Vấn đề tiền lương và lao động trong bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Toàn văn của luật có 17 chương 198 điều; sau gần 8 năm thực hiện do xã hội có nhiều biến đổi theo hướng phát triển và đa dạng hóa các loại hình lao động; do vậy nên một số quy định của Bộ luật Lao động đã không còn phù hợp với thực tế lao động trong xã hội ta hiện nay. Để điều chỉnh những điểm không còn phù hợp của Bộ luật Lao động; ngày 02/4/2002 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003. Nhằm giúp cho cán bộ công đoàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời giúp cho công nhân viên chức lao động hiểu một cách cơ bản về những điều khoản có liên quan đến quyền và lợi ích được quy định trong Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung); Liên đoàn Lao động thành phố Hồ chí Minh biên soạn tài liệu hỏi - đáp nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu pháp luật trong cán bộ công đoàn và công nhân viên chức lao động. Điều 55. Tièn lương Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việỳc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề tiền lương và lao động trong bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Toàn văn của luật có 17 chương 198 điều; sau gần 8 năm thực hiện do xã hội có nhiều biến đổi theo hướng phát triển và đa dạng hóa các loại hình lao động; do vậy nên một số quy định của Bộ luật Lao động đã không còn phù hợp với thực tế lao động trong xã hội ta hiện nay. Để điều chỉnh những điểm không còn phù hợp của Bộ luật Lao động; ngày 02/4/2002 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003. Nhằm giúp cho cán bộ công đoàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời giúp cho công nhân viên chức lao động hiểu một cách cơ bản về những điều khoản có liên quan đến quyền và lợi ích được quy định trong Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung); Liên đoàn Lao động thành phố Hồ chí Minh biên soạn tài liệu hỏi - đáp nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu pháp luật trong cán bộ công đoàn và công nhân viên chức lao động. Điều 55. Tièn lương Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việỳc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Nhu cầu về lao động Đường cầu lao động dốc xuống. Lao động là một yếu tố sản xuất. Người sản xuất là người có nhu cầu về lao động và mang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển nhiều lao động hơn nếu mức tiền công thực tế giảm (giả định là quá trình sản xuất cần hai yếu tố là tư bản và lao động đồng thời hai yếu tố này có thể thay thế cho nhau). Nói cách khác, lượng cầu về lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng. Vì thế đường cầu về lao động là một đường dốc xuống. (Xem thêm Mệnh đề số 1 của kinh tế học cổ điển) [sửa] Cung cấp lao động [sửa] Tầm vĩ mô Đường cung lao động trong quan điểm của kinh tế học cổ điển. Kinh tế học cổ điển cho rằng mức tiền công thực tế càng cao thì lượng cung về lao động càng tăng. Đường cung về lao động vì thế là một đường dốc lên. (Xem thêm Mệnh đề số 2 của kinh tế học cổ điển) Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học Keynes Còn kinh tế học Keynes cho rằng trong ngắn hạn, người lao động ít điều kiện tìm được việc làm và do đó ít điều kiện mặc cả tiền công. Do đó, trong ngắn hạn, lượng lao động cân bằng là lượng do nhà sản xuất quy định. Người lao động phải chấp nhận lượng đó bất kể mức tiền công ra sao. Nói cách khác, trong ngắn hạn, lượng cung lao động không phản ứng với mức tiền công thực tế, nên đường cung nằm ngang hoàn toàn. Trong dài hạn, đường cung sẽ dốc lên. [sửa] Tầm vi mô Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học tân cổ điển Kinh tế học tân cổ điển cho rằng đường cung lao động vi mô là một đường uốn ngược. Người ta cần cả lao động để có thu nhập sinh tồn lẫn cả nghỉ ngơi vì nhiều lý do. Vì số giờ trong ngày là không đổi, nếu số giờ lao động nhiều thì số giờ nghỉ ngơi sẽ ít. Nói theo kinh tế học, là có sự đánh đổi giữa lao động (và do đó là thu nhập) và nghỉ ngơi. Khi mức thu nhập thấp, người ta phải lao động và hy sinh sự nghỉ ngơi. Vì thế khi tiền công thực tế ở một khoảng thấp nhất định, đường cung dốc lên. Tuy nhiên, khi thu nhập cao hơn, người ta lại thấy cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Tiền nhiều chẳng để làm gì nếu không có lúc nào tiêu dùng chúng. Vì thế, tiền công thực tế càng cao, thì lượng cầu về lao động (đo bằng số giờ) lại giảm đi. Kết quả là có một đường cung lao động uốn ngược. (Xem thêm Đường cung lao động uốn ngược). [sửa] Thị trường lao động Thị trường lao động là nơi cung và cầu về lao động gặp nhau. [sửa] Giá cả lao động Giá cả lao động chính là tiền công thực tế. Mặc dù mức giá lao động có phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện lao động[1] và giới tính[2], v.v..., song trong cách nhìn của kinh tế học, lao động là một loại hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động, nên giá cả của nó còn phụ thuộc vào cả lượng cầu lẫn lượng cung. Điều này giải thích tại sao lao động trong nghề này lại được trả tiền công cao hơn lao động trong nghề nghiệp khác.[3] [sửa] Ghi chú ▲ Điều kiện lao động khắc nghiệt hơn sẽ dẫn tới xu hướng được trả tiền công cao hơn. ▲ Các điều tra cho thấy cùng một công việc, nếu là lao động nữ sẽ chỉ nhận được mức tiền công thấp hơn so với lao động nam. ▲ Nhà kinh tế của Đại học Chicago Steven D. Levitt đã giải thích trong cuốn sách Freakonomics của mình rằng: sở dĩ gái điếm có tiền công cao hơn kiến trúc sư là vì lượng cầu về gái điếm thì lớn mà lượng cung về gái điếm thì lại nhỏ (không phụ nữ nào sinh ra đã muốn trở thành gái điếm), trong khi đó lượng cung về kiến trúc sư thì lớn mà lượng cầu về kiến trúc sư thì nhỏ. Kiến trúc sư thường tìm đến gái điếm, chứ gái điếm ít khi tìm đến kiến trúc sư. TIỀN LƯƠNG: hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, tức là giá cả của sức lao động. TL dưới chủ nghĩa tư bản đã che đậy thực chất bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, gây ra ảo tưởng toàn bộ lao động của công nhân được trả công đầy đủ. Vì TL được trả sau khi đã lao động xong làm một số người tưởng rằng TL là giá trị của sức lao động. Nhưng thực tế, TL chỉ là giá cả của hàng hoá sức lao động. Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủ nghĩa, sức lao động cũng là hàng hoá. Tuy là người chủ sở hữu tập thể, nhưng sức lao động cũng được tính giá trị và do đó có giá cả, người lao động cũng được trả công và hình thức TL xem như giá cả của sức lao động. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi bảo đảm lợi ích cho người mua (là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân) và người bán sức lao động. TL có hai hình thức cơ bản: theo thời gian và theo sản phẩm. Sự khác biệt về TL cho các nhóm công nhân khác nhau dựa trên ba yếu tố: sự khác biệt về trình độ chuyên môn, năng suất và hiệu quả của lao động; sự khác biệt về ngành nghề, vị trí quan trọng, sản lượng và hiệu quả cao thấp khác nhau; sự khác biệt về vùng kinh tế phát triển và thịnh vượng khác nhau. Sự khác biệt về TL trong một ngành, giữa các ngành và giữa các vùng có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng, sự di chuyển lao động hợp lí giữa các ngành nghề và các vùng. Mặt khác, sự khác biệt TL cũng phản ánh sự kì thị chủng tộc và giới tính, và sự đối đãi bất công của các giới chức nắm độc quyền. Tiền lương Trong một thị trường cạnh tranh, mức lương được quyết định bởi quan hệ cung cầu về lao động (xem đồ thị). Đường cong D (nhu cầu lao động) dốc xuống phản ánh giảm khả năng sản xuất cận biên của lao động khi có nhiều người cùng lao động. Đường cong S (cung lao động) dốc lên chứng tỏ mức lương càng cao thì số cung lao động càng lớn; vị trí và độ dốc của S tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn của công nhân và khả năng di động sức lao động về địa lí và nghề nghiệp. Mức lương cân bằng Lm là nối hai đường cong cung và cầu cắt nhau (E). Tác động của TL vào cung cầu thị trường lao động còn chịu ảnh hưởng các chính sách của các nghiệp đoàn và của giới chủ. Chính phủ có thể tác động vào thị trường lao động bằng quy định mức lương tối thiểu và thời gian ngày làm việc tối đa, hoặc chính sách giá và thu nhập.