Sáng tạo ưu việt: là quá trình làm phát sinh (phát hiện, phát minh) một sự vật hoặc
hiện tượng mới & hữu ích.
− Phát hiện, phát minh: là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội
một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết.
Phát hiện: việc tìm ra các vật thể hoặc quy luật xã hội. Ví dụ như:
Robert Koch phát hiện vi trùng lao;
Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radi;
Cristóvão Colombo phát hiện Châu Mỹ;
Adam Smith phát hiện quy luật bàn tay vô hình của kinh tế thị trường.
Karl Marx phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư.
Phát minh: việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc
những hiện tượng của thế giới vật chất.
James Watt phát minh ra máy hơi nước
Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại
Anh em nhà Wright (Orville và Wilbur Wright) phát minh ra máy bay
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài trò và vị trí của sáng tạo ưu việt để tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 1 -
I. Tìm hiểu về thuật ngữ “Sáng tạo ưu việt”
Sáng tạo ưu việt: là quá trình làm phát sinh (phát hiện, phát minh) một sự vật hoặc
hiện tượng mới & hữu ích.
− Phát hiện, phát minh: là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội
một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết.
Phát hiện: việc tìm ra các vật thể hoặc quy luật xã hội. Ví dụ như:
Robert Koch phát hiện vi trùng lao;
Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radi;
Cristóvão Colombo phát hiện Châu Mỹ;
Adam Smith phát hiện quy luật bàn tay vô hình của kinh tế thị trường.
Karl Marx phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư.
Phát minh: việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc
những hiện tượng của thế giới vật chất.
James Watt phát minh ra máy hơi nước
Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại
Anh em nhà Wright (Orville và Wilbur Wright) phát minh ra máy bay
Cần chú ý phân biêt phát hiện, phát minh với sáng chế: Thường những
phát hiện và phát minh không trực tiếp áp dụng vào sản xuất và đời sống
mà phải qua sáng chế. Ví dụ:
Lịch sử đã ghi nhận thành tựu phát minh và gia tài khổng lồ của các
ông Nobel (1833-1893) với hàng trăm đăng ký bản quyền sáng chế
thuốc nổ công nghiệp thương phẩm.
Ông Diesel (1858-1913) đã chế tạo ra với động cơ diesel thấy ở nơi
nơi…làm thay đổi cả một ngành công nghiệp.
Và đương đại ngưỡng mộ tượng đài sáng tạo của Apple- Steve Jobs
với liên tiếp các sản phẩm công nghệ được cả thế giới đón chờ: những
bộ phim hoạt hình với kỹ nghệ sản xuất siêu đẳng, máy nghe nhạc
iPod, rồi nóng bỏng nhất với iPhone
− Hai thuộc tính mới và hữu ích:
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 2 -
Mới: lần đầu tiên xuất hiện.
Hữu ích: phải tốt hơn cái củ và phù hợp với những chuẩn mực.
Đơn cử, hiện nay trên thế giới có hàng tỉ website, tất cả chúng đều có
thuộc tính mới, nhưng nếu xét thêm tiêu chí hữu ích thì lại khác. Trong vô
số trang web ấy có cả những trang vô cùng độc hại cho sự phát triển của
nền văn hóa, văn minh nhân loại và chúng không được xem là sáng tạo;
Bên cạnh đó lại có những website được nhiều người yêu thích & sử dụng,
có giá trị hàng chục triệu USD hoặc vô giá. Hoặc giả như hiện nay các
nhà khoa học đã có khả năng nhân bản vô tính trên động vật (có thể là cả
con người). Tuy nhiên đang vấp phải sự tranh cãi cũng như phản đối khác
nhau từ các nhà xã hội cho đến chính bản thân các nhà khoa học.
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 3 -
II. Vài trò và vị trí của sáng tạo ưu việt để tạo ra lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
− Theo Alvin Toffler, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng (hay gọi cách khác
là cuộc cách mạng) thay đổi vĩ đại.
Làn sóng thứ nhất đã diễn ra vào khoảng 3000 năm trước công nguyên
ứng với việc kchuyển đổi từ xã hội săn bắt và hái lượm sang xã hội nông
nghiệp.
Làn sóng thứ hai xuất hiện cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong
thế kỷ 18.
Làn sóng thứ ba ra đời từ giữa thế kỷ 20, với sự phát triển mạnh mẽ của
kỹ thuật máy tính và các mạng lưới truyền thông hiện đại, con người đã
chuyển dịch từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin.
Nhưng mới đây, tại viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, giới khoa
học cho rằng tiếp theo những đợt sóng trên, làn sóng phát triển thứ tư của
nhân loại sẽ là làn sóng tập trung vào sự sáng tạo ứng với Creatology (hay
còn gọi là thời đại hậu tin học) với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý
tưởng (Ideas Engineering) và công cụ đưa ra các khái niệm mới
(Concepter). Với văn minh làn sóng thứ tư, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ trí tuệ.
Khi đó, sự cạnh tranh trên thế giới càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất
xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có
được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có được vị trí địa lý thuận
tiện...
− Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và đe dọa.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải sẽ làm gì, để có thể nắm bắt được cơ hội
cũng như tránh mối đe dọa ngày càng lớn. Khi mà độ “Mở” của kinh tế Việt
Nam sẽ ngày lớn hơn với những gì mà Việt Nam đã cam kết với WTO. Đây có
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 4 -
lẽ là câu hỏi lớn cho tất cả các doanh nghiệp, mà cũng như là một động lực thúc
đẩy để các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cho mình câu trả lời: đâu là lợi thế và
giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và câu trả lời đó là “Sáng tạo và chỉ có sáng
tạo mới giúp doanh nghiệp vươn lên, giành được lợi thế cạnh tranh khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.”.
− ”Sáng tạo và chỉ có sáng tạo mới giúp doanh nghiệp vươn lên, giành được lợi
thế cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới “. Tại sao
chúng tôi lại đưa ra quan điểm như thể? Không khó để nhận ra rằng các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay đa số là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi
đó, các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia khổng lồ không ngừng đổ xô
vào Việt Nam để tham gia vào thị trường béo bở đầy tiềm năng, liệu các doanh
nghiệp Việt Nam có đủ khả năng tài chính, đủ công nghệ - kĩ thuật để cạnh tranh
với các công ty, tập đoàn đó không? Vậy doanh nghiệp Việt Nam dùng vũ khí
nào để cạnh tranh ngoài vũ khí “sáng tạo”.
− Các doanh nghiệp Việt Nam làm gì để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng con
đường sáng tạo. Theo chúng tôi, không còn con đường nào khác hay nói chính
xác hơn là duy nhất là các doanh nghiệp phải đầu tư vào “ con người”. Bởi vì
con người là nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp đang sở hữu, và chỉ thể
có con người mới có khả năng đổi mới và sáng tạo, con người là trung tâm của
việc kết hợp tất cả các nguồn lực: tài chính, công nghệ, thương hiệu … còn lại.
Nếu không có con người tất cả các nguồn lực còn lại chỉ là con số không vô
nghĩa.
− Chúng tôi không phủ nhận rằng các nguồn lực khác rất quan trọng để nuôi sống
và đảm bảo điều kiện làm việc cho những bộ óc sáng tạo, các phát minh công
nghệ kinh doanh, công nghệ quản trị,... nhưng bản thân tiền tệ không mang lại
sáng tạo và các phát minh. Con người với niềm tin vào giá trị việc làm của mình
sản sinh ra những thứ tuyệt vời đó. Do đó trong môi trường kinh doanh hiện nay,
nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh khốc liệt.
Không ai có thể đợi đến lúc thành công và có nhiều tiền thì mới bắt đầu sáng tạo.
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 5 -
III. Vài chỉ số về thực trạng sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam.
− Nhìn vào biểu đồ 1, cho ta thấy sức cạnh tranh
tổng thể của nền kinh tế Việt Nam còn rất
thấp. Chỉ đứng hạng 70 trên 134 nước mà diễn
đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá. Nếu chỉ
so sánh ở Đông Nam Á chúng ta chỉ hơn
Philipines và Campuchia (Lào và Miến Điện
chưa có trong danh sách).
− Theo biểu đồ 2 về yếu tố sáng tạo
(Innovation) trong 12 yếu tố mà WEF đánh
giá thì vị trí của Việt Nam khá khiêm tốn là
57. Xét riêng Đông Nam Á Việt Nam xếp vị
trí trung bình, chỉ hơn Philipines, Brunei va
Campuchia. (Lào và Miến Điện chưa có trong
danh sách)
Biểu đồ 2
Biểu đồ 1
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 6 -
− Trong 12 yếu tố đánh giá (109 tiêu chí), thì yếu tố sáng tạo có 7 tiêu chí, được
WEF đánh giá như sau:
Thứ 1: Capacity for innovation _
Năng lực sáng tạo đứng vị trí
41/134 quốc gia.
Thứ 2: Quality of scientific
research institutions _ Chất
lượng nghiên cứu khoa học của
các cơ quan đứng vị trí 85/134
quốc gia.
Thứ 3: Company spending on
R&D_R&D của các doanh
nghiệp đứng vị trí 42/134 quốc
gia.
Thứ 4: University-industry research collaboration_Sự hợp tác nghiên cứu
của các trường đại học và doanh nghiệp đứng vị trí 70/134 quốc gia.
Thứ 5: Government procurement of advanced technology products _ Chi
tiêu sản phẩm kỹ thuật cao của chính phủ đứng vị trí 21/134 quốc gia
Thứ 6: Availability of scientists and engineers_Ứng dụng của khoa học
kỹ thuật đứng vị trí 51/134 quốc gia.
Thứ 7: Utility patents (hard data)_Ứng dụng của sáng chế đứng vị trí
88/134 quốc gia.
− Trong các số liệu trên thì tiêu chí thứ 2, thứ 4 và thứ 7 có vị trí quá thấp từ 70 trở
lên, chứng tỏ các vấn đề chất lượng,hợp tác, ứng dụng nghiên cứu ở Việt Nam
còn rất hạn chế.
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 7 -
IV. Một vài giải pháp để nâng cao năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp Việt
Nam.
− Để nâng cao năng lực cạnh tranh VIệt Nam hiện nay, không chỉ
là việc của các cá nhân mà phải là sự kết hợp một cách tổng thể
giữa: Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà khoa học và người lao động.
− Chúng tôi đưa ra mô hình giải pháp như sau:
− Do vấn đề giải pháp thuộc về Nhà nước khá là vĩ mô và quá rộng lớn vượt khỏi
tầm hiểu biết của chúng tôi. Đơn cử như vấn đề giáo dục, hàng trăm nhà giáo,
nhà quản lý, nhà khoa học đã bàn không biết bao nhiêu năm mà tình trạng giáo
dục Việt Nam chưa thể cải thiện. Do đó trong khả năng hạn hẹp, chúng tôi xin
giải thích một số giải pháp thuộc về doanh nghiệp và người lao động. Con giải
pháp thuộc về Nhà Nước chúng tôi chỉ nêu ra mà không đi sâu vào phân tích
1. Doanh nghiệp.
− Coi nhân lực là nhân tố quyết định thành công:
Như chúng tôi đã phân tích ở trên ( II. Vai trò và vị trí sáng tạo), thì con
người là người lực vô hình quan trọng nhất của doanh nghiệp, bởi vì con
người mới có khả năng đổi mới và sáng tạo. Do đó doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay cần phải tập trung vào nguồn lực con người hơn nữa.
Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực này doanh nghiệp cần có những
chính sách tuyển dụng, đào tạo và thu hút một cách hợp lý. Khi mà lợi thế
cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ không còn là xu hướng của thế giới.
− Biến cái không thể thành có thể bằng cách xây dựng một chiến lược nghiên
cứu phù hợp.
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 8 -
Chúng ta thường chọn làm những việc khả thi, cụ thể, giới hạn với nguồn
lực có sẵn, điều đó có thế giúp doanh nghiệp sống sót nhưng không thể
làm nên những bước nhảy đột phá, những câu chuyện thần kỳ. Tinh thần
cốt lõi của sáng tạo là quan tâm đến những điều được giả định là không
thể, những vấn đề được cho rằng thiếu cơ sở để thành công. Chính những
giả định đó đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị giới hạn bởi trí tưởng
tượng, nhưng đối với những nhà đổi mới thì điều không thể là một cơ hội
để thám hiểm, quan trọng hơn việc xem có thể làm được hay không là tìm
giải pháp cho bài toán.
Biến cái không thể thành có thể, là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Nhưng
nếu doanh nghiệp nào làm được sẽ có khả năng là người đi tiên phong và
dẫn đầu xu hướng mới của nền kinh tế. Ví dụ như: Apple đã tạo ra một xu
hướng tiêu dùng mới ở người tiêu dùng nhờ biến điều không thể thành có
thể. Trước đây có lúc nào bạn có thể nghĩ rằng với một thiết bị nặng vài
chục gram với kích thước cực nhỏ và mỏng mà có thể chứa hàng ngàn bài
hát và đoạn video mà con người có thể nghe bất cứ lúc nào, bất nơi đâu.
Nếu so sánh với một chiếc máy radio cassette trước đây nặng vài ký mà
với mỗi cuốn băng chỉ nghe được 10 bài hát. Thì Apple đã làm được gi?
Để “Biến cái không thể thành có thể” thì chiến lược nghiên cứu sản phẩm
mới sẽ là một hoạt động tốn kém và đầy rủi ro. Nhưng bản thân nghiên
cứu & phát triển là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống doanh
nghiệp nên nó phải xây dựng tính hệ thống của doanh nghiệp bằng việc
dựa trên các đường hướng chiến lược doanh nghiệp để có được chiến lược
nghiên cứu. Đối với doanh nghiệp của Việt Nam, chiến lược nghiên cứu
đầu tiên là sự loại bỏ các cơ hội không có thế mạnh, không có cơ hội, hay
chưa hấp dẫn mà tập trung vào các vấn đề thiết thực, lợi nhuận cao, có lợi
thế so sánh.
Chiến lược nghiên cứu cần lập ra được thực đơn các cơ hội mà môi
trường kinh doanh mang lại. Trên thực đơn đó, phòng nghiên cứu sẽ lựa
chọn thứ tự ưu tiên cho các cơ hội cần đầu tư và đặc biệt có thể dành
những không gian để nghĩ về những điều chưa làm trong khi đang làm
các điều cần làm. Thực tế, có những lúc bạn nhìn một cơ hội nhưng
không thấy lợi ích hoặc không thể nhìn nhận hết mọi khả năng của nó, bởi
vì cơ hội không phải là một mỏ vàng với dung lượng hữu hạn và cố định
mà là những vườn cây quả phát triển và luôn sinh sôi cần gieo trồng,
chăm sóc và có vụ mùa để thu hoạch.
− Sáng tạo và đổi mới phải xuất phát từ thực tế, đặc biệt từ phía khách hàng:
Để đem lại những lợi thế mới và mở ra chiều cạnh tranh mới, việc sáng
tạo giá trị cho khách hàng là công việc của không chỉ chức năng tiếp thị
mà còn là mục đích của phòng nghiên cứu.
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 9 -
Vì vậy việc tương tác với khách hàng, lắng nghe và tìm hiểu khách hàng,
từ đó tạo ra những giá trị mới sẽ không thể thiếu sự tham gia của khách
hàng, người mà quyết định sự thành bại của sản phẩm.
− Tạo môi trường để nhân viên có thể sáng tạo:
Thế nào là một môi trường sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào nghề nghiệp
của mỗi người. Nếu bạn là hoạ sĩ bạn sẽ cho một không gian thoáng đãng,
nếu bạn là một nhạc sĩ, bạn sẽ cho đó là một giai điệu đẹp ngân nga trên
cảnh tĩnh lặng của ngôi chùa cổ... Nhưng có điều bạn sẽ dễ nhận ra môi
trường thiếu sáng tạo thông qua các biểu hiện như: không chấp nhận sự đa
dạng; không chấp nhận lối tư duy độc lập; luôn tấn công chỉ trích cá nhân;
không bao dung cho lỗi lầm...
Chính vì thế có vị giám đốc đã từng nói: “Để giết chết sự sáng tạo bạn sẽ
chỉ tốn một phần mười năng lượng để xây dựng và nuôi dưỡng.” Mỗi lĩnh
vực, tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải xây dựng môi trường hỗ trợ và
thúc đẩy sáng tạo dựa trên nguồn lực đặc thù của riêng mình, nhưng tựu
trung họ nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như sau:
Tôn trọng sự đa dạng. sáng tạo bắt đầu tự sự đa dạng, nói cách khác là
khác biệt. Sẽ chẳng có bất cứ điều gì mới mẻ và thay đổi nếu tất cả
mọi việc đều tuân thủ theo trật tự cũ, tư duy theo cách cũ và chẳng có
ai khác biệt với ai.
Biết lắng nghe. khi chưa nhận biết rõ quan điểm của từng bên, đừng
cố gắng tranh cãi để chứng minh cho lẽ phải theo ý kiến của riêng
mình. Cần phải tôn trọng cách nhìn của người khác vì đó là “lẽ phải”
theo ý kiến riêng của họ.
Sự cộng tác. chẳng có sự sáng tạo nào nếu không có sự cộng tác hay
tương tác với môi trường, đồng nghiệp xung quanh. Một môi trường ai
cũng chăm lo cho bản thân nhiều hơn là sự trao đổi và chia sẻ, bạn sẽ
chẳng có nhiều lý do để hi vọng xây dựng môi trường đó hỗ trợ sáng
tạo tốt hơn. Hãy bắt đầu bằng sự cộng tác, tương tác và chia sẻ...bạn
đã đặt một bước tiến rõ rệt trên con đường dẫn tới hình thành môi
trường sáng tạo thành công.
− Thiết lập một tiêu chuẩn làm việc, một văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp:
Đừng nghĩ rằng, văn hóa doanh nghiệp chỉ có ở những công ty lớn hay
tập đoàn đa quốc gia như Intel, Microsoft,… Mà các doanh nghiệp Việt
Nam hãy tự xây dựng một kiểu văn hóa riêng cho bản thân mình. Không
thể áp dụng rập khuôn theo cái cách của người Mỹ hay Nhật, mà hãy
chính là Việt Nam. Để từ đó xây dựng trong mỗi nhân viên sự khát khao
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 10 -
cống hiến cho mục đích và lý tưởng mà nhân viên đang hướng đến cùng
công ty như là một thể thống nhất.
Ngoài ra cần phải làm thay đổi thói quan làm việc củ, lạc hâu ở doanh
nghiệp. Việc áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm, các thiết bị truyền
thông, internet là những công cụ hữu hiệu cho việc tìm kiếm và sáng tạo ý
tưởng. Không cần có trình độ cao trong việc khai thác thông tin và các
nguồn dữ liệu trên internet, nhưng cần có khả năng định hướng, lựa chọn
và phân tích thông tin tốt hoặc hoàn hảo. Nếu kỹ năng này của bạn tốt bạn
sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, còn ngược lại nó sẽ làm bạn mệt mỏi
và rối loạn. (Vì 98% các bài toán bạn đang gặp đã có người khác).
2. Người lao động.
− Nuôi dưỡng một tinh thần ham muốn sáng tạo vô tận:
Có thể nói sáng tạo là phẩm chất tuyệt vời và đáng yêu nhất của loài
người. Có lẽ nó cũng là thứ của hiếm, khó kiếm nhất của loài người ngày
nay. Nó không cần tới gì cả, trừ ước mơ được sáng tạo, được tìm đến với
tri thức mới. Tất nhiên chúng ta cần giả định là mỗi cá nhân khi làm việc
ấy có sức khỏe vừa đủ, điều kiện sống vừa đủ và một tinh thần ham muốn
sáng tạo vô tận.
Theo quan sát, chúng ta có thể thấy sự ham muốn sáng tạo thui chột khá
nhanh. Thoạt đầu là sự thích thú. Sau khi tìm hiểu, ước mơ hình thành.
Tìm hiểu thêm nữa thấy thôi thúc. Bắt tay vào thử thì đầy thách thức. Số
thách thức tăng lên, sức ép tăng lên và đường đến mục tiêu sáng tạo xa
dần ra, ngày càng diệu vợi. Tới một ngày ta tự hỏi “Tôi đang làm gì thế
này”. Thế là kết thúc!
Vậy sáng tạo cần có động lực, để sáng tạo trong mỗi con người không
ngừng ngơi nghỉ? Động lực đó chính là nhu cầu gắn liền lợi ích của chính
người sáng tạo:. Nhu cầu đó thường trực, có giá trị lớn và không thể
không đáp ứng, thì đó chính là động lực tạo ra lợi ích khiến cho việc sáng
tạo trở nên có thể. Mỗi người sẽ khác nhau ở đây. Một chuyên viên kỹ
thuật có thể theo đuổi sự sáng tạo phát kiến kỹ thuật để có tiền và mua
một căn hộ riêng cho mình trong vòng 5 năm tới. Cá nhân một giảng viên
đại học về tài chính có thể theo đuổi nấc khác của thang Maslow là tự
hoàn thiện bằng cách sáng tạo ra một chương trình đào tạo chuyên môn.
Tuy mục đích của cả anh/chị chuyên viên vừa nhắc tới và người giảng
viên đó khác nhau. Nhưng đều lao tới một mục tiêu, phải có sáng tạo
nhằm tạo ra giá trị mới. Nhằm để thỏa mãn sự hiểu biết về một thế giới
đầy bí ẩn đang chờ được khám phá.
− Tri thức là nền tảng của sáng tạo: (Chưa tìm được lời giải)
Sức sáng tạo ưu việt
Pham Thanh Trung - 11 -
− Không nên theo lối mòn: (bế tắt)
V. Trung nguyên.