Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Bài viết đề cập tới việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Kết quả thống kê mức điểm mà sinh viên đã đạt được trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết bước đầu cho thấy, việc tổ chức đánh giá thường xuyên, liên tục bằng cách sử dụng phối kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá tích cực khác nhau sẽ góp phần tạo nên sự nhất quán giữa chuẩn đầu ra dự định với các hoạt động giảng dạy và học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học Tư duy hệ thống tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 261-276 This paper is available online at VẬN DỤNGMỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC CHOMÔN HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG NHẰM ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Kim Oanh Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài viết đề cập tới việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Kết quả thống kê mức điểm mà sinh viên đã đạt được trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết bước đầu cho thấy, việc tổ chức đánh giá thường xuyên, liên tục bằng cách sử dụng phối kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá tích cực khác nhau sẽ góp phần tạo nên sự nhất quán giữa chuẩn đầu ra dự định với các hoạt động giảng dạy và học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học Tư duy hệ thống tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Tư duy hệ thống, đánh giá, kĩ thuật đánh giá tích cực, chuẩn đầu ra, CDIO. 1. Mở đầu Tiếp cận CDIO (Conceive - Hình thành ý tưởng; Design - Thiết kế ý tưởng; Imple- ment - Thực hiện; Operate - Vận hành) là một phương pháp luận để xây dựng, triển khai đào tạo và phát triển đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng toàn diện cho nền giáo dục đại học. Đây là phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chương trình và tổ chức giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo ngành kĩ thuật và công nghệ, để nâng cao khả năng tiếp thu các kiến thức cơ bản của sinh viên, đồng thời đẩy mạnh việc học các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống [2]. Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên cần đạt 04 khối kiến thức, kĩ năng chính sau: (1) kiến thức chuyên ngành và lập luận kĩ thuật (technical knowledge and reasoning); (2) kĩ năng, thái độ cá nhân và nghề nghiệp (professional and personal skills and attitudes), (3) kĩ năng, thái độ xã hội (interpersonal skills and attitudes); (4) kiến thức, kĩ năng CDIO trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp (CDIO in social and enterprise context) [2;70]. Vì vậy, để áp dụng và triển khai phương pháp tiếp cận CDIO đòi hỏi phải xem xét tới sư nhất quán của Liên hệ: Dương Thị Kim Oanh, e-mail: dkoanh.fee.hut@gmail.com. 261 Dương Thị Kim Oanh các chuẩn đầu ra dự định (Intended learning outcomes), các hoạt động giảng dạy và học tập (Teaching and learning activities) và đánh giá (Assessment) [2;161]. Hiện nay, xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO đã được áp dụng tại hơn 50 trường đại học ở trên 25 Quốc gia [7]. Tại Việt Nam, tiếp cận CDIO đã bước đầu được triển khai tại một số cơ sở đào tạo đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (đào tạo một số ngành ở các trường thành viên), trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,... Với việc triển khai chương trình đào tạo mới này, thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ ít hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên phải chuyển từ phương pháp học tập thụ động nghe giảng sang cách học tập tích cực, chủ động tham khảo tài liệu ở thư viện, Internet... Để giúp sinh viên học tập chủ động, qua đó đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, bên cạnh sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực - thành phần thứ 3 tạo nên sự nhất quán khi áp dụng và triển khai chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO là cần thiết. Vì vậy, phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO đang được áp dụng tại trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về đánh giá kết quả học tập Theo quan điểm của Lí luận dạy học hiện đại, mặc dù đánh giá là khâu cuối song chúng là một mắt xích quan trọng của quá trình dạy học. Trong phương pháp luận xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO, đánh giá kết quả học tập được hiểu là hoạt động đo lường mức độ và theo dõi thành tích học tập mà sinh viên đã đạt được về kiến thức chuyên môn; kĩ năng cá nhân và giao tiếp; kĩ năng kiến tạo sản phẩm; quy trình và hệ thống (các chuẩn đầu ra cụ thể của môn học hay chương trình học) [2]. Với cách quan niệm như trên, có thể hiểu trong đánh giá kết quả học tập theo phương pháp tiếp cận CDIO đã bao hàm trong đó hoạt động kiểm tra - công cụ để đo lường trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học [3]. Đánh giá gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên. Kết quả đánh giá không chỉ phản ánh năng lực học tập của sinh viên mà còn phản ánh một phần phương pháp dạy học của giảng viên. Vì vậy, hoạt động đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của sinh viên mà còn là nguồn thông tin phản hồi giúp giảng viên xác định được chất lượng và mức độ phù hợp của các phương pháp dạy học đã được sử dụng để từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm tạo nên sự nhất quán với các chuẩn đầu ra dự định. Với ý nghĩa như trên, đánh giá cần được xem là thành phần bắt buộc trong kế hoạch dạy học. Vì sự tiến bộ của người học, hoạt động đánh giá nên được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kì trong suốt quá trình dạy học. 262 Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Bảng 1. So sánh quan điểm đánh giá truyền thống và tích cực Đánh giá truyền thống Đánh giá tích cực Giảng viên đánh giá “kín”, chủ yếu bằng hình thức viết Giảng viên đánh giá “mở” - có sự tham gia của sinh viên, qua các hình thức như dự án học tập, trình bày vấn đề, báo cáo kết quả nghiên cứu... Có tính cạnh tranh Có tính hợp tác, chia sẻ, định hướng Đánh giá kết quả cuối cùng, theo nội dung chương trình Đánh giá theo quá trình, theo mục tiêu dạy học Tập trung đánh giá kiến thức Không chỉ đánh giá kiến thức mà còn đánh giá kĩ năng, năng lực Đánh giá trí nhớ, mức độ nhớ thông tin, kiến thức Đánh giá mức độ thấu hiểu, khả năng phân tích, tổng hợp, kiến giải và xử lí thông tin, kiến thức Đánh giá sau khi kết thúc môn học Đánh giá thường xuyên, liên tục và định kì từng phần kiến thức, kĩ năng Điểm số là quan trọng Năng lực học tập là quan trọng Chức năng kiểm tra, giám sát, trừng phạt Chức năng theo dõi, cải tiến và phát triển Hình thức đánh giá đơn điệu Hình thức đánh giá đa dạng, có nhiều chiến lược đánh giá linh hoạt phù hợp với từng phần kiến thức, kĩ năng Hoạt động đánh giá mang tính thủ tục Hoạt động đánh giá mang tính văn hóa, nhân văn Trong thực tiễn dạy học, đánh giá thường được xem là khâu đi sau khi kết thúc một bài học, một chương hay một môn học. Với quan niệm như trên, đánh giá sẽ không định hướng cho việc dạy học, không bám sát vào mục tiêu dạy học, không cung cấp kịp thời thông tin về sự tiến bộ của sinh viên, thiếu sự đa dạng về các hình thức kiểm tra - đánh giá và tạo nên “sức ỳ” cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Thuật ngữ “tích cực” trong trong đánh giá tích cực đề cập tới sự gia tăng các hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thuật ngữ này trái với nghĩa bị động, thụ động, chỉ đòi hỏi mức độ nhớ thông thường khi sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập để đáp ứng yêu cầu của môn học hoặc chương trình học. Vì vậy, các kĩ thuật đánh giá tích cực sẽ tập trung vào việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, giúp làm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức và hình thành các kĩ năng cho sinh viên. Đánh giá kết quả học tập là một khâu liên tục, song song với quá trình dạy học, với nhiều chiến lược và hình thức đa dạng. Để đánh giá đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, phân hóa, thường xuyên, cần tuân thủ theo tiêu chí INFORM [1] như sau: - Identify: Đánh giá theo các chuẩn, mục tiêu. - Note: Chú ý đến các tình huống, cơ hội để sinh viên thể hiện sự tiến bộ. - Focus: Tập trung vào kĩ năng và bằng chứng về sự tiến bộ của sinh viên. 263 Dương Thị Kim Oanh - Offer: Tạo cơ hội để sinh viên nhận ra, đánh giá sự tiến bộ đã đạt được. - Record: Có tính kế thừa, liên tục, ghi nhận những điểm quan trọng, đáng chú ý. - Modify: Làm căn cứ để đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên. 2.2. Một số loại đánh giá thường dùng và các kĩ thuật đánh giá tích cực Căn cứ vào mục tiêu của việc đánh giá, trong thực tiễn dạy học thường áp dụng 02 loại đánh giá sau: đánh giá theo tiến trình/quá trình (formative assessment) và đánh giá tổng kết (summative assessment). 2.2.1. Đánh giá theo tiến trình Đánh giá theo tiến trình là hoạt động nhằm thu thập các thông tin và minh chứng về kết quả học tập của sinh viên khi họ đang ở trong quá trình học tập. Kết quả đánh giá theo tiến trình không chỉ giúp sinh viên biết được về những điểm tiến bộ hay chưa đạt của họ mà còn giúp giảng viên theo dõi tiến độ của hoạt động giảng dạy và chỉ ra các lĩnh vực giảng dạy cần được thay đổi [2,4]. Căn cứ trên các thông tin và minh chứng mà đánh giá theo tiến trình mang lại, giảng viên và sinh viên cùng điều chỉnh hoạt động của mình để đạt được các chuẩn đầu ra dự định của môn học hoặc chương trình học. Trong đánh giá theo tiến trình, giảng viên có thể sử dụng một số các kĩ thuật đánh giá tích cực sau [1, 5, 6]: Bảng 2. Các kĩ thuật đánh giá tích cực thường dùng trong đánh giá theo tiến trình TT Kĩ thuật đánh giá Mô tả cách thức thực hiện Thời điểm áp dụng 1 Báo cáo thực hiện công việc Giảng viên yêu cầu sinh viên giải quyết các nhiệm vụ/tình huống học tập được giao ở trên lớp hay về nhà theo nhóm/cá nhân. Sau đó, sinh viên trình bày kết quả thực hiện công việc trước lớp. Các nhóm sinh viên cùng đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhau. Giảng viên nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện công việc của các nhóm/cá nhân. Trong suốt quá trình diễn ra môn học 2 Phiếu học tập Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những nhiệm vụ học tập sẽ được sinh viên thực hiện cá nhân hoặc làm theo nhóm trong thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập gồm một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò ý kiến trước một vấn đề nào đó. Đầu, giữa và cuối buổi học 3 Bài luận Giảng viên yêu cầu trình viên trình bày ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về các vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi tự luận. Các thời điểm phù hợp trong quá trình dạy học 264 Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... 4 Trắc nghiệm Đánh giá kiến thức rộng nhưng không sâu về một vấn đề Đầu giờ hoặc cuối giờ học 5 Rubric Bản hướng dẫn (kèm biểu điểm) cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (điểm số cho các tiêu chí ở mức đó) Các giờ thực hành, các giờ làm việc nhóm 6 Tia chớp Đặt câu hỏi có nhiều phương án trả lời, yêu cầu sinh viên trả lời nhanh, sinh viên tiếp theo không được lặp lại câu trả lời trước Đầu, giữa và cuối buổi học 7 Bài tập 3-2-1 Yêu cầu sinh viên phát biểu 3 vấn đề chưa rõ, nhận xét góp ý 2 vấn đề và đưa ra 1 giải pháp Cuối buổi học 8 Điền nội dung Yêu cầu sinh viên (cá nhân/nhóm) điền các nội dung theo mẫu phiếu được thiết kế trước và trình bày kết quả trước lớp Đầu, giữa và cuối buổi học 9 Bài tập 1 phút Yêu cấu sinh viên viết câu trả lời ngắn (hoặc một vấn đề duy nhất chưa rõ về bài học), giảng viên tổng hợp nhanh các câu trả lời và đưa ra nhận xét hoặc Cuối buổi học 10 Sàng lọc Giảng viên cung cấp hàng loạt các khái niệm, sự kiện, nguyên tắc, quy trình,... và yêu cầu sinh viên phân loại, xếp hạng,... các nội dung trên theo các tiêu chí thống nhất và logic Đầu, giữa và cuối buổi học Trong quá trình dạy học, giảng viên có thể phối hợp các kĩ thuật đánh giá tích cực trên đây để đánh giá chính thức (cho điểm) hay không chính thức (không cho điểm). Các kết quả thu được từ đánh giá theo tiến trình cần được cung cấp kịp thời, chính xác tới sinh viên để sinh viên và giảng viên cùng điều chỉnh phương pháp học và phương pháp dạy cho phù hợp với các chuẩn đầu ra dự định của môn học. 2.2.2. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết nhằm đưa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt được mục tiêu dạy học, sự tiến bộ của sinh viên khi kết thúc môn học, chương trình học, cuối kì hay cuối năm học. Trong đánh giá tổng kết, các kĩ thuật đánh giá tích cực thường dùng gồm báo cáo kết quả thực hiện công việc, bài trắc nghiệm, tiểu luận, đồ án,... Để đánh giá tổng kết đạt kết quả cao, trước hết giảng viên cần xác định rõ mục đích của bài kiểm tra dùng để đánh giá kiến thức, kĩ năng, khả năng lập luận, tư duy sáng tạo,... của sinh viên. Nội dung bài kiểm tra cần bám sát mục tiêu dạy học theo bài học, cụm bài học và chương. Các câu hỏi kiểm tra cần rõ ràng, nên dùng các động từ chỉ hành vi để sinh viên có thể định hướng được nhiệm vụ thực hiện. Cấu trúc bài kiểm tra được thiết kế hợp lí để đánh giá bao quát hết các mục tiêu dạy học, khách quan và có sự phân hóa mức độ lĩnh hội của sinh viên. Ngoài ra, bài kiểm tra tổng kết cần tính toán thời gian phù hợp, 265 Dương Thị Kim Oanh với biểu điểm chi tiết. Như vậy, mặc dù đánh giá theo tiến trình và đánh giá tổng kết được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học song chúng đều nhằm thu thập các thông tin và minh chứng về sự tiến bộ của sinh viên, qua đó giúp sinh viên định hướng rõ ràng nhất về cách đạt được mục tiêu dạy học. Trong quá trình dạy học, việc phối kết hợp các kĩ thuật đánh giá tích cực sẽ góp phần thu thập các thông tin và minh chứng về kết quả học tập của sinh viên được chính xác, khách quan hơn. 2.3. Vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống Tư duy hệ thống là môn học tự chọn thuộc chương trình đào tạo 150 tín chỉ được xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO tại trường ĐH SPKT Thành phố Hồ Chí Minh. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống và phương pháp luận tư duy hệ thống, các kĩ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hình thành ở sinh viên khả năng lập luận và giải quyết vấn đề một cách hệ thống, logic và sáng tạo. Sau khi học xong môn học này, sinh viên năm thứ hai, trường ĐH SPKT Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng: - Trình bày được các kiến thức tổng quan về tư duy hệ thống như hệ thống, tư duy và tư duy kĩ thuật, phương pháp luận tư duy hệ thống, kĩ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo. - Phân tích, giải thích và lập luận giải quyết được các vấn đề trong học tập và cuộc sống dưới góc nhìn tư duy hệ thống. - Thiết kế và sáng tạo nên các hệ thống kĩ thuật. - Phát triển tư duy nhìn nhận sự vật, hiện tượng này trong mối quan hệ tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống có chứa nó từ nhiều góc độ khác nhau. - Hình thành và phát triển kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Dựa vào các chuẩn đầu ra CDIO dự định như trên, chúng tôi đã đã vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết trong dạy học môn Tư duy hệ thống (Bảng 3). 266 Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Bảng 3. Cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Kĩ thuật đánh giá Chương 1. Tổng quan về hệ thống Khái niệm hệ thống Mô tả hệ thống Đặc trưng của hệ thống Phương pháp nghiên cứu hệ thống Dạy học theo tình huống Chia sẻ cặp đôi Dạy học dựa trên vấn đề Thảo luận nhóm Dạy học theo dự án Báo cáo thực hiện công việc Báo cáo thực hiện công việc Báo cáo thực hiện công việc Bài tập 3 - 2 - 1 Rubric Chương 2. Tư duy và tư duy kĩ thuật - Khái quát về tư duy Tư duy là gì? Đặc điểm của tư duy Phân loại tư duy Tiến trình hoạt động tư duy Các thao tác tư duy Công não Thảo luận nhóm Tia chớp, sàng lọc, bài luận - Tư duy kĩ thuật Tư duy kĩ thuật là gì? Đặc điểm của tư duy kĩ thuật Cấu trúc của tư duy kĩ thuật Chia sẻ cặp đôi Bài tập 1 phút Chương 3. Phương pháp luận tư duy hệ thống - Vài nét khái quát về tư duy cơ giới - Khái niệm tư duy hệ thống - Đặc điểm của tư duy hệ thống - Các thành phần của tư duy hệ thống - Phân loại tư duy hệ thống - Các nguyên tắc cơ bản của tư duy hệ thống Thảo luận nhóm Dạy học dựa trên vấn đề Báo cáo kết quả công việc, tia chớp Chương 4. Các phương pháp tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo - Sơ đồ tư duy - Biểu đồ nhân quả - Phương pháp 5W và 1H - Phương pháp đối tượng tiêu điểm - Phương pháp DOIT - Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy Dạy học theo dự án Thảo luận nhóm Dạy học dựa trên vấn đề Dạy học theo tình huống Báo cáo kết quả công việc Rubric Sàng lọc Bài tập 3-2-1 267 Dương Thị Kim Oanh 2.3.2. Đánh giá theo tiến trình Trong đánh giá theo tiến trình kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống, các kĩ thuât đánh giá tích cực được sử dụng gồm: Báo cáo thực hiện công việc, bài luận, sàng lọc, Rubric, bài tập 3-2-1, bài tập 1 phút và tia chớp. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã phối hợp các kĩ thuật đánh giá để đánh giá cho điểm cá nhân/nhóm hoặc đánh giá ghi nhận sự tiến bộ kèm theo nhận xét một cách cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên. Việc đánh giá có sự tham gia trực tiếp của sinh viên/nhóm sinh viên hoặc cả lớp và có sử dụng kết quả tự đánh giá của sinh viên/nhóm sinh viên. Quá trình đánh giá theo tiến trình một cách chính thức hoặc không chính thức như trên được tiến hành liên tục trong 15 tuần của học kì I, năm học 2013 - 2014 tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là ví dụ về việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá theo tiến trình nội dung Kĩ thuật Sơ đồ tư duy và Phương pháp đối tượng tiêu điểm thuộc Chương 4: Các phương pháp tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Để phát triển tính tích cực, tự giác trong học tập của sinh viên, giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên tìm hiểu trước về các vấn đề như: Sơ đồ tư duy Phương pháp đối tượng tiêu điểm - Sơ đồ tư duy là gì? - Phương pháp đối tượng tiêu điểm là gì? - Vai trò của Sơ đồ tư duy - Vai trò của phương pháp đối tượng tiêu điểm - Cách thiết kế sơ đồ tư duy - Các bước thực hiện phương pháp đối tượng tiêu điểm Trong giờ học trên lớp, giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại và thảo luận nhóm, dạy học theo tình huống,... để tổ chức cho sinh viên lĩnh hội kiến thức mới dựa trên các nội dung sinh viên đã tìm hiểu trước. Trong quá trình dạy học, kĩ thuật đánh giá sàng lọc được áp dụng bằng cách cung cấp cho sinh viên các bước khác nhau của quy trình thiết kế sơ đồ tư duy và các bước thực hiện phương pháp đối tượng tiêu điểm không theo trật tự sắp xếp, sinh viên thực hiện bài tập trên theo thời gian quy định. Sau khi sinh viên/nhóm sinh viên trả lời, các sinh viên/nhóm sinh viên khác nhận xét, giảng viên sẽ đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng. Kết quả thực hiện bài tập của sinh viên sẽ giúp giảng viên đánh giá nhanh mức độ tìm hiểu các nội dung học tập ở nhà của họ. Cùng với việc đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên, để đánh giá khả năng vận dụng Kĩ thuật Sơ đồ tư duy và Phương pháp đối tượng tiêu điểm vào thực tiễn, giảng viên nêu lên các nhiệm vụ học tập dưới dạng các tình huống hoặc dự án học tập để sinh viên vận dụng các kiến thức đã học. Giảng viên chia nhóm học tập một cách ngẫu nhiên, mỗi nhóm từ 5 - 7 sinh viên. Tùy theo tiến trình học tập, các nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập ở trên lớ
Tài liệu liên quan