Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tếhiện nay, với vịtrí là một quốc gia đang
phát triển, việc nhận trợcấp từnước ngoài đểphát triển nền kinh tếcòn lạc hậu
trong nước là một trong những giải pháp thiết yếu của Việt Nam . Trình bày hội
nghịnhóm tưvấn các nhà tài trợcho Việt Nam ngày 6 -7/12/2006, đại diện chính
phủViệt Nam khẳng định , trong 5 năm qua,, vốn ODA đã trởthành nguồn vốn bổ
sung quan trọng cho sựnghiệp phát triển kinh tếxã hội ởViệt Nam
Nguồn vốn ODA đã hỗtrợ đắc lực cho phát triển hạtầng cơsở ởViệt Nam
, đồng thời là sựphát triển vềmặt xã hội trong thời kì xây dựng nền kinh tếthị
trường theo định hướng xã hội chủnghĩa.
15 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề thu hút và sửdụng vốn ODA - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Đề tài
Vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA
Thực trạng và giải pháp
HÀ NỘI - 2007
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, với vị trí là một quốc gia đang
phát triển, việc nhận trợ cấp từ nước ngoài để phát triển nền kinh tế còn lạc hậu
trong nước là một trong những giải pháp thiết yếu của Việt Nam . Trình bày hội
nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 6 -7/12/2006, đại diện chính
phủ Việt Nam khẳng định , trong 5 năm qua,, vốn ODA đã trở thành nguồn vốn bổ
sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển hạ tầng cơ sở ở Việt Nam
, đồng thời là sự phát triển về mặt xã hội trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bằng việc tiếp nhận và triển khai vốn ODA , nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tích nổi bật, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc thu hút và sử dụng vốn ODA vẫn
còn nhiều hạn chế và bất cập.
Theo nhận định của chính phủ, giai đoạn 2006-2010 , trong bối cảnh ODA
thế giới có nhiều thuận lợi nhưng còn nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục có một
số lợi thế để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, song đi cung với nó là không ít những
khó khăn cần khắc phục để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên ,
tránh tình trạng biến Việt Nam trở thành “ con nợ ” đồng thời thúc đẩy quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bài tiểu luận dưới đây, dưới góc nhìn của một sinh viên và bằng một
số tài liệu tham khảo, những đánh giá của các chuyên gia kinh tế, em xin trình bày
một vài ý kiến về vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, về thực trạng
cũng như giải pháp.
Do thời gian có hạn , cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài
tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp , khắc phục từ các thầy cô và các bạn.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
1.Sơ lược những vấn đề cơ bản.
1.1. Định nghĩa khái quát về vốn ODA
ODA là ba chữ cái đầu tiên của cụm từ : Official Development Assistance,
dịch sang tiếng Việt là hỗ trợ hay trợ giúp phát triển chính thức. Vốn ODA là hình
thức đầu tư gián tiếp của các Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế vào một nhà
nước đang phát triển nào đó. Nó thường kèm với các điều kiện ưu đãi( lợi nhuận
thấp hoặc bằng 0), tập trung vào những dự án có mức vốn đầu tư tương đối lớn,
thời gian dài và gắn chặt với thái độ của các Nhà nước và các tổ chức kinh tế chính
trị có liên quan.
1.2.ODA - một nguồn vốn cần thiết
1.2.1.Một vài ưu điểm của nguồn vốn ODA
ODA, với những ưư điểm như qui mô lớn, lãi suất thấp ( dưới 3%, trung
bình từ 1-2% / năm), thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài, đặc biệt là
trong nguồn vốn ODA có một phần không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tống số
vốn ODA >
Bình quân mỗi năm các nhà tài trợ dành cho Việt Nam 2.5 tỷ USD số vốn
ODA, tương đương 6% GDP
1.2.2. Nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế ở Việt Nam
Nguồn vốn này đã đóng một phần rất quan trọng trong chiến lược tăng
trưởng, giảm nghèo, chưyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển
nền kinh tế , xã hội của nước ta.
Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực giao thông vận tải,
phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phổi điện, phát triển nông nghiệp và
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
nông thôn, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, y tế , giáo dục , và đào tạo , khoa học
và công nghệ.
Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc
gia có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, tiêm chủng mở rộng ,
dinh dưỡng trẻ em
ODA cũng góp phần quan trọng tăng cường khả năng quản lí của nhà nước
thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển pháp luật , các dự thảo cải cách bộ máy
hành chính quan liêu và lạc hậu trước đây. Thông qua các dự án ODA, trình độ khoa
học kĩ thuật trong sản xuất, trình độ quản lí của các cán bộ Việt Nam phát triển rất
nhiêu.
Một loạt những thành tích mà Việt Nam đạt được từ thời kì mở cửa cho đến nay
trong mọi lĩnh vực : văn hoá, y tế , giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội, đã là bằng
chứng cho sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam..
1.3. Cần phải thận trọng khi thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Ngoài mục tiêu cung cấp ODA cho các nước nghèo giúp họ phát triển kinh tế,
thục chất là trong tương lai , các nước nghèo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của chính các nước giàu, cụ thể là biến họ thành nơi cung cấp nguyên vật liệu
rẻ , nhân công rẻ, tiếp nhận công nghệ và tư bản thừa, là thị trường tiêu thụ hàng hoá ,
đón nhận những ngành, công nghệ ít hàm lượng khoa học, gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy , các nước giàu khi cung cấp ODA cho các nước nghèo đều gắn với những lợi
ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục
tiêu về an ninh quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị.
Về kinh tế, các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế
quan, bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu của các nước
tài trợ.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường , yêu cầu
có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như cho phép họ đầu tư
vào những lĩnh vực hạn chế có khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA của các nước này cũng thường gắn với việc mua sản phẩm từ
cá c nước này đôi khi không hoàn toàn phù hợp, không cần thiết đối với các nước
nghèo.
Các nước nhận ODA buộc phải chấp nhận một phần trợ cấp là hàng hoá hoặc
dịch vụ từ các nước giàu.
Câc nước tiếp nhận tuy có toàn quyền sử dụng ODA nhưng thông thường, các
danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, do đó một
số dự án có thể không thật cần thiết và quan trọng đối với nước tiếp nhận.
Tác động của tí giá hối đoái có thể làm cho giá trị tiền trả lớn hơn
Thêm vào đó là tình trạng thất thoát , sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ODA
có thể đẩy nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần.
2.Thực trạng của quá trình thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA
2.1. ODA cam kết cho Việt Nam đạt kỉ lục
Kết thúc hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, cộng đồng quốc tế
cam kết dành 3,747 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, cao hơn 300 triệu USD so với
năm ngoái và là nước có mức cam kết ODA cao nhất từ trước đến nay.
Trong đó , đứng đầu trong danh sách tài trợ là EU với 936,2 triệu USD , Nhật
Bản với 835,6 triệu USD , Ngân hàng thế giới WB là 750 triệu USD, ngân hàng phát
triển châu Á(ADB) 539 triệu USD, Pháp 397,7 triệu USD. Đặc biệt trong năm nay là sự
cam kết viện trợ của Trung Quốc với tổng đầu tư lên đến con số 200 triệu USD.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Hội nghị CG năm nay ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc thu hút
cam kết tài trợ nhờ vào những thay đổi trong chính sách thu hút vốn.
Phía các nhà tài trợ hàng đầu là EU, Nhật Bản, ADB đều có nhận định tích
cực về điều này , trong đó có việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam đã tăng tương
đối nhanh so với những năm trước và khá cao so với những nước trong khu vực.
Hai ví dụ điển hình là việc thu hút và sử dụng vốn ODA ở hai dự án là Cảng Hải
Phòng và Quốc lộ số 5.
Bảng số liệu sau cho ta thấy con số ODA cam kết (C.K.), số thực hiện (T.H.) và tỉ lệ phần trăm
thực hiện trên cam kết qua các năm.
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
C.K 1,81 1,94 2,26 2,43 2,4 2,2 2,21 2,4 2,4 2,5 2,83 3,44
T.H 0,41 0,73 0,74 0,9 1,0 1,24 1,35 1,65 1,5 1,53 1,42 1,65
% 22,8 37,40 32,6 37 41,7 56,5 61 68,8 62,5 61,1 50,2 48
Chính sách tích cực vận động của Đảng ta nhằm thu hút nguồn vốn phát triển
chính thức ODA đã có từ lâu, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam kí hiệp định hoà bình
Campuchia, cộng đồng tài trợ đã nối lại ODA dành cho nước ta vào năm 1993.
Từ đó đến nay, ta đã vận động được 15,25 tỷ USD , vốn ODA cam kết và
được hợp thức hoá bằng các hiệp định được kí kết hơn 10 tỷ USD, trong đó vốn
vay ưu đãi khoảng hơn 8 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại khoảng gần 2 tỷ
USD. Tính đến hết năm 1999, ta đã giải ngân được khoảng 6,4 tỷ USD , đạt khoảng
42% số vốn ODA được kí kết.
Đại diện ngân hàng thế giới WB tại Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam là
một quốc gia nhận ODA lớn nhất thế giới, tuy nhiên số vốn này không đủ đáp ứng
nhu cầu đầu tư của Việt Nam sắp tới.
2.2.Triển vọng thu hút.
Trong một số hội nghị vừa qua, bộ ngoại giao Việt Nam tỏ ra rất tin tưởng về
triển vọng thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển trực tíêp ODA vì theo đánh giá của
các chuyên gia, năm 2007 sẽ có rất nhiều yếu tố tác động tích cực tới nguồn vốn
này tại Việt Nam.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Trước tiên, mức ODA cam kết cho Việt Nam năm nay cao hơn hẳn năm
trước, ít nhất là 3,74 tỷ USD.
Thuận lợi đầu tiên về phía Việt Nam là tình hình giải ngân vốn có tiến bộ,
trong năm 2006, cả nước đã giải ngân được gần 2 tỷ USD, đạt mức chỉ tiêu đã đặt
ra.Có thể nói đây là một nỗ lực cũng như tiến bộ rất lớn của các cơ quan nhà nước,
chính phủ, doanh nghiệp và các ban ngành có liên quan.
Bộ kế hoạch và đầu tư đã và đang triển khai chủ trương phân câp thẩm quyền
phê duyệt vốn ODA nhằm tạo ra động lực thi đua giữa các địa phương, theo hướng
đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ cũng như trách
nhiệm của các ngành có liên quan, qua đó tạo thêm hiệu quả trong việc thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA.
Cũng theo dự kiến của bộ kế hoạch và đầu tư , lượng vốn giải ngân được
trong năm 2007 sẽ đạt khoảng 2 tỷ, vuợt mức kế hoạch và tăng 14 % so với năm
ngoái.
2.3. Tình trạng thất thoát và sử dụng ODA kém hiệu quả.
2.3.1.Nguyên nhân
Trong tham luận về thực trạng sử dụng vốn ODA, tiến sĩ Nguyễn Thành Đô,
vụ trưởng vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho rằng: cơ chế chính sách quản lí
ODA chưa đồng bộ và còn rất nhiều bất hợp lí , vừa gây cản trở trong hoạt động
của các dự án, vừa tạo ra kẽ hở trong quản lí Nhà nước dẫn đến tình trạng lạm dụng
trong sử dụng vốn.
Trước tiên, cần phải nói rằng hành lang pháp lí chưa cao, phân cấp chưa rõ
ràng, chưa có sự thống nhất, động bộ với nhau.
Thứ hai, thông tin chưa cập nhật kịp thời dẫn đến việc hiểu và sử dụng chính
sách bị sai lệch dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai , gây tâm lí không tốt
trong sự nhìn nhận của các nhà tài trợ.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Bên cạnh đó, thủ tục phê phán còn rườm rà, chưa đơn giản hoá, lãng phí ,
ách tắc và giảm tính linh hoạt. Quan trọng hơn, việc phân định chức năng của các
cơ quan quản lí ODA còn mang tính chất dàn trải, chưa tập trung vào một đầu mối,
dẫn đến không ai chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề xảy ra. Tình trạng “ cha
chung không ai khóc” đó gây ảnh hưởng rất lớn trong quá trình công tác và thực
thi nhiệm vụ của các cán bộ, ban ngành liên quan.
Một số tồn tại khác cũng được nêu lên là việc lập, thẩm định và phê duyệt dự
án đầu tư, dự toán công trình bằng nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập, gây lãng phí
và thất thoát nguồn lực, phương thưc lựa chọn nhà thầu xây lắp , mua sắm và dịch
vụ tư vấn thực hiện dự án còn bị động, lỏng lẻo, công tác đền bù giải phóng mặt
bằng cho xây lắp công trình còn nhiều bất cập, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh
hưởng xấu tới quá trình giải ngân vốn.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong khâu thẩm định dự án về kĩ thuật và tài
chính. Trong quan niệm của một số cơ quan thụ hưởng vốn ODA, cả ở trung ương
và địa phương, vẫn còn suy nghĩ thởi bao cấp cho rằng đó là tiền chính phủ cho.
Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức “ tranh thủ ” nguồn vốn mà không
tính đến hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án cũng như khả năng trả nợ.
Người phát ngôn Bộ kế hoạch và đầu tư cũng có nhận xét ở nước ta nhiều
nơi coi ODA là tiền chùa, do Chính phủ vay với lãi suất thấp hoặc xin viện trợ
không hoàn lại của nước ngoài nên xem nhẹ vấn đề hiệu quả và trách nhiệm sử
dụng, gây thất thoát, lãng phí. Điển hình gần đây nhất là vụ án PMU18 đã tham ô
hàng chục tỷ đồng của Nhà nước, số tiền trên lấy từ số vốn ODA được giao sử dụng.
Tổng hoà những vấn đề trên đã làm giảm thiểu hiệu quả thu hút và sử dụng
vốn, gây thất thoát, lãng phí . Do đó chúng ta cần nâng cao nhận thức về nguồn vốn
ODA, chủ động sử dụng một cách hợp li, hiệu quả và phải tính toán kĩ khả năng trả
nợ.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
2.4. Tầm quan trọng của Nhà nước vế sử dụng ODA
2.4.1. Khái niệm quản lí Nhà Nước về vốn ODA
Quản lí nhà nước về vốn ODA là sự quản lí của Nhà nước đối với toàn bộ
nguồn vốn ODA bằng quyền lực của Nhà nước thông qua cơ chế quản lí vốn ODA,
nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra với quá trinh thu hút và sử dụng vốn
ODA. Tóm lại, quản lí Nhà nước về vốn ODA là quá trình Nhà nước lập kế hoạch,
kiểm tra , lãnh đạo, kiểm tra việc thu hút vá sử dụng vốn ODA nhằm đạt các mục
tiêu đặt ra trong quá trình xây dựng đất nước.
2.4.2. Tầm quan trọng của quản lí Nhà nước đối với nguồn vốn ODA.
Vốn ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các nươc tiếp nhận trong giai
đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có thể sử dụng không hiệu quả, gây
nợ nần cho Nhà nước nếu như không có sự quản lí.
Phải nhấn mạnh taamf quan trọng của quản lí nhà nước đối với nguồn vốn
ODA vì các lí do sau:
Thứ nhất, giá trị thực chất của vốn ODA luôn thấp hơn giá trị danh nghĩa của
nó : Chi phí thực tế mà nước nhận viện trợ phải trả để sử dụng vốn ODA lớn hơn so
với lãi suất thực tế. Nhà tài trợ đôi khi ràng buộc nước tiếp nhận phải đồng ý một
khoảng viện trợ là hàng hoá, trung bình là ở mức 20% giá trị ODA.
Thứ hai, các nhà tài trợ có quyền chủ động nhất định trong việc cung cấp
ODA theo dự án , do đó , các dự án , chương trình được lựa chọn tài trợ không phải
khi nào cũng quan trọng và tối ưu nhất đối với nước tiếp nhận.
Thứ ba, tác động của tỉ giá hối đoái làm cho giá trị vốn ODA tăng lên hay giá
trị số nợ phải trả tăng lên.
Thứ tư, những chi phí gián tiếp phải trả cho các khoản vốn ODA.
Thứ năm, nước tiếp nhận ODA ít nhiều bị ràng buộc về mặt kinh tế và chính
trị.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Như vậy nếu không đàm phán chi tiết với nhà tài trợ để giảm chi phí và không quản
lí chặt chẽ việc sử dụng thì giá trị thực tế của vốn ODA thấp hơn nhiều so với giá
trị danh nghĩa của nó.
Thứ sáu, nước tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn
vốn ODA.
Nếu nguồn vốn ODA không được hiệu quả, thì không những các nước này không
khai thác được mặt tích cực của vốn ODA mà còn đẩy vào tình trạng nợ nần , khi
đó , sẽ xuất hiện thêm nhiều lỗ hổng trong đầu tư, thương mại, tài chính quốc tế. Vì
thế cán cân thương mại quốc tế càng bị thâm hụt trầm trọng , dễ gây phá giá đồng
nội tệ và có khả năng xuất hiện khủng hoảng xã hội.
3. Một số giải pháp
3.1. Giải pháp thu hút vốn ODA
Việc thu hút và giải ngân vốn ODA chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong đó nguyên nhân nội tại và chủ quan là chủ yếu. Giải pháp trước tiên là phải
xây dựng hệ thống pháp lí hoàn chỉnh nhằm đảm bảo công bằng, hạn chế rủi ro
trong cạnh tranh, thương mại và đầu tư, hệ thống quản lí và giám sát thực hiện
nguồn vốn ODA cần được củng cố, thu hút ODA phải theo từng lĩnh vực , đề án cụ
thể, tránh dàn trải... Bên cạnh đó là việc xây dựng các chính sách, đề án mang tính
khả thi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Phải đảm bảo và tăng cường ổn định về mặt chính trị, như vậy sẽ khiến các
nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam.
Hoàn thiện và tăng cường hệ thống thông tin, nhằm cập nhật thông tin một
cách nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
Tich cực đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, phòng chống tệ nạn xã hội,.
Cần bằng nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng lạm phát, mục tiêu năm
2005 là giữ mức lạm phát ở 5% nhưng sau đó do nhiều nguyên nhân khác nhau đã
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
tăng lên đến 8,9%. Như vậy , kinh tế Việt Nam có khả năng phải đối mặt với tăng
trưởng âm, ảnh hưởng lớn tới chất lương cuộc sống. Hiện đây đang là vấn đề quan
tâm của chính phủ, đang huy động nhiều biện pháp khác nhau như : kiểm soát tín
dụng, giảm cung tiền tệ, nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng, trợ giá xăng
dầu, tích cực phòng chống thiên tai,.
3.2. Giải pháp chống lãng phí ODA
Thứ nhất cần để ra nguyên tác lựa chọn ưu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu
tư dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian qui định và kiên quyết từ
chối các khoản ODA xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối bởi
các yếu tổ ràng buộc.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lí nhà nước đối
với nguồn vốn ODA theo hướng giảm bớt những bất cập hiện tại nhằm đẩy nhanh
tiến độ triển khai thực hiện và hiệu qủa sử dụng vốn của các dự án , đồng thời đảm
bảo phù hợp với tập quan thương mại quốc tế cũng như thủ tục của các nhà tài trợ.
Thứ ba, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các
khâu của qui trình dự án lựa chọn, lập văn kiện dự án , thẩm định, phê duyệt, tổ chức
thực hiện hợp đồng mua sắm, xây lắp , tư vân, .khả năng trả nợ, tính bền vững
trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn
Thứ tư, kiện toàn, nâng cao hiệu quả , hiệu lực của các cơ quan quản lí Nhà
nước, đặc biệt là các cơ quan quản lí dự án, theo hướng phân định rõ chức năng của
các bộ, ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án.
Thứ năm, quản lí chặt chẽ tài sản mua sắm phục vụ dự án , chẳng hạn về tiêu
chuẩn mua sắm ô tô phục vụ cho dự án có thể không dùng vốn vay nước ngoài như
hiện nay và sử dụng luân chuyển cho nhiều dự án cho đến khi từng chiếc xe hết giá
trị sử dụng,.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Thứ sáu, nâng cao trình độ , năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án
ở các bộ, ngành, địa phương đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và ngoại
ngữ cũng như kinh nghiệm quản lí ,.
Thứ bảy, tăng cường vai trò kiểm tra , thanh tra của bộ chủ quản , các bộ có
chức năng quản lí và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án
và đối với hoạt động quản lí của các chủ đầu tư, các PMU
Thứ tám, cần phát huy tính tự giác trong đội ngũ cán bộ , tuyệt đối xoá bỏ
những tư tưởng lệch lạc như coi ODA là tiền chùa để ra sức tranh thủ, sử dụng bừa
bãi mà không tính đến hậu quả sau này.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
Kết luận
Có thể nói, việc tiếp nhận ODA là con dao hai lưỡi. Nếu nước tiếp nhận ODA
tổ chức quản lí và sử dụng tốt nguồn vốn này, khai thác triệt để những ưu điểm của
nó và hạn chế những bất lợi có thể xảy ra thì vốn ODA là nguồn ngoại lực vô cùng
quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế . Trường hợp
thành công của Nhật Bản vào giai đoạn 1950-1960 và của Hàn Quốc vào giai đoạn
1960-1970 là một ví dụ.
Ngược lại, nếu quản lí và sử dụng không hiệu quả thì vốn ODA trở thành gánh
nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, xu hướng chung trên thế giới
hiện nay là các nước phát triển luôn muốn thu hút các khoản vốn ODA , đồng thời
nghiên cứu đưa ra những phưong pháp quản lí có hiệu quả để khai thác thế mạnh của
nguồn vốn này.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện
nay, với vị trí là một nước đang phát triển, Việt Nam không thể không tranh thủ thời
cơ để thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước. Tuy vậy , thời cơ luôn đi kèm với thách thức, để thực hiện mục tiêu, không
còn cá