Vai trò của nhân viên công tác xã hội và công tác truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu Hiện nay ở Việt Nam, số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH rất lớn. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúp cho các đối tượng này. Một số luật, bộ luật và chính sách xã hội về GD–ĐT đã được ban hành trong các trường phổ thông hiện nay như: Luật Giáo dục; Luật Dạy nghề; Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học; Luật người khuyết tật . . . và nhiều chương trình, đề án, mô hình trợ giúp xã hội. Đặc biệt, các chính sách ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hoá. Tuy nhiên, để có một giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề xã hội trong trường học nói riêng, cần phải có những giải pháp đột phá. Đó chính là nhấn mạnh vai trò quan trọng của CTXH chuyên nghiệp trong nhà trường hay còn gọi là CTXH trường học, đó là: Vai trò truyền thông, vận động chính sách; Vai trò kết nối, giới thiệu dịch vụ; Vai trò huy động nguồn lực; Vai trò tham vấn, tư vấn, biện hộ, phản biện chính sách. Trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò tuyên truyền vận động chính sách; trong tuyên truyền thì không thể không sử dụng các kĩ năng truyền thông. Bài báo khẳng định đây là phương pháp hiệu quả và thiết thực mang tính đặc thù của CTXH trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. CTXH là một ngành mới ở Việt Nam, đang trên quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập. Nhân viên CTXH trường học có vai trò to lớn, được coi là động lực thúc đẩy nhóm học sinh và cả hệ thống nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế tại các trường phổ thông hiện nay thì việc triển khai thực thi chính sách GD–ĐT còn gặp khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh, cha mẹ học sinh, các nhà quản lí giáo dục và giáo viên, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là sự hạn chế trong công tác truyền thông. Công tác truyền thông cũng là vấn đề còn mới mẻ chưa được đề cập tới nhiều với tư cách là một phương pháp quan trọng của CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam. Bởi vậy gắn với tình hình thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, bài báo đi sâu phân tích phương pháp truyền thông - Đây được coi là kĩ năng quan trọng nhất của nhân viên CTXH trường học để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GD–ĐT ở các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội và công tác truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0208 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 166-173 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Mai Hồng Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày về thực trạng thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo (GD–ĐT) trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay (kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân); Từ đó, khẳng định vai trò của nhân viên công tác xã hội (CTXH) trường học, đặc biệt vai trò tuyên truyền, vận động chính sách cùng với các kĩ năng truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ thông. Từ khóa: Chính sách giáo dục – đào tạo, nhân viên công tác xã hội trường học, mô hình truyền thông. 1. Mở đầu Hiện nay ở Việt Nam, số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH rất lớn. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúp cho các đối tượng này. Một số luật, bộ luật và chính sách xã hội về GD–ĐT đã được ban hành trong các trường phổ thông hiện nay như: Luật Giáo dục; Luật Dạy nghề; Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học; Luật người khuyết tật . . . và nhiều chương trình, đề án, mô hình trợ giúp xã hội. Đặc biệt, các chính sách ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hoá. Tuy nhiên, để có một giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề xã hội trong trường học nói riêng, cần phải có những giải pháp đột phá. Đó chính là nhấn mạnh vai trò quan trọng của CTXH chuyên nghiệp trong nhà trường hay còn gọi là CTXH trường học, đó là: Vai trò truyền thông, vận động chính sách; Vai trò kết nối, giới thiệu dịch vụ; Vai trò huy động nguồn lực; Vai trò tham vấn, tư vấn, biện hộ, phản biện chính sách. Trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò tuyên truyền vận động chính sách; trong tuyên truyền thì không thể không sử dụng các kĩ năng truyền thông. Bài báo khẳng định đây là phương pháp hiệu quả và thiết thực mang tính đặc thù của CTXH trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. CTXH là một ngành mới ở Việt Nam, đang trên quá trình chuyên nghiệp hoá và hội nhập. Nhân viên CTXH trường học có vai trò to lớn, được coi là động lực thúc đẩy nhóm học sinh và cả hệ thống nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế tại các trường phổ thông Ngày nhận bài: 10/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/10/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hồng, e-mail: maihongsw@yahoo.com.vn 166 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội và Công tác truyền thông trong việc nâng cao... hiện nay thì việc triển khai thực thi chính sách GD–ĐT còn gặp khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh, cha mẹ học sinh, các nhà quản lí giáo dục và giáo viên, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là sự hạn chế trong công tác truyền thông. Công tác truyền thông cũng là vấn đề còn mới mẻ chưa được đề cập tới nhiều với tư cách là một phương pháp quan trọng của CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam. Bởi vậy gắn với tình hình thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, bài báo đi sâu phân tích phương pháp truyền thông - Đây được coi là kĩ năng quan trọng nhất của nhân viên CTXH trường học để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GD–ĐT ở các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay Trong các nguồn lực để phát triển, nguồn nhân lực có trí tuệ là nhân tố cơ bản, quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. GD–ĐT nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ thích hợp được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Vì vậy, chính sách GD – ĐT có ý nghĩa đặc biệt, là lĩnh vực có ý nghĩa quốc sách hàng đầu của quốc gia. Chính sách GD–ĐT bao gồm các mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Chính sách giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm chính sách giáo dục phổ thông và chính sách đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm chính sách GD–ĐT phổ thông. Trong hoạch định và thực thi chính sách GD–ĐT, phải chú ý tới đặc điểm là GD–ĐT diễn ra thường xuyên, liên tục và ở mọi môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong các trường lớp, trong quan hệ xã hội), trong đó, môi trường các trường lớp có vai trò quyết định nhất đối với GD–ĐT. Hay nói cách khác, các chính sách GD–ĐT phải tạo điều kiện cho mọi người dân có thể đến trường, đến các cơ sở giáo dục, đào tạo. 2.1.1. Nội dung một số chính sách giáo dục – đào tạo thực hiện trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay – Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành ngày 14/4/2005 và Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2010 do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009, trong đó đề cập đến các vấn đề lớn của giáo dục như nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, phát triển giáo dục, quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, phổ cập giáo dục, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lí nhà nước về giáo dục. . . [4]. – Luật Dạy nghề do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề, quy định về cấp dạy nghề là dạy nghề sơ cấp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; các quy định liên quan đến giáo viên, người học nghề, quản lí nhà nước về dạy nghề. . . – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày 15/3/2004. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm có 5 chương và 26 điều. – Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Căn cứ vào các điều 40, 41, 60 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, luật này quy định chế độ phổ cập giáo dục tiểu học. 167 Nguyễn Thị Mai Hồng – Luật người khuyết tật số 51/2010/QH thông qua ngày 17/6/2010 tiếp theo Pháp lệnh về người tàn tật ban hành năm 1998, Nghị định số 55/1999/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Người tàn tật và một số văn bản pháp quy khác. . . Theo Pháp lệnh, người khuyết tật cần được Nhà nước và xã hội hỗ trợ chăm sóc y tế và phục hồi chức năng và hỗ trợ việc làm phù hợp. Đặc biệt trẻ em khuyết tật, tàn tật và những người bị ảnh hưởng chất độc hoá học trong chiến tranh cần được Nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng như người giám hộ của người khuyết tật có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho những người này phục hồi chức năng, học tập, lao động và tham gia vào đời sống xã hội [5]. 2.1.2. Thực trạng thực hiện chính sách về giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay a. Kết quả đạt được Việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội về GD–ĐT những năm qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt nói riêng. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tới mọi mặt đời sống của trẻ em, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của trẻ, tạo động lực để trẻ phát huy năng lực của mình, vươn lên hoà nhập xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến luật, pháp lệnh, chính sách. . . đã được cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục. Cho đến nay, Việt Nam có một hệ thống văn bản pháp lí khá toàn diện, từ luật đến hàng loạt các nghị định, thông tư và các quyết định về GD–ĐT cũng như việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em nói chung, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. b. Hạn chế Mặc dù khung pháp lí đảm bảo việc tiếp cận giáo dục hoà nhập, đặc biệt ở các trường chính quy đã được quy định rõ ràng tại Luật người khuyết tật và Công ước về Quyền của Người khuyết tật, nhưng việc tiếp cận bình đẳng giáo dục hoà nhập vẫn còn nhiều thách thức và khoảng cách chưa thể xoá bỏ. Trẻ khuyết tật chiếm phần lớn trong tổng số trẻ em ngoài nhà trường với tỉ lệ 83,1% so với trẻ em bình thường (11,8%) – báo cáo nghiên cứu Trẻ em ngoài nhà trường ở Việt Nam của UNICEF. Theo thống kê trong nghiên cứu tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam: đánh giá luật và những chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có những hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam, UNICEF và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Hà Nội), 2009, có một tỉ lệ khá lớn trẻ khuyết tật không được đi học, chỉ có 52% trẻ khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, trong khi đó 33% trẻ khuyết tật bị mù chữ. Trong số những trẻ khuyết tật được đi học, hệ thống giáo dục chia tách các loại khuyết tật và xếp các em vào những trường học hoặc lớp học riêng. Mặc dầu đã có một số cố gắng để tạo ra một hệ thống giáo dục hoà nhập, vẫn còn thiếu hỗ trợ kĩ thuật và tài chính... [1]. c. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Một trong những nguyên nhân nổi bật là trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác chính sách chưa đồng đều, tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Cán bộ thực thi chính sách trong trường học còn thiếu và yếu về kĩ năng hoạt động CTXH chuyên nghiệp. . . Công tác giáo dục, tuyên truyền về chính sách GD–ĐT đạt hiệu quả chưa cao. Tình trạng phân biệt đối xử, kì thị đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình 168 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội và Công tác truyền thông trong việc nâng cao... hoà nhập. Nhiều trường phổ thông hiện nay chưa sẵn sàng cho việc nhận học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học hoà nhập. 2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Khái niệm công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội trường học – CTXH trường học là một chuyên ngành của CTXH và là một chuyên ngành có vị trí quan trọng. Với vị trí là một chuyên ngành thì CTXH trường học có đối tượng tác động riêng, đối tượng chính đó là: học sinh – nhà trường (giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục...) – gia đình học sinh; có phương pháp tác nghiệp riêng nhưng cũng không tách rời những phương pháp của CTXH. Đây là một dịch vụ đặc biệt trong trường học nhằm hỗ trợ những ai tham gia vào môi trường học đường (học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhà trường và những nhà quản lí giáo dục ở tất cả các bậc học) [8]. – Đại diện của CTXH trường học là nhân viên CTXH trường học. Hiệp hội nhân viên CTXH quốc gia (NASW) định nghĩa: “Nhân viên CTXH trường học là một liên kết không thể tách rời giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giúp học sinh đạt được thành công trong học tập. Họ làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường cũng như các học sinh và gia đình, cung cấp lãnh đạo trong việc hình thành chính sách nhà trường kỉ luật, can thiệp sức khỏe tâm thần, quản lí khủng hoảng và các dịch vụ hỗ trợ. Là một phần của một nhóm liên ngành để giúp học sinh thành công, nhân viên CTXH cũng tạo điều kiện cho sự tham gia của cộng đồng trong các trường học khi vận động học sinh thành công.” [7]. Như vậy, nhân viên CTXH trường học là người trợ giúp giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong nhà trường; được coi là động lực thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy; là cầu nối giữa học sinh – gia đình – nhà trường – cộng đồng để giúp các em học sinh có điều kiện phát huy hết khả năng cho việc học tập đạt kết quả tốt nhất. Với kiến thức và kĩ năng chuyên môn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. 2.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay - Vai trò truyền thông, vận động chính sách. Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của xã hội. Đặc biệt trong ngành CTXH, truyền thông là phương tiện giúp cho nhân viên CTXH thực hiện các hoạt động trong nâng cao, tăng cường, phòng ngừa... những vấn đề khó khăn mà thân chủ gặp phải. Đối với nhân viên CTXH trường học, truyền thông các chính sách xã hội cho học sinh là một trong những vai trò đặc biệt quan trọng được thực hiện đạt hiệu quả tích cực [6]. - Vai trò kết nối, giới thiệu dịch vụ. Nhân viên CTXH tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến pháp lí, cách chăm sóc sức khỏe y tế, dinh dưỡng, cách giao tiếp với mọi người xung quanh trong các mối quan hệ xã hội thông thường. Ngoài ra, nhân viên CTXH tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến pháp luật, các chương trình chính sách, dự án, các mô hình dịch vụ hiện có tại địa phương và cơ sở. Nhân viên CTXH thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm tham vấn, tư vấn; các chương trình dự án; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các tổ chức xã hội chính thức và không chính thức, . . . 169 Nguyễn Thị Mai Hồng Một điều quan trọng đó là nhân viên CTXH cần làm thế nào để cho thân chủ nhận được đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng do vậy cần có đánh giá theo dõi dịch vụ. Nhân viên CTXH cần nối kết để biết được ai đã nhận được dịch vụ, dịch vụ gì, ai chưa nhận được. Nhân viên CTXH là cầu nối giữa thân chủ và các dịch vụ. Vì vậy, nhân viên CTXH là người hiểu rõ hơn ai hết về dịch vụ đó ai cần và cần như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do đó việc liên hệ trong mạng lưới và thông tin cho nhau sẽ giúp nhân viên CTXH tránh được sự chồng chéo trong cung cấp. Nhân viên CTXH cần lưu trữ hồ sơ về các nguồn lực trong cộng đồng để theo dõi sự cung cấp dịch vụ của họ cũng như theo dõi đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ và điều tiết sự cung cấp dịch vụ cho đúng địa chỉ. - Vai trò huy động nguồn lực. Nhân viên CTXH học đường trong quá trình tác nghiệp tại trường học, trợ giúp giải quyết vấn đề cho thân chủ sẽ thực hiện vai trò huy động nguồn lực trong chính bản thân, môi trường, hoàn cảnh sống của thân chủ để phát huy tối đa những điều kiện có sẵn hữu ích. Bên cạnh đó, huy động những nguồn lực liên quan có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề cho thân chủ. Nguồn lực được đánh giá ở nội lực và ngoại lực xung quanh thân chủ nhằm đẩy mạnh sự liên kết, mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức liên quan [9]. - Vai trò tham vấn, tư vấn, biện hộ, phản biện chính sách. Tham vấn, tư vấn nhằm giúp cho thân chủ và gia đình thân chủ có thể ổn định về mặt tâm lí; từ đó hỗ trợ thân chủ đi tìm cách thức giải quyết vấn đề một cách triệt để. Đối với nhân viên CTXH học đường, trong quá trình tác nghiệp cần phải tiến hành tư vấn với cả học sinh, gia đình học sinh và cả giáo viên/cán bộ quản lí, bạn bè cùng lớp để có thể tìm ra cách thức hỗ trợ thân chủ giải quyết tận gốc vấn đề. 2.2.3. Vai trò tuyên truyền vận động chính sách với kĩ năng truyền thông của nhân viên CTXH trường học trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực đối với các đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu định hướng. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn: là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực; là quá trình từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và các mục tiêu chung; thực hiện chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách; qua thực hiện giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh [2]. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bao gồm: xây dựng triển khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra chính sách; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm [3]. Như vậy, trong những vai trò của CTXH như đã nêu trên cho thấy để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội về GD–ĐT ở các trường trung học phổ thông hiện nay cần phải chú ý tới một vai trò đặc biệt quan trọng là vai trò tuyên truyền vận động chính sách. Trong tuyên truyền thì không thể không sử dụng các kĩ năng truyền thông. Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi những thông tin và chia sẻ những ý tưởng, cảm giác, thái độ với người khác, từ đó làm nảy sinh ra mức độ thông hiểu giữa hai hay nhiều người. Đó là sự di chuyển thông tin từ người này sang người khác bằng cách sử dụng các kí hiệu ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Công tác truyền thông tốt mới tạo được sự đồng thuận giữa học sinh – gia đình – nhà trường – cộng đồng xã hội. Mặt khác, làm tốt công tác truyền thông sẽ góp phần kết nối, vận động tối đa các nguồn lực (nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần) trong xã hội. 170 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội và Công tác truyền thông trong việc nâng cao... Các hình thức truyền thông Truyền thông gián tiếp: những dạng truyền thông gián tiếp đã cũ, bộc lộ nhiều hạn chế, không có được sự phản hồi từ phía học sinh - gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội. Mô hình truyền thông gián tiếp kiểu này thường không hiệu quả do tính tương tác không cao. Truyền thông trực tiếp mang nhiều ưu điểm. Bản thân phương pháp này có tính tương tác rất cao, nhân viên xã hội và chính quyền địa phương có thể nhận được phản hồi, nguyện vọng ngay lập tức, cung cấp thông tin đa dạng từ phía học sinh - gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội, kịp thời nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh phương pháp làm việc sao cho hiệu quả cao nhất. Tiến hành thực hiện các hình thức truyền thông Các hình thức truyền thông được thực hiện bao gồm: truyền thông cá nhân, tư vấn, truyền thông nhóm và truyền thông tới cộng đồng. Mỗi hình thức truyền thông đều mang lại hiệu quả riêng biệt, và cần những cách tiến hành khác nhau. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng song hai hình thức truyền thông dễ có sức ảnh hưởng nhất tới số đông cộng đồng là hình thức truyền thông nhóm và truyền thông tới cộng đồng, được triển khai chủ yếu dưới những hoạt động của nhân viên CTXH tại cộng đồng. Truyền thông cá nhân: được thực hiện với từng cá nhân riêng biệt của cộng đồng. Hình thức có thể là nhân viên CTXH trực tiếp thăm hỏi tại gia đình, gặp gỡ tại trường học, cung cấp thông tin kiến thức, giải đáp thắc mắc, nhu cầu nguyện vọng, trực tiếp giải đáp thắc mắc từ phía cá nhân, gia đình học sinh. Truyền thông tư vấn: Phòng tư vấn mở trong giờ hành chính được đặt tại trường học. Mọi đối tượng có nguyện vọng muốn được giải đáp thắc mắc, hoặc muốn đề xuất ý kiến, phản hồi thông tin chính sách đến phòng tư vấn, gặp trực tiếp cán bộ chương trình, hỏi và nhận phản hồi từ phía cán bộ trực phòng tư vấn. Ngoài ra, họ có thể chuyển câu hỏi, hoặc ý kiến của mình đến phòng tư vấn thông qua đường bưu điện hoặc hộp thư trước cửa phòng tư vấn. Nhân viên CTXH trường học sẽ giải đáp những thắc mắc đó thông qua loa phát thanh được phát trên địa bàn. Như vậy, không chỉ cá nhân được giải đáp, mà thông qua đó số đông cộng đồng cũng nắm bắt được nhiều thông tin hơn về chính sách GD–ĐT. Truyền thông nhóm: Truyền thông nhóm được lãnh đạo bởi các cán bộ quản lí của nhà trường, tuy nhiên người trực tiếp thực hiện những hoạt động trong truyền thông nhóm lại là chính là những cộng tác viên cốt cán của chương trình. Nhóm được thành lập có thể là những nhóm mới, tuy nhiên cũng có thể là nhóm có sẵn trong cộng đồng, ví dụ như đoàn thanh niên, đội nhi đồng, Hội phụ huynh
Tài liệu liên quan