Tóm tắt
Xã hội loài người đã bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ, của nền
kinh tế tri thức, kỷ nguyên với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Trong sự phát triển chung, ngành công nghệ thông tin và truyền thông được
xem là có những đóng góp đáng kể, có vai trò then chốt trong sự phát triển xã hội.
Một hình thức phát triển mới trong công nghệ thông tin và truyền thông là công nghệ
Multimedia cho phép tương tác, trực quan hóa và huy động nhiều kênh thông tin
giúp tạo ra một môi trường học tập đáp ứng được hầu hết các đòi hỏi của ngành
giáo dục hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày đôi nét về công nghệ
Multimedia trong giáo dục và sự phát triển của công nghệ Multimedia trong giáo
dục, đồng thời phân tích một số vai trò cơ bản của công nghệ Multimedia trong giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của công nghệ Multimedia trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
273
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ MULTIMEDIA TRONG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Văn Thuân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Xã hội loài người đã bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ, của nền
kinh tế tri thức, kỷ nguyên với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Trong sự phát triển chung, ngành công nghệ thông tin và truyền thông được
xem là có những đóng góp đáng kể, có vai trò then chốt trong sự phát triển xã hội.
Một hình thức phát triển mới trong công nghệ thông tin và truyền thông là công nghệ
Multimedia cho phép tương tác, trực quan hóa và huy động nhiều kênh thông tin
giúp tạo ra một môi trường học tập đáp ứng được hầu hết các đòi hỏi của ngành
giáo dục hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày đôi nét về công nghệ
Multimedia trong giáo dục và sự phát triển của công nghệ Multimedia trong giáo
dục, đồng thời phân tích một số vai trò cơ bản của công nghệ Multimedia trong giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Multimedia, công nghệ dạy học, giáo dục đại học
1. Đôi nét về công nghệ Multilmedia trong giáo dục
Công nghệ Multimedia trong giáo dục là tất cả các thiết bị công nghệ giúp
chúng ta truyền phát thông tin theo nghĩa rộng, ngoài việc truyền phát thông tin theo
nghĩa thông thường, nó còn giúp chuyển đổi thông tin thành kiến thức thông qua sự
kích thích các sơ đồ nhận thức của người học và có tác dụng làm đòn bẩy cho năng
lực học tập ở các giác quan của con người. Sự chuyển đổi này có thể đạt được thông
qua hàng loạt các các dạng thức khác nhau, từ hình ảnh được số hóa đến thực tại ảo,
từ các văn bản bình thường đến các siêu văn bản cho phép truy tìm thông tin dễ dàng
hơn và linh hoạt hơn, từ các công cụ truyền thông như web đến các công cụ phần
mềm cho phép nâng cao nhận thức từ các giác quan của người học. Chúng là các
công cụ cho phép trải nghiệm giáo dục toàn diện.
Có thể phân biệt hai lĩnh vực ứng dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục:
Thứ nhất, ứng dụng hỗ trợ từ phái bên trong đơn vị đào tạo là tất cả các công cụ thúc
đẩy giá trị của những bài học như siêu liên kết, mô phỏng, tương tác, các công cụ
hình ảnh và âm thanh Thứ hai, các ứng dụng hỗ trợ từ phía bên ngoài đơn vị đào
tạo, là các công nghệ như web, phần mềm quản lý, chat, forum, tài liệu dùng cho đào
tạo từ xa
274
Như vậy, công nghệ Multimedia trong dạy học là sự tích hợp nhiều thành phần
phương tiện âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng trong một thể cộng sinh và
cùng tác động, mang lại cho người dạy và người học nhiều lợi ích đặc biệt mà từng
thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.
2. Sự phát triển của công nghệ Multimedia trong giáo dục
Việc ứng dụng nhiều phương tiện kết hợp trong dạy học đã có từ lâu, cũng như
việc sử dụng công nghệ cho các mục đích giáo dục không còn là một điều mới mẻ
khi mà các công nghệ thu phát bằng radio và phim ảnh phát triển mạnh mẽ. Sự xuất
hiện máy tính vào nhứng năm 1950 đã đặt nền tảng cho công nghệ dạy học với sự trợ
giúp của máy tính trong suốt hai thập niên 1960 – 1970. Tuy nhiên, mãi đến năm
1980, các hệ thống máy tính mới ảnh hưởng quan trọng đối với giáo dục. Các ứng
dụng máy tính lúc đầu chỉ là những mô phỏng đơn giản, có rất ít hình ảnh minh họa,
chưa có sự phối hợp của các nhà giáo dục nên không tác động sâu đến quá trình giáo
dục. Từ năm 1990 công nghệ máy tính phát triển nhanh chóng, hàng loạt các phần
mềm dạy học Multimedia được sản xuất và sử dụng trong các cơ sở đào tạo. Sau sự
xuất hiện và phổ biến của công nghệ, sự kết hợp giữa công nghệ truyền thông và
công nghệ thông tin đã mở ra hàng loạt khả năng sử dụng công nghệ Multimedia để
làm phong phú môi trường học tập. Ngày nay, các cơ sở đào tạo đàu tư sức người và
của trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục. Việc sử dụng
công nghệ Multimedia trong các trường học được xem là hành trang cần thiết đề
bước vào thế kỷ XXI.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, các hình thức Multimedia cho giáo dục thay đổi
theo sự phát triển công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin qua các giai đoạn
sử dụng công ghệ. Người ta đã nghiên cứu ứng dụng các loại hình Multimedia theo
từng điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể và mục đích cụ thể nhầm mang lại hiêu qủa
cao nhất, từ đó xuất hiện công nghệ Multimedia cho giáo dục. Hiện nay mang máy
tính và các công nghệ truyền thông trên mạng máy tính chính là phương thức truyền
thông Multimedia hiệu quả nhất. Vì vậy, khi nói về Multimedia người ta hay có sự
liên hệ đến máy tính và mạng máy tính. Trên thực tế, công nghệ Multimedia được
phát triển dựa trên tiến bộ mới nhất của công nghệ thông tin và công nghệ truyền
thông, đồng thời việc ứng dụng công nghệ Multimedia trong dạy học được khai thác
chủ yếu ở khả năng tương tác với người học qua các kịch bản sư phạm đã được lập ra
từ trước. Sự phát triển của công nghệ Multimedia khi ứng dụng trong lĩnh vực giáo
dục là sự phát triển của các mức độ tương tác.
Cùng với sự phat triển của E-Learning, công nghệ Multimedia đã và đang
xâm nhập vào quá trình giáo dục với nhũng khả năng tương tác ngày càng cao
275
hơn và hoàn thiện hơn, góp phần vào việc xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất
lượng đào tạo.
3. Vai trò của công nghệ Multimedia trong dạy và học đại học
Vai trò của công nghệ Multimedia trong giáo dục đại học được thể hiện rõ
thông qua những lợi ích mà nó đem lại cho cả người dạy và người học đó là:
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục góp phần chống hình thức dạy
và học “chay” trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng thí nghiệm,
phòng thực hành còn thiếu thốn và lạc hậu như hiện nay. Nó còn có mục đích làm
cho việc học “mang tính xã hội tích cực hơn, liên ngành hơn và nhiều kiến thức được
liên kết lại với nhau hơn trong một thế giới”.
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục giúp người thầy có thể truyền
đạt bằng nhiều con đường khác nhau những lượng thông tin cần thiết cho việc tiếp
thu bài học của học sinh. Việc tiếp thu kiến thức có hiệu quả cao khi học sinh nhận
được lượng tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của mình,
tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó.
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục mang lại cho người dạy và
người học nguồn thông tin phong phú và sinh động, bài giảng trở nên trực quan hơn,
sống động hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê hứng thú của người học, làm cho
người học dễ hiểu và nhớ lâu, giúp giảm bớt thời gian tìm hiểu vấn đề và làm cho
việc trau dồi kiến thức được bền hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục sẽ góp phần phản ánh đúng đắn
thực tế khách quan và qua đó cung cấp cho người học những kiến thức chính xác và
cụ thể những vấn đề đang nghiên cứu. Công nghệ Multimedia đặc biệt phù hợp với
việc mô phỏng ở những nơi mà chương trình có độ phức tạp, trừu tượng và năng
động cao. Mô phỏng cho phép người học trực quan hóa quá trình và xây dựng những
mô hình trí tuệ. Công nghệ Multimedia góp phần tăng cường hoạt động nhận thức,
cảm giác, tri giác các sự vật, hiện tượng, giúp cho việc lĩnh hội kiến thức mới thuận
lợi hơn, vững chắc hơn
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục sẽ cung cấp cho người học
những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với
khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video,
theo năng lực và sở thích của cá nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng.
Tuy nhiên, điều này không thể có được nếu như các phương tiện này được thể hiện
tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù hợp với
người học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh
nghiệm cụ thể về tư duy, hành vi và ứng xử.
276
Sử dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục có thể góp phần gia tăng cơ hội
học tập với chi phí thấp do giá máy tính ngày càng rẻ, và với một máy tính có thể học
rất nhiều môn học, lĩnh vực học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập
có giá trị. Tất nhiên, để hoàn tất việc học với Multimedia, người học phải có đủ kỹ
năng và ý chí.
4. Kết luận
Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ Multimedia trong giáo dục
nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã và đang được ngành giáo dục và cả xã hội
đặc biệt quan tâm. Bởi, việc tăng cường sử dụng công nghệ Multimedia trong dạy
học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần phát
huy tính tích cực và sáng tạo, phát triển năng lực của người học nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Hiện nay, việc sử dụng công nghệ Multimedia trong quá trình dạy
học được áp dụng trong nhiều cơ sở giáo dục đặc biệt là các trường đại học ở Việt
Nam. Điều đó đã đem lại những kết quả to lớn, khẳng định vai trò không thể thiếu
của công nghệ Multimedia trong quá trình dạy học.
277
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Kỷ yếu Hội thảo khoa học công nghệ “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
2. PGS.TSKH. Nguyễn Cát Hồ (2005), “Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ
đa phương tiện” mã số KC.01–14 - Đề tài cấp nhà nước.
3. Ngô Anh Tuấn (2006), Công nghệ Multimedia trong giáo dục và các biện pháp
nâng cao khả năng ứng dụng trong các trường đại học, Tạp chí Giáo dục số 146
kỳ II, tháng 9/2006.
4. Sayling Wen (2003), Công nghệ thông tin và nền giáo dục trong tương lai, Nxb
Bưu điện.