Vấn đề bồi dưỡng giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn thường gặp trong trường mầm non

Tóm tắt. Bài báo trình bày thực trạng về kiến thức và kỹ năng của giáo viên về sơ cứu ban đầu các tai nạn thường gặp của trẻ ở trường mầm non (MN). Kết quả cho thấy giáo viên chỉ mới dừng lại ở kiến thức là chủ yếu, phần kỹ năng còn nhiều hạn chế. Bài báo đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường về kiến thức cũng như kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non. Để làm tốt các biện pháp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên và cán bộ quản lý, các ban ngành liên quan mật thiết trong đó có ngành y tế chịu trách nhiệm phối kết hợp chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề bồi dưỡng giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn thường gặp trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 190-195 VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ XỬ TRÍ CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tào Thị Hồng Vân Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: taothihongvan@yahoo.com.vn Tóm tắt. Bài báo trình bày thực trạng về kiến thức và kỹ năng của giáo viên về sơ cứu ban đầu các tai nạn thường gặp của trẻ ở trường mầm non (MN). Kết quả cho thấy giáo viên chỉ mới dừng lại ở kiến thức là chủ yếu, phần kỹ năng còn nhiều hạn chế. Bài báo đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường về kiến thức cũng như kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non. Để làm tốt các biện pháp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên và cán bộ quản lý, các ban ngành liên quan mật thiết trong đó có ngành y tế chịu trách nhiệm phối kết hợp chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non. 1. Mở đầu Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình giáo dục của đời người, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu nhân cách con người. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, phát triển toàn diện các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ. Việc chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho trẻ có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo cho trẻ phát triển cân đối, hài hoà về thể chất - tinh thần, góp phần chuẩn bị về thể lực và trí lực cho trẻ vào trường phổ thông để làm nền tảng cho việc học tập lâu dài của trẻ. Để đáp ứng mục tiêu trên phải từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non trong đó giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hàng năm, trong chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn yêu cầu chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở Giáo dục mầm non thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ, coi đây là nhiệm 190 Vấn đề bồi dưỡng giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn thường gặp... vụ quan trọng được đưa lên hàng đầu nhưng việc thực hiện CSSK của trẻ vẫn còn nhiều bất cập trong thực tiễn. Hiện nay, hầu như các trường mầm non không có cán bộ y tế nên việc quản lý và theo dõi sức khoẻ, xử trí bệnh thường gặp ở trẻ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, thực hành CSSK của giáo viên có được khi còn đang học ở các trường sư phạm mầm non cũng như qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề sau khi ra trường. Bản thân giáo viên không có kiến thức chuyên môn về y tế nên họ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình xử trí và sơ cứu ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ trong thời gian ở trường mầm non, đặc biệt ở những địa bàn trường xa với y tế cơ sở. Thực tiễn cho thấy việc chăm sóc - giáo dục trẻ của giáo viên sau khi tốt nghiệp khoảng 2-3 năm nếu không được bồi dưỡng thì kiến thức và kỹ năng của họ đã trở thành lạc hậu, khó có thể thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ. Với khuôn khổ bài báo chúng tôi đưa ra một số ý kiến và bàn luận xung quanh vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về cách xử trí và sơ cứu ban đầu về các tai nạn thường gặp ở trường mầm non nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Đó là một trong những vấn đề còn nhiều hạn chế khi chúng tôi đi điều tra trực tiếp ở các cơ sở mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng việc xử trí và sơ cứu ban đầu các tai nạn thường gặp ở trường mầm non Tại các trường MN, giáo viên đóng vai trò thay thế cha mẹ trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ, đồng thời giáo viên cũng là người có nhiều ảnh hưởng lớn đối với gia đình trẻ. Điều này cũng được hai tác giả Appleton và Minchom ở Anh (1991) khẳng định về mối liên quan giữa cha mẹ và giáo viên chăm sóc trẻ tại trung tâm phát triển trẻ em Anh quốc: “Cha mẹ trẻ là người hiểu rõ hơn bất kỳ một chuyên gia nào về con cái họ và là người tích cực tham gia vào quá trình can thiệp kích thích trẻ phát triển”. Cũng theo các tác giả này: “Giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo là những chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dạy trẻ và chính giáo viên là cầu nối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, là người hướng dẫn giáo dục gia đình trong lĩnh vực chăm sóc nuôi dạy trẻ tốt nhất” (tr. 93). Một số tác giả khác cho thấy vai trò giáo viên vô cùng quan trọng, họ luôn phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Kiến thức về nuôi dạy trẻ, trong đó có kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em giáo viên MN đã được cung cấp trong quá trình học tập tại các trường sư phạm. Ngoài ra, hàng năm ngành GDMN còn tổ chức bồi dưỡng phổ cập những kiến thức cần thiết cho GVMN với nhiều hình thức khác nhau như: tập huấn hè, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn theo các chuyên đề. . . Tuy nhiên, số giáo viên được 191 Tào Thị Hồng Vân đi tập huấn thường xuyên không đều, chủ yếu các cơ sở cử đại diện đi với số lượng khoảng 50% giáo viên, chính vì thế nên kiến thức và kỹ năng hiện có của giáo viên chủ yếu tích lũy thêm từ quá trình công tác, tự học và tham khảo các tài liệu liên quan. Đặc biệt giáo viên trường mầm non nông thôn, số lượng trẻ nhiều, biên chế giáo viên thiếu, ngoài giờ lên lớp giáo viên còn phải tham gia làm công việc đồng áng, do đó thời gian đọc tài liệu rất ít và không được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về CSSK cho trẻ, điều kiện tìm kiếm tài liệu và thông tin còn hạn chế. . . nên đã ảnh hưởng tới kiến thức và khả năng thực hành của giáo viên về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non. Trong thực tế, vấn đề y tế học đường ở trường MN sau khi xóa bỏ bao cấp đã không có biên chế cán bộ y tế cho các trường MN (hiện tại ngành đã có chủ trương khôi phục lại cán bộ y tế trường học nhưng việc hiện thực hóa chủ trương này còn gặp nhiều khó khăn). Vì thế việc CSSK trong ngày phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ của giáo viên, phải kiêm nhiệm cả công việc của cán bộ y tế trường học. Giáo viên cần phải có những kiến thức và kỹ năng sơ đẳng về sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ tại trường mầm non trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế. Qua tìm hiểu suy nghĩ của một số giáo viên cho thấy: nếu có tai nạn hoặc trẻ ốm đau bất thường là đưa trẻ đến y tế do đó không cần thiết phải biết chi tiết và cụ thể các thao tác sơ cấp cứu ban đầu. Mặt khác hàng năm ngành MN vẫn chỉ đạo cơ sở tập huấn lại cho giáo viên cách cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhưng tập huấn chủ yếu là lý thuyết và chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành. Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp giáo viên ở cơ sở về lý thuyết cách cấp cứu các tai nạn giáo viên đã phần nào nắm được nhưng về kỹ năng thực hành của giáo viên chỉ biết sơ qua một số thao tác đơn giản (chiếm 50%) như cách xử trí hóc sặc, bỏng. Còn một số sơ cứu khác như trẻ bị gãy xương, vết thương phần mềm, hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực... thì rất ít giáo viên thực hiện được vì không nắm được các bước tiến hành. Mặt khác, qua điều tra tủ thuốc ở các trường thì đến 95% tủ thuốc không có dụng cụ nẹp để sơ cứu ban đầu khi trẻ bị gãy xương (ngoại trừ một số trường có cán bộ y tế) vì thế nếu giáo viên biết xử trí thì cũng không có dụng cụ để sơ cứu cho trẻ. Trong khi đó việc phối kết hợp với y tế địa phương để nâng cao kiến thức cho giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm. Có một số nơi y tế địa phương có kết hợp với trung tâm y tế huyện tổ chức tập huấn cho giáo viên các cấp về y tế học đường nhưng giáo viên mầm non không được tham gia. Chính vì vậy khi có một tai nạn xảy ra trong trường không những giáo viên mà cả nhà trường đều lúng túng. Kết quả kiểm tra kiến thức của giáo viên về các tai nạn thường gặp cho thấy có khoảng 65% giáo hiểu đúng cách phòng và các xử trí, nhưng các dấu hiệu nguy hiểm phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay thì phần lớn giáo viên không nắm bắt được. Một trong những nguyên nhân trên là do hiện nay trong chương trình đào tạo cũng như 192 Vấn đề bồi dưỡng giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn thường gặp... chương trình hiện hành ở các cơ sở mầm non chưa bổ sung các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị tai nạn cần phải đưa đến ngay cơ sở y tế, và các tài liệu tham khảo giáo viên chưa thực sự quan tâm. Qua một số kết quả triển khai thử nghiệm mô hình phối kết hợp với y tế cơ sở mở các lớp bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho giáo viên mầm non của tác giả cho thấy: Đề tài đi sâu cung cấp những kiến thức mà trong chương trình đào tạo cũng như trong các lớp bồi dưỡng giáo viên được tham gia nhưng chưa được quan tâm nhiều như chăm sóc trẻ ốm, nhận biết những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám hoặc đi cấp cứu khi trẻ ốm hoặc xảy ra tại nạn là nội dung hiểu biết và thực hành giáo viên còn hạn chế. Để tăng thêm mối liên kết giữa trường mầm non với y tế địa phương, cũng như chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp về công tác y tế học đường, đề tài có mời cán bộ trạm y tế xã (trưởng trạm) tham gia làm giảng viên lớp học với vai trò hướng dẫn các thao tác sơ cứu ban đầu trên mô hình và cho giáo viên thực tập trên mô hình dưới sự giám sát của các chuyên gia và cán bộ y tế. Vì thế thông tin truyền đạt đến với giáo viên dễ hiểu hơn để họ cảm thấy học lý thuyết kết hợp với thực hành. Cán bộ y tế cơ sở nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của mình đối với sự chăm sóc sức khỏe của trẻ ở trường mầm non và tăng thêm niềm tin cho phụ huynh khi họ đưa con tới trường. Kết quả kiểm tra kiến thức và thực hành của giáo viên về tỷ lệ xếp loại tốt sau can thiệp đã tăng lên rõ rệt (trước can thiệp 36%, sau can thiệp 86,7% trong khi đó nhóm đối chứng sau can thiệp loại tốt chỉ tăng từ 36,7% lên 40%). 2.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về xử trí tai nạn của giáo viên mầm non 2.2.1. Trách nhiệm cán bộ quản lý - Nhà quản lí nên có kế hoạch về việc tạo môi trường an toàn đối với trẻ; - Nhà quản lí tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên mang tính thực hành cao, ít lí thuyết; - Định hướng việc phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục trẻ em về tự bảo vệ bản thân, đảm bảo an toàn cũng như hướng dẫn phụ huynh về phòng chống, sơ cứu ban đầu. 2.2.2. Tập huấn cho giáo viên kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp Hàng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp cho giáo viên tại trường hoặc tham gia các lớp tập huấn mà ngành y tế tổ chức với các nội dung sau: - Tập huấn về kiến thức, kĩ năng phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn thương tích và phòng tránh cho trẻ ở các thời điểm tại trường mầm non (đón trẻ, 193 Tào Thị Hồng Vân giờ chơi, giờ ngủ, giờ ăn...); - Tập huấn về một số biện pháp phòng ngừa tai nạn thường gặp ở trường mầm non; - Tập huấn kiến thức và kĩ năng sơ cứu ban đầu một số tai bạn thường gặp đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm khi phải đưa trẻ đi cấp cứu cơ sở y tế gần nhất. 2.2.3. Nâng cao trách nhiệm của giáo viên và nhà trường - Giáo viên phải nhận thức trước về sự cần thiết có hiểu biết về nội dung này, vì điều này có ý nghĩa thúc đẩy động cơ học hỏi của giáo viên; - Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể; - Giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà; - Giáo viên thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi; - Khi trẻ bị tại nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ; - Giáo dục an toàn cho trẻ theo nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non và tình hình thực tế của địa phương. 2.2.4. Công tác y tế học đường - Trang bị những dụng cụ cấp cứu theo yêu cầu của ngành để sơ cứu trẻ kịp thời tại trường. - Cung cấp các phác đồ cấp cứu một số tai nạn phải có tại các lớp để giáo viên thuận tiện tham khảo khi có sự cố xảy ra. - Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa nhà trường và cở sở y tế địa phương. 3. Kết luận Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục cho giáo viên mầm non là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tổ chức thực hiện yêu cầu của ngành mầm non. Đây cũng là một công việc đòi hỏi có sự đầu tư toàn diện, từ quan điểm nhận thức đến hành động trong quản lý và tổ chức thực hiện. Trong những năm gần đây, các trường mầm non đã có sự đổi mới trong nhận thức cũng như trong hành động về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Thể hiện sự quan tâm đầu tư đáng kể cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trường mầm non cũng như đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới cũng như đáp ứng của cơ chế thị trường có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng về kiến 194 Vấn đề bồi dưỡng giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn thường gặp... thức cũng như kỹ năng xử trí các tai nạn thường gặp cần phải từng bước cải tiến về nội dung cũng như hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, cần phải có sự nỗ lực cố gắng không những của giáo viên mà còn của cán bộ quản lý cũng như các ngành có liên quan như y tế, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội để phối kết hợp đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, tạo được niềm tin cho cha mẹ và cộng đồng. Cần phải khẳng định rằng, không làm tốt việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về xử trí các tai nạn xảy ra ở trường mầm non thì không thể nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, và không đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, điều cốt yếu mà cả xã hội đang quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục, 2002. Quyết định số 161/2002/QĐ.TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, tr. 5-6. [2] Bộ Giáo dục, 2002. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Hà Nội, tr. 22-24. [3] Bộ Y tế và Cứu trợ trẻ em Mĩ, 2004. Tình hình sức khỏe trẻ em dưới 6 tuổi ở Việt Nam. [4] Armington, D, E., 2000. A plan for continuing growth. Educational Development Centrer, Newton, pp. 3-4. ABSTRACT Training pre-school teachers to deal with frequently-met accidents in kindergartens The article presents the status quo of teachers’ knowledge and skill in first- aid when children have common accidents in kindergartens. Our results show that teachers only have primary knowledge of first-aid and their skills remain very limited. The article also brings forth possible measures to be taken to improve and deepen teachers’ knowledge and skills necessary to deal with frequently-met ac- cidents in kindergartens. To this end, it is necessary to synchronize coordination between teachers and managers, among sectors and branches concerned including the healthcare sector to provide healthcare for children in kindergartens. 195
Tài liệu liên quan