Vai trò của điều kiện và môi trường giáo dục trong quá trình giáo dục đào tạo

Hiện nay phương pháp dạy học mới nếu không có những điều kiện đảm thì không thể thực hiện được. Chẳng hạn số phương tiện kỹ thuật (máy tính, projector .) quá ít làm sao có thể đòi hỏi nhiều cán bộ giảng dạy (chưa nói là tất cả) áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. Việc đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính, thầy giáo chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn là phương pháp được áp dụng có hiệu quả ở các trường đại học tiên tiến trên thế giới; nhưng đối với nước ta thì không dễ gì áp dụng được. Ngoài lý do là thói quen học tập của học sinh, sinh viên ngay từ cấp học phổ thông (vấn đề này có thể khắc phục được không khó khăn mấy), lý do quan trọng hơn là hiện nay ở các trường đại học nước ta, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo không đủ cung cấp cho sinh viên hoặc rất khó khăn trong việc mượn đọc. Lớp học lại bố trí quá đông nên khó thực hiện Ceminar, giao lưu giữa thầy và trò; thầy giáo không thể nắm được kết quả nghiên cứu, học tập của từng sinh viên trong suốt quá trình sinh viên học môn học do mình phụ trách. Nếu áp dụng đào tạo tín chỉ mà chưa có những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho nó thì kết quả việc áp dụng cái mới sẽ còn kém hơn cái cũ. Bởi vì đạo tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có thái độ tự giác, tinh thần tự học, tự nghiên cứu cao hơn, nhưng nếu không có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phương tiện tra cứu, nhất là chưa có một công nghệ thi cử nghiêm túc và khoa học để đánh giá một cách chính xác kết quả học tập của sinh viên đối với toàn bộ các nội dung của môn học thì yếu tố tiêu cực trong sinh viên sẽ có cơ hội nảy sinh và phát triển nhiều hơn là trong đào tạo theo niên chế như hiện nay. Lúc bấy giờ vai trò của quán xuyến Khoa chuyên môn, của giáo viên chủ nhiệm đối với toàn bộ quá trình học tập của sinh viên sẽ không đầy đủ như hiện nay nữa. Sẽ có nhiều sinh viên tuy đăng ký học các tín chỉ, nhưng chỉ học qua loa, sau đó lợi dụng những sơ hở hoặc tình trạng không khoa học, không nghiêm túc trong thi cử để qua được kỳ thi. Ngoài điều kiện dạy học thì môi trường GD-ĐT cũng có vai trò rất quan trọng. Môi trường giáo dục có tác động đến quá trình giáo dục-đào tạo trước hết ở khía cạnh tâm lý - đạo đức. Đó là quan hệ giữa người học với người thầy, với tập thể lớp học, với tổ chức đoàn đội, với bộ phận quản lý, với bạn bè, với chính quyền và nhân dân địa phương. Những yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý, tình cảm đạo đức, ý thức và thái độ chính trị của người học. Một môi trường thật sự có văn hóa cao là một môi trường trong đó người học luôn luôn cảm thấy mình được yêu thương, được tôn trọng, được đề cao; một môi trường mà trong đó các tệ nạn xã hội không có điều kiện tồn tại hoặc nếu xuất hiện thì sẽ nhanh chóng bị loại trừ. Khía cạnh tâm lý-tình cảm này có ảnh hưởng sâu sắc đến suốt cả cuộc đời của người học về sau này. Sinh viên ra trường dù bao nhiêu năm sau vẫn còn nhớ mãi mái trường, thầy cô, bạn bè, yêu mến chế độ xã hội mà trong đó họ đã sống quãng thời gian đẹp nhất cuộc đời, họ đã được đào tạo họ thành người.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của điều kiện và môi trường giáo dục trong quá trình giáo dục đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PGS. TS. Nguyễn Tấn Hùng (Đăng trong Tạp chí Giáo dục số 127 (12-2005), tr. 4-5) Quá trình giáo dục-đào tạo bao giờ cũng có ba yếu tố quan trọng có sự tác động qua lại lẫn nhau: người dạy, người học và điều kiện, môi trường giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Những năm gần đây trong các cuộc thảo luận về phương pháp GD-ĐT, vai trò của người thầy, người học đã được bàn đến rất nhiều, nhưng tầm quan trọng của yếu tố điều kiện, môi trường GD-ĐT tạo thì chưa được thảo luận một cách đầy đủ. Trước hết nói về điều kiện GD-ĐT. Đó là điều kiện về tài liệu học tập, phòng lớp, phương tiện dạy học, thư viện, ký túc xá, nhà ăn tập thể, khu vực vệ sinh công cộng, v.v.. Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường đại học cho thấy, nếu một lớp học đông người mà bố trí trong một giảng đường chật chội, bàn ghế không đảm bảo mỹ quan và vệ sinh, bảng viết kém chất lượng, tiếng thầy quá bé không nghe rõ, không có hệ thống khuếch âm, sinh viên thiếu sách giáo khoa, tài liệu học tập, v.v., thì việc không đảm bảo điều kiện dạy học này sẽ gây ra tâm lý mệt nhọc, bực bội cho giáo viên và tính không nghiêm túc trong học tập của sinh viên. Trái lại, nếu lớp học được bố trí trong một phòng học khang trang, lịch sự, có đầy đủ phương tiện dạy học, nhất là giáo viên sử dụng được phương tiện kỹ thuật (máy tính, projector...), giáo trình điện tử, v.v., trong giảng dạy thì chất lượng giờ giảng của thầy giáo sẽ cao hơn, tinh thần học tập của sinh viên sẽ nghiêm túc hơn. Hiện nay phương pháp dạy học mới nếu không có những điều kiện đảm thì không thể thực hiện được. Chẳng hạn số phương tiện kỹ thuật (máy tính, projector ...) quá ít làm sao có thể đòi hỏi nhiều cán bộ giảng dạy (chưa nói là tất cả) áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. Việc đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính, thầy giáo chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn là phương pháp được áp dụng có hiệu quả ở các trường đại học tiên tiến trên thế giới; nhưng đối với nước ta thì không dễ gì áp dụng được. Ngoài lý do là thói quen học tập của học sinh, sinh viên ngay từ cấp học phổ thông (vấn đề này có thể khắc phục được không khó khăn mấy), lý do quan trọng hơn là hiện nay ở các trường đại học nước ta, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo không đủ cung cấp cho sinh viên hoặc rất khó khăn trong việc mượn đọc. Lớp học lại bố trí quá đông nên khó thực hiện Ceminar, giao lưu giữa thầy và trò; thầy giáo không thể nắm được kết quả nghiên cứu, học tập của từng sinh viên trong suốt quá trình sinh viên học môn học do mình phụ trách. Nếu áp dụng đào tạo tín chỉ mà chưa có những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho nó thì kết quả việc áp dụng cái mới sẽ còn kém hơn cái cũ. Bởi vì đạo tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có thái độ tự giác, tinh thần tự học, tự nghiên cứu cao hơn, nhưng nếu không có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phương tiện tra cứu, nhất là chưa có một công nghệ thi cử nghiêm túc và khoa học để đánh giá một cách chính xác kết quả học tập của sinh viên đối với toàn bộ các nội dung của môn học thì yếu tố tiêu cực trong sinh viên sẽ có cơ hội nảy sinh và phát triển nhiều hơn là trong đào tạo theo niên chế như hiện nay. Lúc bấy giờ vai trò của quán xuyến Khoa chuyên môn, của giáo viên chủ nhiệm đối với toàn bộ quá trình học tập của sinh viên sẽ không đầy đủ như hiện nay nữa. Sẽ có nhiều sinh viên tuy đăng ký học các tín chỉ, nhưng chỉ học qua loa, sau đó lợi dụng những sơ hở hoặc tình trạng không khoa học, không nghiêm túc trong thi cử để qua được kỳ thi. Ngoài điều kiện dạy học thì môi trường GD-ĐT cũng có vai trò rất quan trọng. Môi trường giáo dục có tác động đến quá trình giáo dục-đào tạo trước hết ở khía cạnh tâm lý - đạo đức. Đó là quan hệ giữa người học với người thầy, với tập thể lớp học, với tổ chức đoàn đội, với bộ phận quản lý, với bạn bè, với chính quyền và nhân dân địa phương. Những yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý, tình cảm đạo đức, ý thức và thái độ chính trị của người học. Một môi trường thật sự có văn hóa cao là một môi trường trong đó người học luôn luôn cảm thấy mình được yêu thương, được tôn trọng, được đề cao; một môi trường mà trong đó các tệ nạn xã hội không có điều kiện tồn tại hoặc nếu xuất hiện thì sẽ nhanh chóng bị loại trừ. Khía cạnh tâm lý-tình cảm này có ảnh hưởng sâu sắc đến suốt cả cuộc đời của người học về sau này. Sinh viên ra trường dù bao nhiêu năm sau vẫn còn nhớ mãi mái trường, thầy cô, bạn bè, yêu mến chế độ xã hội mà trong đó họ đã sống quãng thời gian đẹp nhất cuộc đời, họ đã được đào tạo họ thành người. Vai trò quan trọng của môi trường GD-ĐT còn thể hiện ở khía cạnh thực tiễn của nó. Đối với sinh viên đại học, cao đẳng và học viên cao học đó là môi trường hướng nghiệp. Đây là khía cạnh quan trọng nhất. Chính điều này giải thích vì sao chất lượng GD-ĐT ở thành phố bao giờ cũng hơn vùng nông thôn, miền núi; ở các nước tiên tiến bao giờ cũng hơn ở các nước lạc hậu. Sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh nếu được học tập trong một môi trường có kinh tế phát triển năng động thì sẽ có kết quả học tập tốt hơn là ở một nơi khác. Bởi vì ngoài thời gian lên lớp, sinh viên còn được tiếp xúc với hoạt động sản xuất kinh doanh ở bên ngoài nhà trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài xã hội có tác dụng thôi thúc tinh thần, nung nấu nhiệt tình học tập của sinh viên. Tương tự như vây, đối với sinh viên các ngành kỹ thuật thì hoạt động của các ngành, các cơ sở công nghiệp, các công trình xây dựng ... mà sinh viên thường xuyên được tiếp xúc thông qua những cuộc tham quan có tổ chức của nhà trường hoặc sinh viên tự mình tìm hiểu (hầu hết sinh viên đều có nhu cầu tham quan, tìm hiểu những thành tựu, những công trình có liên quan đến ngành nghề tương lai của mình) sẽ đặt yêu cầu cao cho quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Bên cạnh sự thúc đẩy của nhà trường, thực tiễn xã hội cũng là yếu tố thúc đẩy quan trọng làm cho học sinh, sinh viên ham mê khoa học, kỹ thuật, ngày đêm phấn đấu rèn luyện mình để làm chủ được khoa học, kỹ thuật. Sinh viên được học tập ở các thành phố lớn, ở các nước tiên tiến có kết quả học tập tốt hơn không chỉ là do chất lượng dạy học ở đó tốt hơn, mà chủ yếu là do điều kiện, môi trường học tập, rèn luyện ở đó tốt hơn. Học tập trong một môi trường văn minh, hiện đại, sinh viên được mở rộng tầm nhìn do thường xuyên tiếp xúc với thực tế, do trong quá trình học đã nhìn thấy một phần tương lai của mình nên đòi hỏi có ý thức rèn luyện và nỗ lực phấn đấu cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu xã hội đề ra. Ph. Ăngghen đã từng nói một câu nổi tiếng: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nhu cầu này thúc đẩy khoa học hơn mười trường đại học” (1). Từ việc đánh giá vai trò quan trọng của điều kiện và môi trường GD-ĐT, chúng tôi đề nghị: ngoài việc quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào của sinh viên, Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến điều kiện và môi trường GD-ĐT. Nhà nước cần phải có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho việc phát triển cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật cho GD-ĐT. Nhà trường phải đảm bảo sự cân đối giữa việc phát triển quy mô với việc tăng cường điều kiện dạy học. Hiện nay có tình trạng do thiếu phòng học nhiều trường đại học phải dồn lớp đông trong một hội trường nhỏ bé không đảm bảo mỹ quan và điều kiện nghe nhìn; bàn ghế chật chội, không khí nóng bức, ngột ngạt; lớp học ồn ào, giáo viên bị ức chế, cho nên không thể nói đến đảm bảo chất lượng dạy học trong những trường hợp này. Nhà trường phải thường xuyên quan tâm đảm bảo thái độ đúng mực của giáo viên, của các bộ phận quản lý trong quan hệ với học sinh, sinh viên. Người dạy, người quản lý có tâm huyết phải biết yêu thương, tôn trọng người học; một mặt phải nghiêm túc, nhưng mặt khác phải luôn luôn coi học sinh, sinh viên như con em ruột thịt của chính mình. Vì môi trường giáo dục có tác động đến chất lượng giáo dục - đào tạo như là cơ sở thực tiễn của nhận thức, như là môi trường hướng nghiệp, do đó chúng tôi không tán thành quan điểm cho rằng nên đặt các cơ sở đào tạo đại học ở một nơi hoàn toàn tách biệt khỏi những tác động của môi trường xã hội. Như vậy, cơ sở đào tạo giống như một tu viện, ở đó nhà trường tách rời với xã hội, học không gắn với hành, lý luận xa rời thực tiễn. Đồng thời, nhà trường phải thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên và sinh viên tham quan, tiếp xúc thực tế để thầy giáo thường xuyên cập nhật kiến thức thực tiễn của mình, để sinh viên ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã hiểu biết một phần nghề nghiệp tương lai của mình để phấn đấu đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra cho mình. Ngoài ra, việc đặt các trường, các ngành đào tạo ở đâu cũng cần phải có sự tính toán. Những ngành đại học như kinh tế và quản trị kinh doanh, công nghiệp và xây dựng, v.v., nên đặt ở những thành phố có kinh tế và công nghiệp phát triển cao. Sinh viên học tập và tốt nghiệp từ những thành phố này về công tác ở các tỉnh sẽ phát huy được kiến thức và trình độ am hiểu thực tiễn tốt hơn là đào tạo tại địa phương. Không cần thiết mỗi tỉnh phải có một trường đại học với đầy đủ các ngành đào tạo. Việc học sinh, sinh viên tham gia các phong trào xã hội từ thấp lên cao, như phong trào văn nghệ, thể thao, hoạt động Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường, đến các phong trào sinh viên tình nguyện làm công tác xã hội, v.v., là môi trường rất tốt cho sự rèn luyện của sinh viên. Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Phương châm, phương pháp học tập là lý luận liên hệ với thực tế. ... Phải biến những điều đã học thành hành động cách mạng thực tế. Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông” (2). Ngoài ra, môi trường GD-ĐT tạo hiện nay đang bị ô nhiễm bởi tệ nạn xã hội, nhất là đối với sinh viên ngoại trú. Nhà trường một mặt cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng nếp sống văn minh trong ký túc xá, mặt khác cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, khuyến khích các tổ dân phố, các đơn vị công an thường xuyên phản ánh với nhà trường về tình hình sinh viên ngoại trú để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa và uốn nắn kịp thời những biểu hiện không lành mạnh trong sinh hoạt của sinh viên. ---------------------------------- (1) C.Mác, F.Ăngghen, Tuyển tập (gồm 6 tập), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980-1984, t. 6, tr. 787-788. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.12, tr. 95.