinh thành Thăng Long và lễ hội làng Lệ
Mật (huyện Gia Lâm, nay thuộc phường Việt
Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội),
vốn có gốc gác từ sông nước; hay những vị
thần mang tên Trương Hống, Trương Hát, được
người dân thờ hai bên bờ sông Cầu (ranh giới
hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang), vốn có nguồn
gốc từ những con rắn, v.v. Với những cư dân
sống bằng nghề trồng lúa nước hoặc bằng
nghề đánh bắt thuỷ, hải sản trên sông nước
hay ngoài biển khơi, nước là yếu tố rất quan
trọng đối với họ. Bởi vậy, người dân thờ cúng
các thuỷ thần, các nhân vật lịch sử văn hoá -
nhân vật trung tâm của lễ hội cổ truyền, thực
ra là thờ nước.
Chính vì sống tại một vùng châu thổ, ứng
xử với một dòng sông hung dữ như sông
Hồng, nên vai trò của cộng đồng trong quan
hệ của người dân với thần nước, với nước rất
quan trọng. Nói đến cộng đồng làng xã của
người Việt (Kinh) ở châu thổ Bắc Bộ là phải nói
tới vai trò của hương ước. “Làng nào có hương
ước nấy và hương ước của từng làng thường
bao gồm trong nội dung cụ thể của nó những
chi tiết mà hương ước làng khác không có.
Hơn thế nữa, mỗi hương ước lại có thể mang
một hợp thể riêng, nghĩa là có thể đề cập đến
một số vấn đề hay khía cạnh mà hương ước các
làng lân cận không đả động đến” (10, tr.99). Các
nhà nghiên cứu đã thống nhất: hương ước có
nhiều tên gọi khác nhau như hương lệ, hương
biên, khoán lệ, khoán ước, tục lệ, điều lệ, v.v.
Trong lịch sử Việt Nam, hương ước manh
nha từ thế kỷ XV, đến thế kỷ XVI, XVII dần
được hoàn thiện, thế kỷ XVIII được xem như
phổ biến. Hương ước là những quy ước theo
lối sống Nho giáo được khuôn trong phạm
vi một làng. Khi nghiên cứu về hương ước,
tục lệ nói riêng và cơ chế tự trị làng xã nói
chung, người ta thường nói phép vua thua lệ
làng. Nhưng qua kết quả nghiên cứu đã nêu,
làng xã chỉ có thể tự trị ở mức độ cho phép,
bên cạnh đó, nhà nước trung ương vẫn tăng
cường quyền quản lý. Trong quan hệ của
các thành viên trong làng với nước, với thần
nước, hương ước rất quan tâm đến các ứng xử
của các thành viên trong cộng đồng làng xã
với nước. Xin đơn cử hương ước của một số
làng ở tỉnh Thái Bình: Hương ước xã Đại Hữu,
tổng Tân Định, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình,
soạn năm 1924 có Điều 3: “Ai làm hư hỏng bờ
ruộng phải phạt và bắt phải làm lại”; Điều 4:
“Ai tháo trộm nước ruộng và đơm đó để mất
nước màu phải phạt và bắt tát nước đền cho
người điền chủ” (9, tr.140). Hương ước xã Noi
Trang, tổng Hà Lý, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái
Bình có Điều 20: “Bổn phận trương tuần xã
đoàn phải đem tuần đi tuần trong làng ngoài
đồng, thúc giục sưu thuế, trông coi lúa mạ hoa
màu, sửa chữa đường sá cầu cống, bắt tuần
tráng phải đóng nước, tháo nước để lợi nông
công, trông coi cây cối của làng, cấm không
được ai nuôi vịt ở đồng” (9, tr.146). Hương ước
làng Hoàng Nông, tổng Canh Nông, huyện
Duyên Hà, tỉnh Thái Bình có Điều thứ 7: “Tuần
coi việc giữ nước và tháo nước những khi nên
tháo nên giữ. Phải hỏi ý kiến hương hội không
được tự quyết, những người tháo nước đơm
cá để cho ruộng khô cạn thì tuần tráng phải
bắt ngay giải hương hội xét phạt”; Điều thứ 13:
“ ai cần tháo nước qua đường trước phải xin
phép hương hội” (9, tr.153). Người dân trong
các làng, một năm, ngoài những hội hè cúng
thành hoàng, còn phải liệt kê vào lễ hội công
cộng để cúng cơm mới vào tháng 10, gọi là
lễ thường tân, để cầu mưa, gọi là cầu đảo (9,
9Số 26 - Tháng 12 - 2018
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tr.255). Như vậy, trên châu thổ Bắc Bộ, cộng
đồng chú trọng đến việc giữ gìn nguồn nước,
tổ chức các hoạt động thể hiện niềm tin tưởng
của mình với thần nước, có một văn bản thỏa
thuận trong cộng đồng về bảo vệ nguồn nước.
2. Cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên trong ứng xử với nước
Trong khi đó, cộng đồng cư dân các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam lại có ứng xử
khác. Nói đến Tây Nguyên cần thấy Tây Nguyên
không phải là một cao nguyên mà là các cao
nguyên liền kề từ Bắc vào Nam: cao nguyên
Kontum, KonPlông, Kon Hà Nừng, Pleiku,
M’Drăk, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, Lâm Viên,
Di Linh. Độ cao của các cao nguyên này cũng
không giống nhau, nếu cao nguyên Lâm Viên
cao khoảng 1.500m, cao nguyên Di Linh cao
khoảng 900 - 1.000m, cao nguyên Pleiku cao
800m, thì cao nguyên Kontum, cao nguyên
Buôn Ma Thuột chỉ cao khoảng 500m. Nói đến
Tây Nguyên là nói đến một vùng đất đỏ bazan,
với diện tích hơn 54.000 km2, bao gồm địa giới
của 5 tỉnh: Kontum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông
và Lâm Đồng; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình
Phước, phía Tây giáp các tỉnh Attapeu (Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào), Ratanakiri, Mon-
dukiri (Vương quốc Campuchia). Là một vùng
đất không giáp biển và khá gần xích đạo nên
một năm khí hậu ở Tây Nguyên chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nói đến cộng đồng các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên Việt Nam là nói đến cộng đồng cư
dân ngữ hệ Nam Đảo (Malayo Polynedi) gồm
các dân tộc: Giarai, Ê đê, Chu ru và cộng đồng
cư dân Nam Á (Môn - Khơ me) gồm các dân
tộc: Bana, Cơ ho, Xơ đăng, Mơ nông, Mạ, Giẻ
Triêng, Rơ măm, Brâu. Cả hai cộng đồng dân
cư này đều cư trú thành làng, tên gọi tùy theo
cộng đồng từng dân tộc. Nếu người Gia rai,
người Chu ru gọi plei, người Ba na gọi plơi, thì
người Cơ ho gọi bon, người Ê đê gọi buôn, v.v.
Các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, “dù
thuộc dân tộc nào, đều định cư trong từng
làng tự trị hay độc lập và lấy hoạt động trồng
lúa khô trên rẫy làm nguồn chính để nuôi
thân Để trồng trọt, con người phải định
cư lại thành từng làng, đơn vị tập hợp người
hoàn chỉnh nhưng nhỏ nhất, mỗi làng chiếm
lĩnh một địa bàn có ranh giới rõ ràng, mà làng
khác không được xâm phạm đến, không thế
thì xảy ra chiến tranh” (2, tr.521). Hoạt động
kinh tế của các tộc người này cũng có những
khác biệt trong ứng xử với nguồn nước. Nếu
người Ba na, người Brâu, người Rơ măm, người
Giẻ Triêng sinh sống với phương thức canh tác
trồng lúa rẫy (lúa khô) thì người Chu ru, người
Cơ ho lại là những tộc người sinh sống với
phương thức canh tác trồng lúa nước. Hoặc,
cả tộc sinh sống bằng trồng lúa rẫy, nhưng có
nhóm sinh sống bằng trồng lúa nước, như dân
tộc Êđê sinh sống bằng trồng lúa rẫy, nhưng
nhóm Êđê Bih lại sinh sống bằng trồng lúa
nước, hoặc người Xơ đăng làm rẫy là chính
nhưng nhóm Mơ nâm lại sinh sống bằng
ruộng nước, v.v. Dù sinh sống với phương thức
trồng lúa rẫy hay canh tác lúa nước thì tất cả
các dân tộc thiểu số tại chỗ ấy đều gắn bó số
phận của mình trên những cao nguyên đất đỏ,
cho nên nước là yếu tố vô cùng quan trọng với
họ. Trong tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số
tại chỗ Tây Nguyên đều thiêng hóa hiện tượng
tự nhiên này là thần nước. Lễ cúng bến n