Vận dụng “Năm điều bác hồ dạy” vào xây dựng sách ảnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

TÓM TẮT Bài viết đề cập đến sản phẩm sách ảnh Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Sách ảnh lấy ý tưởng từ việc vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng” vào công tác giáo dục đạo đức. Với mục tiêu hình thành cho các em học sinh hệ giá trị và kĩ năng sống cần thiết không chỉ trong môi trường học đường mà còn trong cuộc sống thường ngày, từ đó củng cố lối sống tích cực ở các em học sinh. Kết quả nghiên cứu xây dựng bộ sách ảnh cho thấy, bộ sách được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ hiệu quả việc học tập cũng như ôn tập các bài học giá trị sống và kĩ năng sống thông qua các câu chuyện, bài tập trải nghiệm sáng tạo và trải nghiệm cảm xúc, góp phần tạo hứng thú học tập tích cực cho học sinh.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng “Năm điều bác hồ dạy” vào xây dựng sách ảnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017 235 VẬN DỤNG “NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY” VÀO XÂY DỰNG SÁCH ẢNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Nguyễn Lê Bảo Hoàng, Giang Thiên Vũ (Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí học) GVHD: ThS Mai Mỹ Hạnh TÓM TẮT Bài viết đề cập đến sản phẩm sách ảnh Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Sách ảnh lấy ý tưởng từ việc vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng” vào công tác giáo dục đạo đức. Với mục tiêu hình thành cho các em học sinh hệ giá trị và kĩ năng sống cần thiết không chỉ trong môi trường học đường mà còn trong cuộc sống thường ngày, từ đó củng cố lối sống tích cực ở các em học sinh. Kết quả nghiên cứu xây dựng bộ sách ảnh cho thấy, bộ sách được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ hiệu quả việc học tập cũng như ôn tập các bài học giá trị sống và kĩ năng sống thông qua các câu chuyện, bài tập trải nghiệm sáng tạo và trải nghiệm cảm xúc, góp phần tạo hứng thú học tập tích cực cho học sinh. Từ khóa: sách ảnh, giáo dục đạo đức, Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên – nhi đồng, lối sống tích cực 1. Mở đầu Theo Nghị quyết đại hội Đảng lần XI, công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta được hiểu là đổi mới hệ thống giáo dục. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, cần ưu tiên thực hiện giải pháp hàng đầu, đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” ở tất cả các cấp. Trên thực tế, tình hình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay tuy đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng những mô hình, phương pháp dạy học mới, thành tích học tập của các em học sinh đã tiến bộ rõ rệt, bước đầu tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới nền giáo dục nước ta, nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập. Việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục dành cho học sinh tiểu học được chú trọng hơn hết vì những bộ sách về chủ đề trên viết theo mô hình trường học mới và đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu có liên quan vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như sách dành cho học sinh tiểu học cần sử dụng phương pháp tiếp cận sinh động, tập trung vào việc phát triển năng lực học sinh, hướng vào việc lấy học sinh làm trung tâm; sách được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động dành cho học sinh, trên cơ sở tham gia các hoạt động ấy mà học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và hình thành kĩ năng, phát triển được Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 236 các năng lực cần thiết hiện nay không có nhiều và không tạo được sự hứng thú trong học tập. Với mong muốn tạo ra niềm vui trong học tập, hứng thú cho việc đọc sách và sự hăng say khám phá tri thức, đề tài “Vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” vào xây dựng sách ảnh Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học” được xác lập. Trong quá trình xây dựng, đề tài đảm bảo sự kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, hành vi đạo đức và lối sống lệch lạc. Đổi mới nhưng vẫn bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình phù hợp. 2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” vào công tác giáo dục đạo đức nhằm xây dựng sách ảnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Sách ảnh “Giáo dục đạo đức” cho học sinh tiểu học 2.3. Khách thể nghiên cứu Học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học địa bàn TPHCM 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành và thu thập thông tin trên internet về các phương pháp giáo dục (giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống) và các nguyên tắc xây dựng sách ảnh. Trên cơ sở đó hệ thống hóa, khái quát hóa các khái niệm công cụ căn bản làm cơ sở lí luận cho đề tài. 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Sử dụng để phân tích, đánh giá, khái quát hóa và hệ thống hóa những kinh nghiệm trong thực tiễn quá trình xây dựng sách ảnh cũng như những kiến thức trong lĩnh vực giáo dục nhằm rút ra những bài học bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả của đề tài. 3.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Sử dụng để thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá sản phẩm khoa học từ đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu. Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ý kiến; thông qua thư từ - thư điện tử; thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học. Năm học 2016 - 2017 237 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Một số thuật ngữ công cụ - Sách ảnh: Là hình thức truyền tải thông điệp, bài học cuộc sống đến độc giả qua các hình ảnh mang tính chất gợi mở, là một dạng thức độc đáo của diễn đạt kể chuyện, khơi gợi trí tưởng tượng của độc giả trong việc tạo ý nghĩa cho tác phẩm theo cách của riêng họ. - Giáo dục đạo đức: Là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo đức trong phạm vi đề tài này đề cập những vấn đề: Giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục các phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người cho các em học sinh. - Định hướng lối sống: Là sự lựa chọn một phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một cộng đồng nói chung; cách thể hiện các đặc điểm nhân cách của một cá nhân nói riêng cũng như con đường để đạt được những giá trị xã hội mà cá nhân hướng đến. Việc định hướng lối sống cần được thực thi thông qua các tác động chuyên biệt và lồng ghép - tích hợp về giáo dục lối sống. Trên hết, bản thân chủ thể thực sự có những biện pháp khoa học, trở thành người chủ động trải nghiệm, sáng tạo là điều cần thiết. - Giáo dục lối sống: Là quá trình dạy học tương tác giữa người dạy và người học nhằm giúp người học lĩnh hội các giá trị sống và có thể áp dụng những giá trị này vào cuộc sống thường nhật, hình thành kĩ năng và nếp sống tích cực cho người học. 4.2. Kết quả nghiên cứu lí luận Thông qua giáo dục đạo đức, kĩ năng sống của người học sẽ được hình thành và phát triển theo hướng tích cực. Không những thế, giáo dục đạo đức còn phát triển nhân cách và bồi dưỡng đạo đức cho người học, là một công cụ chiến lược trong công cuộc phát triển nền giáo dục, nền kinh tế tri thức của Việt Nam. Hơn nữa, giáo dục đạo đức còn dạy cho người học trách nhiệm với từng hành vi của mình. Trong sự đa dạng của xã hội và bản sắc phong phú của từng cá nhân, người học cần học cách chia sẻ. Chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau và đồng cảm với người mình chia sẻ. Chia sẻ để cùng chung sống. Sách ảnh “Giáo dục đạo đức” là sách ảnh xây dựng nội dung giáo dục đạo đức chủ yếu bằng những hình ảnh, tranh vẽ sống động, khơi gợi trí tưởng tượng, óc phán đoán của người đọc. Thông qua các câu chuyện có tính logic với nhau, những bài học giáo dục đạo đức được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng và sâu sắc, thóat khỏi sự gò bó về mặt câu chữ lí thuyết giáo điều mà bộ sách đạo đức hiện nay đang tồn tại. Trong phạm vi của đề tài, sách ảnh giáo dục đạo đức được xây dựng cho học sinh tiểu học. Do đó, việc xây dựng phải đảm bảo bám sát những đặc điểm phát triển về mặt tâm sinh lí của học sinh tiểu học, đặc biệt là về trình độ phát triển tâm lí của các em. Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi nhi đồng (6 – 11 tuổi), đây là giai đoạn có nhiều Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 238 chuyển biến quan trọng trong tâm lí của các em. Nắm rõ những đặc điểm này, sách ảnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải có những nội dung phù hợp kích thích phát triển nhận thức, hấp dẫn, sinh động mang đến cho các em cảm xúc tích cực, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất tốt đẹp cho các em, giúp các em có lối sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. 4.3. Mô tả sản phẩm Khung chủ đề của sách ảnh được xây dựng dựa trên mối quan hệ của con người với thế giới cụ thể là mối quan hệ giữa học sinh với thế giới xung quanh. Lát cắt này được phân tích giao thoa với các giá trị của lối sống, để phát triển năng lực lựa chọn lối sống, giá trị đạo đức và phát triển năng lực cá nhân. Bảng 1. Bảng mô tả nhóm chủ đề trong khung nội dung của sách ảnh Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Bản chính thức Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm Em với bản thân Em học tập tấm gương anh hùng Em phát huy tiềm năng bản thân Em chuyên tâm rèn luyện ý chí Em rèn luyện tinh thần thể dục thể thao Em chiến thắng bản thân Em với gia đình và người thân Nhớ ơn tổ tiên Em phụ giúp việc nhà Gia đình hòa thuận Em và cả nhà nói không với bệnh tật Tôn trọng thành viên trong gia đình Em với nhà trường Em yêu mái trường Em vượt khó trong học tập Ứng xử trong trường học Vệ sinh học đường Em sống khiêm tốn Em với mọi người xung quanh Em quý mến bạn bè Em luôn giúp đỡ các bạn trong học tập Văn minh nơi công cộng Em giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực Em bảo vệ và tôn trọng lẽ phải Em với môi trường, thiên nhiên, đất nước Danh lam thắng cảnh Việt Nam Em tìm hiểu hội nhập quốc tế Tôn trọng chủ quyền dân tộc Em bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Em quyết tâm bảo vệ đất nước 4.3.1. Nội dung sản phẩm Cốt truyện xoay quanh chuyến hành trình đi tìm kho báu tuổi thơ của năm bạn nhỏ lớp 5A (ba nam, hai nữ) qua những miền đất khác nhau. Những trạm dừng chân là một bài học mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống cho các em mà ở đó, các bạn nhỏ sẽ được gặp gỡ với những người bạn mới, những nét văn hóa Việt Nam thông qua các loại hình nghệ thuật như: Rối nước, Cờ người Năm học 2016 - 2017 239 Lời mở đầu giới thiệu ý nghĩa bộ sách. Mục lục giới thiệu các miền đất, trạm dừng. Bài mở đầu ôn tập “Năm điều Bác Hồ dạy” sẽ là trạm mua vé chuẩn bị xuất phát của 5 bạn nhỏ - Tất cả đều vẽ hình minh họa, ít chữ nhưng vẫn rõ nghĩa. Mỗi bài học là một trạm dừng, tại đây sẽ xuất hiện các tình huống có vấn đề mà nhóm bạn phải đối mặt. Lúc này đồng hành cùng nhóm bạn, học sinh sẽ phải vượt qua thử thách bằng các câu hỏi tình huống. Thông qua thử thách, học sinh sẽ hình thành cơ bản về tính đúng – sai, chuẩn mực trong lối sống để sau đó nhóm bạn (có thể có sự hỗ trợ từ người lớn, bạn bè) đưa ra những giá trị mà tác giả muốn truyền tải. Những giá trị này được gọi là Rương kho báu – thay cho tên gọi “Ghi nhớ” cũ – đặc trưng cho vùng đất mà các em đang trên hành trình khám phá. Mỗi vùng đất ở đây đại diện cho năm giá trị sống (Năm điều Bác Hồ dạy) là những địa hình gắn với vùng đất đó, nhằm tăng cường sự tư duy trực quan hình ảnh đang phát triển mạnh và củng cố trí nhớ không chủ định với ý nghĩa tích cực từ hình ảnh minh họa có ý nghĩa mang lại ở độ tuổi này. Cụ thể, trong sách ảnh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, chủ đề vùng đất sẽ là Biển đảo, tập trung xây dựng nội dung bài học mà tác giả muốn truyền tải thông qua câu chuyện mà các nhân vật sẽ chạm trán tại năm khu vực khác nhau trên một hòn đảo (tương ứng với “Năm điều Bác Hồ dạy”), mỗi khu vực sẽ truyền tải một thông điệp – năm giá trị sống. Bảng 2. Nội dung chủ đề và mục tiêu bài học được thực hiện trong sản phẩm Bài Nội dung Mục tiêu bài học Tựa bài Nhận thức Kĩ năng Thái độ 1 Nhớ ơn tổ tiên - Biết được những đặc trưng của ngày Tết cổ truyền và cách thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình. - Hiểu được ý nghĩa ngày Tết cổ truyền, sự sum hợp gia đình là quan trọng nhất. - Thể hiện được tình yêu thương ông bà, cha mẹ. - Rèn luyện kĩ năng lắng nghe, phản hồi cảm xúc với người thân trong gia đình. - Khả năng đưa ra hướng giải quyết tình huống có vấn đề trong sách. - Có thái độ hứng thú, yêu thích tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền. - Trải nghiệm được cảm xúc, tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. - Tự tin thể hiện, trao đổi với bạn bè về tình thân gia đình. Uống nước nhớ nguồn 2 Danh lam thắng cảnh Việt Nam - Biết được một số danh lam thắng cảnh của Việt Nam và không được viết, vẽ bậy, phá hại danh lam thắng - Hình thành kĩ năng ứng xử văn minh nơi công cộng, kĩ năng quan sát, phân tích, giải - Có thái độ phê phán các hành vi phá hoại danh lam, di tích và tích cực Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 240 cảnh, di tích lịch sử. - Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của những danh lam và di tích, từ đó hình thành ý thức bảo vệ thắng cảnh. - Phân biệt được những tình huống phá hoại danh lam thắng cảnh và đề xuất phương án giải quyết. quyết vấn đề - Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện và kĩ năng giao tiếp. - Thể hiện niềm tự hào về cảnh đẹp đất nước cho bạn bè năm châu. bảo vệ danh lam, di tích. - Có được tình yêu và lòng tự hào đối với cảnh đẹp quê hương, đất nước. lúa đâu trời đẹp hơn 3 Em vượt khó trong học tập - Biết được một số khó khăn trong học tập và cần phải có ý chí khắc phục, vượt khó trong học tập. - Hiểu được tầm quan trọng của việc học và tinh thần vượt khó trong học tập. - Phân tích được những khó khăn gặp phải trong học tập và đề xuất hướng giải quyết . - Hình thành kĩ năng đồng cảm, năng lực tự học, ý thức tự giác học tập. - Rèn luyện kĩ năng nâng đỡ cảm xúc, động viên bạn bè cùng vượt khó trong học tập. - Có thái độ tích cực trong hoạt động học tập, lấy học tập làm niềm vui, khó khăn thử thách là bài học kinh nghiệm để vượt khó trong học tập. Có chí thì nên 4 Em phát huy tiềm năng bản thân - Biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân . - Hiểu về tầm quan trọng của việc rèn luyện tự ý thức. - Phân tích và xác định hướng cải thiện, khắc phục nhược điểm bản thân. - Hình thành kĩ năng tự nhận thức bản thân của học sinh. - Rèn luyện lối sống văn minh, tôn trọng bạn bè, công bằng trong thi đấu. - Có thái độ tích cực, hưởng ứng trong việc tìm hiểu, khám phá bản thân. - Tôn trọng những giá trị cá nhân của những bạn khác và thể hiện sự thiện chí trong giao tiếp, trong cuộc sống. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh 5 Ứng xử trong trường học - Biết được những chức năng và cách thức ứng xử học đường cơ bản. - Hiểu được tác hại của vấn nạn bạo lực học đường và có ý thức tôn trọng bạn bè, thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng giải quyết vấn đề. - Hình thành kiến thức về phòng chống bạo lực học đường. - Có thái độ tích cực, hưởng ứng phong trào đẩy lùi bạo lực học đường. - Có thái độ tôn trọng nghề nghiệp của cô lao công, bác bảo vệ, cô y tế. - Tuân thủ phép tắt, quy Tiên học lễ, hậu học văn Năm học 2016 - 2017 241 định ứng xử trong nhà trường. 6 Văn minh nơi công cộng - Biết được một số phép tắc ứng xử nơi công cộng. - Hiểu ý nghĩa của việc ứng xử văn minh nơi công cộng. - Rèn luyện kĩ năng tư duy tích cực và kĩ năng giải quyết vấn đề. - Xử lí được một số tình huống không văn minh nơi công cộng. - Có thái độ tích cực trong việc ứng xử văn minh nơi công cộng. - Có thái độ phê phán với những hành vi thiếu văn minh. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 7 Tôn trọng chủ quyền dân tộc - Biết được một số loại hình nghệ thuật của dân tộc và tinh thần tôn trọng chủ quyền. - Hiểu được những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật dân tộc, về tầm quan trọng của chủ quyền dân tộc và có ý thức bảo vệ chủ quyền. - Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng khám phá. - Có thái độ tích cực, thích thú tìm hiểu về các đặc trưng loại hình nghệ thuật dân tộc. - Thể hiện được sự tôn trọng, trang nghiêm khi tìm hiểu về chủ quyền dân tộc và lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyên dân tộc. Nam Quốc sơn hà 8 Em giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực - Biết được một số phép ứng xử với người tàn tật và cách giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực. - Hiểu được giá trị của những cách thức ứng xử với người tàn tật và biện pháp nâng đỡ cảm xúc cho bạn. - Rèn luyện kĩ năng chia sẻ, kĩ năng lắng nghe, đồng cảm, kĩ năng tư duy tích cực và kĩ năng nâng đỡ cảm xúc. - Có thái độ tôn trọng, cảm thông cho người tàn tật. - Cảm thông, lắng nghe bạn bè và có thiện chí giúp bạn vượt qua cảm xúc tiêu cực. Tương thân tương ái 9 Em rèn luyện tinh thần thể dục thể thao - Biết cách sắp xếp thời gian biểu để học tập và rèn luyện thân thể. - Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe và có ý thức rèn luyện thể dục thể thao. - Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian và kĩ năng rèn luyện thân thể. - Hình thành thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn. - Có tinh thần, thái độ tích cực với việc rèn luyện thân thể. - Hưởng ứng các phong trào cũng như hoạt động rèn luyện thân thể. Sức khỏe là vàng 10 Tôn trọng thành - Biết tôn trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình. - Rèn luyện kĩ năng đồng cảm và kĩ năng suy luận. - Có thái độ đồng cảm, chia sẻ với nhân vật. Đi khắp thế gian không ai Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 242 viên trong gia đình - Hiểu được tầm quan trọng của tìnhcảm gia đình. - Có khả năng thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình. - Trải nghiệm cảm xúc về những kỉ niệm với người thân trong gia đình và có thể bày tỏ, chia sẻ. sánh bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha 11 Em chiến thắng bản thân - Biết được những nỗi sợ của bản thân và biện pháp khắc phục. - Hiểu được tác hại của những nỗi sợ trong cuộc sống, cái giá của thất bại và cách thức chiến thắng thất bại. - Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống và giải quyết vấn đề. - Biết khắc phục nỗi sợ và luôn phấn đấu vượt lên chính mình. - Có thái độ tích cực, hưởng ứng tìm kiếm nỗi sợ của bản thân và giải pháp khắc phục. Thất bại là mẹ thành công 12 Em quyết tâm bảo vệ đất nước - Biết được một số phương pháp học tập và có thể vận dụng những phương pháp này vào quá trình học tập. - Hiểu được tầm quan trọng của việc học với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. - Hiểu được ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân để bồi dưỡng, phát triển tương lai, xây dựng nước nhà - Phân tích được mối quan hệ giữa học tập và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. - Rèn luyện kĩ năng học tập hiệu quả - Vận dụng được những phương pháp học tập hiệu quả vào cuộc sống. - Thích thú tìm hiểu các phương pháp học tập khác nhau - Tôn trọng chủ quyền đất nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, trước hết là bằng việc cố gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh 4.3.2. Kết cấu thể hiện trong sản phẩm Tựa đề mở đầu kích thích, gây sự chú ý nhưng không được lặp lại rập khuôn bằng cách sử dụng những câu ca dao, tục ngữ, dân ca chứa đựng giá trị sống muốn đề cập đến. Gợi ý: (Với chủ đề “Nhớ ơn tổ tiên” sẽ đặt tên b
Tài liệu liên quan