1. Mở đầu
Hành lang kinh tế là một hình thức tổ chức lãnh thổ mới xuất hiện ở nước ta
trong mấy thập niên gần đây nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nó hình
thành dựa trên “tuyến trục giao thông gắn với sự phân bố tập trung các hoạt động
kinh tế dọc tuyến. Nhờ sự phát triển và phân bố như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận
lợi cho sự phát triển toàn tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành
động lực lôi kéo sự phát triển chung” [1]. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)
nằm trong mạng các hành lang kinh tế trong Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (GMS) và đang được ưu tiên thực hiện. Hành lang này dài 1.450 km, đi qua
4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine của Myanma, qua Thái Lan, Lào
và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại thành phố (TP) Đà Nẵng. Hành lang này
đặc biệt quan trọng vì nó nối liền GMS với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ)
và rút ngắn khoảng cách giao lưu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành
lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua ba tỉnh, thành
phố là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Trong đó, TP Đà Nẵng có vị trí
chiến lược quan trọng hơn cả, là cửa ngõ ra biển về phía Đông, điểm nhấn trên toàn
tuyến hành lang; là cực tăng trưởng có vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của
hành lang. TP Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế phát triển nhất của Hành
lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam mà còn của cả hành lang kinh tế Đông – Tây nói
chung (cùng với Kon Kaen của Thái Lan) [3]. Vì vậy, việc đánh giá vai trò của TP
Đà Nẵng trong phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam (HLKTĐ-TVN)
là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của thành phố Đà Nẵng trong sự phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 161-168
VAI TRÒ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY VIỆT NAM
Trương Văn Cảnh
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
1. Mở đầu
Hành lang kinh tế là một hình thức tổ chức lãnh thổ mới xuất hiện ở nước ta
trong mấy thập niên gần đây nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nó hình
thành dựa trên “tuyến trục giao thông gắn với sự phân bố tập trung các hoạt động
kinh tế dọc tuyến. Nhờ sự phát triển và phân bố như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận
lợi cho sự phát triển toàn tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành
động lực lôi kéo sự phát triển chung” [1]. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)
nằm trong mạng các hành lang kinh tế trong Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (GMS) và đang được ưu tiên thực hiện. Hành lang này dài 1.450 km, đi qua
4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine của Myanma, qua Thái Lan, Lào
và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại thành phố (TP) Đà Nẵng. Hành lang này
đặc biệt quan trọng vì nó nối liền GMS với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ)
và rút ngắn khoảng cách giao lưu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành
lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua ba tỉnh, thành
phố là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Trong đó, TP Đà Nẵng có vị trí
chiến lược quan trọng hơn cả, là cửa ngõ ra biển về phía Đông, điểm nhấn trên toàn
tuyến hành lang; là cực tăng trưởng có vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của
hành lang. TP Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế phát triển nhất của Hành
lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam mà còn của cả hành lang kinh tế Đông – Tây nói
chung (cùng với Kon Kaen của Thái Lan) [3]. Vì vậy, việc đánh giá vai trò của TP
Đà Nẵng trong phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây Việt Nam (HLKTĐ-TVN)
là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những thế mạnh nổi bật để TP Đà Nẵng trở thành cực
tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của HLKTĐ-TVN
2.1.1. Vị trí địa lí
161
Trương Văn Cảnh
TP Đà Nẵng là đô thị loại 1, trực thuộc Trung ương, có diện tích tự nhiên
1283,4 km2, dân số năm 2009 là 890,5 nghìn người [5]. Về hành chính, thành phố có
6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và
2 huyện (Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa). TP Đà Nẵng là hạt nhân kinh tế chủ
yếu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
TP Đà Nẵng ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc
– Nam, có Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất chạy qua, có cảng biển, cảng hàng
không quốc tế. Đà Nẵng nằm gần tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông, nằm trên
đường trung chuyển hàng không quốc tế. Đà Nẵng là đầu mút phía Đông của tuyến
hành lang kinh tế Đông – Tây, cửa ngõ thông ra biển của vùng Hạ Lào, Đông Bắc
Campuchia và Đông Bắc Thái Lan và là một trong những cửa ngõ quan trọng của
Tây Nguyên. Việc thông xe hầm đường bộ Hải Vân (năm 2005), mối quan hệ kinh
tế giữa TP Đà Nẵng với các khu vực khác của hành lang được tăng cường, lợi thế
về vị trí địa lí của TP Đà Nẵng trên toàn tuyến hành lang lại càng được phát huy
rõ nét hơn.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng
– Tài nguyên biển và ven biển
TP Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, vịnh nước sâu Đà Nẵng với các cửa
ra biển như Liên Chiểu, Tiên Sa là tiền đề xây dựng các cảng nước sâu và nằm kề
bên các khu đất rộng, chủ yếu là đất cát, gần đường điện quốc gia, gần các trục giao
thông, không xa các nguồn nước ngọt, chứa đựng đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho
phát triển các khu công nghiệp tập trung. Khả năng phát triển đánh bắt hải sản và
nuôi trồng thuỷ sản lớn. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2,
có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, với tổng trữ lượng là 1.136.000
tấn hải sản các loại. Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 - 200.000 tấn.
Thành phố có hơn 700 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, tạo
điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thuỷ sản với các hình thức như nuôi bè
(tôm hùm, cá) ở Thọ Quang, nuôi tôm ở Nại Hiên Đông, Hoà Cường, vùng biển Cổ
Cò, Hoà Hiệp quanh chân đèo Hải Vân. . . [7]
– Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê rừng thành phố và qua số liệu về diện tích rừng trồng
từ năm 1992 đến nay thì diện tích đất lâm nghiệp là 67,8 nghìn ha, chiếm 52,8%
diện tích lãnh thổ. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 36,5 nghìn ha, diện tích rừng
trồng là 10,5 nghìn ha. Tỉ lệ che phủ là 36,6% [5]. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3.
Rừng phân bố chủ yếu nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp, tập trung ở Sơn Trà,
Hải Vân và Tây Hoà Vang. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du
lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc
như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn
hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
162
Vai trò của thành phố Đà Nẵng trong sự phát triển hành lang kinh tế...
– Tài nguyên du lịch
TP Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và thực tế là một trong
những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Đà Nẵng nằm trên con đường di sản thế
giới của Việt Nam, trung tâm của 5 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, về phía
Bắc là Quảng Bình với Phong Nha – Kẻ Bàng, là Huế với Cố đô Huế và Nhã nhạc
cung đình; phía Nam là Quảng Nam với Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Bản
thân thành phố có tài nguyên du lịch phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh
ngoạn mục như đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn... Bờ biển
có nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô. . . Giá trị của
các danh thắng và bãi tắm được nâng lên nhiều lần bởi chúng nằm không xa nội
thành. Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị như Bảo tàng Chăm, làng nghề chạm
khắc đá Non Nước, làng mắm Nam Ô, dệt chiếu Cẩm Lệ, làng cổ Túy Loan, Phong
Nam. . .
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi
– Thị trường rộng lớn
Là thành phố có gần 900 nghìn người với mức sống khá cao, Đà Nẵng là một
thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Từ
Đà Nẵng, điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây, hàng hoá có thể tiếp cận dễ
dàng với thị trường trong nước và khu vực, dễ dàng đến với khu vực miền Trung
và Tây Nguyên, một thị trường trẻ đầy hấp lực đối với các nhà đầu tư. Qua tuyến
hành lang kinh tế Đông Tây, thị trường tiếp tục mở rộng đến Myanma, Thái Lan,
Lào, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
– Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng
Nguồn lao động của thành phố hơn 603,0 nghìn người, lực lượng lao động
chiếm 75% (2009). Hàng năm, thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao động
trẻ với kiến thức khá vững vàng, được đánh giá là có chất lượng hàng đầu của khu
vực miền Trung và Tây Nguyên. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm
khoảng 50% lực lượng lao động, tỉ lệ này cao hơn so với mức chung cả nước [2]. Tác
phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm
cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động Đà Nẵng.
– Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện
Đà Nẵng có đầy đủ 4 loại hình giao thông thông dụng là đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường hàng không. Trong đó hệ thống giao thông đối ngoại được
nâng cấp và mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động. Hệ thống đường bộ chính đã
nhựa hoá và bêtông hoá 100%. Ga đường sắt Đà Nẵng là một trong những ga lớn
của Việt Nam. Cảng biển quốc tế Đà Nẵng là cảng tổng hợp lớn nhất khu vực miền
Trung, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải cỡ lớn vài nghìn tấn đến 2 -3 vạn tấn,
công suất cảng được nâng lên từ 50 vạn tấn/năm đến 2-3 triệu tấn/năm. Sân bay
hàng không quốc tế Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như
163
Trương Văn Cảnh
B747, B767, A320. Ngoài ra, hệ thống cấp nước, cấp điện và thông tin liên lạc (Đà
Nẵng là nơi ghé bờ của trạm cáp biển quốc tế tại Việt Nam) phát triển mạnh và
ngày càng được hiện đại hóa, chỉ đứng sau Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh [7].
– Chính sách thông thoáng
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (CPI). Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút
đầu tư rất thông thoáng. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không
quá 5 ngày làm việc; thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không
quá 3 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm
việc [8]. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch,
giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng
đất v.v... được thực hiện theo cơ chế ”một cửa” tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà
Nẵng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư được thực hiện theo cơ chế ”một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhà đầu
tư được miễn mọi chi phí có liên quan đến công tác giải quyết các thủ tục đầu tư
ngoài.
2.2. TP Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung,
là cực tăng trưởng, đóng vai trò chủ yếu trong phát triển
HLKTĐ-TVN
2.2.1. TP Đà Nẵng đóng góp lớn nhất vào GDP và tăng trưởng kinh tế
của HLKTĐ-TVN
Trong cả nước cũng như trong HLKTĐ-TVN, Đà Nẵng có diện tích và dân
số tương đối nhỏ (chỉ chiếm 0,3% diện tích và 1,0% dân số của cả nước) nhưng là
nơi có mật độ kinh tế (thể hiện sản xuất kinh tế trên một km2, được tính bằng
GDP/km2) cao nhất, đóng góp chủ yếu vào GDP và tăng trưởng kinh tế toàn hành
lang.
Bảng 1. Đóng góp của TP Đà Nẵng vào GDP
của HLKTĐ-TVN, 2009 [5]
GDP (tỉ
đồng)
% trong GDP của
HLKTĐ-TVN
Mật độ kinh tế
(tỉ đồng/km2)
Toàn hành lang 48.673,0 100 4,4
Đà Nẵng 24.327,0 50,0 19,0
Quảng Trị 8.158,0 16,8 1,7
Thừa Thiên Huế 16.188,0 32,2 3,2
Như vậy 1/2 GDP của HLKTĐ-TVN được tạo ra tại Đà Nẵng, một lãnh thổ
chỉ rộng hơn 1000km2. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP chung của toàn hành lang giai
đoạn 2000 – 2009 là 22% thì Đà Nẵng đóng góp trên 50%. Nhờ có quy mô GDP
tương đối lớn và tốc độ tăng trưởng khá cao nên GDP bình quân đầu người của
164
Vai trò của thành phố Đà Nẵng trong sự phát triển hành lang kinh tế...
thành phố lớn và liên tục tăng, từ 6,9 triệu đồng/người năm 2000, lên 15,0 triệu
đồng năm 2005, 18,9 triệu đồng/người năm 2007 và đạt 27,3 triệu đồng/người năm
2009, gấp 4 lần GDP/người năm 2000, 1,4 lần GDP/người của cả nước và toàn hàng
lang, 2 lần của Quảng Trị và 1,8 lần của Thừa Thiên – Huế.
2.2.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố định hình cơ cấu kinh tế của toàn
hành lang
– Xét cơ cấu kinh tế theo ngành: năm 2009, nếu trong cơ cấu GDP của 2
tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tỉ trọng nông nghiệp còn cao (tương ứng là
29,6% và 16,8%), 2 ngành còn lại có tỉ trọng khá (công nghiệp tương ứng là 34,8%
và 37,5%, dịch vụ tương ứng là 35,6% và 45,7%); thì ở Đà Nẵng GDP của công
nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn trong toàn hành lang (chiếm hơn 50%), trong cơ
cấu GDP của thành phố dịch vụ đóng góp tới 52,0%, công nghiệp 44,2%, còn nông
nghiệp chỉ chiếm 3,8%. Điều này góp phần quan trọng trong việc hình thành cơ cấu
kinh tế tiến bộ của HLKTĐ-TVN.
– Ở khía cạnh cơ cấu theo thành phần kinh tế, Đà Nẵng cũng đóng vai trò chủ
đạo. Năm 2007, GDP khu vực kinh tế nhà nước của thành phố chiếm tới 63% GDP
khu vực kinh tế nhà nước của toàn hành lang, tương tự như vậy, khu vực ngoài nhà
nước chiếm 41,0% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 46,0%.
* TP Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung và của HLKTĐ-TVN
– TP Đà Nẵng là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất trong hành
lang kinh tế Đông Tây và là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và của HLKTĐ-TVN. Công nghiệp đã tạo ra 44,2% trong tổng
GDP của thành phố, và luôn chiếm từ 60 – 70% giá trị sản xuất công nghiệp của
HLKTĐ-TVN.
Bảng 2. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) của TP
Đà Nẵng trong HLKTĐ-TVN giai đoạn 2000 – 2009 [2]
2000 2005 2007 2008 2009
GTSXCN Đà Nẵng (Tỉ đồng
- giá thực tế) 4197,3 11850,2 13900,0 20077,0 22934,0
Đóng góp vào GTSXCN toàn
hành lang 64,1 69,5 65,4 65,7 63,7
– Cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố đa dạng, công nghiệp chế biến
đóng vai trò chính, chiếm 88,7% giá trị sản xuất công nghiệp. Các ngành công nghiệp
chính như: công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may với các sản phẩm có nhiều uy
tín trên thị trường trong nước và thế giới như: thủy sản đông lạnh (nhà máy chế
biến thủy sản Đà Nẵng), bia (bia Foster), sản phẩm may mặc (công ty dệt Hòa Thọ,
công ty dệt Đà Nẵng, công ty dệt 29-3...); công nghiệp cơ khí với các sản phẩm cơ
khí sửa chữa lắp ráp, đóng mới tàu thuyền phục vụ vận tải và nghề cá; công nghiệp
165
Trương Văn Cảnh
vật liệu xây dựng (xi măng Thành Mỹ, nhà máy nghiền clinke Hải Vân. . . ). Nhóm
ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
chiếm tỉ trọng thấp.
– TP Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của hành lang. Tính
đến năm 2007, HLKTĐ-TVN có 12 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.800
ha, tập trung dọc theo quốc lộ 1A và quốc lộ 9. Trong đó Đà Nẵng đóng góp 6 khu
công nghiệp (Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, khu công
nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng và khu công nghiệp Đà Nẵng) với tổng diện tích
theo quy hoạch là 1.451 ha.
* Các hoạt động dịch vụ của HLKTĐ-TVN tập trung phần lớn ở
TP Đà Nẵng
– Là cửa ngõ ra vào hành lang kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng là nơi trực tiếp
quan hệ thương mại với thị trường bên ngoài, đảm nhận vai trò là trung tâm buôn
bán và đầu mối xuất nhập khẩu của toàn HLKTĐ-TVN, các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên, kể cả vùng Hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan. Nội thương của Đà Nẵng phát
triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, năm 2005
đạt 9,6 nghìn tỉ đồng (tính theo giá thực tế), năm 2009 đạt 21,5 nghìn tỉ đồng, tăng
gấp gần 2,2 lần năm 2005 và chiếm tới 54,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ toàn hành lang. Đà Nẵng là đầu mối xuất nhập khẩu của toàn hành
lang [5]. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố năm 2009 đạt 1008,0 triệu
USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch toàn hành lang, gấp hơn 13 lần của Quảng Trị
và gần 4 lần của Thừa Thiên – Huế.
Bảng 3. Đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP
Đà Nẵng trong HLKTĐ-TVN, giai đoạn 2000 – 2009 [5]
2000 2005 2007 2009
Tổng kim ngạch XNK Đà Nẵng
(Triệu USD) 551,7 787,1 991,7 991,7
% trong HLKTĐ-TVN 86,4 83,0 83,0 75,0
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại với các nước của Đà
Nẵng là biểu hiện chủ yếu trong hoạt động ngoại thương của HLKTĐ-TVN. Trong
những năm qua xuất khẩu đã có nhiều cải thiện và đạt những kết quả khả quan. Tỷ
trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng tinh chế và chế biến liên tục tăng đạt khoảng
gần 60%. Điều đáng chú ý nhất là kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
chế biến và dịch vụ tăng nhanh tạo sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng
tích cực. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của thành phố năm 2009, các sản phẩm nông
nghiệp chiếm 10,7%, hàng thủy sản chế biến chiếm 15,1%, hàng công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp chiếm 68,4% với các mặt hàng chủ yếu là sản phẩm may mặc, giày
các loại, thực phẩm chế biến, đồ chơi trẻ em, dăm gỗ, đèn cầy... Thị trường được
mở rộng theo hướng đa phương hóa quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị
trường truyền thống và phát triển thị trường mới. Đến nay, Đà Nẵng đã có quan hệ
166
Vai trò của thành phố Đà Nẵng trong sự phát triển hành lang kinh tế...
thương mại với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng bình quân 6 thị trường/năm.
Đây là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định trong thời gian tương đối dài. Xuất khẩu
của Đà Nẵng chủ yếu hướng vào những thị trường có sức nhập khẩu lớn: Nhật Bản,
EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan... và đã có sự chuyển dịch từ EU sang Đông
Bắc Á và Hoa Kỳ. Nhập khẩu của Đà Nẵng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu
cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong vùng hành lang. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu là phụ liệu may mặc, sắt thép, phân bón, hóa chất, hàng điện tử. . .
– TP Đà Nẵng là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất và là trung tâm du
lịch lớn của HLKTĐ-TVN
+ Nhờ sự thông thoáng và những ưu đãi hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài, cộng với các lợi thế nổi bật so với các khu vực khác trong hành lang về
vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. . . , Đà Nẵng trở thành nơi thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất. Giai đoạn 1988 – 2009 thành phố thu hút được
200 dự án với tổng số vốn đăng kí là 3.431,1 triệu USD, chiếm 70,4% tổng số dự án
và 62,3% tổng số vốn đăng kí vào HLKTĐ-TVN trong cùng thời kì. Quy mô trung
bình của mỗi dự án vào thành phố đạt 17,2 triệu USD, lớn hơn mức trung bình của
toàn hành lang (9,6 triệu USD). Đây chính là một trong những động lực mạnh mẽ
đưa Đà Nẵng trở thành cực phát triển trên hành lang Đông – Tây [5].
+ Cùng với TP Huế, TP Đà Nẵng là trung tâm du lịch lớn của HLKTĐ-TVN.
Năm 2007, trong 2,5 triệu lượt khách đến HLKTĐ-TVN và 1.129,8 tỉ đồng doanh
thu từ du lịch, Đà Nẵng chiếm 27,6% và 44,8%, đứng thứ 2 sau Thừa Thiên – Huế.
Tuy nhiên doanh thu bình quân trên 1 lượt khách thì Đà Nẵng là cao nhất, năm
2007 là 738,6 nghìn đồng/lượt khách, trong khi Thừa Thiên – Huế là 398,8 nghìn
đồng/lượt khách và Quảng Trị là 138,1 nghìn đồng/lượt khách. Đà Nẵng nổi tiếng
trong và ngoài nước với các địa điểm du lịch như đèo Hải Vân được mệnh danh là
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ có hệ thống cáp treo
lớn nhất Đông Nam Á, vùng núi Ngũ Hành Sơn như là “vũ trụ” thu nhỏ giữa đất
trời Đà Nẵng, dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Mỹ Khê, Non Nước...
và các di sản văn hóa – lịch sử như bảo tàng Chăm . . .
3. Kết luận
Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm đầu mút, cửa ngõ ra biển về
phía Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây, cùng với những lợi thế của mình về
tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực năng động và có chất lượng, cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn thiện, chính sách thông thoáng. . . TP Đà Nẵng trở thành cực tăng
trưởng, trung tâm kinh tế lớn nhất, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của
HLKTĐ-TVN. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ về diện tích và dân số nhưng Đà Nẵng là nơi
có mật độ kinh tế cao nhất, đóng góp chủ yếu vào GDP, tăng trưởng GDP, định
hình cơ cấu kinh tế của hành lang; là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công
167
Trương Văn Cảnh
nghiệp và dịch vụ (nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài). Cùng
với Kon Kaen của Thái Lan, Đà Nẵng trở thành một trong hai trung tâm kinh tế
phát triển nhất của hành lang kinh tế Đông – Tây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Kế hoạch – Đầu tư, 2007. Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Côn Minh
– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
[2] Cục Thống kê các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Tp Đà Nẵng, 2010.
Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Tp Đà Nẵng 2009. Nxb
Thống kê.
[3] Nguyễn Xuân Thắng, 2006. Hành lang kinh tế và hành lang kinh tế Đông – Tây,
một số vấn đề lí luận và giải pháp. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
[4] Tổng cục Thống kê, 2006. Tư liệu kinh tế - xã hội 671 huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh Việt Nam. Nxb Thống kê.
[5] Tổng cục Thống kê, 2010. Niên giám thống kê Việt Nam 2009. Nxb Thống kê.
[6] Viện Chiến lược và Phát triển, Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Đà Nẵng, 2005.
Tác động của hành lang kinh tế Đông – Tây đến phát triển kinh tế - xã hội và quá
trình hội nhập thành phố Đà Nẵng. Hà Nội.
[7] Lê Thông (chủ biên), 2002. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 4 (Các
tỉnh và thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên). Nxb Giáo Dục.
[8] Websitwe: danang.gov.vn
ABSTRACT
The role of Danang Da Nang in the development
of the Vietnam East-West economic corridor
Da Nang is an important location which is the east gateway of the east-west
economic corridor going throughout the East Sea. In addition, it has relatively multi-
form natural resources, self-motivated and qualitative