Tóm tắt
Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói
riêng đã và đang vượt qua mọi sự phê phán, xuyên tạc của các thế lực thù địch từ
đó tiếp tục khẳng định bản chất khoa học và cách mạng của mình. Trước những
biến động to lớn mang tính cách mạng của kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, triết
học Mác - Lênin vẫn chứng tỏ được sức sống bền vững và giá trị thời đại trong
việc nhận thức và giải quyết những vấn đề của toàn cầu.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của triết học Mác - Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
63|
VAI TRÕ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
ThS. Bùi Thị Thu Hiền
Trường Đại học Hoa Lư
Tóm tắt
Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói
riêng đã và đang vượt qua mọi sự phê phán, xuyên tạc của các thế lực thù địch từ
đó tiếp tục khẳng định bản chất khoa học và cách mạng của mình. Trước những
biến động to lớn mang tính cách mạng của kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, triết
học Mác - Lênin vẫn chứng tỏ được sức sống bền vững và giá trị thời đại trong
việc nhận thức và giải quyết những vấn đề của toàn cầu.
Từ khóa: Triết học Mác - Lênin, toàn cầu hóa, khoa học, cách mạng, sức sống
bền vững, giá trị thời đại.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, có tác động sâu sắc, nhiều
mặt đến cả tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Cùng với những biến động đó, sự tăng
trƣởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu của khoa học
công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đã và đang tạo nên những bƣớc tiến mới trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống đƣơng đại, tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia,
khu vực và toàn thể nhân loại.
Nhƣng thực tế cho thấy rằng, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt đƣợc trong
các lĩnh vực khác nhau nhất là trong kinh tế, khoa học công nghệ vừa là động lực thúc
đẩy xã hội phát triển, nhƣng đồng thời cũng đặt xã hội và con ngƣời trƣớc những sự bất
thƣờng, những đe dọa và những rủi ro khó lƣờng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, những mâu thuẫn lớn của thời đại không hề mất đi mà vẫn tồn tại và biến đổi ngày
càng sâu sắc. Những vấn đề toàn cầu đang nổi lên chính là thách thức cho các khoa học
nhiên cứu, nhận thức và giải quyết nó để làm cho xã hội ngày càng phát triển. Trong
bối cảnh đó, triết học Mác - Lênin với bản chất khoa học và cách mạng, đã chứng tỏ
sức sống bền vững và giá trị thời đại của nó trong việc nhận thức và giải quyết những
vấn đề lớn của toàn cầu.
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|64
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Toàn cầu hóa và những thời cơ, thách thức do toàn cầu hóa mang lại
Khái niệm “toàn cầu hóa”
Toàn cầu hóa không phải là một hiện tƣợng mới, mà nó có quá trình lịch sử lâu
dài. Có nhiều cuộc tranh luận diễn ra xoay quanh câu hỏi: toàn cầu hóa là gì và hiện
tƣợng này bắt đầu từ khi nào? Nhiều ngƣời cho rằng toàn cầu hóa đã manh nha xuất
hiện từ rất sớm, gắn liền với làn sóng thực dân hóa đầu tiên của các cƣờng quốc châu
Âu thế kỷ XV - XVI. Một số khác lại cho rằng, toàn cầu hóa diễn ra từ cuối thế kỷ XIX
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên sự phát triển
của lực lƣợng sản xuất. Cho đến nay, khái niệm toàn cầu hóa vẫn là một khái niệm đa
diện, đa nghĩa, tùy theo góc độ tiếp cận, phạm vi và mục đích nghiên cứu mà sẽ có
nhiều cách hiểu khác nhau. Nhƣng dù có nhiều sự khác biệt thì nội hàm của khái niệm
toàn cầu hóa vẫn thống nhất ở một số đặc tính chung nhất định. Theo nghĩa chung nhất,
toàn cầu hóa là một quá trình tăng lên không ngừng những mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau, tác động chi phối và ảnh hƣởng lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, diễn ra trong tất cả
các các quốc gia, dân tộc, các khu vực và trên toàn thế giới, làm biến đổi mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ đó làm nảy sinh hàng loạt khả năng mới và điều kiện mới.
Nói đến toàn cầu hóa, trƣớc hết ngƣời ta nói đến toàn cầu hóa kinh tế. Sau lĩnh
vực kinh tế, mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, từ chính trị, an ninh, văn hóa đến
môi trƣờng,... cũng đều chịu ảnh hƣởng với những mức độ khác nhau của cơn lốc toàn
cầu hóa. Toàn cầu hóa là một quá trình chứa đựng trong nó nhiều mâu thuẫn, vừa có
mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, vừa tạo ra cơ hội
nhƣng cũng đồng thời tạo ra những thách thức. Đó chính là cơ sở của các khuynh
hƣớng nhìn nhận và đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau về toàn cầu hóa.
Những thời cơ và thách thức do toàn cầu hóa mang lại
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc mở rộng, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp
tác đa phƣơng và song phƣơng trên nhiều lĩnh vực khác nhau giữa các quốc gia, nhờ đó
mà đẩy mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lƣợng sản xuất trên phạm vi toàn cầu;
Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội hợp tác đầu tƣ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ phục vụ sản xuất vật chất, làm cho năng suất lao động tăng lên không
ngừng, góp phần quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu
vực và toàn thế giới; toàn cầu hóa tạo điều kiện và khả năng phát triển rút ngắn đối với
các nƣớc đang phát triển, giúp các nƣớc này tranh thủ thời cơ “đi tắt đón đầu” từ các
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
65|
nguồn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm; toàn cầu hóa tạo điều kiện cho
các quốc gia dân tộc học hỏi lẫn nhau, kích thích giao lƣu cập nhật thông tin, nhờ đó
góp phần nâng cao giáo dục, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao trình độ dân trí,
năng lực sáng tạo của con ngƣời và sự tự khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia
dân tộc trên thế giới...
Nhƣng mặt khác, toàn cầu hóa cũng khiến cho thế giới đang phải đối mặt với
những thách thức lớn: Trƣớc hết, toàn cầu hóa đặt các nƣớc chậm phát triển, đang phát
triển trƣớc nguy cơ tụt hậu, nhất là tụt hậu ngày càng xa về sự phát triển kinh tế - yếu tố
vật chất - kỹ thuật đảm bảo cho độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia; toàn cầu hóa
khiến sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng tăng nhanh về tốc độ và khoảng cách; tạo ra
nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đe dọa hòa bình, ổn định thế giới và độc lập chủ
quyền của mỗi quốc gia; toàn cầu hóa hiện nay còn là cơ hội cho các cƣờng quốc đế
quốc hùng mạnh về kinh tế và quân sự, tiếp tay cho các thế lực phản động gây ra các
cuộc chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc ngay trong nội bộ quốc gia hoặc giữa các
quốc gia với nhau, phá hoại văn hóa, đe dọa an ninh quốc gia, an ninh khu vực và an
ninh toàn thế giới; toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ “quốc tế hóa các hiện tƣợng tiêu cực”
nhƣ buôn bán ma túy, mại dâm, lây lan dịch bệnh, lối sống đồi trụy, cá nhân vị kỉ, tuyệt
đối hóa chủ nghĩa cá nhân, ngăn cản tiến bộ xã hội; chƣa hết, toàn cầu hóa còn tạo ra
nguy cơ phá hoại thiên nhiên, hủy hoại môi trƣờng, cạn kiệt nguồn năng lƣợng; Thiên
tai, dịch bệnh ngày nay không chỉ là do tự nhiên gây ra mà còn do chính con ngƣời tạo
ra với những hậu quả trầm trọng, khó lƣờng hơn rất nhiều.
Nhƣ vậy, trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay đang tồn tại những nghịch lý mà mọi
ngƣời có thể dễ dàng nhận ra nhƣng lại không dễ để đƣa ra các giải pháp, phƣơng
hƣớng giải quyết. Việc giải đáp và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng mâu thuẫn, của
những nghịch lý trong xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát và giải quyết của khoa học công
nghệ. Cùng với các khoa học xã hội khác, triết học nói chung và triết học Mác - Lênin
nói riêng, với bản chất khoa học và cách mạng đã góp phần vào việc nhận thức và giải
quyết những vấn đề do toàn cầu hóa đặt ra.
2.2. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Phép biện chứng duy vật - tinh hoa của trí tuệ nhân loại đƣợc C. Mác và
Ph. Ăngghen xây dựng, V.I. Lênin phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu cao
nhất của triết học, của khoa học hiện đại và sự tổng kết thực tiễn lịch sử - xã hội toàn
nhân loại. Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của nó mang tính phổ quát,
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|66
trở thành thế giới quan và phƣơng pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến
những biến đổi to lớn trong khoa học cũng nhƣ trong đời sống xã hội. Ngày nay, những
thành tựu của khoa học công nghệ không chỉ đóng vai trò trọng yếu trong nền sản xuất
xã hội, mà còn tác động trực tiếp đến con ngƣời, làm biến đổi mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Theo nhận định của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong những
thập niên tới, khoa học tiếp tục phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng kỹ
thuật số có khả năng tạo ra những phát minh kỳ diệu, những ứng dụng rộng rãi, những
biến đổi mang tính cách mạng. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, khoa học về thực
chất, đã và đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp đúng nhƣ dự báo của Mác cách
đây hơn một thế kỷ rƣỡi.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đầy biến động với những mối liên hệ đan xen chằng
chịt nhƣ hiện nay thì phƣơng pháp biện chứng duy vật giúp chúng ta nhận thức những gì
đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một cách khách quan, toàn diện và
cụ thể. Vai trò này đƣợc thể hiện trƣớc hết trong việc nhận thức đầy đủ về bản chất của
toàn cầu hóa thông qua những biểu hiện và những mâu thuẫn của nó.
Những biểu hiện của toàn cầu hóa bao gồm: Thứ nhất, sự gia tăng ngày càng
mạnh mẽ của các luồng giao lƣu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
nhƣ vốn, công nghệ, nhân công, những yếu tố này chính là thƣớc đo đầu tiên của
mức độ toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nƣớc. Khi các nƣớc trao đổi
hàng hóa và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nƣớc làm giảm dần sự biệt
lập giữa các nền kinh tế. Thứ hai, sự hình thành và phát triển các thị trƣờng thống nhất
trên phạm vi khu vực và toàn cầu gắn với sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của hàng
loạt các tổ chức hợp tác kinh tế đa phƣơng nhƣ Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO),
Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Khu vực
Mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA), Liên minh châu Phi (AU)... Thứ ba, sự gia tăng
số lƣợng, quy mô và vai trò ảnh hƣởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế
giới. Chính hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia hiện nay đã tạo ra một bộ phận
quan trọng của lực lƣợng sản xuất thế giới đồng thời liên kết các quốc gia lại với nhau
ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn
bao giờ hết.
Bằng phƣơng pháp tiếp cận duy vật biện chứng, những mâu thuẫn của toàn cầu
hóa cũng đƣợc bộc lộ rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết. Những mâu thuẫn đó bao
gồm: Mâu thuẫn giữa sự tiếp tục bùng nổ của khoa học công nghệ hiện đại với tƣ cách
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
67|
là lực lƣợng sản xuất trực tiếp và sự lợi dụng nó vì mục đích phi nhân đạo; mâu thuẫn
giữa xu thế hội nhập, liên kết và hợp tác quốc tế ngày một trở nên phổ biến với nguy cơ
tha hoá, đánh mất bản sắc dân tộc; mâu thuẫn giữa sự phát triển của các mối quan hệ
vốn có giữa tự nhiên, xã hội và con ngƣời với trạng thái mất thăng bằng ngày càng rõ
nét trong chính các mối quan hệ ấy
Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận những thành tựu mà toàn cầu hóa mang lại
trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục... Nhƣng dƣới ánh
sáng của triết học mácxít, thì toàn cầu hóa không chỉ là một thế giới màu hồng mà còn
thể hiện ra là một thế giới ẩn chứa đầy nguy cơ và hiểm họa. Trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa, những vấn đề nhƣ chiến tranh, khủng bố, bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh,...
vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, vận động và biến đổi khó lƣờng, hơn nữa có thể nảy sinh thêm
những vấn đề toàn cầu mới với quy mô rộng lớn hơn, mức độ ảnh hƣởng gay gắt hơn
đến sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, khu vực và của toàn thế giới, đe dọa trực
tiếp hơn đến sự tồn vong của mỗi con ngƣời, của cả cộng đồng nhân loại. Khi đó, triết
học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ “giải
thích thế giới”, mà hơn bao giờ hết cần thực hiện nhiệm vụ“cải tạo thế giới” nhƣ
C. Mác đã nói, tức là phải tìm ra những phƣơng thức hợp lý để giải quyết những vấn đề
toàn cầu đó. Do vậy, triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay còn có vai trò định
hƣớng trong việc giải quyết các vấn đề do toàn cầu hóa tạo ra.
Vai trò định hướng của triết học Mác - Lênin trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đƣợc
thể hiện thông qua việc xác định đúng xu hƣớng phát triển và khả năng giải quyết
những vấn đề do toàn cầu hóa đặt ra. Trong đó, hòa bình và phát triển vẫn là xu hƣớng
trung tâm của thời đại nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vƣợng, công bằng,
dân chủ và văn minh. Trong xu hƣớng chung đó, tất cả các dân tộc đều đặt lợi ích quốc
gia lên hàng đầu nhằm củng cố và tăng cƣờng vị thế độc lập tự chủ của mình, đồng thời
các dân tộc tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cƣờng đoàn kết, phối
hợp để loại trừ mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đối với nền an ninh và phát
triển của mỗi dân tộc và của toàn thế giới; cùng với đó là xu hƣớng vƣơn lên của các
nƣớc vừa và nhỏ trong nền kinh tế chính trị thế giới, góp phần tạo nên tính đa phƣơng,
đa diện của tình hình thế giới trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở của những nhận
thức khoa học và cách mạng của triết học Mác - Lênin về những biến đổi đang diễn ra
trong thời đại toàn cầu hóa thì mới có thể chỉ ra đƣợc chính xác những xu hƣớng phát
triển tiếp theo của thế giới, từ đó có những định hƣớng hợp lý cho sự phát triển bền
vững và sự tồn vong của cả cộng đồng.
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|68
Nhƣng để thực hiện tốt vai trò định hƣớng thì triết học Mác - Lênin không chỉ
dừng lại ở việc chỉ ra những xu hƣớng của toàn cầu hóa mà còn phải tham gia trực tiếp
vào việc giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa đặt ra. Có thể nói, trƣớc đây, con
đƣờng phát triển chỉ bó hẹp trong mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì giờ đây
dƣới tác động của toàn cầu hóa, con đƣờng phát triển đã mang tính toàn cầu vì mục tiêu
tạo dựng những giá trị nhân loại chung. Khi đó, mọi triết học hiện đại cần phải xác định
đối tƣợng nghiên cứu không chỉ là sự phát triển hay tồn vong của một quốc gia dân tộc
mà phải là sự phát triển thống nhất, bền vững của thế giới. Trong sự phát triển đó, con
ngƣời phải đƣợc đặt ở vị trí trung tâm, mang vị thế của những ngƣời làm chủ tự nhiên,
xã hội và chính bản thân mình. Do vậy, các hệ thống triết học hiện đại nói chung, triết
học Mác - Lênin nói riêng cần hƣớng mỗi con ngƣời tìm về bản chất nhân văn nhân
đạo vốn có; giúp con ngƣời nhận thức rõ vị thế làm chủ và vai trò chủ động, tích cực
của mình trong sự biến động không ngừng của thế giới toàn cầu hóa, thức tỉnh con
ngƣời sống có khát vọng, lý tƣởng tốt đẹp. Chỉ có nhƣ thế mới làm thay đổi nhận thức
từ đó thay đổi hành động của mỗi con ngƣời và của toàn nhân loại trong việc giải quyết
các vấn đề toàn cầu.
Nhƣ vậy, muốn thực hiện đƣợc vai trò nhận thức và cải tạo thế giới trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì đòi hỏi triết học Mác - Lênin cần phải đƣợc đổi mới.
Đổi mới ở đây không phải là xét lại, cũng không phải là phủ nhận triết học Mác - Lênin
mà là quá trình bổ sung, phát triển, làm sâu sắc hơn, cao hơn và sống động hơn bản
chất khoa học và cách mạng của nó cho phù hợp với thời đại mới. Đổi mới triết học
Mác - Lênin phải đứng trên lập trƣờng duy vật biện chứng và sử dụng phƣơng pháp
biện chứng duy vật để xác định cần khẳng định cái gì, bổ sung cái gì và phát triển cái
gì. Trong khi bổ sung, phát triển triết học Mác - Lênin, cần phải kiên quyết đấu tranh
chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, tránh xu hƣớng giáo điều, cơ hội nhằm lợi
dụng đổi mới để bác bỏ triết học Mác.
III. KẾT LUẬN
Trong sự biến thiên của dòng chảy lịch sử, triết học Mác - Lênin dù đã ra đời hơn
một thế kỷ rƣỡi nhƣng không hề lỗi thời và đánh mất giá trị của mình mà ngƣợc lại, nó
đã thực hiện đƣợc sứ mệnh “giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới”. Thông qua việc
phân tích sâu sắc, đầy đủ, bản chất những mâu thuẫn của thời đại, định hƣớng giải
quyết các vấn đề do toàn cầu hóa tạo ra, triết học Mác - Lênin vẫn thể hiện là thế giới
quan và phƣơng pháp luận phổ biến cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
69|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (2007), Triết học trong kỷ
nguyên toàn cầu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Trần Quế (1999), Những vấn đề toàn cầu ngày nay, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Quý (2006), “Triết học với việc xác định bản chất của toàn cầu
hóa”, Tạp chí Triết học, số 9 (184), tháng 9.
4. Trần Việt Phƣơng (2000), “Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí
Cộng sản, số 20.
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%