1. ĐẶT VẤN ĐẾ (*)
Xã hội tồn tại là nhờ giữa các thành
viên có các mối quan hệ hiện hữu (quan hệ
huyết thống, văn hoá, kinh tế ). Những
mối quan hệ này đều được hiện thực hoá
thông qua giao tiếp. Giao tiếp được thực
hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau,
nhưng phương tiện quan trọng nhất là ngôn
ngữ. Làm sao để giao tiếp ngôn ngữ đạt
hiệu quả cao đến nay vẫn là vấn đề cần
được tiếp tục bàn luận.
Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề vận
dụng chiến lược lịch sự để tăng cường
hiệu quả cho việc giao tiếp trực tiếp bằng
tiếng Việt.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ
TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT
HOÀNG THUÝ HÀ
(*)
TÓM TẮT
Cuộc sống có vô vàn tình huống giao tiếp hoàn toàn khác nhau. Để thành công ở
phương diện giao tiếp bằng tiếng Việt, vấn đề đặt ra ở bài viết này là chúng ta phải biết
cách vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự.
ABSTRACT
There are countless situations in the life from which they are entirely different. To be
successful in the aspect of communication in Vietnamese, the matter posed in this paper is
that we must know how to use polite strategies creatively.
1. ĐẶT VẤN ĐẾ (*)
Xã hội tồn tại là nhờ giữa các thành
viên có các mối quan hệ hiện hữu (quan hệ
huyết thống, văn hoá, kinh tế). Những
mối quan hệ này đều được hiện thực hoá
thông qua giao tiếp. Giao tiếp được thực
hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau,
nhưng phương tiện quan trọng nhất là ngôn
ngữ. Làm sao để giao tiếp ngôn ngữ đạt
hiệu quả cao đến nay vẫn là vấn đề cần
được tiếp tục bàn luận.
Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề vận
dụng chiến lược lịch sự để tăng cường
hiệu quả cho việc giao tiếp trực tiếp bằng
tiếng Việt.
2. NỘI DUNG
2.1. Lịch sự là một chiến lược giao
tiếp hiệu quả nhất trong các chiến lược
giao tiếp của xã hội văn minh – hiện đại
Trong xã hội văn minh – hiện đại, con
người sử dụng rất nhiều chiến lược giao
tiếp như: “gió chiều nào che chiều ấy”, “vu
oan giá họa”, nói xấu sau lưng, dựng
chuyện, “thùng rỗng kêu to”, xu nịnh, vuốt
(*)
TS, Trường Đại học Sài Gòn
đuôi cấp trên, khen không thật lòng
Những chiến lược giao tiếp ấy có thể cho
hiệu quả nhất thời nhưng sẽ không xây
dựng được mối quan hệ bền lâu, vì chúng
thiếu tính chân thật, phản văn hoá, gây hại
đến người khác nên sớm muộn gì cũng sẽ
bị công chúng nhận ra và tẩy chay.
Chiến lược lịch sự là chiến lược giao
tiếp hiệu quả nhất trong các các chiến lược
giao tiếp của xã hội văn minh. Bởi vì con
người luôn sống trong các quan hệ xã hội
đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra
môi trường sống thường xuyên của mỗi cá
nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân
cách và xu hướng hành động của họ. Chính
cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có cách
xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự
trong quá trình tiếp xúc với các đối tác
khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.
Đồng thời, chính con người lại chủ động
xây dựng những mối quan hệ đó một cách
tốt nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp
phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà,
tiến bộ và văn minh hơn. Nói cách khác,
trong quan hệ xã hội nói chung, lịch sự là
nhân tố không thể thiếu vừa để duy trì trật
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT
tự công cộng, vừa để thúc đẩy quan hệ
tương tác xã hội.
Lịch sự là hiện tượng phổ quát nhưng
hình thức, phương thức biểu hiện lại mang
đậm màu sắc dân tộc, địa lí, lãnh thổ
Lịch sự, như cách chúng ta vẫn thường
hiểu, dùng để nói về hành vi ứng xử của
con người phù hợp với phép tắc, chuẩn
mực mà xã hội thừa nhận. Buộc phải lịch
sự với người khác, làm cho họ hài lòng,
yêu quý mình nhưng không có nghĩa là
thay đổi quan điểm, đi ngược với mong
muốn của người phát ngôn. Ngược lại, một
cuộc giao tiếp thành công là cuộc giao tiếp
vừa được lòng người vừa toại ý mình. Vì
vậy, khái niệm lịch sự mà chúng tôi quan
niệm ở đây là những chiến lược giao tiếp
của cá nhân, nhưng những chiến lược này
chỉ được coi là lịch sự khi nó tuân thủ
những chuẩn mực xã hội.
2.2. Các nguyên tắc của chiến lược
lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt
Trong các mối quan hệ giao tiếp giữa
người với người, ngôn ngữ là một trong
những phương tiện để trao đổi thông tin,
biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của
mỗi người và là phương tiện quan trọng
bậc nhất đo lường tính “lịch sự”, tính “bất
lịch sự” của mỗi người. Lịch sự trong giao
tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các
cuộc thoại - quy ước (formal). Hội thoại là
một sự kiện nói diễn ra thường xuyên trong
sinh hoạt đời thường của con người.
Muốn cho một cuộc thoại thành công,
mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những
nguyên tắc nhất định trong hội thoại. Nhiều
nhà nghiên cứu về ngữ dụng học cho rằng
những nguyên tắc như vậy là nguyên tắc
cộng tác (prinaple) và nguyên tắc lịch sự
(principle of politeness). Những nguyên tắc
này, theo Nguyễn Đức Dân “chi phối, tác
động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại, cho
phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời,
những hình thức ngôn từ và cấu trúc phát
ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ
thể” [1, tr.12].
Tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ có được là nhờ vào việc sử dụng các
phương tiện, biện pháp xác định với mục
đích điều chỉnh, gia tăng giá trị nhân văn
của các tham thể, đặc biệt là trong giao tiếp
đối thoại. Lịch sự trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ là sự tuân thủ những chuẩn mực
ngôn ngữ của xã hội. Vì vậy, ứng xử lịch
sự không hoàn toàn là sự sử dụng các chiến
lược giao tiếp của cá nhân mà trực tiếp bị
tác động bởi các chuẩn mực xã hội. Việc
lựa chọn sai các phương tiện lịch sự sẽ phá
vỡ mối quan hệ giữa người nói và người
nghe, sẽ nhận được sự đánh giá tiêu cực từ
xã hội.
Nhiều nhà nghiên cứu Âu – Mĩ đã xây
dựng nên những quan điểm tương đối hoàn
chỉnh về lịch sự, nâng những vấn đề thực
tiễn trong giao tiếp lịch sự lên thành “lí
thuyết lịch sự” (theory of politeness).
Trong công trình của Grice, khi nêu các
phương châm hội thoại về lượng
(quantity), chất (quality), cần yếu
(relevance) và cách thức (manner), tác giả
đã đề cập đến phương châm lịch sự và cho
rằng phương châm này cũng tạo ra những
hàm ý phi quy ước (nonconventional
implicatures) (Grice, 1972). Một số tác giả
như R. Lakoff (1974), G. Leech (1983),...
cũng đã nghiên cứu phương châm lịch sự
với tư cách là một phương châm hội thoại
và tái khẳng định rằng sự vi phạm phương
châm này cũng tạo ra các hàm ý. Theo R.
Lakoff, lịch sự là tôn trọng nhau trong
tương tác hội thoại. Càng tuân thủ nguyên
lí lịch sự thì nguy cơ đối mặt với những trở
ngại trong giao tiếp giữa các cá nhân càng
được giảm thiểu. Vì vậy cần thực hiện
HOÀNG THÚY HÀ
những nguyên tắc sau: i) không áp đặt
(trong giao tiếp mang tính nghi thức); ii) để
ngỏ sự lựa chọn (trong giao tiếp thông
thường) và iii) làm cho người đối thoại
cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân
mật). Theo G. Leech, nguyên lí lịch sự hoạt
động dựa trên khái niệm “tổn thất” và “lợi
ích” mà nguyên tắc của nó là giảm thiểu tối
đa những lối nói bất lịch sự và tăng cường
tối đa những lối nói lịch sự. Từ nguyên tắc
này, tác giả đề ra những phương châm
trong giao tiếp lịch sự: khéo léo, hào hiệp,
tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm.
P. Brown và S. Levinson (1883) đã
phát triển và trình bày một cách tương đối
đầy đủ những phương diện căn bản của
“thể diện”. Đó là thể diện dương tính
(positive face) và thể diện âm tính
(negative face) hay còn gọi là thể diện tích
cực và thể diện tiêu cực. Thể diện dương
tính là những điều mà mỗi người muốn
mình được khẳng định, được những người
khác tôn trọng. Nói cách khác, thể diện
dương tính được thể hiện ở chỗ mọi người
luôn luôn hoặc có khuynh hướng tự đánh
giá cao mình. Thể diện âm tính là những
điều mà mỗi người muốn mình được “coi
là người lớn” (competent adult member)
không bị ai cản trở trong hành động. Nói
cách khác, mỗi người có một “không gian
cá nhân” mà những người khác không
được xâm phạm. Để chỉ “thể diện âm tính”,
người ta còn dùng thuật ngữ “lãnh địa”.
Còn thuật ngữ “thể diện” thì dùng để chỉ
thể diện dương tính.
P. Brown và S. Levinson đã tổng kết
những chiến lược dùng để giữ thể diện
nhằm đạt được hai loại lịch sự trong giao
tiếp, đó là lịch sự dương tính (possitive
politeness) nhằm bù đắp cho thể diện
dương tính của người nghe và lịch sự âm
tính (negative politenness) nhằm bù đắp
cho thể diện âm tính của người nghe.
Việc nghiên cứu về tính lịch sự trong
tiếng Việt ở một chừng mực cụ thể đã được
đề cập đến qua một số công trình nghiên
cứu các nhà nghiên cứu Việt Nam. Đặc
biệt, trong một công trình nghiên cứu về
chiến lược lịch sự, Nguyễn Văn Hiệp dựa
trên những tổng kết về chiến lược lịch sự
của hai tác giả P. Brown và S. Levinson, đã
đưa ra 17 nguyên tắc lịch sự. Tác giả gọi là
17 “chiến lược lịch sự” (xem [2]).
Thực tế là trong một cộng đồng ngôn
ngữ, có những người hoặc những nhóm
người thích dùng cách nói bóng gió xa xôi,
cũng có người, có nhóm người thích cách
nói thẳng, nói trực tiếp. Người Việt Nam
có một quy tắc về sự ứng xử lịch sự giữa
những người có quan hệ thân hữu. Đó là
tình thân được thể hiện qua các từ xưng hô,
qua các câu thề, qua cách nói suồng sã,...
Theo phép lịch sự thân hữu thì lối nói gián
tiếp và các biểu thức rào đón không được
ưa dùng. Vì vậy, chúng tôi bổ sung thêm
một nguyên tắc nữa là: Nói chân thật.
Siêu chiến lược lịch sự trong giao tiếp
bằng tiếng Việt được cụ thể hoá bằng 18
nguyên tắc gồm: 9 nguyên tắc thuộc chiến
lược lịch sự dương tính và 9 nguyên tắc
thuộc chiến lược lịch sự âm tính.
Chiến lược lịch sự dương tính:
Phép lịch sự dương tính hướng vào thể
diện dương tính của người nhận. Lịch sự
dương tính được sử dụng nhằm thực hiện
những hành động tôn vinh thể diện (face-
flattering), làm tăng một trong hai thể diện
của người nhận như lời khen, lời chào
mừng, lời mời, với cách xưng hô thân mật,
cách nói suồng sã,... và bằng cách như vậy,
người nói sẽ tạo lập được quan hệ thân hữu
với người nhận. Lịch sự dương tính có ba
biểu hiện nổi trội như sau: (i) có cái chung
giữa các tham thể tương tác; (ii) người nói
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT
và người nghe đều có tinh thần hợp tác hội
thoại; (iii) phát ngôn được thực hiện nhằm
thoả mãn nhu cầu nào đó của người nghe.
(1) Quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong
muốn, hứng thú của người nghe, tán dương
người nghe.
(2) Cường điệu, phóng đại sự đồng
thuận, sự thông cảm, sự quan tâm đến
người nghe.
(3) Dùng những từ ngữ chứng tỏ người
nói cùng nhóm, cùng hội cùng thuyền với
người nghe.
(4) Tìm kiếm sự đồng tình từ phía
người nghe.
(5) Tránh sự bất đồng với người nghe.
(6) Nói đùa để làm vừa lòng người
nghe và tỏ ra hợp tác.
(7) Tỏ ra quan tâm đến mong muốn
của người nghe.
(8) Gộp người nói và người nghe vào
hành động mang tính hợp tác.
(9) Tỏ ra lạc quan.
Chiến lược lịch sự âm tính: Phép lịch
sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào
lãnh địa của người tiếp nhận. “Không áp
đặt” ở đây là không áp đặt đối với người
nghe, không cản trở người nghe hành động
theo ý muốn của mình. Quy tắc này đòi hỏi
người nói phải tránh né những vấn đề
thuộc cái riêng của cá nhân như đời sống
gia đình, thói quen, thu nhập, ...
(10) Dùng các lối nói gián tiếp có tính
quy ước.
(11) Rào đón (hedge).
(12) Không ép buộc người nghe.
(13) Tỏ ra bi quan (Thể hiện sự buồn
bã thất vọng của mình để tác động vào tình
cảm của người nghe, để người nghe thấy
động lòng mà tự nguyện hành động theo
cảm xúc của mình)
(14) Giảm thiểu thiệt hại của người nghe.
(15) Tỏ ra đề cao, quý trọng người nghe.
(16) Biết xin lỗi.
(17) Dùng cách nói bóng gió, xa xôi,
tế nhị.
(18) Nói chân thật
Việc đưa ra 18 nguyên tắc trong giao
tiếp bằng tiếng Việt trên là rất cần thiết, bởi
vì các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe
dọa thể diện. Để giữ thể diện cho cả người
nhận và người nói, người nói luôn phải tìm
cách làm dịu nguy cơ đe dọa thể diện bằng
các hành vi giữ thể diện. Trong tương tác,
người nói phải tính toán các mức độ đe
dọa thể diện của hành động tại lời được
dự định thực hiện để tìm cách làm giảm
nhẹ mức độ đe dọa thể diện.
2.3. Đề xuất một số cách thức vận
dụng chiến lược giao tiếp lịch sự
Mặc dù chúng tôi đã đưa ra 18 nguyên
tắc của chiến lược giao tiếp lịch sự, nhưng
nếu không có cách thức vận dụng thì hiệu
quả giao tiếp vẫn không cao, thậm chí còn
phản tác dụng khi vận dụng không phù hợp.
Chúng tôi xin đưa ra ba giải pháp
như sau:
Thứ nhất: phải dựa vào từng hoàn
cảnh, từng đối tượng cụ thể để lựa chọn và
vận dụng nguyên tắc phù hợp.
Chẳng hạn, vận dụng nguyên tắc (9)
“tỏ ra lạc quan” khi người nghe đang ở
trong tâm trạng bi quan, chán nản, thất
vọng vì chuyện gì đó. Ví dụ: “Mẹ anh sẽ
sớm bình phục!”. Vận dụng, nguyên tắc
(13) “tỏ ra bi quan” khi người nói gặp
một chuyện hệ trọng, cần sự cảm thông,
giúp đỡ của người nghe: “Tôi sẽ chết mất
nếu mẹ tôi biết chuyện! ”.
Thứ hai: nguyên tắc (10) “dùng lối nói
gián tiếp có tính chất quy ước” là một
nguyên tắc cần thiết có thể vận dụng ở
nhiều trường hợp để thay thế những hành
động có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thể
diện của người nói và người nghe, khiến
HOÀNG THÚY HÀ
cho lời nói của mình vừa sâu sắc, thâm
thúy lại vừa rất tinh tế, tế nhị.
Ví dụ: Đối với trường hợp một học
sinh đi học trễ giờ, để thay thế cho những
phát ngôn ở lời thể hiện thái độ trách móc,
tức giận, nặng nề, giáo viên có thể sử dụng
lối nói gián tiếp “Em có biết bây giờ là mấy
giờ rồi không?”. Hay để thay thế cho mệnh
lệnh trực tiếp là: “Các con vào dọn ăn ngay
đi!”, người mẹ sẽ nói: “Cơm chín rồi!”
Thứ ba: trong đại đa số trường hợp, nếu
phối hợp nguyên tắc (10) với một số nguyên
tắc khác nhau, trong những tình huống cụ
thể, các cuộc giao tiếp sẽ đạt đến mức hoàn
hảo. Vì vậy, theo chúng tôi, trong giao tiếp
bằng tiếng Việt đây là một cách thức mang
tính đặc thù và rất quan trọng.
Xin được chứng minh bằng một số
cách thức cụ thể sau:
* Nguyên tắc (10)+13+(12): được vận
dụng để thay thế cho một số hành động
khuyến lệnh, là loại hành vi ngôn ngữ được
thực hiện để điều chỉnh người nghe hành
động theo ý muốn của chủ thể phát ngôn.
Hành động khuyến lệnh thường đem lại tác
động tiêu cực tới người nghe tức là người
nghe bị thiệt, và tác động tích cực tới người
nói, tức người nói được lợi. Chẳng hạn một
phát ngôn như: “ Kiểu gì cậu cũng phải
giúp mình việc này!” là vi phạm phương
châm khéo léo vì nó đem lợi cho người nói
và gây thiệt cho người nghe. Cũng nội
dung mệnh đề đó được truyền báo bằng
một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, kết hợp
với thái độ tỏ ra bi quan và không ép buộc
người nghe: “Chuyện này làm mình quá
tuyệt vọng đành tìm đến cậu; nếu làm khó
cho cậu, thì cứ xem như là cậu chưa nghe
mình nói gì nhé!”. Sự kết hợp này sẽ khiến
cho người nghe cảm thấy xúc động và tự
nguyện giúp đỡ người nói.
* Nguyên tắc (10)+(1): được vận dụng
để thay thế hành động chê bai, là hành động
vi phạm ý thức tự tôn của người nghe.
Tâm lí chung không ai thích mình bị
chê bai. Lời chê sẽ làm cho con người mất
tự tin. Vì vậy, khi bị chê, người ta sẽ khó
chịu, ác cảm với người chê. Có một nghịch
lí là mặc dù không ai thích mình bị phê
bình, nhưng ai cũng muốn được người
khác giúp mình nhận ra và khắc phục
những sai lầm. Ai cũng thích xung quanh
mình có những người bạn chân thành thật
lòng với mình, sẵn sàng góp ý để giúp
mình nhận ra những gì bản thân còn thiếu
sót, còn chưa hoàn hảo. Các chuyên gia
tâm lí vẫn thường khuyên chúng ta hãy cố
gắng làm giảm đi những lời chê bai người
khác và tăng lên những lời khen ngợi họ
(phương châm tán đồng), vì như vậy, các
bên giao tiếp sẽ giữ được hòa khí; mỗi
ngày nên dành tặng ít nhất một lời khen
cho người mà chúng ta gặp Vì lời khen
là liệu pháp tinh thần nhằm khích lệ, động
viên, làm cho con người lạc quan phấn
chấn. Nhưng vấn đề là khen như thế nào
cho đúng, cho thật? Vì nếu khen sai thì
ngược lại, sẽ gây tác hại, nguy hiểm vô
cùng. Nó làm cho người nhận lời khen ảo
tưởng, hoặc đánh mất niềm tin đối với
người khen và làm cho những người xung
quanh bạn cười chê bạn là giả dối, là “nịnh
thần”. Vấn đề đặt ra là khen thế nào cho
đúng? Và những trường hợp người nghe
muốn chúng ta góp ý một cách chân tình
thì phải làm sao để nói thật mà lại không
“mất lòng”? Những trường hợp này theo
chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc (10)
“dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với nguyên
tắc (1) “quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong
muốn, hứng thú của người nghe, tán dương
người nghe”.
Ví dụ:
Tình huống 1: A và B là nữ đồng
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT
nghiệp của nhau. Sáng nay, A mặc một
chiếc áo mới tới công sở.
A hỏi B: - Cậu thấy tớ mặc áo này đẹp
không?
B trả lời: - Cậu mặc cái áo này xấu quá!
Hậu quả: B cảm thấy rất khó chịu, có
thể tự nhủ thầm:“Mình thấy được đấy chứ,
chắc là nó ghen tị với mình đấy thôi!”. B
cảm thấy không thoải mái, và ngày hôm đó
làm việc kém hiệu quả!
Thay thế: trước hết bạn hãy ngắm kĩ và
tìm ra nguyên nhân mà cô A mặc cái áo ấy
không đẹp. Nếu do lỗi phối kết, chẳng hạn
không hợp màu sắc với cái quần hoặc váy
mà A đang mặc, thì bạn có thể nói rằng: -
Nó sẽ rất tuyệt nếu bạn mặc cái quần (hoặc
váy) màu trắng (hoặc đen)! Nếu quả thực
nó không có điểm gì để khắc phục thì bạn
hãy tìm một cái áo nào bạn ấy mặc đẹp
nhất mà khen để né tránh việc chê cái áo
hiện tại, chẳng hạn: - Mình thấy kiểu áo
mà bạn mặc hôm thứ hai rất hợp với dáng
người và tính cách của bạn!
Tình huống 2. B là em gái của A, vừa
làm một việc gì đó thất bại. A phê bình, chỉ
trích B: - Em cẩu thả quá nên mới hỏng việc!
Hậu quả: sự thất bại đó ám ảnh nặng
nề với B, B mất tự tin.
Thay thế: động viên khích lệ B, đồng
thời giúp B nhận ra thiếu sót cần khắc
phục: - Lần sau chỉ cần em cẩn thận một tí
là chắc chắn mọi việc tốt đẹp!
* Nguyên tắc (10)+(16)+(14): được
thay thế cho hành động từ chối là hành
động mà người nghe không mong đợi nhất,
bởi nó sẽ làm cho người nghe thất vọng.
Nói lời từ chối, khi phải từ chối cũng
thật không dễ. Nhưng trong thực tế, chúng
ta không phải khi nào cũng có thể gật đầu
đồng ý được. Nếu chúng ta nhận lời một
việc gì đó mà chúng ta không thể thực hiện
thì lại càng tai hại hơn gấp trăm gấp nghìn
lần, bởi chúng ta sẽ trở thành những kẻ hứa
hão hứa huyền, hoặc là những kẻ “ba hoa
thiên địa” “ba voi không được một bát
nước xáo” trong mắt người nghe. Vì vậy,
để tránh sự tổn thương cho người nghe,
theo chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc
(10) “dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với
nguyên tắc (16) “biết xin lỗi” và (14)
“giảm thiểu thiệt hại của người nghe”.
Chẳng hạn, thay vì từ chối thẳng thừng:
“Tôi không đi uống cà phê với anh đâu”
chúng ta hãy nói rằng: “Xin lỗi anh, vì em
quá bận; hẹn anh dịp khác nhé!”
* Nguyên tắc (10)+(6)+(12): Được sử
dụng để thay thế cho tất cả các hành động
gây sự khó chịu, căng thẳng, nặng nề đối
với người nghe.
Ví dụ, thay vì trách móc: “Mọi người
ồn ào quá!” hay hành động khuyến lệnh:
“Mọi người hãy giữ yên lặng!” thì người
nói có thể vận dụng lối nói gián tiếp, hài
hước, nhẹ nhàng, vui vẻ, giúp người nghe
tự nhận ra và tự thay đổi hành vi thiếu
đúng đắn của mình: “Các cậu có muốn tớ
mua thêm cho các cậu một con vịt nữa
không?” (vận dụng thành ngữ “Ba mụ
(người) đàn bà với con vịt nữa là thành cái
chợ!”, mục đích là giúp mọi người nhận ra
rằng ở đây và thời điểm này không nên
“họp chợ”, không nên làm ồn.
3. KẾT LUẬN
Lịch sự là chiến lược giao tiếp của cá
nhân tuân thủ theo những chuẩn mực xã
hội, là chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất
trong các chiến lược giao tiếp của xã hội
văn minh – hiện đại.
Trong giao tiếp tiếng Việt, chiến lược
lịch sự được cụ thể hoá thành 18 nguyên
tắc: gồm 9 nguyên tắc lịch sự dương tính
và 9 nguyên tắc lịch sự âm tính.
Cách thức sử dụng chiến lược giao tiếp
đòi hỏi sự sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt
HOÀNG THÚY HÀ
trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ
thể. Đặc biệt, nguyên tắc (10) “dùng lối
nói gián tiếp có tính chất quy ước” là một
nguyên tắc khiến cho lời nói vừa sâu sắc,
thâm thúy lại vừa rất tinh tế