Vai trò, hạn chế và xu hướng của chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.

docx18 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 9939 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò, hạn chế và xu hướng của chủ nghĩa tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI VAI TRÒ, HẠN CHẾ & XU HƯỚNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Mục lục: Lời mở đầu Vai trò của chủ nghĩ tư bản Hạn chế của chủ nghĩa tư bản Xu hướng của chủ nghĩ tư bản LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước. Nhóm chúng e xin được trình bày vai trò , hạn chế và xu hướng cung của chủ nghĩa tư bản. Vai trò của chủ nghĩa tư bản CNTB đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ. Giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa TBCN; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, CNTB đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ. Tóm lại: Mác và Ăngghen khẳng định :” chủ nghĩa tư bản ra đời chưa đầy 100 năm đã tạo ra lượng của cải vật chất bằng tất cả thế hệ trước cộng lại” Sự phát triển lực lượng sản xuất a. Quá trình phát triển của CNTB đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước TBCN cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại.  b. Trình độ kĩ thuật ngày càng cao dẫn đến quá trình giải phóng sức lao động , nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế nhân loại là nền kinh tế tri thức Công nghệ sinh học Chinh phục vũ trụ Thực hiện xã hội hóa sản xuất CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ làm cho quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình sản xuất xã hội 4. xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động CNTB thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến. 5. Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ được thiết lập CNTB lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nền dân chủ tư sản, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ vẫn tiến bộ hơn rất nhiều, bởi nó được xây trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân. Tóm lại: CNTB đã giải phóng loài người khỏi “ đêm trường trung cổ “, phát triển nền sản xuất , tuy nhiên con người chưa dược giải phóng hoàn toàn CNTB là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện , tiền đề cho sự ra đời của CNXH trên phạm vi toàn thế giới Hạn chế của chủ nghĩa tư bản CNTB ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy. Thực chất đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào những hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá, qua đó mà thực hiện sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Cơ sở tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê _ Mặc dù so với các hình thức bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử bóc lột TBCN cũng đã là một tiến bộ _theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào CNTB còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi Cơ sở tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê Mặc dù so với các hình thức bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử bóc lột TBCN cũng đã là một tiến bộ, song theo sự phân tích của Mác và Lênin” chừng nào CNTB còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi”. 4. Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề -hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi hàng chục năm Sức sản xuất bị phá hủy , tốc đọ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi hàng chục năm Tạo hố sâu giàu_ nghèo CNTB sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới (thế kỷ XVIII, chênh lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất chỉ là 2,5 lần, hiện nay số chênh lệch là 250 lần). XU HƯỚNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất . CNTB càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng tăng cao, quan hệ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX càng trở nên trật hẹp Bản thân CNTB hiên nay đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với những biến động , mâu thuẫn bên trong và bên ngoài . Mặt khác CNTB trong quá trình phát triển của nó vẫn luôn hàm chứa sự tự hạn chế và tự phủ định , bên cạnh đó còn có những mâu thuẫn mới nảy sinh C.Mác và Lê-nin nhận định : “phương thức sản xuất TBCN không thể tự tiêu vong và phương thức sản xuất CSCN cũng khoong thể tự mình hình thành mà chỉ có thể thực hiện dược thông qua cuộc CMXH trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử trong cuộc thực hiên CM này “ NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN Hoàng mạnh trung Ngô phương anh Lường thị kim anh Lê văn anh Lê vũ hoàng Phùng thị tuyết mai Nguyễn văn tiền Nguyễn thị sắc Hoàng thị huyền Tô thị hòa Đỗ công vinh hiển Tạ thái hà Chu nguyễn tuấn anh Nguyễn thị thu huyền
Tài liệu liên quan